Research results on 1,420 high school students in Binh Duong town, Binh Dinh
province showed that the morphological index increased gradually over ages with uneven level in
male and female. The percentage of students with refractive errors tends to increase over ages and
this rate in women is higher than in men. Moreover, many students suffer myopia at high rate. In
this article, authors discuss about morphological and visual indicators of high school students in
Binh Duong town, Binh Dinh province. The results of the study have evaluated timely the physical
and visual status of high school students. This is the basis for proposing some educational solutions
to improve physical strength and limit the refraction in students.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng các chỉ số hình thái và thị lực của học sinh Trung học Phổ thông ở thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
5 Email: truongnguyenthuykieu@gmail.com
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC CHỈ SỐ HÌNH THÁI VÀ THỊ LỰC
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGỞ THỊ TRẤN BÌNH DƯƠNG,
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Võ Văn Toàn, Võ Thị Hồng Phượng - Trường Đại học Quy Nhơn
Trương Nguyễn Thúy Kiều - Trường Trung học phổ thông Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ngày nhận bài: 26/06/2018; ngày sửa chữa: 10/07/2018; ngày duyệt đăng: 19/07/2018.
Abstract: Research results on 1,420 high school students in Binh Duong town, Binh Dinh
province showed that the morphological index increased gradually over ages with uneven level in
male and female. The percentage of students with refractive errors tends to increase over ages and
this rate in women is higher than in men. Moreover, many students suffer myopia at high rate. In
this article, authors discuss about morphological and visual indicators of high school students in
Binh Duong town, Binh Dinh province. The results of the study have evaluated timely the physical
and visual status of high school students. This is the basis for proposing some educational solutions
to improve physical strength and limit the refraction in students.
Keywords:Morphology index, high school students, weight, height, eyesight.
1. Mở đầu
Ởnước ta, “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc
người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” đang được tập
trung triển khai và đặc biệt quan tâm tới lứa tuổi học
đường bởi đây là giai đoạn có thể can thiệp tốt nhất. Thực
tế hiện nay cho thấy, xã hội ngày càng phát triển, mức
sống và chế độ dinh dưỡng ngày một cải thiện nên chiều
cao của người Việt cũng có khuynh hướng gia tăng, các
chỉ số sinh học cũng thay đổi. Bên cạnh đó, sự phát triển
không ngừng của khoa học hiện đại đã đặt ra thử thách
lớn gây áp lực tác động đến giới trẻ, các em tăng thời gian
học, thu hẹp không gian và thời gian vui chơi cũng như
thể dục thể thao ngoài trời; tăng thời gian sử dụng
Internet trong học tập, thư giãn giải trí qua màn hình vi
tính, tivi, điện thoại, ngay cả trong giờ ăn và giờ ngủ.
Điều này đã góp phần làm suy giảm thị lực, tăng tỉ lệ trẻ
mắc tật khúc xạ và gia tăng tình trạng béo phì. Sự thay
đổi các chỉ số hình thái, thị lực của trẻ có sự chênh lệch
khác nhau giữa các vùng miền, vì vậy, việc tìm hiểu thực
trạng các chỉ số sinh học của học sinh (HS) để nhà
trường, gia đình và xã hội có những giải pháp thiết thực
nhằm nâng cao thể lực và trí tuệ cho trẻ là điều cần thiết.
Bài viết đề cập các chỉ số hình thái và thị lực của HS
trung học phổ thông (THPT) ở thị trấn Bình Dương,
huyện PhùMỹ, tỉnh BìnhĐịnh. Kết quả nghiên cứu phản
ánh đúng thực trạng thể lực, thị lực của HS THPT trong
khu vực, góp phần làm phong phú kho dữ liệu về giá trị
sinh học người Việt Nam, là cơ sở để đề xuất một số giải
pháp giáo dục nhằm nâng cao thể lực, cũng như hạn chế
tình trạng mắc tật khúc xạ của HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 1.420 HS từ 16-18 tuổi ở 3
khối lớp 10, 11, 12 thuộc các trường THPT Số 2 Phù Mỹ
và THPT Bình Dương tại thị trấn Bình Dương, huyện
Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Thời gian nghiên cứu: từ tháng
9/2017 đến tháng 6/2018.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Cỡ mẫu: Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp
mô tả cắt ngang. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên và mẫu cỡ lớn được áp dụng trong điều tra cơ
bản các chỉ số sinh học về người như chiều cao, cân nặng,
vòng ngực
- Áp dụng công thức:
2
2
2
Z *p(1 p)
n d
Trong đó:
n: Số cá thể cần lấy
d: Khoảng cách sai lệch giữa tỉ lệ thu được và tỉ lệ
trong quần thể (0,05);
α: Mức ý nghĩa thống kê (0,05);
= (1,96)2 với độ tin cậy 95%;
P: Khả năng có thể xảy ra của tổng mẫu nghiên cứu
là 50%.
Vậy, ta có n = [(1,96)2 * 0,5*(1-0,5)]/(0,05)2 = 384,16.
Có 3 độ tuổi cần nghiên cứu nên tổng số mẫu cần lấy
là 384,16*3 = 1152,48. Chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu trên 1.420 mẫu là đảm bảo độ tin cậy.
- Chiều cao đứng: Sử dụng thước gỗ đo chiều cao
đứng của UNICEF, chính xác đến 0,1cm.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
6
- Cân nặng: Được xác định bằng cân y tế có độ chính
xác đến 0,1 kg.
- Vòng ngực: Được xác định bằng thước dây không
giãn của Trung Quốc, chính xác đến 0,1 cm.
- Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = Cân
nặng (kg)/(Chiều cao (m)2).
- Thị lực: Dùng bảng Landolt với vòng hở chữ C để
tiến hành đo thị lực xa cho tất cả các HS của các khối lớp
để phát hiện HS bị giảm thị lực. Sau đó dùng máy khúc
xạ kế tự động để xác định độ cận thị, viễn thị và loạn thị.
Phát phiếu điều tra về hành vi hoạt động của HS liên quan
tới mắt.
- Phương pháp tính tuổi sinh học: Được tính từ ngày
tháng năm sinh đến ngày tháng năm điều tra, sau đó phân
nhóm tuổi thống nhất theo khuyến nghị của Tổ chức Y
tế thế giới áp dụng ở Việt Nam: từ X năm 1 ngày đến X
năm 365 ngày là (X+1) tuổi.
Với điều kiện thực tế của đề tài, thời gian nghiên cứu
diễn ra từ đầu năm học (tháng 9/2017) đến cuối năm học
(tháng 6/2018) nên tuổi của HS THPT được xác định
tương đối với lứa tuổi tương ứng: lớp 10 là 16 tuổi; lớp
11 là 17 tuổi; lớp 12 là 18 tuổi.
- Xử lí mẫu bằng phần mềm Microsoft Excel và
SPSS.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Chiều cao đứng của học sinh trung học phổ thông
theo tuổi và giới tính (xem bảng 1)
Bảng 1 cho thấy, chiều cao trung bình của HS THPT
thay đổi theo lứa tuổi. Lúc 16 tuổi, HS cao trung bình
là 156,62 ±7,43 cm nhưng đến 18 tuổi đã đạt 158,88 ±
7,26 cm. Trung bình mỗi năm HS cao thêm 1,13 cm. Tốc
độ tăng chiều cao của HS ở các độ tuổi không đồng đều
và tốc độ tăng chiều cao của nam cao nhanh hơn nữ. Điều
này có thể lí giải: nữ dậy thì bắt đầu sớm và kết thúc sớm
hơn so với nam. Ở tuổi 16 lên 17, các em có tốc độ tăng
chiều cao trung bình là 2,48 cm, chiều cao của nam tăng
3,95cm, chiều cao của nữ tăng 2,48 cm. Đặt biệt, HS 17
tuổi có chiều cao trung bình là 159,1 ± 7,14 cm, cao hơn
HS 18 tuổi có chiều cao trung bình là 158,88 ± 7,26 cm.
Sự khác biệt này đều xảy ra ở cả 2 giới nam và nữ. Điều
này đã chứng tỏ chiều cao của trẻ ngày càng được cải
thiện. Trong cùng một lứa tuổi, nam luôn có chiều cao
cao hơn nữ (p < 0,05). So sánh kết quả thu được trong
nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu trước của một
số tác giả như Trần Thị Loan (2012) [1], Lương Thị Cẩm
Cúc (2014) [2] và Phan thị Bích Tuyền (2015) [3] thì
chiều cao của HS trong nghiên cứu của chúng tôi có
chiều cao tương đương. Sự khác nhau về thời điểm
nghiên cứu cho biết chiều cao trung bình của HS THPT
ở thị trấn Bình Dương là còn thấp và chưa thể đáp ứng
được mục tiêu của đề án 641. Vì vậy, cần thay đổi chế độ
dinh dưỡng cũng như rèn luyện thể lực cho HS.
2.2.2. Cân nặng của học sinh trung học phổ thông theo
tuổi và giới tính (xem bảng 2)
Bảng 2. Cân nặng của HS THPT theo tuổi và giới tính
Tuổi
Cân nặng (kg)
ĐTB(1) - ĐTB(2) P(1-2)Nam (1) Nữ (2) Chung
SL ĐTB SD Tăng SL ĐTB SD Tăng SL ĐTB SD Tăng
16 248 48,58 7,73 269 43,23 5,24 517 45,80 7,08 5,35 p<0,05
17 188 51,21 8,08 2,63 266 44,41 4,79 1,18 454 47,22 7,18 1,42 6,8 p<0,05
18 201 51,76 7,98 0,55 248 44,02 5,10 -0,39 449 47,48 7,59 0,26 7,74 p<0,05
Tăng trung bình/năm 1,59 0,40 0,84
Bảng 1. Chiều cao đứng của HS THPT theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chiều cao đứng trung bình (cm)
ĐTB(1) -
ĐTB(2) P(1-2)
Nam (1) Nữ (2) Chung
Số lượng
(SL)
Điểm trung
bình
(ĐTB)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Tăng SL ĐTB SD Tăng SL ĐTB SD Tăng
16 248 161,26 6,68 269 152,34 5,2 517 156,62 7,43 8,92 p<0,05
17 188 165,21 5,36 3,95 266 154,78 4,68 2,44 454 159,10 7,14 2,48 10,43 p<0,05
18 201 164,54 5,42 -0,67 248 154,29 4,97 -0,49 449 158,88 7,26 -0,22 10,25 p<0,05
Tăng trung bình/năm 1,64 0,97 1,13
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
7
Bảng 2 cho thấy, cân nặng trung bình của HS THPT
tăng dần theo tuổi. Lúc 16 tuổi, HS nặng trung bình là
45,8 ± 7,08 kg nhưng đến 18 tuổi đã đạt 47,48 ± 7,59 kg.
Mức tăng trung bình mỗi năm là 0,84 kg. Tốc độ tăng
cân của HS ở các độ tuổi không đồng đều, giai đoạn
16-17 tuổi có tốc độ tăng cân lớn hơn giai đoạn 17-18
tuổi. Tốc độ tăng cân trung bình của nam tăng nhanh hơn
nữ, nam tăng 1,59 kg/năm, nữ tăng 0,84 kg/năm. Trong
cùng một lứa tuổi thì HS nam luôn có cân nặng lớn hơn
HS nữ (p<0,05). So sánh kết quả thu được trong nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Đoàn Yên - Trịnh Bỉnh Dy [4], nhưng so với nghiên cứu
của Lương Thị Cẩm Cúc [2] thì cân nặng của HS trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Sự khác nhau này có
thể lí giải là do HS được nghiên cứu ở hai khu vực nông
thôn và thành thị có điều kiện KT-XH khác nhau.
2.2.3. Vòng ngực trung bình của học sinh trung học phổ
thông theo tuổi và giới tính (xem bảng 3)
Bảng 3 cho thấy, vòng ngực trung bình của HS
THPT tăng dần theo tuổi. Lúc 16 tuổi, HS có vòng ngực
trung bình là 76,56 ± 5,24 cm, nhưng đến 18 tuổi đã đạt
79,22 ± 4,99 cm. Mức tăng trung bình mỗi năm là 1,33
cm. Tốc độ tăng vòng ngực của HS ở các độ tuổi không
đồng đều. Giai đoạn 16-17 tuổi, có tốc độ tăng vòng ngực
lớn hơn và đạt trung bình 2,06 cm, trong đó nam tăng cao
hơn nữ. Ở giai đoạn 17-18 tuổi, tốc độ tăng vòng ngực
chỉ đạt 0,61cm, trong đó nữ tăng cao hơn nam. Trong
cùng một lứa tuổi thì sự khác biệt về kích thước vòng
ngực giữa nam và nữ rõ nhất ở tuổi 16, nữ đạt 77,12 ±
4,5 cm lớn hơn nam đạt 75,96 ±5,88 (p<0,05). Ở lứa tuổi
17 và 18, HS nam và nữ có kích thước vòng ngực tương
đương nhau (p>0,05). Vòng ngực trung bình của HS
trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Loan [1], nhưng lại thấp hơn so
với kết quả nghiên cứu của Lương Thị Cẩm Cúc [2].
2.2.4. Chỉ số BMI của học sinh trung học phổ thông theo
tuổi và giới tính (xem bảng 4)
Bảng 4 cho thấy, chỉ số BMI của HS THPT thay đổi
theo tuổi. Lúc 16 tuổi, chỉ số BMI trung bình là 18,63 ±
2,21 và đến 18 tuổi là 18,77 ± 2,38 kg/m2. Tốc độ tăng
BMI trung bình mỗi năm là 0,07 kg/m2. Tốc độ tăng BMI
ở các độ tuổi không đồng đều, BMI trung bình ở tuổi 16
cao hơn tuổi 17. Sự thay đổi chỉ số BMI qua mỗi năm
cũng khác nhau ở nam và nữ, nam thì tăng dần còn nữ thì
giảm dần qua mỗi năm. Sự thay đổi này có thể là do chiều
cao của nữ tăng nhanh hơn cân nặng của nữ qua mỗi năm.
Ở cả ba lứa tuổi, BMI của nam đều cao hơn nữ nhưng chỉ
thể hiện sự khác biệt rõ nhất ở lứa tuổi 18, BMI của nam
cao hơn nữ là 0,63 (p<0,05). So sánh kết quả thu được
trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Mai Văn Hưng - Trần Long Giang [5]
đối với HS cùng lứa tuổi ở khu vực nông thôn.
Bảng 3. Vòng ngực trung bình của HS THPT theo tuổi và giới tính
Tuổi
Vòng ngực trung bình (cm)
ĐTB(1) - ĐTB(2) P(1-2)Nam (1) Nữ (2) Chung
SL ĐTB SD Tăng SL ĐTB SD Tăng SL ĐTB SD Tăng
16 248 75,96 5,88 269 77,12 4,50 517 76,56 5,24 -1,16 p<0,05
17 188 79,01 6,72 3,05 266 78,34 4,45 1,22 454 78,62 5,51 2,06 0,67 p>0,05
18 201 79,49 5,68 0,48 248 79,01 4,27 0,67 449 79,22 4,95 0,61 0,48 p>0,05
Tăng trung bình/năm 1,77 0,94 1,33
Bảng 4. Chỉ số BMI của HS THPT theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chỉ số BMI (kg/m2) ĐTB(1) - ĐTB (2) P(1-2)Nam (1) Nữ (2) Chung
SL ĐTB SD tăng SL ĐTB SD tăng SL ĐTB SD tăng
16 248 18,64 2,44 269 18,62 1,98 517 18,63 2,21 0,02 p>0,05
17 188 18,72 2,51 0,08 266 18,52 1,67 -0,10 454 18,60 2,06 -0,03 0,20 p>0,05
18 201 19,12 2,77 0,40 248 18,49 1,98 -0,03 449 18,77 2,38 0,17 0,63 p<0,05
Tăng trung bình/năm 0,24 -0,06 0,07
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
8
2.2.5. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học phổ
thông theo tuổi và giới tính (xem bảng 5)
Bảng 5 cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của HS THPT
thay đổi theo tuổi.Ởcả 3 lứa tuổi, tình trạng dinh dưỡng của
HS tập trung chủ yếu ở mức bình thường (45,28%) và gầy
nhẹ (32,89%), mức gầy vừa (14,37%) và mức quá gầy
(5,85%), mức thừa cân ở các cấp độ (1,62%). Nếu gộp
chung thành 3 mức dinh dưỡng gầy (gầy vừa, gầy nhẹ, quá
gầy), bình thường, thừa cân (độ I, II, III) thì tình trạng dinh
dưỡng có sự thay đổi khác nhau theo tuổi và giới tính. HSở
lứa tuổi 16-18 có tình trạng gầy giảm dần, tình trạng thừa
cân tăng dần qua mỗi lứa tuổi. Trong đó, tỉ lệ gầy ở nữ cao
hơn nam và tỉ lệ nam thừa cân lại cao hơn nữ. Điều đáng
quan tâm là tỉ lệ HS có tình trạng dinh dưỡng bình thường
đạt 45,28% thấp hơn tỉ lệ HS có tình trạng dinh dưỡng gầy
các mức là 53,1%, chứng tỏ chế độ dinh dưỡng còn thấp
chưa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. So sánh
kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Mai Văn Hưng - Trần Long
Giang [5], so với nghiên cứu của Lương Thị Cẩm Cúc [2]
thì tỉ lệ HS trong nghiên cứu của chúng tôi có mức dinh
dưỡng gầy cao hơn, béo phì thấp hơn.
2.2.6. Thị lực của học sinh trung học phổ thông theo tuổi
và giới tính (xem bảng 6)
Bảng 6. Thị lực của HS THPT theo tuổi và giới tính
Tuổi Giới tính SL
Bình thường Tật khúc xạ Cận Loạn Viễn
SL TL % SL % SL % SL % SL %
16 (Lớp 10)
Nam 248 212 85,48 36 14,52 30 12,10 9 3,63 0 0
Nữ 269 217 80,67 52 19,33 43 15,99 15 5,58 1 0,37
Chung 517 429 82,98 88 17,02 73 14,12 24 4,64 1 0,19
17 (lớp 11)
Nam 188 159 84,57 29 15,43 22 11,70 9 4,79 1 0,53
Nữ 266 202 75,94 64 24,06 56 21,05 13 4,89 2 0,75
Chung 454 361 79,52 93 20,48 78 17,18 22 4,85 3 0,66
18 (lớp 12) Nam 201 169 84,08 32 15,92 27 13,43 11 5,47 0 0Nữ 248 187 75,40 61 24,60 55 22,18 17 6,85 1 0,40
Bảng 5. Tình trạng dinh dưỡng của HS THPT theo tuổi và giới tính
Tuổi Giới tính SL
Quá gầy
(<16)
Gầy vừa
(16-16,99)
Gầy nhẹ
(17-18,49)
Bình thường
(18,5-24,99)
Thừa cân độ I
(25-29,99)
Thừa cân độ
II, III (≥30)
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
16
(lớp 10)
Nam 248 21 8,47 43 17,34 66 26,61 112 45,16 6 2,42 0 0
Nữ 269 12 4,46 32 11,90 103 38,29 120 44,61 2 0,74 0 0
Chung 517 33 6,38 75 14,51 169 32,69 232 44,87 8 1,55 0 0
17
(lớp 11)
Nam 188 11 5,85 40 21,28 57 30,32 75 39,89 4 2,13 1 0,53
Nữ 266 10 3,76 31 11,65 98 36,84 126 47,37 1 0,38 0 0
Chung 454 21 4,63 71 15,64 155 34,14 201 44,27 5 1,10 1 0,22
18
(lớp 12)
Nam 201 13 6,47 20 9,95 62 30,85 99 49,25 6 2,99 1 0,50
Nữ 248 16 6,45 38 15,32 81 32,66 111 44,76 2 0,81 0 0
Chung 449 29 6,46 58 12,92 143 31,85 210 46,77 8 1,78 1 0,22
Tổng
Nam 637 45 7,06 103 16,17 185 29,04 286 44,90 16 2,51 2 0,31
Nữ 783 38 4,85 101 12,90 282 36,02 357 45,59 5 0,64 0 0
Chung 1420 83 5,85 204 14,37 467 32,89 643 45,28 21 1,48 2 0,14
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
9
Chung 449 356 79,29 93 20,71 82 18,26 28 6,24 1 0,22
Tổng
Nam 637 540 84,77 97 15,23 79 12,40 29 4,55 1 0,16
Nữ 783 606 77,39 177 22,61 154 19,67 45 5,75 4 0,51
Chung 1420 1146 80,70 274 19,30 233 16,41 74 5,21 5 0,35
p = 0,000459
Bảng 6 cho thấy, tình trạng thị lực của HS THPT thay
đổi theo tuổi. Tỉ lệ HS mắc tật khúc xạ ở ba lứa tuổi là
19,3%. Trong đó, HS mắc tật cận thị chiếm tỉ lệ khá cao
là 16,41%; 5,21% loạn thị và 0,35% viễn thị. Tỉ lệ HS
mắc tật khúc xạ qua mỗi lứa tuổi có xu hướng tăng dần,
16 tuổi có 17,02%; 17 tuổi có 20,48%; 18 tuổi có
20,71%. Tỉ lệ HS nữ mắc tật khúc xạ cao hơn HS nam
(p<0,05), chứng tỏ giới tính có ảnh hưởng đến tình trạng
tật khúc xạ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương - Hoàng Hữu
Khôi [6]. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Triết [7] có tỉ lệ HS mắc tật khúc xạ ở cấp 3 là
41% thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn.
Điều này cho biết HS ở nông thôn có tỉ lệ mắc tật khúc
xạ thấp hơn HS ở thành thị.
2.2.7. Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học sinh trung
học phổ thông
Có rất nhiều yếu tố về di truyền, về môi trường sống
như dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc sức khỏe, phương
pháp học tập có liên quan đến tình trạng mắc tật khúc
xạ. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát một số hành vi hoạt động hằng ngày của HS có
liên quan đến tật khúc xạ và thu được kết quả ở bảng sau
(bảng 7):
Bảng 7 cho thấy, trong 274 HS mắc tật khúc xạ, HS có
hành vi không tốt cho mắt chiếm tỉ lệ cao như thường
xuyên chơi game 24,88%; thườngxuyên xem tivi 21,36%;
không tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời 32,3%.
Xét trong mỗi hành vi, HS có hành vi không tốt chiếm tỉ
lệ cao hơn nhiều so với HS có hành vi tốt cho mắt
(p<0,001). Qua phân tích chứng tỏ tật khúc xạ của HS có
liên quan đến hành vi hoạt động hằng ngày của HS như
chơi game, xem tivi, chơi thể thao ngoài trời. Điều này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Hoàng
Ngọc Chương - Hoàng Hữu Khôi [6]. Như vậy, HS sử
dụng thiết bị điện tử ngày càng nhiều và sử dụng thiếu
khoa học, hạn chế thời gian vui chơi ngoài trời là yếu tố
góp phần tác động đến sự gia tăng tình trạng mắc tật khúc
xạ ở tuổi học đường.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy: HS từ 16-18 tuổi ở thị trấn
Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có chiều
cao tăng dần theo tuổi và tốc độ tăng không đều; cân nặng
của HS cũng tăng theo lứa tuổi, tốc độ tăng cân trung
bình của nam tăng nhanh hơn nữ; vòng ngực tăng cao ở
giai đoạn 16-17 tuổi. Chỉ số BMI ở nam tăng dần còn nữ
thì giảm dần qua mỗi năm. Ở cả 3 khối lớp, chỉ số BMI
ở mức gầy đều cao hơn mức bình thường. HS ở lứa tuổi
16-18 có tình trạng gầy giảm dần, tình trạng thừa cân tăng
dần qua mỗi lứa tuổi. Tỉ lệ HS mắc tật khúc xạ chiếm tỉ
lệ khá cao, trong đó tật khúc xạ chủ yếu là cận thị có xu
hướng tăng dần và nữ cao hơn nam. HS mắc tật khúc xạ
thường có hành vi không tốt cho mắt như thường xuyên
chơi game, xem ti vi, không tham gia các hoạt động thể
thao ngoài trời.
Từ thực trạng trên, cần có một số biện pháp để nâng
cao thể lực, tầm vóc cũng như hạn chế tình trạng mắc tật
khúc xạ của HS. Đối với nhà trường, cần đổi mới phương
pháp dạy học nhằm giảm áp lực học tập cho HS; giáo dục
cho HS phương pháp học tập và thư giãn khoa học đối
Bảng 7. Mối liên quan giữa hành vi của HS với tỉ lệ mắc tật khúc xạ
Hành vi Tổng SL Có tật khúc xạ PSL %
Chơi game thường xuyên Không chơi 596 69 11,58 p<0,001Có chơi 824 205 24,88
Xem tivi thường xuyên Không xem 315 38 12,06 p<0,001Có xem 1105 236 21,36
Tham gia hoạt động thể thao ngoài trời Có tham gia 903 107 11,85 p<0,001Không tham gia 517 167 32,30
Tổng 1420 274 19,30
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
10
với mắt; lồng ghép có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa;
giáo dục rèn luyện thể dục, thể chất; giáo dục kĩ năng
sống; giáo dục dinh dưỡng giúp HS có hành vi tốt cho
sức khỏe và có kĩ năng tự rèn luyện và bảo vệ sức khỏe
cho chính mình. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phối
hợp chặt chẽ với gia đình để có những biện pháp hợp lí
giúp thanh, thiếu niên phát triển cơ thể hài hòa, cân đối
và trở thành thanh niên có sức khỏe, tầm vóc tốt.
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Thị Loan -Lê Thị Tám (2012). Nghiên cứu một số
chỉ số thể lực của học sinh từ 12 đến 18 tuổi ở huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Báo cáo khoa học về
nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 147-154.
[2] Lương Thị Cẩm Cúc - Nguyễn Thị Tường Loan - Võ
Văn Toàn (2014).Các chỉ số về chiều cao, cân nặng, thị
lực và tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường trung
học phổ thông Trưng Vương, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định. Kỉ yếu Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học
các trường đại học sư phạm toàn quốc, lần thứ VII, tập
2, tr 485-489.
[3] Nguyễn Thị Tường Loan - Võ Văn Toàn - Phan Thị
Bích Tuyền (2015).Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học
của học sinh trung học phổ thông huyện Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên. Kỉ yếu Hội thảo Sinh học vì sự phát triển bền
vững ở Phú Yên và khu vực Trung bộ-Tây Nguyên”, tr
60-68.
[4] Đoàn Yên - Trịnh Bỉnh Dy - Đào Phong Tần (1993).
Biến động một số thông số hình thái và sinh lí qua các
lứa tuổi - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lão khoa
cơ bản. Bộ Y tế, Hà Nội.
[5] Mai Văn Hưng - Trần Long Giang (2013).Nghiên cứu
một số đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh trung
học phổ thông tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 11, tr 39-47.
[6] Hoàng Ngọc Chương-Hoàng Hữu Khôi-Nguyễn Tịnh
Anh (2010). Đánh giá tình hình thị lực và tật khúc xạ
của học sinh, sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng
Kĩ thuật Y tế II. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
họcĐà Nẵng, số 2 (37), tr 198-204.
[7] Nguyễn Thanh Triết (2012).Đánh giá tỉ lệ tật khúc xạ
và các nguyên nhân giảm thị lực ở học sinh tại thành
phố Quy Nhơn, BìnhĐịnh. Kỉ yếu Hộinghị Nhãn khoa
toàn quốc 2012, Hà Nội ngày 12-13/10/2012, tr 82-86.
[8] Vũ Quang Dũng (2008). Nghiên cứu thực trạng và một
số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực trung
du tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ Y học, TrườngĐại
họcY -Dược -Đại họcThái Nguyên.
[9] Nguyễn Thanh Triết -Nguyễn Văn Thành (2012).Đánh
giá tỉ lệ tật khúc xạ và các nguyên nhân giảm thị lực ở
học sinh tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp
chí Nhãn khoa Việt Nam, số 23, tr 10-17.
[10] Hoàng Hữu Khôi (2017).Nghiên cứu tật khúcxạ và mô
hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phốĐà
Nẵng. Luận án tiến sĩ Y học,Đại học Huế.
[11] Trúc Quân (2014). Chăm sóc thị lực cho trẻ. NXB
Phụ nữ.
[12] Đỗ Như Hơn (2012).Nhãn khoa tập 1. NXBY học.
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC...
(Tiếp theo trang 15)
Như vậy, KNS chỉ có thể hình thành khi HS tương
tác với bạn bè và những người xung quanh thông qua các
HĐGDTN bằng các tình huống thực tế trong cuộc sống.
Đặc biệt, đối với HS THPT chuyên, GD KNS lại càng
cần thiết để có thể cân bằng cuộc sống và phát triển toàn
diện bản thân.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2009). Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT
ngày 04/8/2009 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học
2009-2010.
[2] Nguyễn Thanh Bình (2011).Giáo trình chuyên đề giáo
dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
[3] Huỳnh Văn Sơn (2009). Nhập môn về kĩ năng sống.
NXB Giáo dục Việt Nam.
[4] Nguyễn Quang Uẩn (2008).Khái niệm kĩ năng sống xét
theo góc độ tâm lí học. Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr 2-4.
[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn
Tính -Vũ Phương Liên (2013).Giáo dục giá trị sống và
kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Viện Ngôn ngữ học (2003). Từ điển Tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng
[7] Đinh Thị Kim Thoa (2015). Tài liệu tập huấn kĩ năng
xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong trường trung học. Chương trình phát triển giáo dục
trung học.
[8] Nguyễn Thanh Bình (2008). Xây dựng và thực nghiệm
một số chủđề giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh
trung học phổ thông. Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ
-Mã số B2007-17-57.
[9] Nguyễn Thị Liên (2016). Tổchức hoạtđộng trải nghiệm
sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[10] Hà Nhật Thăng (2004). Công tác giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường phổ thông. NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuc_trang_cac_chi_so_hinh_thai_va_thi_luc_cua_ho.pdf