Trong việc nghiên cứu ngoại ngữ, dịch thuật luôn đặt ra cho chúng ta những vấn đề
khó khăn. Không chỉ là việc dịch từ, nó còn đòi hỏi ngƣời dịch cần phải có những kiến
thức vững vàng về ngôn ngữ mẹ đẻ cũng nhƣ sự am hiểu về văn fạm và văn hoá của đất
nƣớc đó.
Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Trong
sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm. Đƣợc mệnh danh là "ngƣời Việt
viết tình ca hay nhất thế kỷ", các nhạc phẩm của ông rất phổ biến trong nƣớc và cả trên thế
giới. Chúng đƣợc đánh giá cao nhờ phần lời đậm chất thơ, tuy bề ngoài trông mộc mạc
nhƣng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tƣợng trƣng, siêu thực.
5 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu từ "Người" trong một số nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đề xuất cách dịch tương ứng của nó sang tiếng Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
428
NGHIÊN CỨU TỪ “NGƯỜI” TRONG MỘT SỐ NHẠC PHẨM
CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH DỊCH
TƯƠNG ỨNG CỦA NÓ SANG TIẾNG PHÁP
STUDY THE WORD "NGƢỜI" IN NUMBER OF TRỊNH CÔNG SƠN’S SONGS
AND THEIR TRANSLATION’S SUGGESTIONS INTO FRENCH
SVTH: Vương Quỳnh Như, Trần Hữu Thanh Mai
Lớp 06CNP01, Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS. Võ Thị Huệ
Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ
TÓM TẮT
Các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn được biết đến nhiều trên thế giới không chỉ vì nhạc
mà còn bởi ca từ trừu tượng, mang nhiều ý nghĩa. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu
và đề xuất cách dịch từ “NGƯỜI” trong một số nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sang tiếng
Pháp.
ABSTRACT
Trịnh Công Sơn's songs are popular to the world not just because of the music, but also
the lyrics abstract. In this study, we work on the word "Người" in number of Trịnh Công Sơn's
songs, and suggest their translations into French.
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong việc nghiên cứu ngoại ngữ, dịch thuật luôn đặt ra cho chúng ta những vấn đề
khó khăn. Không chỉ là việc dịch từ, nó còn đòi hỏi ngƣời dịch cần phải có những kiến
thức vững vàng về ngôn ngữ mẹ đẻ cũng nhƣ sự am hiểu về văn fạm và văn hoá của đất
nƣớc đó.
Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Trong
sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm. Đƣợc mệnh danh là "ngƣời Việt
viết tình ca hay nhất thế kỷ", các nhạc phẩm của ông rất phổ biến trong nƣớc và cả trên thế
giới. Chúng đƣợc đánh giá cao nhờ phần lời đậm chất thơ, tuy bề ngoài trông mộc mạc
nhƣng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tƣợng trƣng, siêu thực.
Chính vì thế việc dịch các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để cho bạn bè các nƣớc
tiếp cận và tìm hiểu không phải là điều dễ dàng, và càng khó hơn nữa là việc dịch cho đúng
ngữ nghĩa để truyền tải chính xác thông điệp của tác giả. Trong các nhạc phẩm của ông,
chúng tôi nhận thấy từ NGƢỜI xuất hiện rất nhiều lần và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Do đó, chúng tôi có ý định làm đề tài “Nghiên cứu từ NGƢỜI trong một số nhạc phẩm của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đề xuất cách dịch tƣơng ứng của nó sang tiếng Pháp” với mục
đích góp phần vào việc dịch các nhạc phẩm của ngƣời nhạc sĩ tài hoa này và đem chúng
đến gần hơn với những ngƣời bạn nói tiếng Pháp.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
429
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Từ NGƢỜI trong một số nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
164 ngữ cảnh có chứa từ NGƢỜI trong 84 nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm
a. Từ là gì ?
Theo J.Dubois (1994), “từ” là một yếu tố ngôn ngữ có ý nghĩa gồm một hay nhiều
âm vị.
Theo Đỗ Hữu Châu (1999), “từ” của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định,
bất biến, mang những đặc điếm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để
tạo câu.
b. Sắp xếp từ tiếng Việt theo cấu trúc ngữ pháp
Theo Bùi Trọng Ngoãn và Trƣơng Thị Trúc Diễm (2000), từ tiếng Việt đƣợc sắp
xếp theo số lƣợng hình vị (từ đơn, từ phức) và theo mối quan hệ giữa các yếu tố trong từ
phức (từ ghép, từ láy, từ ngẫu kết).
c. Chức năng của từ trong câu tiếng Việt
Theo Nguyễn Hồng Cổn (2008), những từ trong câu tiếng Việt có thể đƣợc sắp xếp
và giữ các chức năng sau:
i. Thể - vị từ (có khả năng làm vị tố và đối tố):
1. Thể từ (làm đối tố):
_ Danh từ: nhà, đất, con, ngƣời
_ Đại từ: tao, nó, đây, đó, bây giờ
2. Vị từ (làm vị tố):
_ Động từ: đi, học, ngã
_ Tính từ: đẹp, dài, nhanh
ii. Định – Phó từ (làm phụ tố của đối tố và vị tố):
1. Định từ (phụ cho đối tố):
_ Lƣợng từ: Các, những, vài, một
_ Chỉ từ: này, kia, ấy, nọ
2. Phó từ (phụ cho vị tố):
_ Tiền phó từ: đã, sẽ, không, vẫn
_ Hậu phó từ: xong, rồi, hết
iii. Kết – Thái từ (không làm thành tố của đối tố và vị tố):
1. Kết từ (liên kết):
_ Giới từ: của, với, bằng, tại
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
430
_ Liên từ: và, nhƣng, nếu, thì
2. Thái từ (tình thái):
_ Trợ từ: chính, cũng, chỉ
_ Tiểu từ (thán từ): à, ƣ, ôi
2.1.2. Lý thuyết dịch
_Trong cuốn "La traduction: théorie et méthode" (1971), Beauchemin đã nói đến
tính trung thành của bản dịch và đƣa ra bốn nguyên tắc:
1) Mỗi ngôn ngữ đều có những bản sắc và những đặc trƣng riêng của nó.
2) Để giao tiếp, chúng ta phải tôn trọng những bản sắc và đặc trƣng riêng đó.
3) Bất cứ ý tƣởng nào có thể diễn đạt trong một ngôn ngữ này đều có thể đƣợc
diễn đạt trong ngôn ngữ khác.
4) Để vẫn giữ đúng ý nghĩa của thông điệp phải tìm cách thay đổi hình thức của
thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho phù hợp.
_Các bƣớc tiến hành dịch sau đó sẽ đƣợc xác định theo ba điểm:
+ Nghiên cứu những từ tƣơng đƣơng, sự ƣu tiên về ý nghĩa và tầm quan trọng
của phong cách.
+ Mô tả các bƣớc trong quá trình dịch thuật.
+ Phân tích cấu trúc, phân tích ngữ nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa phái sinh), chuyển
đổi thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, cơ cấu lại hình thức,cấu
trúc để cho ngƣời nhận dễ dàng tiếp nhận thông tin.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu từ NGƯỜI trong tiếng Việt
Theo "Từ điển tiếng Việt" (2008), từ NGƢỜI có 10 nghĩa sau đây:
người dt 1. Loài động vật hai chân, mình đứng thẳng, biết nói để tỏ ý muốn, dùng
hai tay làm đủ mọi việc cần ích cho đời sống, thông minh hơn mọi loài khác trên quả đất:
Con người, giống người, loài người 2. Kẻ đàng hoàng, đứng tuổi: Nên người 3. Ngƣời ta,
tiếng chỉ kẻ khác: Chồng người gấm xông hương mặc người (cd) 4. Tiếng gọi ngƣời có
nghề nghiệp: Người chủ, người làm ruộng 5. Tiếng gọi theo vai trong dòng họ: Người anh,
người bác, người cha 6. Ngài, tiếng gọi tôn kính kẻ trên trƣớc: Xin Người ban ơn cho; Tôi
có thưa việc này cho cha tôi nghe, nhưng người bảo tôi nên nghe lời ông 7. Tiếng gọi con
ngƣời theo từng nƣớc: Người Anh, người Hoa Kiều, người Việt 8. Mình, thân thể: Chết
người, ngất người, điếng cả người; Thấy em đẹp nói đẹp cười. Đẹp người đẹp nết lại tươi
răng vàng (cd).
người đdt 1. Mày, mi, tiếng gọi kẻ dƣới tay hoặc kẻ nghịch: Người có nghe ta
không 2. Tiếng chỉ ngƣời cách khinh thƣờng: Cười người chớ có cười lâu, cười người hôm
trước hôm sau người cười.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
431
3.2. Nghiên cứu từ NGƯỜI trong một số nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Sau khi đọc các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi rút ra đƣợc 164
ngữ cảnh có chứa từ NGƢỜI trong 84 nhạc phẩm của ông.
Sau khi tiến hành dịch, chúng tôi nhận thấy:
- theo phân tích từ vựng:
+ danh từ + NGƢỜI: 55 trƣờng hợp
+ động từ + NGƢỜI: 1 trƣờng hợp
+ tính từ + NGƢỜI: 20 trƣờng hợp
+ thán từ + NGƢỜI: 1 trƣờng hợp
+ NGƢỜI + danh từ: 6 trƣờng hợp
+ NGƢỜI + đại từ: 2 trƣờng hợp
+ NGƢỜI + động từ: 5 trƣờng hợp
+ NGƢỜI + tính từ: 2 trƣờng hợp
+ NGƢỜI + thán từ: 2 trƣờng hợp
- theo phân tích ngữ pháp:
NGƢỜI - chủ ngữ
+ NGƢỜI – hình vị độc lập: 35 trƣờng hợp
+ NGƢỜI NGƢỜI – từ láy: 2 trƣờng hợp
+ NGƢỜI + X: 35 trƣờng hợp
NGƢỜI - vị ngữ
+ NGƢỜI – bổ ngữ cho động từ: 44 trƣờng hợp
+ giới từ + NGƢỜI + X: 21 trƣờng hợp
- theo phân tích ngữ nghĩa:
+ tình ca: 71 trƣờng hợp
+ viết về thân phận con ngƣời (bao gồm những khúc tự ru và nhận xét về
thân phận con ngƣời): các trƣờng hợp còn lại
4. Kết luận
Tóm lại, sau khi nghiên cứu và tiến hành dịch 164 ngữ cảnh có chứa từ NGƢỜI
trong 84 nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi rút ra kết luận rằng việc dịch từ
NGƢỜI cũng tuân theo các quy tắc về từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Nhƣng điều khó
khăn là việc xác định đúng nghĩa ngữ cảnh của nó. Thật vậy, từ trong tiếng Việt vô cùng
phong phú và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy, trƣớc khi tiến hành dịch, dịch
giả phải nắm vững nghĩa ngữ cảnh của văn bản. Từ NGƢỜI trong bài nghiên cứu này là
một ví dụ cho sự đa dạng ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng bài nghiên
cứu này sẽ góp phần vào việc dịch các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong tƣơng
lai.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
432
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Beauchemin (1971), La traduction: théorie et méthode.
[2] Bùi Trọng Ngoãn và Trƣơng Thị Diễm (2000), Giáo trình tiếng Việt.
[3] Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
[4] Nguyễn Hồng Cổn (2008), Về Vấn Đề Phân Định Từ Loại Trong Tiếng Việt, La
Langue. L’Institut Liguistique.
[5] Dubois J. (1994), Dictionnaire de linguistique et des sciences du langage, Larousse.
[6] Dictionnaire Vietnamien, L’Institute Linguitisque
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tu_nguoi_trong_mot_so_nhac_pham_cua_nhac_si_trinh.pdf