Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 2

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập.Trong hoạt động tư pháp

phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu tâm lý của đối tượng quan

tâm. Bởi đặc trưng tâm lý của con ngưòi thường được ghilại dấu ấn thông qua các

tài liệu độc lập, khác nhau như trong báo cáo tổng kết, trong nhật ký, trong các tác

phẩm của người đó tạo ra Khái quát các tài liệu độc lập này có thể giúp ta đưa ra

các kết luận nhất định về đối tượng nghien cứu như nhũng thuộc tính tâm lý của

họ.

pdf11 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 2 3. Phưong pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập.Trong hoạt động tư pháp phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu tâm lý của đối tượng quan tâm. Bởi đặc trưng tâm lý của con ngưòi thường được ghi lại dấu ấn thông qua các tài liệu độc lập, khác nhau như trong báo cáo tổng kết, trong nhật ký, trong các tác phẩm của người đó tạo ra…Khái quát các tài liệu độc lập này có thể giúp ta đưa ra các kết luận nhất định về đối tượng nghien cứu như nhũng thuộc tính tâm lý của họ. Về cách sử dụng: Với phương pháp này các cán bộ tư pháp không trực tiếp tiép xúc với đối tượng để có cơ hội để quan sát, phỏng vấn hay đặt câu hỏi trực tiếp đến đối tượng cho nên để có thể biết được tâm lý của đối tượng thì cán bộ tư pháp cần có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu tàiliệu, cần phải triệt để tuân thủ những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận của tâm lý học, phải có kế hoạch nghiên cứu hồ sơ hợp lý, cần phân loại và có cách phân tích và đánh giá những sự kiện, con số nhận được một cách khách quan, trung thực, phải độc lập trong nghiên cứu để có thể đạt được những kết quả chân thực. Việc nghiên cứu tài liệu này tạo điều kiện cho người nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sự kiện, hiện tượng một cách khách quan, hiệu quả. Trong giai đoạn điều tra thì hoạt động nhận thức là chu yếu và quan trọng, điều tra viên nói riêng và các cơ quan, người tiến hành tố tụng nói chung có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tộ của người phạm tội cho nên việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập là một việc làm cần thiết. Khi nghiên cứu cần tập chung và có kế hoạch nghiên cứu khoa học và sắp xếp các kết quả một cách logic. Trong vụ nữ sinh Vũ Thị Kim Anh cứa cổ nhân tình trong xe Lexus năm vừa qua là một ví dụ điểm hình cho phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập. Trong vụ án này, các thông tin về kết quả học tập, thành tích hoạt động của nữ sinh Vũ Thị Kim Anh được đưa ra có nhiều thông tin khác nhau tìm hiểu đặc trưng tâm lý của đối tượng giúp cho cơ quan điều tra đưa ra những kết luận nhất định về thuộc tính tâm lý của đối tượng đó là một người có 4. Phưong pháp thực nghiệm: Là phương pháp trong đó mà trong đó các cán bộ tư pháp chủ động tạo ra các hiện tượng mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra những điều kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên. Có ba phương pháp thực nghiệm là phương pháp thực nghiệm trong tự nhiên, thực nghiệm tâm lý giáo dục và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Về cách sử dụng: Để thực nghiệm đạt được hiệu quả cao thì phải có sự nghiên cứu hồ sơ và các tình tiết khác có liên quan để xácđịnh mục đích của cuộc thực xác định được yêu cầu cần thực nghiệm là gì để từ đó lập kế hoạch thực nghiệm cho chu đáo nếu như thực nghiệm tự nhiên thì cần có sự hợp tác của nơi sẽ tiến hành thực nghiệm, cần chuân bị về ngươi, phương tiện, câu hỏi để khai thác thông tin, có những biện pháp đề phòng đột xuất xảy ra như sự xung đột trong giao tiếp, đối tượng bất hợp tác..hay thực nghiệm trong phòng thí nghiệm thì cần có những phương tiện máy móc tinh vi phức tạp; nếu thực nghiệm tâm lý thì cần có những điều kiện giáo dục thường áp dụng trong việc cải tạo ... Trong khi sử dụng phương pháp này thì các cán bộ tư pháp phải tuân thủ đúng pháp luật, không được xâm phạm đến nhân thân, danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người tham gia cuộc thực nghiệm, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục tố tụng..Cần phải tôn trọng sự thật khách quan. Kết quả thực nghiệm là cơ sỏ để đánh giá tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai những người tham gia tố tụng hoặc vật chứng hay giả thuyết điều tra, từ đó có thể biết đặc điểm tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu. Trong khi tiến hành thực nghiệm không được gò ép, dụ dôc hoặc có biểu hiện sai trái. Các cán bộ tư pháp khi tiến hành phương pháp thực nghiệm phải có thái độ khách quan, nghiêm túc khi phân tích. Đánh giá kết quả thực nghiệm cũng như bản thân cuộc thực nghiệm. Với phương pháp thực nghiệm có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là thaí độ, tình cảm.. hay thuộc tính tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ: Thực nghiệm trong tự nhiên dựa vào điều kiện hoạt động bình thường của đối tượng nghiên cứu để biết được thái độ, thuộc tính tâm lý của họ. Nó thường đựoc sử dụng trong giai đoạn điều tra, xét xử. Các cán bộ tư pháp có thể tiến hành thực nghiệm tìm hiểu thái độ của những người tham gia tố tụng thông qua giao tiếp được tiến hành tại gia đình hoặc nơi học tập, làm việc của họ…Hay thực nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm nghiên cứu những đặc điểm tâm lý trong điều kiện do người nghiên cứu tạo ra. Ví dụ Hiện nay, máy phát hiện nói dối được một số quốc gia dùng vào việc thẩm vấn các nghi can hoặc hỏi cung các tội phạm. Trong nhiều trường hợp, người ta dùng máy này để kiểm tra sự trung thực của những người xin vào làm việc ở các vị trí nhạy cảm. Thực chất, đây chỉ là một dụng cụ đo một số phản ứng của cơ thể người, đặc biệt là huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, sự thay đổi thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, sự co giãn của đồng tử... khi họ đang trả lời câu hỏi của điều tra viên. Khi kiểm tra, dây điện từ máy được nối áp vào hệ tim mạch (đầu, ngực, chân, tay) của người bị kiểm tra và dùng hệ thống câu hỏi.. 5. Phương pháp trắc nghiệm. Là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hoá về kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử và kết quả hoạt động của một hoặc nhiều người cung cấp về chỉ báo tâm lý như năng lực, xúc cảm, tính cách. Về cách sử dụng. Cần chú ý do đối tượng có thể có nhièu kết quả khác nhau cho nên cần phải áp dụng nhiều trắc nghiệm khác nhau. Trước khi tiến hành cần đầu tư thời gian và suy nghĩ để tiến hành một hồ sơ tâm lý chung về đối tượng, bao gồm nhiều khía cạnh về nhiều tình tiết khác nhau, xác định đặc tính tâm lý nào mà ta cần chọn để đánh giá. Trước khi tiến hành phải tạo cho đối tượng một sự yên tâm bằng những lời trao đổi tự nhiên, vui vẻ, thái độ cởi mở. Khi tiến hành các lời chỉ dẫn phải rõ ràng, chính xác theo yêu cầu của từng loại test, không được giải thích nghĩa hay hướng dẫn vì mục đích của test là để đánh giá hay đo lường một khả năng, một thái độ đã được chuẩn hoá, sự cắt nghĩa sẽ làm thay đổi giá trị của test. Test được xem là một phương pháp đơn giản và tiện lợi trong việc mô tả đặc điểm tâm lý, nhưng Test không thể nào phát hiện được những dấu hiệu và triệu chứng mà trực quan của nhà nghiên cứu có thể phát hiện. Vì thế để bổ xung, các nhà tâm lý thường phối hợp hai phương pháp : Phương pháp thực nghiệm mà test là phương tiện, phương pháp nghiên cứu tiền sử về đối tượng . 6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Đó là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm của hoạt động do con ngưòi làm ra để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của con ngưòi, bởi tâm lý- ý thức của con người được biểu hiện trong hành vi, hoạt động cụ thể của họ. Sử dụng phương pháp này có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý, biết được những hứng thú, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, trạng thái tâm lý.[/i] * Về cách sử dụng: Trong hoạt động tư pháp khi sử dụng phương pháp này không biết được quá trình làm ra nó, không biết được hoàn cảnh trong đó nó được làm ra như thế nào cho nên để sử dụng phương pháp này có hiệu quả cần: Dựng lại đầy đủ đến mức tối đa có thể quá trình đưa đến sản phẩm mà ta nghiên cứu, tìm cách phục hồi lại hoàn cảnh mà trong đó sản phẩm đuợc làm ra. Có thể bằng đàm thoại, phỏng vấn phục hồi lại hoàn cảnh trong đó sản phẩm được làm ra. Ví dụ có điều trac viên hỏi bị can: Anh đã chế tạo ra chiếc khoá đa năng để an cắp xe anh B trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào? Hay anh đã tiến hành vẽ bức tranh giả thay vào bức tranh X thật trong hàon cnhr và điều kiện như thế nào trong khi buổi triển lãm đang tiến hành? ...Trong các giai đoạn thì phương pháp này được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng và nó có thể đặt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là các thái độ, nhận thức, nguyên nhân, diẽn biến của hành vi phạm tội cũng như thuộc tính tâm lý của đối tượng. [/i]Vụ Jermaine McKinney cách đây gần 5 năm để che giấu vụ giết 2 mạng người trong bang Ohio của Mỹ. Sau khi giết một bà lão 70 tuổi và người con gái 45 tuổi trong nhà riêng của bà, Jermaine McKinney bắt đầu xóa tang chứng một cách rất chuyên nghiệp bằng cách kỳ cọ vết máu trên móng tay bằng hóa chất, nhặt từng mẩu thuốc lá rơi xuống nơi giết người, lau chùi cẩn thận để xóa tất cả các dấu tay và phủ chăn trên chiếc ô tô. Chúng đốt cả thân thể và trang phục của nạn nhân. Vì là người hâm mộ nhiều bộ phim hình sự hiện đại, nên Jermaine McKinney biết rõ các phương pháp của khoa học hình sự và tự suy ngược lại là phải làm gì để không bị bắt. Qua vụ việc của Jermaine McKinney cho thấy rằng căn cứ vào việc xóa đấu vết rất chuyên nghiệp có được nhờ hâm mộ những bộ phim hình sự hiện đại nên đã hình thành trong Hắn có thể gọi đó là những kỹ năng xóa dấu vết và một trạng thái tâm lý bình tĩnh, cẩn thận xóa dấu vết sau khi phạm tội và tin tưởng bằng cách đó sẽ không ai tìm được hắn là hung thủ.Các cơ quan tư pháp đã phát hiện ra thủ đoạn tinh vi này để bắt được hung thủ cũng như thấy được tâm lý của kẻ giết ngưòi 7. Phương pháp điều tra: Đây là phưong pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng cần nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề. Câu hỏi có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở. Dùng phương pháp này có thể trong một thơig gian ngắn thu thập được một số ý kiến của nhiều người, nhưng lại là ý kiến chủ quan. * Về cách sử dụng: Để phương pháp này đạt hiệu quả cao trong họat động tư pháp, các cán bộ tư pháp cần soạn thảo kỹ bản hướng dẫn điều tra, các câu hỏi đưa ra để thu thập kết quả điều tra của đối tưọng như:[/i] Quyết định hỏi những gì, sử dụng các câu văn ngắn gọn và đơn giản, nên tránh sử dụng các câu hỏi phủ định, đảm bảo những người hỏi phải có đủ kiến thức cần thiết. . Giữ cho người được hỏi hứng thú với đề tài, trả lời thẳng thắn và trung thực thì thông tin khảo sát thu được mới có giá trị cho việc tổng hợp và phân tích về sau.. Ví dụ dựa vào các phiếu điều tra ngưòi ta nghiên cứu được phẩm chất của nhũng người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm... đặc điểm tâm lý của người tham gia tố tụng như: bị can, bị cáo... 8. Phưong pháp nghiên cứu tiểu sử Là thông qua nhũng tài liệu về đời sống và hoạt động của đối tượng ghiên cứu hoặc những tài liệu do ngưòi khác viết về người đó để hiểu được hiểu được những hiện tượng xảy ra trong quá khứ, nhũng tài liệu này giúp phát hiện được những biểu hiện của hoạt động tâm lý đã xảy ra trong quá khứ. Nó góp phần cung cấp một số tài liệu cho việc chuẩn đoán tâm lý.[/i] * Về cách sử dụng trong hoạt động tư pháp. Các cán bộ tư pháp cần phải xác định mục đích của việc nghiên cứu tài liệu về đối tượng này là gì? Nguồn cung cấp tài liệu là gì? cần được khai thác ở nhiều nguồn khác nhau phải đảm bảo độ tin cậy để thấy có thẻ biết được biểu hiện tâm lý một cách toàn diện nhất, chính xác nhất. Các cán bộ nghiên cứu tiẻu sử cần, phân tích và nghiên cứu nó một cách khách quan, toàn diện có chọn lọc. Trong khi nghiên cứu cần kết hợp với việc đối chiếu , so sánh với những tình tiết khác của sự việc phạm tội hoặc những biểu hiện tâm lý của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm hiện tại. Trong giai đoạn điều tra trước khi hỏi cung bị can thì điều tra viên cần nghiên cứu tiểu sử của họ để có thể hiẻu được phần nào tâm lý của bị can là cơ sở để có chiến thuật hỏi cung bị can cho khôn khéo và hiệu quả, đánh đúng vào tâm lý của họ nhất là với những trường hợp ngoan cố khai báo. Ví dụ để nghiên cứu tâm lý của A về hành vi giết bố mẹ đẻ một cách man rợ thì điều tra viên cần nghiên cứu mục đích, động cơ phạm tội là gì? Xem mối quan hệ của A với bố mẹ như thế nào? Anh ta có phải là người có bản chất xấu và có thù hằn gì vói gia đình không, tâm lý của anh ta bình thuờng như thế nào? Điều tra viên có thể thu thập những nguồn thông tin từ những thành viên tron gia đình, hành xóm và bạn bè anh ta có mối quan hệ, hay những tài liệu cá nhân của A như nhật ký, lưu bút.. Tất nhiên những nghiên cứu tâm lý này chỉ là cơ sở cho hạot động nhận thức để điều tra viên có cái nhìn ban đầu về đối tượng để có những kế hoạch khai thác lời khai và so sánh với tình tiết vụ án để phần nào biết đươc trạng thái tâm lý và nhân cách anh ta. Nó cũng có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Toà tuyên án...Trong giai đoạn cải tạo phạm nhân thì mục đích là giáo dục cải tạo những người phạm tội thành người có ích cho xã hội cho nên để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục cải tạo họ thì những người nghiên cứu cần phải nắm bắt được tiểu sử của họ để có nhũng biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp Vụ án Đặng Tuấn Dũng giết hại bác ruột ngày 8/5 ngay trước cửa nhà ở số 10, hẻm 90, ngách 35, ngõ 310 đường, Nguyễn Văn Cừ- Long Biên- Hà Nội. Khám xét nhà Dũng, công an thu giữ một quyển sổ dạng nhật ký, trong có nêu chi tiết kế hoạch giết từng người trong đại gia đình.: "Khi tiếp cận được cuốn nhật ký này CA Quận Long Biên cũng giật mình, bởi đây là một đối tượng không hề có tiền án, tiền sự, không nghiện ngập. Nhưng theo như hồ sơ ban đầu thì đối tượng Dũng có dấu hiệu bệnh chậm phát triển. Vì vậy, không thể xác định được động cơ để đối tượng giết bà Chung và lên danh sách giết nhiều người khác. Có thông tin cho rằng do ngăn cản hắn không được quan hệ với cô bạn gái (có tên Lê Thị Ngọc H., SN 1992, không nghề nghiệp và được Dũng quen qua mạng), nhưng điều tra ban đầu cho thấy, còn nhiều điều trắc ẩn trong gia đình khiến cho hắn ức chế. Có lúc cuốn nhật ký còn được cả hai đứa viết về những chuyện như tết không có tiền ăn, phải đi lượm lặt hoa quả thối ở chợ Long Biên ăn qua bữa". Trong vụ án này thông qua phương pháp nghiên cứu tiểu sử, cụ thể ở đây là nghiên cứu cuốn nhật ký của Đặng Tuấn Dũng đã giúp cho cơ quan điều tra phát hiện những biểu hiện tâm lý trước khi vụ việc xảy ra. Từ góp phần cung cấp tài liệu cho việc chuẩn đoán tâm lý đó là đối tượng có dấu hiệu bệnh chậm phát triển.[/b] III Một số nhận xét chung. Như vậy bản chất của phương pháp nghiên cứu nhân cách con người chính là phương pháp nghiên cứu tâm lý để qua đó biết được trạng thái, xúc cảm thái độ...của đối tưọng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể cũng như các thuộc tính tâm lý của con ngưòi. Trong hoạt động tư pháp thì bản chất của phương pháp này nhằm nghiên cứu tâm lý của những chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng nhằm nghiên cứu những quy luật tâm lý, phẩm chất tâm lý để đề ra yêu cầu tâm lý với những ngưòi tham gia tố tụng nhằm giúp họ thực hiện tôt các chức năng được giao, giúp cho các cán bộ tư pháp có những hiểu biết cần thiết về các quy luật tâm lý để nghiên cứu, phân tích đánh giá là sáng tỏ tình tiết vụ án. Nghiên cứu tâm lý của những ngưòi tham gia tố tụng để có thể mở lòng để khai báo về vụ việc phạm tội đã qua một cách nhanh chóng và đúng và đủ, để cải tạo họ trở thành những ngưòi dân có ích cho xã hôi. Với mõi giai đoạn tố tụng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh vụ phạm tội và đối tượng phạm tội mà các cán bộ tư pháp sử dụng những phương pháp khác nhau có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf130_8041.pdf
Tài liệu liên quan