Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 1

Tâm lý học tư pháp là một nghành Tâm lý học ứng dụng có vai trò rất quan trọng

trong hoạt động tư pháp; nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật

tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm; trong điều tra, truy tố, xét xử

và thi hành án . Tâm lý học tư pháp đã sử dụng hai nhóm phương pháp trong thực

tiễn hoạt động tư pháp là nhóm các phương pháp nghiên cứu tâm lý( nghiên cứu

nhân cách)và nhóm các phương pháp tác động tâm lý. Với phạm vi bài này mình

chỉ đi vào phân tích bản chất các phương pháp nghiên cứu nhân cách , đưa ra cách

sử dụng các phương pháp này trong hoạt động tư pháp và lấy ví dụ minh hoạ cho

các phương pháp này.

pdf13 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu tâm lý trong Tâm lý học tư pháp – Phần 1 A. Khái niệm Tâm lý học tư pháp là một nghành Tâm lý học ứng dụng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp; nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm; trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án . Tâm lý học tư pháp đã sử dụng hai nhóm phương pháp trong thực tiễn hoạt động tư pháp là nhóm các phương pháp nghiên cứu tâm lý( nghiên cứu nhân cách) và nhóm các phương pháp tác động tâm lý. Với phạm vi bài này mình chỉ đi vào phân tích bản chất các phương pháp nghiên cứu nhân cách , đưa ra cách sử dụng các phương pháp này trong hoạt động tư pháp và lấy ví dụ minh hoạ cho các phương pháp này. B. Nội dung. I. Nghiên cứu nhân cách trong hoạt động tư pháp. Nhân cách con người là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Tâm lý, ý thức, nhân cách con người là thống nhất với nhau. Có thể thấy khi nói đến các phương pháp nghiên cứu nhân cách chính là chính lầ nói đến các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người được biểu hiện thông qua hành vi và hoạt động của con người. Do vậy nghiên cứu nhân cách chính là nghiên cứu tâm lý. Để hiểu được bản chất của các phương pháp nghiên cứu tâm lý ta cần làm rõ một số khái niệm sau đó sẽ rút ra được những kết luận về vấn đề này. 1. Một số khái niệm 1.1 Khái niệm nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp. Nghiên cứu tâm lý nói chung là nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống con người, các quy luật các cơ chế của hoạt động tâm lý của con người. Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp là qúa trình nghiên cứu bản thân các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm. 1.2. Khái niệm phương pháp nghiên cứu tâm lý và các phương pháp nghiên cứu tâm lý * Dựa vào khái niệm nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp mình xin mạnh dạn đưa ra khái niệm phuơng pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp: Đó là các cách thức và biện pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm các quy luật tâm lý của các chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng và nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các hoạt động tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để từ đó thu thập được những thông tin về tâm lý của đối tượng cần quan tâm. Khi nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc khách quan; nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; nguyên tắc tâm lý- ý thức và hoạt động; nguyên tắc vận động phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách. * Các phương pháp nghiên cứu tâm lý.  - Phưong pháp quan sát  - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.  - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập.  - Phưong pháp thực nghiệm.  - Phương pháp trắc nghiệm.  - Phương pháp điều tra.  - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử. 2. Bản chất của phương pháp nghiên cứu tâm lý. Qua các khái niệm và phương pháp nghiên cứu trên ta có thể rút ra được kết luận về bản chất của phương pháp nghiên cứu tâm lý là những cách thức và biện pháp nhất định nhằm thu thập, tìm hiểu thông tin về hiện tượng tâm lý bên trong của đối tượng cần nghiên cứu. Đó là các trạng thái, xúc cảm, nhận thức, thái độ.. của họ trong những điều kiện cụ thể và biết được các thuộc tính tâm lý của đối tượng cần nghiên cứu. Tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, mang bản chất xã hội và bản chất lịch sử, bất kỳ hoạt động nào của con người cũng mang tâm lý. Tâm lý con người được biểu hiện rất đa dạng và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết chính xác tâm lý của con người được. Tâm lý mỗi người một khác và nó luôn luôn vận động và phát triển vì thế muốn hiểu được tâm lý con ngưòi và cải tạo, giáo dục tâm lý con người thì phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý con ngưòi, môi trường xã hội các quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động. Tâm lý học ra đời để nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan hình thành các hiện tưọng tâm lý, nhận diện các hiện tượng tâm lý khác nhau, quy luật hình thành và phát triển tâm lý và đưa ra các phương pháp để nghiên cứu tâm lý con người để sử dụng trong hoạt động thực tiễn. Chính vì tính đa dạng của hiện tưọng tâm lý cho nên khi nghiên cứu tâm lý cần sử dụng cac phương pháp tác động tâm lý khác nhau để có thể tìn hiểu được trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng cũng như thuộc tính tâm lý của nó. Nói đến thuộc tính tâm lý là nói đến hiện tượng tâm lý tương đối ổn định có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, trong cấu trúc của nhân cách con người có bốn thuộc tính cơ bản đó là xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất..Bất cứ một hoạt động nào của con ngưòi đểu có tâm lý và nó chính sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử. Khi nghiên cứu tâm lý để thu thập được những thông tin về tâm lý đối tượng cần phải tiếp cận với đối tượng nghiên cứu để thấy được sự tác động qua lại giữa các yếu tố cầu thành nhân cách, cần tuân thủ những nguyên tắc trong qua trình nghiên cứu để đạt đươc những mục đích như mong muốn. Các cách thức và biện pháp của phưong pháp nghiên cứu tâm lý rất đa dạng mà người nghiên cứu có thể trực tiếp tiếp xúc với đối tượng cần nghiên cứu hoặc có thể gián tiếp thông qua việc nghiên cứu tài liệu, hồ sơ, tiểu sử ..của đối tưọng cần nghiên cứu.Các phương pháp nghiên cứu chính là quá trình mà người nghiên cứu cần phải có kế hoạch nghiên cứu rõ ràng và chu đáo từ việc xác định mục đích nghiên cứu, các phương tiện, lượng, phương phap nào, quy trình ra sao?, hoàn cảnh tiến hành cần phải như thế nào để đối tượng nghiên cưu tâm lý có thể nói được hết nỗi lòng của mình.., ngoài ra ngưòi nghiên cứu cũng cần có trình độ về chuyên môn và có kinh nghiệm trong xử trí các tinhd huống... Hầu như tất cả các lĩnh vực của xã hội cũng cần nghiên cứu tâm lý. Hoạt động tư pháp cũng là một trong số đó. Đối tượng của nghiên cứu tâm lý trong tư pháp có liên quan đến hoạt động tố tụng và Phương pháp nghiên cứu tâm lý tư pháp cũng dụa trên những phương pháp nghiên cứu tâm lý chung. Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử va thi hành án có liên quan đến việc xác định sự thật của người có hành vi phạm tội. Đối tượng nghiên cứu ở đây là những ngưòi tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng ; họ có địa vị pháp lý khác nhau. Phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp giúp người tiến hành tố tụng có thái độ đúng đắn tích cực, chủ động với công việc của mình, chuẩn bị và tiến hành hoạt động một cách chu đáo; nghiên cứu tâm lý của người tham gia tố tụng giúp các cán bộ tư pháp biết được thái độ, nhân cách, thuộc tính tâm lý của họ ,phân tích làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án có liên quan đến lời khai và hoạt động của họ , có những biên pháp tác động tâm lý phù hợp với tâm lý của họ nhằm xác định sự thật. Như trên đã trình bày thì tâm lý con người chỉ có thể được nhận biết thông qua các hành vi, hoạt động của người đó và được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ra bên ngoài cho nên để hiểu được tâm lý con người không còn cách nào khác chúng ta cần phải sử dụng các phưong pháp nghiên cứu khác nhau. Khi đã có các phương pháp nghiên cứu và hiểu được bản chất của chúng thì việc tiếp theo chúng ta cần biết rõ chính là sử dụng chúng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất của việc nghiên cứu? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mình sẽ đi vào phân tích cách sử dụng từng phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp và rút ra kết luận chung. II. Cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm tâm lý trong hoạt động tư pháp Hoạt động tư pháp là một hoạt động nghiệp vụ của các cán bộ tư pháp rất da dạng, phức tạp và có những nét đặc thù riêng. Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp không những giúp cho các cán bộ tư pháp nhận thức rõ hơn hoạt động bảo vệ pháp luật của mình mà còn giúp cho công tác, giáo dục đào tạo trong hoạt động bảo vệ pháp luật có cơ sở, có định hướng. Để sử dụng được các phuơng pháp nghiên cứu tâm lý trong thực tiến thì các cán bộ tư pháp phải tuân thủ những nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học : - Nguyên tắc khách quan tức không được thêm bớt một cái gì vào hiện tượng cần nghiên cứu mà phải nghiên cứu nó như vốn có trong thực tế. - Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng. Nguyên tắc này khẳng định mọi hiện tượng tâm lý của con người đều có nguồn gốc là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội lịch sử vào bộ não con ngưòi thông qua lăng kính chủ quan của con ngưòi. Các tác động bên ngoài vào con ngưòi đóng vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên trong. - Nguyên tắc vận động phát triển. Nội dụng của nó là phải nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng tâm lý con người trong sự vận động phát triển, sự tác động của các hiện tượng tâm lý với nhau. - Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hành động .Tức là phải nghiên cứu tâm lý thông qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của họ. - Nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Tức là khi nghiên cứu nhân cách cần tiếp cận với từng con ngưòi cụ thể với toàn bộ các phẩm chất tâm lý của người đó chứ không phải chung chung. Ngoài ra trong những giai đoạn khác nhau của hoạt động tư pháp việc sử dụng phương pháp này còn tuỳ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bản thân mỗi cán bộ tư pháp để việc nghiên cứu tâm lý đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là cách sử dụng từng phương pháp nghiên cứu tâm lý học tư pháp trong hoạt động tư pháp. Do sự hạn chế về thời lượng cho nên mỗi phương pháp chúng em chỉ nêu ra một hoặc hai ví dụ minh hoạ chứng minh 1. Phương pháp quan sát: Quan sát là quá trình tri giác những hiện tượng tâm lý một cách cớ tổ chức, có chủ định, có mục đích nhất định. Chúng ta chỉ có thể tri giác được những biểu hiện tâm lý bên ngoài của đối tượng đó là các hành động, cử chỉ, ngôn ngữ...diễn ra trong điều kiện sinh hoạt bình thưòng của con ngưòi tù đó có thể tìm hiểu được thông tin của đối tượng cần nghiên cứu về trạng thái cảm xúc hay là thuộc tính tâm lý của họ. Phương pháp này rất phổ biến là cơ sở cho hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp và được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng của hoạy động tư pháp. *Về cách sử dụng: Để sử dụng hiệu quả phương pháp nghiên cứu này thứ nhất cần xác định trước các hiện tượng cần quan sát, lập chương trình quan sát và cách ghi chép kết quả quan sát, cũng như vị trí vai trò giữa người quan sát và đối tượng nghiên cứu. Chúng ta có thể quan sát có trọng điểm hoặc toàn diện. Quan sát toàn diện là quan sát tiến hành theo chương trình kế hoạch và có hệ thống trong một thời gian xác định thường dùng để kết luận về một thuộc tính tâm lý nhất định. Quan sát có trọng điểm chỉ tập trung vào một số sự việc và hịên tượng có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu mà loại bỏ những mặt khác. Thứ hai có thể dùng các phương tiện kỹ thuật để quan sát đối tượng nghiên cứu những lưư ý không để đối tượng quan sát biết như có thể sử dụng camera, máy ghi âm trong quá trình điều tra ... Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác để có thể đánh giá bản chất đối tượng một cách đầy đủ như phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, phương phápnghiên cứu sản phẩm hoạt động. Với việc sử dụng phương pháp này có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là các trạng thái, xúc cảm, thái độ .. của con người trong điều kiện nhất định cũng như các thuộc tính của đối tượng. Trong giai đoạn điều tra khi hỏi cung bị can hoặc người tham gia tố tụng khác điều tra viên cần quan sát cách biểu hiện cảm xúc, hành động, lời nói của họ và có thể biết được tâm lý của họ để có hướng đặt câu hỏi cho chính xác và có thể biết được họ có nói dối hay không. Vụ cướp tài sản tại gia đình anh Nguyễn Văn Phởn, ở xã Yên Thắng- Ninh Bình. Bọn cướp đã trắng trợn xông vào nhà dùng dao nhọn khống chế hai cháu Nguyễn Thị Mai, 12 tuổi, con anh Phởn và Tạ Thị Thắng, bạn cháu Mai.Cơ quan điều tra quan sát thấy một tình tiết rất đáng lưu ý là ngay sau khi được giải cứu, hai cháu rất bình tĩnh, không có dấu hiệu của hoảng sợ. Riêng cháu Thắng đã chạy ngay về nhà nói với bố mẹ là nhà bác Phởn bị mất tiền, nhà ta có bị mất xe đạp không, điều đó giống như một kịch bản tuy rất tinh vi nhưng hơi lộ. Sau đó thực hiện phương pháp đàm thoại phỏng vấn để tiếp tục gợi hỏi các cháu thì tình tiết đưa ra lộn xộn, mâu thuẫn, không có sự thống nhất. Cuối cùng cháu Mai và cháu Thắng đã phải khai nhận chính mình là thủ phạm "dựng" nên vụ cướp giả, hiện trường giả để đánh lừa gia đình. Trong vụ án này nhờ sử dụng phương pháp quan sát mà điều tra viên bằng kinh nghiệm của mình nhận thấy thái độ bình tĩnh của hai cháu bé, điều này không giống như tâm lý thường thấy của nạn nhân nếu như bị uy hiếp như vậy. Từ đó đã đặt ra giả thiết mới cho vụ án và nhờ kết hợp với phương pháp đàm thoại phỏng vấn mà điều tra viên đã làm rõ được vụ án. Vụ án trên là một ví dụ về việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp quan sát và đàm thoại phỏng vấn trong nghiên cứu tâm lý học tư pháp… 2. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn. Đàm thoại và phỏng vấn là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng nhằm đạt được mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý trong hoạt động tư pháp. Nếu phương pháp đàm thoại là thông qua câu hỏi cho đối tượng và dựa váo cách trả lời của họ để trao đổi hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu thì Phương pháp phỏng vấn là có sự hỏi và trả lời giữa đối tượng cần nghiên cứu tâm lý và các cán bộ tư pháp. Thông qua đàm thoại, phỏng vấn ta có thể đạt được hai mục đích của phương pháp nghiên cứu tâm lý đó là biết được thái độ cảm xúc..cũng như thuộc tính tâm lý của đối tượng nghiên cứu tâm lý. Về cách sử dụng: Cán bộ tư pháp trong các giai đoạn tố tụng khác nhau có thể sử dụng linh hoạt phương pháp này để đạt được hiệu quả cao thì: Đàm thoại, phỏng vấn phải được diến ra trong không khí thân mật chân thành, không gò bó, giả tạo, có thể để ngưòi ta“cởi mở cõi lòng“. Cũng như phương pháp quan sát để đạt được hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu nghiên cứu tâm lý qua đàm thoại, phỏng vấn để đi đúng hướng nghiên cứu, tránh lan man. Phải chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chõ cần tìm hiểu. Tránh lối đặt câu hỏi thưo kiểu vấn đáp, câu hỏi có thể dẫn đến đối tượng có thể trả lời máy móc có hoặc không. Khi cần thiết cần thiết có thể làm cho câu chuyện mang mầu sắc tranh luận. Phương pháp này được sử dụng trong các giai đoạn tố tụng . Trong giai đoạn điều tra cơ quan điều tra phỏng vấn , đàm thoại để hiểu được trạng thái cảm xúc của các đối tưọng trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định xem nó có phù hợp với lời khai của họ không? Hay trong giai doạn xét hỏi tại phiên toà nến Toà án có thể biết được sự thành khẩn khai báo của bị cáo hay không? Cúng với các quá trình khai báo trong giai đoạn trước để có thể xem xét cho họ được hưởng khoan hồng của pháp luật, giảm hình phạt.....Phương pháp này đuợc sử dụng rộng rãi trong hoạt động tư pháp và thường kết hợp với phương pháp quan sát. Ví dụ trong gia đoạn điều tra khi tiến hành lấy lời khai của bị can, điều tra viên khi đặt câu hỏi cho bị can cần tránh câu hỏi có hay không? Mà nên dặt câu hỏi như thế nào? kết hợp với quá trình đàm thoại, phỏng vấn có thể quan sát cử chỉ, hành vi, nét mặt .. của họ khi trả lời thông qua đó có thể hiẻu được phần náo thái độ, cảm xúc .. cũng như những thuộc tính tâm lý của đối tượng. Hỏi cung bị can là một quá trình đấu lý và đấu trí với bị can. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và đòi hỏi cán bộ điều tra viên phải sử dụng hết khả năng, kinh nghiệm của mình, phải làm sao cho không khí hỏi cung diễn ra không quá căng thẳng để họ có thể nói hết những suy nghĩ, tâm sự của mình. Khi thực hiện những cách thức trên sẽ có tác dụng rất lớn vào hiệu quả hỏi cung. Ngoài ra trong các giai đoạn tố tụng khác các cán bộ tư pháp cũng có thể sử dụng phương pháp này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhất định như giai đoạn cải tạo phạm nhân các cán bộ trại tạm giam có thể tiến hành đàm thoại, phỏng vấn các đối tượng trong quá trình cải tại để hiểu rõ hơm tâm lý của họ để có cac thức giáo dục đúng đắn vì trong giai đoạn này thì chức năng tâm lý giáo dục có vai trò chính và rất quan trọng nhằm thay đổi nhận thức, thái độ của phạm nhân để họ trở thành những người lương thiện..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf131_061.pdf