Việc giảng dạy ngoại ngữ đối với các chuyên ngành luôn quan trọng
trong việc hướng các em học sinh sinh viên tiếp cận gần hơn với ngôn ngữ nhân loại và
tri thức quốc tế. Riêng với việc giảng dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành
đối với các sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học không chỉ
trở nên cần thiết với xu hướng ngôn ngữ quốc tế và còn đang là một yêu cầu tất yếu cho
yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế với kế toán Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện
khảo sát nhận thức về vấn đề giảng dạy và thực hành tiếng Anh chuyên ngành kế toán với
120 đối tượng giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho các sinh viên chuyên
ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả
chỉ ra thực trạng đối với việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán. Đồng thời,
nghiên cứu cũng đề xuất những phương hướng giúp giảng viên, người học định hướng
nâng cao khả năng nhận thức và tiếp cận tới tiếng Anh chuyên ngành kế toán, bao gồm
từ việc nhận thức các cơ hội, thách thức, từ đó nâng cao hiểu biết và cách tiếp cận vấn đề
hướng các đối tượng tìm hiểu và áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trước xu hướng hội
tụ kế toán quốc tế tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới trong kỉ nguyên số.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu và giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán trước xu thế hội tụ kế toán quốc tế trong kỉ nguyên số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thức đặt ra với Việt Nam khi áp dụng IFRS là
không nhỏ, vấn đề này được các đối tượng được điều tra tỏ ra quan ngại đặc biệt là về
đội ngũ nhân lực có trình độ về tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán am hiểu về
IFRS, bên cạnh các vấn đề khác như thông tin thị trường hay cơ chế chính sách.
5. Kết luận và hàm ý
Ngôn ngữ kế toán và đặc biệt là kế toán theo ngôn ngữ quốc tế đang trở nên
thiết yếu cho mỗi sinh viên trước cơ hội nghề nghiệp và xu thế hội tụ kế toán trong kỉ
nguyên. Sớm thấy được xu thế này, một số chương trình đạo tạo theo phương pháp mới
do một số tổ chức quốc tế đầu tư như tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, bên cạnh các hiệp
hội nghề nghiệp hành nghề quốc tế như ACCA, IMA đã xác định năng lực thực hiện
kế toán, kiểm toán bằng tiếng Anh, hay việc nhận biết, sử dụng thành thạo các thuật
96
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN...
ngữ tiếng Anh chuyên ngành vào công tác thực tế trở thành một điều kiện thiết yếu
trong quá trình hình thành và nâng cao kiến thức cũng như đạo đức nghề nghiệp. Điều
này buộc mỗi cơ sở đào tạo, mỗi giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán
kiểm toán cần phải có những bước hội nhập về kiến thức cũng như chương trình, nội
dung đào tạo không chỉ phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn với xu thế hội nhập với
các quốc gia trong khu vực và cả trên cả thế giới.
Thực trạng cho thấy các giảng viên, học viên, sinh viên, ở Việt Nam có quan tâm
đến tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong tiến trình hội tụ kế toán của Việt
Nam nhưng số lượng đối tượng biết đến IFRS còn chưa nhiều và phần nhiều tự nhận
mình chưa có kiến thức am hiểu về IFRS... Vấn đề này cũng là vấn đề đang được quan
tâm tại các quốc gia chuẩn bị áp dụng IFRS. Mục tiêu và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt
Nam đã được thiết lập, để việc áp dụng IFRS tại Việt Nam được thực thi thì cần có sự
vào cuộc của cả hệ thống các cơ sở đào tạo, bên cạnh cấp cơ quan quản lý, người làm
kế toán, kiểm toán, hiệp hội nghề nghiệp
Về nội dung và chương trình đào tạo: việc xem xét nội dung chương trình đào
tạo cho phù hợp với khung đào tạo và có cập nhật xu thế mới cho sinh viên buộc các
giảng viên phải thay đổi, tìm tòi nhiều hơn. Tuy nhiên để làm được điều này cần sự
vào cuộc của chính các cơ sở đào tạo thay đổi, nhằm thúc đẩy khả năng tìm hiểu và
hiểu biết về kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành tạo nền tảng phát triển nghề nghiệp của
sinh viên trong tương lại bên cạnh việc đào tạo và quy chuẩn đầu ra về tiếng Anh giao
tiếp của sinh viên.
Về đội ngũ giảng viên giảng dạy: Cán bộ giảng viên giảng dạy không ngừng cập
nhật các thuật ngữ, nội dung giảng dạy theo xu thế mới cho cả người dạy và người học;
Cơ sở đào tạo cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích các giảng viên học tập, nâng cao
hiểu biết về IFRS, đồng thời, liên kết với các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp
tạo môi trường tiếp cận thực tế giữa sinh viên với tiếng Anh chuyên ngành kế toán
thông qua các chương trình thực tập sinh hay cuộc gặp gỡ trao đổi, hội nghị, hội thảo.
Về phía bản thân sinh viên, hiện nay thời lượng chương trình các em được tiếp
cận với tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành kế toán đối với sinh viên chuyên
ngành kế toán, kiểm toán khá khiêm tốn, hơn nữa do khả năng tiếp cận của từng sinh
viên khác nhau, do vậy, việc xác định mục tiêu để có động lực học và phương pháp
học rõ ràng là điều cần thiết. Hầu hết các em ở lứa tuổi vàng để học tập, tuy nhiên
cần sự định hướng rõ ràng. Việc tiếp cận tiếp anh giao tiếp, hoàn thành chứng chỉ
quốc tế cần được tiến hành song song với kiến thức tiếng Anh chuyên ngành cho việc
phát triển nghề nghiệp, cùng với xu hướng tiếp cận đến IFRS, nhận thức đúng xu thế
nghề nghiệp, tạo động lực học tập nâng cao trình độ, tiếp cận xu thế mới, tiếp cận các
chương trình học tập gắn liền thực tế như ICAEW, ACCA, CPA,
Vấn đề hội tụ kế toán được đánh giá như một xu thế tất yếu, khi đó việc am hiểu
và vận dụng tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trở nên cần
97
NGUYỄN THỊ THANH THẮM, PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
thiết hơn bao giờ hết. Việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kế toán kiểm toán gắn
IFRS trở thành mắt xích quan trọng không chỉ vì nâng cao chất lượng dạy và học và
còn góp phần không nhỏ và việc xây dựng đào tạo nhân lực vì một thị trường có thông
tin tài chính tin cậy, công khai minh bạch và được công nhận trên toàn thế giới, bắt kịp
xu thế phát triển trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] IFRS Foundation (2018), “Use of IFRS Standards around the world”, General
Corporation Law of the State of Delaware, USA, p.2-6.
[2] Ajit Dayanandan, Han Donker, Mike Ivanof, Gökhan Karahan. (2015). IFRS and
accounting quality: legal origin, regional, and disclosure impacts. International
Journal of Accounting &