Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải

Động cơ học tập là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả học tập

của sinh viên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành về động cơ học tập bên

trong và bên ngoài của người học. Tuy nhiên mỗi đối tượng người học sẽ có những đặc

điểm và động cơ học tập khác nhau. Hiện tại chưa có các công trình nghiên cứu về động

cơ học tập của sinh viên khối kỹ thuật, với đại đa số sinh viên là nam, đến từ những

vùng nông thôn, không có điều kiện kinh tế và học tập tốt bằng sinh viên thành thị. Bài

báo này khảo sát 115 sinh viên trường đại học GTVT, phân tích và làm sáng tỏ các yếu

tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều

yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến động cơ học tập của sinh viên. Dựa

vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần nâng

cao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất một vài gợi ý như sau: * Đối với giảng viên: Giảng viên là những người trực tiếp truyền “ngọn lửa” đam mê khoa học và sáng tạo, truyền cảm hứng về những ước mơ cao đẹp cũng như định hướng trong tương lai để sinh viên xác định mục tiêu của mình, để có động cơ học tập đúng đắn, để biết cách rèn luyện và không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình. Do đó, giảng viên phải là người gương mẫu trong mọi hoạt động giảng dạy; cụ thể giảng viên phải có đạo đức và trình độ chuyên môn. Ở khía cạnh đạo đức, người giáo viên cần làm việc bằng cái tâm của một con người đối với con người, đối với nghề. Sự rộng lượng, bao dung, tận tình chỉ dẫn để sinh viên tiếp cận kiến thức, và hoàn thiện nhân cách, đạo đức là yếu tố quan trọng để giáo viên hun đúc khả năng, tiềm năng của người học. Có như vậy thì giáo viên mới làm tròn vai trò giáo dục và đào tạo mà xã hội kỳ vọng vào mình. Do đó, mỗi giảng viên trước hết cần phải tự chấn chỉnh, rèn luyện và thể hiện chuẩn mực đạo đức, gương mẫu trong công tác của mình. Từ trước đến nay, giáo viên thường chỉ tập trung làm việc theo giáo án của môn học mà chưa quan tâm đến việc định hình nhân cách và quan điểm sống của người học. Quan điểm sống tích cực và định hướng đạo đức, hành vi chuẩn mực của một con người hữu ích trong xã hội cần được giảng viên chia sẻ để kịp thời uốn nắn, và bồi dưỡng tâm hồn của người học. Điều này cần được giáo viên chú trọng hơn do nó có tác động đến động cơ bên trong và động cơ học tập chung của người học. Hơn nữa, giáo viên cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà mình giảng dạy. Việc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn hoặc các buổi tập huấn trong ngành là điều kiện cần thiết để giáo viên nắm bắt những thay đổi trong lĩnh vực của mình. Giáo viên nên liên tục cập nhật nội dung tài liệu giảng dạy sao cho ngày càng sinh động và cuốn hút sinh viên. Đồng thời giáo viên nên nắm bắt mặt bằng trình độ của sinh viên trong lớp để sử dụng các phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường sự chủ động học tập của sinh viên cũng cần được quan tâm để kích thích khả năng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu cũng như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống bởi vì sự hứng thú trong học tập luôn có tác động tích cực đến động cơ học tập của người học. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -863- Như đã trình bày ở trên, sự bất công trong xã hội có tác động tiêu cực đến động cơ và động lực học tập của sinh viên. Tuy nhiên, giáo viên cần phải giúp sinh viên nhận thức được rằng bên cạnh mặt trái đó thì xã hội còn rất nhiều điều tốt đẹp hơn để phấn đấu; và nếu họ cố gắng và kiên trì với một động cơ học tập tích cực thì họ sẽ có nhiều thành công trong tương lai. Việc khai thông nhận thức này để giúp sinh viên có động cơ học tập đúng đắn cũng làm một vai trò không thể thiếu của người thầy. Do đó, để làm tốt vai trò này, người thầy cần phải có kinh nghiệm sống phong phú và sự am hiểu sâu sắc về các mặt phải, mặt trái của xã hội, tránh được sự thiên lệch, phiến diện, để có sự chuẩn bị tốt hơn và tích cực hơn cho hành trang vào đời của họ. * Đối với Nhà trường Cơ sở vật chất phục vụ tốt nhu cầu học tập của sinh viên có ảnh hưởng đến động cơ học tập của họ; do đó, việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng các trang thiết bị, cơ sở vật chất cần được nhà trường quan tâm. Cốt lõi nhất là nguồn tài liệu tham khảo mà sinh viên có thể tiếp cận được, và các trang thiết bị dùng trong các môn học như dụng cụ, vật liệu thí nghiệm, máy chiếu, máy tính nối mạng, mạng wifi miễn phí, v.v Để có nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho sinh viên, ngoài việc nhà trường thường xuyên bổ sung các đầu sách mới trong thư viện, nhà trường cần có liên kết cơ sở dữ liệu giữa các trường với nhau để có thể chia sẻ và sử dụng nguồn học liệu điện tử của nhau, tăng hiệu quả đầu tư giữa các trường. Ngoài ra, việc nghiên cứu để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội là nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường cần phải quan tâm. Chương trình đào tạo của một ngành phải có sự gắn kết định hướng nghề nghiệp mà ngành đó đào tạo; điều này sẽ giúp cho người học có động lực học tập đúng đắn trong việc trang bị những kỹ năng và kiến thức trong quá trình học tập trước khi tốt nghiệp. Nếu nhà trường và các khoa chuyên môn trong trường có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa các doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên của khoa, thì động cơ học tập của sinh viên chắc chắn được cải thiện đáng kể, bởi vì họ biết được xu hướng phát triển của ngành nghề mà họ đang theo đuổi, biết được những kỹ năng và trình độ cần thiết để họ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, v.v Nhà trường cũng nên có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ giảng viên tích cực học tập, nâng cao trình độ để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Do đó, việc thường xuyên nhận các phản hồi, đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên là một kênh thông tin quan trọng để nhà trường có những kế hoạch cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên cho phù hợp. 4. KẾT LUẬN Việc xác định rõ động cơ học tập của sinh viên giúp cho nhà trường và giáo viên có những cách thức tiếp cận phù hợp trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó xác định được vai trò, thực trạng động cơ học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường ĐH GTVT, vấn đề giáo dục động cơ học tập cho sinh viên là việc làm vô cùng quan trọng. Bài viết này cho thấy có sáu nhân tố tác động chính đến động cơ học tập của sinh viên, bao gồm: (1) Yếu tố xã hội; (2) Môi trường học tập; (3) Gia đình & Bạn bè; (4) Nhận thức của bản thân sinh viên; (5) Ý chí của sinh viên; (6) Tính cách của sinh viên. Từ đó một số gợi ý Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -864- được đề xuất với giáo viên, và nhà trường để sinh viên có động lực học tập tốt hơn. Theo chúng tôi, ba biện pháp chính để giáo dục động cơ học tập cho sinh viên trường ĐH GTVT cần được quan tâm là: giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu ngành học, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và nhà trường; nâng cao năng lực chuyên môn, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy của giảng viên; hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2]. R.C, Gardner. Social psychology and Second Language Learning. London: Edward Arnoid Ltd, 1985 [3].R, Clement, Z, Dornyei, K.A, Noels. (1994). Motivation, Self-confidence and Group cohesion in the Foreign Language Classroom. Language Learning, 1994, pp. 44, pp. 417- 448. [4].J.M, Djigunovie, Are language learning strategies motivation-specific? Orbis Linguarum, 2001, pp.18, pp.125-138. [5]. E. L. Deci, R.M, Ryan. Intrinsic motivation and Self-determination in Human Behavior. New York: Plenum, 1985 [6]. J, Harmer. The Practice of English Language Teaching. New York: Longman, 1994 [7]. Nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên tại các trường đại học Việt nam sinh-vien-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302680.html, truy cập ngày 16/09/2020. [8]. Nguyễn Trọng Nhân & Trương Thị Kim Thủy, Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 33, pp.106-113, 2014. [9]. Nguyễn Thị Bình Giang & Dư Thống Nhất, Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình Dương, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 34, pp. 46-55, 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_cac_yeu_to_anh_huong_den_dong_co_hoc_t.pdf