Mục đích: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến chứng khi giải phóng ngón tay bật qua da bằng
kim 18G.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt qua da ròng rọc A1 bằng kim 18G trên
25 ngón tay của 3 xác tươi và 5 ngón tay của bàn tay đứt lìa. Sau đó, chúng tôi phẫu tích bàn tay quan sát ròng
rọc A1, A2, các tổn thương gân gấp và bó mạch thần kinh gan ngón tay nếu có.
Kết quả: Trong số 30 ngón tay ngiên cứu, có 87% (26/30) cắt được hoàn toàn ròng rọc A1, 13% (4/30) cắt
không hoàn toàn. Tổn thương gân gấp ở các mức độ khác nhau: từ rách nông trên bề mặt 87% (26/30), rách dọc
nông 10% (3/30), rách dọc sâu 3% (1/30). Tuy nhiên, không có trường hợp nào bị đứt gân gấp nông hay sâu. Có
1 (3%) trường hợp ở ngón tay 1 bị rách nông bao khớp trước của khớp bàn ngón tay. Không có trường hợp nào
bị tổn thương ròng rọc A2 hay bó mạch thần kinh gan ngón tay.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm cắt qua da ròng rọc a1 trên xác bằng kim 18g ứng dụng trong điều trị ngón tay bật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 444
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CẮT QUA DA RÒNG RỌC A1
TRÊN XÁC BẰNG KIM 18G ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NGÓN TAY BẬT
Đỗ Phước Hùng*, Nguyễn Trung Hiếu*, Trang Mạnh Khôi**
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến chứng khi giải phóng ngón tay bật qua da bằng
kim 18G.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt qua da ròng rọc A1 bằng kim 18G trên
25 ngón tay của 3 xác tươi và 5 ngón tay của bàn tay đứt lìa. Sau đó, chúng tôi phẫu tích bàn tay quan sát ròng
rọc A1, A2, các tổn thương gân gấp và bó mạch thần kinh gan ngón tay nếu có.
Kết quả: Trong số 30 ngón tay ngiên cứu, có 87% (26/30) cắt được hoàn toàn ròng rọc A1, 13% (4/30) cắt
không hoàn toàn. Tổn thương gân gấp ở các mức độ khác nhau: từ rách nông trên bề mặt 87% (26/30), rách dọc
nông 10% (3/30), rách dọc sâu 3% (1/30). Tuy nhiên, không có trường hợp nào bị đứt gân gấp nông hay sâu. Có
1 (3%) trường hợp ở ngón tay 1 bị rách nông bao khớp trước của khớp bàn ngón tay. Không có trường hợp nào
bị tổn thương ròng rọc A2 hay bó mạch thần kinh gan ngón tay.
Kết luận: Kỹ thuật cắt ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G trên xác bước đầu cho thấy là một kỹ thuật hiệu
quả và an toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật viên cần phải được luyện tập thành thạo trước khi áp dụng vào lâm sàng.
Từ khóa: ngón tay lò xo, viêm hẹp bao gân gấp, cắt ròng rọc qua da.
ABSTRACT
PERCUTANEOUS RELEASE OF THE A1 PULLEY WITH 18G NEEDLE: A CADAVER STUDY
FOR STENOSING TENOSYNOVITIS MANAGEMENT
Do Phuoc Hung, Nguyen Trung Hieu, Trang Manh Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 444 ‐ 448
Background: Stenosing tenosynovitis of the fingers is one of the most common problems treated by hand
surgeons. When conservative treatments fail surgical release of A1 pulley may be required. Recently, there have
been a number of reports on percutaneous release with a needle but the technique has been controversial.
Purposes: To evaluate the effectiveness, the safety and complications of the technique when performing
on cadaver.
Methods and materials: Case series report. The technique was applied on 25 fingers of cadavers and 5
fingers of one severed hand. Then all fingers were dissected to observe A1, A2 pulleys, tendons, MP joints and
digital neurovascular bundles.
Results: 87% (26/30) of fingers were completely cut A1 pulley, 13% (4/30) being incompletely cut. The
tendons were injuried with the various extents:scratching 87% (26/30),superficial tear 10% (3/30) and profound
tear 3%(1/30) and no case of rupture. One case of the thumbs was found superficial tear of MPJ capsule. Neither
A2 nor digital neurovascular bunbles were damaged.
Conclusion: Percutaneous release of the A1 pulley is initially effective and safe. However the technique
requires learning curve.
Keywords: trigger finger, stenosing tenosynovitis, percutaneous release.
* Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đỗ Phước Hùng ĐT: 0909274971 Email: dphungcr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 445
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm hẹp bao gân gấp (stenosing
tenosynovitis) hay ngón tay cò súng (trigger
finger) là một bệnh lí thường gặp ở bàn tay, đặc
biệt ở những người phải làm việc nhiều bằng tay
với những cử động lặp đi lặp lại hay gắng sức.
Giai đoạn đầu bệnh thường gây đau. Bệnh tiến
triển dần đến giới hạn vận động ngón tay vì vậy
ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động
của người bệnh. Việc điều trị tùy thuộc vào giai
đoạn bệnh mà lựa chọn điều trị bảo tồn (mang
nẹp ngón tay, uống NSAID, steroid, tiêm steroid
tại chổ) hay phẫu thuật (mổ kín hay hở). Cắt
kín ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G giải
phóng nơi viêm hẹp bao gân gấp được cho là
phương pháp ít xâm lấn nhất được Lorthior
thực hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Từ đó, kỹ
thuật này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên
cho đến nay vẫn còn không ít tranh cãi về khả
năng cắt đứt hoàn toàn ròng rọc A1 hay không,
cũng như biến chứng tổn thương gân, mạch
máu, thần kinh cùa ngón tay do còn thiếu
những bằng chứng khách quan về mặt giài phẫu
đại thể. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này góp phần làm sáng tỏ tính an toàn, hiệu
quả của phương pháp giải phóng ròng rọc A1
qua qua bằng kim 18G.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến
chứng khi giải phóng ngón tay bật qua da bằng
kim 18G trên xác tươi.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiền cứu. Đối tượng
nghiên cứu: 25 ngón tay của 3 xác tươi được bảo
quản tại Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại học Y Dược
Tp. HCM và 5 ngón tay của 1 bàn tay đứt lìa ở
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Thời gian
nghiên cứu: từ tháng 07/2012 đến 07/2013.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Xác tươi người trưởng thành có bàn tay còn
nguyên vẹn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Xác tươi có bàn tay biến dạng, sẹo cũ ở bàn ‐
ngón tay có liên quan tới vùng phẫu tích.
Số liệu được xử lý bằng toán thống kê Stata
10.0, Microsoft Office Excel 2007
Nghiên cứu được tiến hành qua các bước
sau:
Bước một: Xác định vị trí của ròng rọc A1
các ngón trên bề mặt da gan tay.
Các ngón dài: Khoảng cách từ nếp gấp liên
đốt gần của ngón 2,3,4,5 đến nếp gấp bàn ngón
bằng khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón đến bờ
trên của ròng rọc A1, xác định được vị trí bờ trên
của ròng rọc A1 trên bề mặt da gan tay của ngón
2 đến 5. Bờ dưới của ròng rọc A1 (ngón 2 đến 5)
trên bề mặt da gan tay cách nếp gấp bàn ngón
tay lên trên khoảng 5mm, xác định được chiều
dài của ròng rọc A1 (ngón 2 đến 5) trên lòng bàn
tay(3).
Ngón cái: Bờ trên của ròng rọc A1 ngón cái ở
gan tay đối xứng với đỉnh cao nhất phía sau trên
của chỏm xương bàn 1 ở tư thế gấp khớp bàn
đốt ngón cái 45 độ. Chiều dài của ròng rọc A1
ngón cái là 5,3mm. (7).
Bước hai: Dùng cạnh bên của đầu kim 18G
cắt kín qua da hoàn toàn ròng rọc A1 các ngón 1
đến 5.
Bơm 1cc nước muối sinh lí vào mô mềm mặt
trước ròng rọc để tạo khoảng trống lỏng lẻo cho
kim hoạt động không bị cản trở. Dựa vào các
mốc đã đánh dấu trên gan tay xác định vị trí
đâm kim ngay phía trên của bờ trên ròng rọc A1,
hướng kim vuông góc với gan tay. Dùng đầu
kim”rà” trên bề mặt ròng rọc A1 để xác định
ước lượng giới hạn.
Di chuyển kim lên xuống hướng theo trục
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 446
dọc gân, dung cạnh bên đầu kim cắt ròng rọc
A1, hướng cắt đi về phía xa và không vượt qua
nếp gấp bàn ngón tay.
Bước ba: Phẫu tích bộc lộ ròng rọc A1, A2,
gân gấp nông, sâu và bó mạch thần kinh gan
ngón tay.
Rạch da hình zig zag từ nếp liên đốt gần đến
giữa lòng bàn tay theo chiều dọc của gân.
Bộc lộ ròng rọc A1 xem có cắt hoàn toàn
không, nếu không hoàn toàn thì phần còn lại là
bao nhiêu.
Bộc lộ ròng rọc A2 xem có bị cắt phạm tới
không.
Bộc lộ gân gấp nông và gân gấp sâu đánh
giá mức độ tổn thương gân: trầy sướt bề mặt,
rách dọc gân hoàn toàn, đứt gân.
Kiểm tra sự toàn vẹn của bao khớp bàn
ngón tay.
Bộc lộ bó mạch thần kinh gan ngón bên trụ
và bên quay xem có bị tổn thương không.
Bước bốn: Tổng hợp và phân tích các số liệu
* Hiệu quả: được xác định thông qua tỉ lệ
ròng rọc A1 được cắt hoàn toàn(hiệu quả, hiệu
quả một phần (ròng rọc được cắt >75% chiều dài
nhưng còn 1 phần chưa được cắt),không hiệu
quả(ròng rọc được cắt ≤75%).
* An toàn: được xác định thông qua tỉ lệ tổn
thương gân gấp và mức độ tổn thương gân
gấp(xướt bề mặt, rách nông <30% độ dầy của
gân, rách sâu≥ 30% độ dầy của gân tại vị trí
rách),tỉ lệ tổn thương bao khớp bàn đốt ngón
tay, tỉ lệ tổn thương bó mạch thần kinh gan
ngón tay(xướt, thủng, rách).
KẾT QUẢ
Chúng tôi tiến hành cắt ngầm qua da ròng
rọc A1 bằng kim 18G trên 25 ngón tay của 3 xác
tươi được bảo quản tại Bộ môn Giải Phẫu Học,
Đại học Y dược Tp. HCM và 5 ngón tay của bàn
tay đứt lìa (1 nữ, 3 nam) với kết quả như sau:
Bảng1: Ngón tay phẫu tích và các thương tổn giải phẫu
Thương tổn
Ngón tay
Ròng rọc A1 Ròng
Rọc A2
Gân gấp nông, sâu Rách bao
khớp
Thần
kinh
Mạch
máu Đứt 100% Đứt >75% Bề mặt Rách dọc Đứt gân
6 ngón 1 4 2 0 4 2 0 1 0 0
6 ngón 2 5 1 0 5 1 0 0 0 0
6 ngón 3 6 0 0 6 0 0 0 0 0
6 ngón 4 6 0 0 6 0 0 0 0 0
6 ngón 5 5 1 0 5 1 0 0 0 0
Tỉ lệ cắt được hoàn toàn ròng rọc A1 là: 26/30
= 87%; 13% (4/30) cắt hiệu quả một phần, không
có trường hợp nào cắt không hiệu quả.
Không có trường hợp nào bị cắt phạm đến
ròng rọc A2.
Tổn thương gân gấp ở các mức độ khác
nhau: xước nông trên bề mặt 87% (26/30), rách
dọc nông 10% (3/30), 3% rách dọc sâu (1/30%).
Tuy nhiên, không có trường hợp nào bị đứt gân
gấp nông hay sâu.
Có 1 (3,3%) trường hợp ở ngón tay 1 gân bị
rách dọc sâu và rách bề mặt bao khớp trước của
khớp bàn ngón tay (không thông vào bao khớp).
Không có trường hợp nào bị tổn thương bó
mạch thần kinh gan ngón tay.
BÀN LUẬN
Khả năng cắt ròng rọc A1 qua da với kim
Pope và Wolfe (1995) đã tiến hành giải
phóng qua da cho 13 trường hợp ngón tay bật
bằng kim 19G. Sau đó, tác giả tiến hành mổ hở
để quan sát ròng rọc A1 cho thấy: có 8 trường
hợp (61,5%) cắt đứt hoàn toàn ròng rọc A1, còn 5
trường hợp (38,5%) chỉ đứt bán phần. Cũng năm
1995, Bain báo cáo có 20% trường hợp không cắt
hoàn toàn ròng rọc A1, 12% giải phóng ròng rọc
A1 thất bại khi thực hiện nghiên cứu trên xác.
Michael J. Dunn (1999)(2) cũng ghi nhận chỉ có
38% (10/26) trường hợp cắt hoàn toàn ròng rọc
A1 bằng kim 19G. Một nghiên cứu khác của tác
giả Slesarenco (2006) (8) ghi nhận: chỉ có 59 ngón
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 447
(59%) cắt được hoàn toàn ròng rọc A1, các
trường hợp còn lại đều cắt không hoàn toàn đặc
biệt ở các ngón 1, 2 và 5. Trong nghiên cứu
chúng tôi, có 26 trường hợp (87%) cắt được hoàn
toàn ròng rọc A1, 4 trường hợp (13%) cắt hiệu
quả một phần. Như vậy, kỹ thuật cắt kín qua da
bằng kim có hiệu quả trong hầu hết các trường
hợp. Các trường hợp cắt không hoàn toàn chiếm
tỉ lệ nhỏ, phần ròng rọc còn lại chiếm dưới ¼
chiều dài ròng rọc. Nếu áp dụng trên lâm sàng tỉ
lệ hiệu quả rất có thể sẽ tăng lên do có thể cắt
thêm lần nữa nếu vẫn còn có dấu hiệu “kẹt”
(dấu bật ngón tay, cảm giác vướng khi gấp duỗi
ngón tay, dấu “khựt” khi đặt tay lên vị trí ròng
rọc trong lúc bệnh nhân gập duỗi các ngón).
Vấn đề cắt “quá” làm phạm ròng rọc A2
Slesarenco (2006)(8): cắt kín qua da 100 ngón
tay bằng kim 18G ghi nhận chỉ có 2 trường hợp
cắt phạm vào ròng rọc A2 1mm (10% chiều dài
ròng rọc). Còn trong nghiên cứu của Michael J.
Dunn (1999)(2) trên 26 ngón tay và Ron Hazani
(2008)(5) trên 45 ngón tay thì không có trường
hợp nào cắt phạm vào ròng rọc A2. Chúng tôi
cũng có kết quả tương tự, trong số 30 ngón tay
giải phóng ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G
không có trường hợp nào cắt phạm vào ròng rọc
A2. Như vậy, thực hiện kỹ thuật dưới hướng
dẫn của các mốc giải phẫu bề mặt gan tay nói
trên giúp bảo tồn được ròng rọc A2.
Mức độ tổn thương gân gấp
Trong nghiên cứu của Michael J. Dunn
(1999)(2) ghi nhận: có 73% (19/26) trường hợp có
tổn thương gân gấp từ mức độ nhẹ <5% bề dầy
của gân (11 trường hợp) đến rách gân sâu > 30%
bề dầy gân (2 trường hợp), nhưng không có
trường hợp nào bị đứt gân. Tương tự, nghiên
cứu của Slesarenco (2006)(8) cũng cho thấy có
46% trường hợp tổn thương gân với sướt bề mặt
(70%) hay rách sâu (30%) chứ không có trường
hợp nào đứt gân. Các nghiên cứu khác trên xác
hay lâm sàng qua đánh giá và theo dõi bệnh
nhân cũng cho kết quả tương tự như: Lorithior
(1958), Eastwood (1992), Oguz Cebesoy (2007)(1),
Han Koo Ryu (2009)(5) Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tất cả 30 trường hợp đều có tổn
thương gân, trong đó 87% trầy sướt bề mặt, 10%
rách dọc nông, 3% rách dọc sâu và không có
trường hợp nào đút gân. Như vậy, với kỹ thuật
cắt ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G thì tổn
thương gân gấp là không thể tránh khỏi. Tuy
nhiên, mức độ tổn thương gân đa số là nhẹ và ít
gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổn thương khớp bàn ngón tay
Chúng tôi có 1 (3,3%) trường hợp cắt kim
quá sâu, để phạm vào bao khớp bàn ngón tay
của ngón 1. Trường hợp này được thực hiện trên
bàn tay đứt lìa và là lần đầu thực hiện kỹ thuật
nên chưa có cảm giác về độ sâu của kim, cũng
như sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật. Ngoài ra,
việc thực hiện cắt kín trên bàn tay đứt lìa, các
gân gấp bị mất cố định ở phần nguyên ủy cũng
có thể là nguyên nhân làm giảm cảm giác qua
gân khi cắt. Biến chứng này không được ghi
nhận qua nghiên cứu của các tác giả khác khi
thực hiện trên xác tươi.
Tổn tương mạch máu, thần kinh gan
ngón tay
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
trường hợp nào bị tổn thương bó mạch thần
kinh gan ngón tay. Kết quả này cũng tương tự
nghiên cứu của các tác giả khác như: Pope và
Wolfe (1995), Michael J. Dunn (1999)(2),
Slesarenco (2006)(8) và Ron Hazani (2008)(6)
Như vậy kỹ thuật cắt kín qua da ròng rọc A1
bằng kim 18G, nếu được thực hiện dựa trên gân
gấp và hướng dẫn vị trí cắt nhờ các mốc giải
phẫu trên mặt da gan tay thì có thể tránh được
tổn thương bó mạch thần kinh gan ngón tay.
Mặt hạn chế của đề tài
Do kỹ thuật tiến hành trên xác nên thiếu các
đối chiếu lâm sàng của bệnh nhân trong khi
thực hiện kỹ thuật như: dấu hiệu cò súng còn
hay hết.
Nốt gân trong ngón tay cò súng có thể sờ
thấy trên lâm sàng cũng là 1 chỉ điểm để xác
định vị trí của ròng rọc A1. Do nghiên cứu trên
xác không có chỉ điểm này nên có thể làm giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 448
tính hiệu quả của phương pháp.
KẾT LUẬN
Mặc dù có những hạn chế về cở mẫu cũng
như các đối chiếu về lâm sàng, nghiên cứu thực
nghiệm bước đầu cũng cho thấy tỉ lệ giải phóng
được hoàn toàn ròng rọc A1 khá cao (87%) mà
không có 1 biến chứng nghiêm trọng nào về mặt
giải phẫu. Do đó, kỹ thuật cắt ròng rọc A1 qua
da bằng kim 18G trên xác bước đầu cho thấy là
một kỹ thuật hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên,
phẫu thuật viên cần phải được luyện tập thành
thạo trước khi áp dụng vào lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cebesoy O, Kose KC, Baltaci ET, Isik M (2007), “Percutaneous
release of the trigger thumb: is it safe, cheap and effective?”,
International Orthopaedics (SICOT), Vol.31(3), pp.345‐349.
2. Dunn MJ, Pess GM (1999),“Percutaneous Trigger Finger
Release:A Comparison of a New Push Knife and a 19‐Gauge
Needle in a Cadaveric Model”, The Journal of Hand Surgery,
Vol 24A(4), pp. 860‐865.
3. Fiorini HJ, Santos JB, Hirakawa CK, Sato ES, Faloppa F,
Albertoni WM (2011), “Anatomical Study of the A1 Pulley:
Length and Location by Means of Cutaneous Landmarks on
the Palmar Surface”, JHS, Vol. 36A pp. 464‐468.
4. Habbu R, Putnam MD (2012), “Percutaneous release of the
A1 pulley: a cadaver study”, J Hand Surg Am, Vol. 37(11), pp.
2273‐2277.
5. Han KR (2009), “Clinical experience of the percutaneous
release for trigger fingers”, Korean J Anesthesiol, Vol. 56(1),
pp.60‐65.
6. Hazani R, et al (2008), “Assessment of the Distal Extent of the
A1 Pulley Release: A New Technique”, Journal of plastic
surgery, Vol. 8, pp.423‐427.
7. Jongjirasiri Y (2009), “Length and Landmark of A1 Pulley in
Hand: An Anatomical Study”, J Med Assoc Thai, Vol.
92(1),pp.41‐46.
8. Slesarenko Y A (2006), “Percutaneous release of A1
pulley”, Techniques in Hand and Upper Extremity Surgery,
Vol. 10(1), pp.54‐56.
Ngày nhận bài báo: 24/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 444_6404.pdf