Nghiên cứu ứng dụng mô hình tự nhiên - xã hội trong quản lý rừng đặc dụng

Nghiên cứu này tập trung vào việc (i) tổng hợp quy trình thành lập

vùng đệm trong, một giải pháp cho người dân sống trong vùng lõi

rừng đặc dụng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha; và (ii) đánh giá

của các bên về hiệu quả của giải pháp này. Nghiên cứu được tiến

hành từ năm 2013 đến 2016 và chúng tôi đã phỏng vấn sâu, nhóm các

bên liên quan, từ cấp tỉnh cho tới cấp thôn bản và phỏng vấn 60 hộ

gia đình tại 3 bản Khò Hồng, Chiềng Hin và Bản Láy. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, việc ứng dụng mô hình tự nhiên - xã hội trong quản lý

tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Xuân Nha đã

nâng cao nhận thức của người dân về các tương tác qua lại giữa con

người và tự nhiên ở phạm vi Khu Bảo tồn Xuân Nha, từ đó tranh thủ

được sự ủng hộ của các bên tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Kết

quả khảo sát cũng cho thấy, người dân và các bên liên quan đánh giá

cao hiệu quả của việc thành lập vùng đệm trong Khu Bảo tồn.

pdf15 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình tự nhiên - xã hội trong quản lý rừng đặc dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc chặt rừng từ phần suối lên đến đường đi Đất của 3 hộ nằm ở khu vực giữa bản trên đồi có độ dốc trên 35o, được khuyến cáo chuyển sang trồng rừng. Ban Quản lý KBTTN đang tìm nguồn để hỗ trợ cây giống Đồi đất nằm ở phía Tây Nam giáp với đất ở, Ban Quản lý thôn muốn chuyển thành đất vườn rừng và áp dụng mô hình SALT 1 301 Sau khi hoàn thành trên hiện trường, thôn bản tổ chức họp cho ý kiến, bàn bạc về quy ước về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý đường ranh giới. Trưởng thôn hoặc đại diện Ban Quản lý thôn bản trình bày, giải thích về đường ranh giới trên bản đồ, đọc lại quy định, cam kết cho cả thôn bản biểu quyết, cuối cùng đại diện các bên ký vào biên bản họp thôn. Bước 3. Luật hóa bằng cách kết hợp với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh Căn cứ vào kết quả, cán bộ Khu Bảo tồn hoàn thành bản đồ dựa trên nền của bản đồ tuyến đường mòn và kết quả từ GPS. Các tài liệu được sử dụng là tài liệu tuyên truyền tại các thôn bản. Cùng với đó, một bộ hồ sơ được đệ trình lên UBND huyện và Chi cục Kiểm lâm Sơn La, yêu cầu tách các thôn bản bên trong thành vùng đệm trong. Một điều cần chú ý là vào lúc các thôn bản thực hiện phân định ranh giới có sự tham gia của các thôn bản bên trong KBTTN, trong khi đó, Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT quy định về Tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển mới chỉ ở giai đoạn dự thảo (thông tư này đã được ban hành ngày 26/3/2014). Khi quy hoạch RĐD, UBND tỉnh đã cắt 15 bản với tổng diện tích là 3.452 ha ra thành vùng đệm trong, theo Quyết định số 3584/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Sơn La đến năm 2020. Năm 2014, Dự án KfW7 hỗ trợ cắm cột mốc cho 3 thôn bản Khò Hồng, Bản Láy và Chiềng Hin. Đây là một thành công lớn trong quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam khi thử nghiệm thành lập vùng đệm trong, giải quyết tốt vấn đề người dân sống trong Khu Bảo tồn. 2.3. Hiệu quả của việc phân định ranh giới Từ tháng 11/2016 đến 01/2017, chúng tôi đã nghiên cứu đánh giá của các bên liên quan về hiệu quả của phân định ranh giới trong công tác bảo tồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân đánh giá cao hiệu quả của việc phân định đường ranh giới có sự tham gia. Tất cả 60 hộ được hỏi đều ủng hộ việc phân định ranh giới, họ đều không phát nương ra ngoài ranh giới. Không những 60 hộ được hỏi, mà cả những hộ gia đình trong bản đều chăn thả trâu bò đúng nơi quy định, không vi phạm quy ước bảo vệ rừng. Có 40 người (67%) cho rằng, bên cạnh các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, cần có các hỗ trợ phát triển cho 302 người dân trong vùng lõi, vì họ đã không có cơ hội phát triển, do hạn chế về quy chế bảo tồn và không có quyền sở hữu đất. Tất cả các hộ cũng mong muốn được cấp sổ đỏ sớm. Nhóm cán bộ kiểm lâm và Chi cục cho rằng, đây là biện pháp khả thi và hiệu quả nhất trong điều kiện của Việt Nam. Biện pháp này được chính quyền huyện, xã và thôn bản hết sức ủng hộ và rõ ràng, nó đem lại hiệu quả rõ rệt về mặt phát triển. Đây là bước đầu tiên để người dân có quyền sử dụng đất, là cơ sở cho quy hoạch phát triển thôn bản sau này. Các dự án không quá ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn, như thủy lợi, mở mang ruộng nước, sẽ giúp người dân sử dụng đất có hiệu quả hơn, giảm diện tích canh tác. Về bảo tồn, mặc dù việc quy hoạch vùng đệm trong làm giảm diện tích KBTTN, nhưng rừng ở khu vực cắt ra khỏi KBTTN đều đã suy thoái và người dân đã sử dụng từ lâu. Ranh giới rõ hơn giúp người dân không vi phạm và chính quyền bản xã cũng dễ kiểm tra và quản lý hơn. Kể từ sau khi phân định ranh giới, không hộ gia đình nào trong 3 bản mở rộng thêm nương rẫy, hoặc phát vén lên. Bãi chăn thả trâu bò, một trong những vấn đề lớn về quản lý ở Xuân Nha, cũng đã được quy hoạch và người dân đều tuân thủ, không chăn thả trâu bò bừa bãi. Rừng được bảo vệ tốt hơn và người dân rất phối hợp trong việc quản lý và cung cấp thông tin về các vụ vi phạm cho cán bộ. Năm 2016, nhờ sự thông báo và phối kết hợp, người dân Khò Hồng đã báo và hai xe tải chở gỗ pơ mu lậu (1,5 và 8 m3) đã bị bắt. KẾT LUẬN Người dân sống trong KBTTN ảnh hưởng tiêu cực đối với cả bảo tồn và phát triển. Thành công trong việc giải quyết vấn đề người dân sống trong vùng lõi của KBTTN Xuân Nha là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng mô hình tự nhiên - xã hội trong quản lý tài nguyên từ cấp cộng đồng cho tới luật. Nghiên cứu cũng cho phân tích tương tác qua lại giữa con người và tự nhiên, cũng như hậu quả lâu dài của tác động của con người làm tăng tình đồng thuận của các bên liên quan trong việc đề ra các giải pháp bảo vệ rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderies J.M., M.A. Janssen and E. Ostrom, 2004. A Framework to Analyze the Robustness of Social - Ecological Systems from an Institutional Perspective. Ecology and Society, 9: p. 18. 303 2. Berkes F. and C. Folke, 1998. Linking Social and Ecological Systems for Resilience and Sustainability. Linking Social and Ecological Systems: Management Practices and Social Mechanisms for Building Resilience, 1: pp. 13-20. 3. Carter N.H., A. Vina, V. Hull, W.J. McConnell, W. Axinn, D. Ghimire and J. Liu, 2014. Coupled Human and Natural Systems Approach to Wildlife Research and Conservation. Ecology and Society, 19. 4. Cilliers P., H.C. Biggs, S. Blignaut, A.G. Choles, J.S. Hofmeyr, G.P.W. Jewitt and D.J. Roux, 2013. Complexity, Modeling and Natural Resource Management. Ecology and Society, 18(3): p. 1. 5. Franzén F., G. Kinell, J. Walve, R. Elmgren and T. Söderqvist, 2011. Participatory Social - Ecological Modeling in Eutrophication Management: The Case of Himmerfjärden, Sweden. Ecology and Society, 16(4): p. 27. 6. Hamann M., 2016. Exploring Connections in Social-Ecological Systems: The Links Between Biodiversity, Ecosystem Services and Human Well-being in South Africa. Doctoral Thesis in Sustainability Science. Stockholm University. Printed in Sweden by Publit, Stockholm. 7. Liu J., T. Dietz, S.R. Carpenter, M. Alberti, C. Folke, E. Moran, A.N. Pell, P. Deadman, T. Kratz, J. Lubchenco, E. Ostrom, Z. Ouyang, W. Provencher, C.L. Redman, S.H. Schneider and W.W. Taylor, 2007. Complexity of Coupled Human and Natural Systems. Science, 317: pp. 1513-1516. 8. Salafsky N. and E. Wollenberg, 2000. Linking Livehoods and Conservation: A Conceptual Framework and Scale for Assessing the Integration of Human Needs and Biodiversity. World Development, Vol.28 (8): pp. 1421-1438. 9. Salerno F., E. Cuccillato, P. Caroli, B. Bajracharya, E.C. Manfredi, G. Viviano, S. Thakuri, B. Flury, M. Basani and F. Giannino, 2010. Experience with a Hard and Soft Participatory Modeling Framework for Social - Ecological System Management in Mount Everest (Nepal) and K2 (Pakistan) Protected Areas. Mountain Research and Development, 30: pp. 80-93. 10. Scudder T., 1991. A Sociological for the Analysis of New Land Settlement. In: Cernea M.M. (Ed.). Putting People First: Sociological Variables in Rural Development. Oxford University Press, Washington, D.C.: pp. 149-187. 304 11. Tàbara J.D. and C. Pahl - Wostl, 2007. Sustainability Learning in Natural Resource Use and Management. Ecology and Society, 12(2): p. 3. /art3/. 12. Terborgh J. and C.A. Peres, 2002. The Problem of People in Parks. In: Terborgh J., C.V. Schaik, L. Davenport et al. (Eds.). Making Parks Work: Strategies for Preserving Tropical Nature. Island Press, Washington, USA: pp. 307-319. 13. Walker B., C.S. Holling, S.R. Carpenter and A. Kinzig, 2004. Resilience, Adaptability and Transformability in Social-ecological Systems. Ecology and Society, 9: p.5. 14. Wells M., K. Brandon et al., 1992. People and Parks: Linking Protected Area Management with Local Communities. World Bank, Washington, D.C. 15. West P. and S. Brechin, 1991. National Parks, Protected Areas, and Resident Peoples: A Comparative Assessment and Integration. In: West P. and S.R. Brechin (Eds.). Resident Peoples and National Parks: Social Dilemmas and Strategies in International Conservation. University of Arizona Press, Tuscon, Arizona: pp. 363-400. 16. Trần Đức Viên và Phan Thị Thúy, 2013. Giáo trình sinh thái nhân văn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_mo_hinh_tu_nhien_xa_hoi_trong_quan_ly_ru.pdf
Tài liệu liên quan