Cây nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati được dùng trong y học cổ truyền Việt Nam để
trị bệnh gan mật nhưng ít có những nghiên cứu về các hoạt tính sinh học khác. Mục đích của
nghiên cứu là đánh giá sự chống tăng đường huyết của nhân trần tía. Các liều thử khác nhau
của các cao chiết cồn và nước trên chuột bị tăng đường huyết bằng đường uống cho kết quả ở
liều dùng thấp của cao cồn (40 mg/kg) và của cao nước (50 mg/kg) tương đương với nhóm đối
chứng dùng thuốc glibenclamide. Những kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh cây
nhân trần tía chống tăng đường huyết nên có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường. Hoạt
tính chống tăng đường huyết của các chất trong cao cồn trên chuột tiểu đường gây ra bởi
streptozotocin gây ra có hiệu quả tương đương thuốc glibenclamide ở liều 10mg/kg (p>0,05).
Với mục đích tạo sự thuận lợi cho người dùng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nguyên liệu nhân
trần được sử dụng để sản xuất bột nhân trần hòa tan bằng phương pháp sấy phun trên máy
MOBILE MINOR do hãng Niro của Đan Mạch sản xuất để tạo ra sản phẩm bột nhân trần. Với
mục đích đạt hiệu suất thu hồi tối đa tiến hành khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình
sấy là hàm lượng chất khô dịch nhân trần trước sấy, nhiệt độ không khí đầu vào, áp lực khí nén
và lưu lượng bơm nhập liệu. Kết quả với hàm lượng chất khô trước sấy 200Bx, nhiệt độ không
khí đầu vào 1600C, áp lực khí nén 4,00 bar, lưu lượng bơm nhập liệu 1500 mL/h, hiệu suất thu
hồi sản phẩm của quá trình sấy phun đạt trên 60%, độ ẩm sản phẩm nhỏ hơn 5%. Sản phẩm bột
nhân trần hòa tan đã được kiểm tra hoạt tính chống tăng đường huyết in vivo. Kết quả thử
nghiệm cho thấy sản phẩm mới này có tiềm năng chống tăng đường huyết nên thích hợp cho
việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống tăng đường huyết của cây nhân trần tía và ứng dụng sản xuất bột hòa tan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
282
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT CỦA CÂY
NHÂN TRẦN TÍA VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT BỘT HÒA TAN
*Phạm Quang Thắng; Lương Thị Ngọc Hân;
Phạm Tiến Đạt; Nguyễn Ngọc Hồng
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Email: *pquangthang1@gmail.com
TÓM TẮT
Cây nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati được dùng trong y học cổ truyền Việt Nam để
trị bệnh gan mật nhưng ít có những nghiên cứu về các hoạt tính sinh học khác. Mục đích của
nghiên cứu là đánh giá sự chống tăng đường huyết của nhân trần tía. Các liều thử khác nhau
của các cao chiết cồn và nước trên chuột bị tăng đường huyết bằng đường uống cho kết quả ở
liều dùng thấp của cao cồn (40 mg/kg) và của cao nước (50 mg/kg) tương đương với nhóm đối
chứng dùng thuốc glibenclamide. Những kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh cây
nhân trần tía chống tăng đường huyết nên có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường. Hoạt
tính chống tăng đường huyết của các chất trong cao cồn trên chuột tiểu đường gây ra bởi
streptozotocin gây ra có hiệu quả tương đương thuốc glibenclamide ở liều 10mg/kg (p>0,05).
Với mục đích tạo sự thuận lợi cho người dùng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nguyên liệu nhân
trần được sử dụng để sản xuất bột nhân trần hòa tan bằng phương pháp sấy phun trên máy
MOBILE MINOR do hãng Niro của Đan Mạch sản xuất để tạo ra sản phẩm bột nhân trần. Với
mục đích đạt hiệu suất thu hồi tối đa tiến hành khảo sát các thông số ảnh hưởng đến quá trình
sấy là hàm lượng chất khô dịch nhân trần trước sấy, nhiệt độ không khí đầu vào, áp lực khí nén
và lưu lượng bơm nhập liệu. Kết quả với hàm lượng chất khô trước sấy 200Bx, nhiệt độ không
khí đầu vào 1600C, áp lực khí nén 4,00 bar, lưu lượng bơm nhập liệu 1500 mL/h, hiệu suất thu
hồi sản phẩm của quá trình sấy phun đạt trên 60%, độ ẩm sản phẩm nhỏ hơn 5%. Sản phẩm bột
nhân trần hòa tan đã được kiểm tra hoạt tính chống tăng đường huyết in vivo. Kết quả thử
nghiệm cho thấy sản phẩm mới này có tiềm năng chống tăng đường huyết nên thích hợp cho
việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Từ khóa: Nhân trần, chống tăng đường huyết, streptozotocin, bột hòa tan, sấy phun.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây nhân trần tía Adenosma bracteosum Bonati thuộc họ Scrophulariaceae là loại cây thân thảo,
có mùi thơm được trồng và mọc hoang tại Campuchia, Lào và miền Nam Việt Nam. Cây nhân
trần tía được sử dụng trong dân gian như là một vị thuốc với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, lợi mật,
tiêu độc, lợi tiểu, chữa cảm cúm, táo bón, bệnh vàng da... (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
283
Ngoài ra, trong cây có chứa tinh dầu với thành phần chính là thymol cùng với sự hiện diện của
carvacrol nên có khả năng kiểm soát và phòng chống các bệnh về nhiễm khuẩn, ho, hen suyễn
(Tsankova et al., 1994, Can Baser K.H, 2008). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về cây nhân trần tía. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác dụng chống
tăng đường huyết của cây nhân trần tía từ đó sản xuất bột nhân trần hòa tan với mục đích tạo ra
sản phẩm thực phẩm mang tính tiện dụng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường
tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe cộng đồng từ nguyên liệu có sẵn trong nước. Từ đó thiết lập
được quy trình công nghệ sản xuất bột nhân trần hoà tan, tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao,
có chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Độ ẩm sản phẩm không vượt quá 5%.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Cây nhân trần tía (phần trên mặt đất) được thu hái vào tháng 11 tại tỉnh Tây Ninh.
Chuột bạch (Mus musculus var. albino) chủng Swiss 6 – 8 tuần tuổi nặng 25 – 30 g được cung
cấp bởi Viện Pasteur TP. HCM
Ethanol 960 (Merk), đường gulucose, glibenclamide (India) và một số các hóa chất khác đạt
tiêu chuẩn phân tích
Maltodextrin được sản xuất từ Nhật, dạng bột mịn, màu trắng, có khả năng hòa tan hoàn toàn
trong nước, độ ẩm 6 – 7%, chỉ số DE là 17 – 20, Cyclodextrin: Sản xuất tại Pháp, độ ẩm 5 – 6%.
Đường cỏ ngọt sản xuất tại Công ty Global Stevia, Việt Nam, tiêu chuẩn sản phẩm
số:12952/2011/YT-CNTC, dạng bột mịn, màu trắng.
Thí nghiệm được bố trí tại phòng thí nghiệm Công nghệ Sau thu hoạch – Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trích ly chuẩn bị dung dịch cô đặc:
Cây tươi sau khi thu hái được rửa sạch, đem phơi ráo rồi sấy khô ở nhiệt độ 55 – 600C. Nguyên
liệu sau khi đã khô đạt độ ẩm yêu cầu, được đem đi xay nhỏ c� 1×1 mm, nguyên liệu khô được
chiết kiệt bằng dung môi ethanol 70%. Dịch trích ly được cô đặc bằng nồi cô chân không (ở nhiệt
độ 600C), quá trình cô đặc đến khi chất khô hòa tan đạt 180Bx.
Phương pháp đánh giá khả năng chống tăng đường huyết
Nghiên cứu này được thực hiện như mô tả trước đây bởi Rahman et al. (2011). Những con chuột
bạch đực được chia làm 9 nhóm (6 con mỗi nhóm). Nhóm 1 (nhóm chứng trắng) chuột bình
thường. Nhóm 2 (chuột tăng đường huyết) chuột được uống đường với 2g glucose/kg. Nhóm 3
(nhóm chứng thuốc) chuột được uống thuốc với thành phần glibenclamide (10 mg/kg) và đường
với 2g glucose/kg. Nhóm 4 đến nhóm 9 (nhóm 4, 5 và 6 dùng Et; nhóm 7, 8 và 9 dùng cao chiết
W): chuột được cho uống cao chiết Et và W ở liều tương ứng là 30, 40 và 50 mg/kg và đường với
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
284
2g glucose/kg. Các mẫu máu được thu nhận hai giờ sau khi uống glucose và lượng đường trong
máu được đo ngay lập tức bằng phương pháp glucose oxidase.
Phương pháp khảo sát trên mô hình in vivo chuột bị gây tiểu đường bởi streptozotocin.
Tạo mô hình chuột tiểu đường type 1 bằng phương pháp được mô tả của Kenneth et al. (2008) và
tham khảo mô hình của Nguyễn Trung Quân (2009) có thay đổi về liều thử: chuột được gây bệnh
tiểu đường bằng cách tiêm phúc mạc bụng chuột liều duy nhất 150 mg.kg-1 streptozotocin (STZ),
được hòa tan trong đệm citrate 0,1M lạnh, pH 4,5; sau khi tiêm, nước cho chuột uống được thay
thế bằng dung dịch glucose 5%. Nhóm đối chứng chuột chỉ được tiêm đệm citrate. Sau 3 ngày
tiêm STZ, chuột có nồng độ glucose máu lúc đói trên 14 mmol/L được coi là tiểu đường và đưa
vào nghiên cứu.
Sau khi tạo mô hình chuột tiểu đường type 1 thành công, tiến hành với số lượng lớn để thử
nghiệm hoạt tính chống tăng đường huyết của các mẫu cao chiết trên chuột đã gây tiểu đường
được chọn, thực hiện như mô tả bởi Rucha et al. (2010). Các con chuột được phân thành 5 nhóm,
6 con mỗi nhóm. Nhóm 1 là chuột bình thường uống DMSO 1% và nước cất. Nhóm 2 là chuột
bệnh tiểu đường uống DMSO 1% và nước cất. Nhóm 3 là chuột bị bệnh tiểu đường uống thuốc
đặc trị glibenclamide (10 mg.kg-1). Nhóm 4, nhóm 5 là nhóm thử chuột bệnh tiểu đường lần lượt
cho uống cao Et và cao W nhân trần với liều 40 mg.kg-1 đối với cao Et và liều 50 mg.kg-1 đối
với cao W. Mỗi nhóm được cho cho uống như mô tả đều đặn mỗi ngày trong 21 ngày, đo lượng
đường trong máu, đều đặn mỗi tuần 1 lần, chuột được cho nhịn ăn cả đêm trước khi đo.
Phương pháp xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm của bán thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp cân đến trọng lượng
không đổi (trên máy đo ẩm hồng ngoại Scantex).
Phương pháp tính hiệu suất thu hồi sản phẩm:
Hiệu suất thu hồi sản phẩm được tính: Bằng % tổng lượng chất khô trong sản phẩm và tổng
lượng chất khô trong dịch nhập liệu.
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2010 và phần mềm SAS 9.2.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hoạt tính chống tăng đường huyết của nhân trần tía
Hoạt tính chống tăng đường huyết của cây nhân trần tía được thể hiện ở hình 1, kết quả cho thấy
sự thay đổi trong nồng độ đường huyết ở nhóm chứng trắng (nhóm 1) ở mức ổn định và nhóm
tăng đường huyết (nhóm 2) nằm ở mức cao. Kết quả cho thấy các nhóm động vật được cho uống
cao chiết Ethanol (Et) và cao chiết nước (W) từ nhân trần tía đều có khả năng giảm nồng độ
glucose đáng kể ở liều 40 mg/kg đối với cao Et và ở liều 50 mg/kg đối với cao W và tương đương
với nhóm chứng trắng cũng như nhóm thuốc glibenclamide ở liều 10 mg/kg (p>0,05). Điều này
chứng tỏ cao chiết từ nhân trần tía rất có tiềm năng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
285
tiểu đường cho con người vì ở liều dùng thấp đã thể hiện hoạt tính giúp ổn định đường huyết.
Đây là những báo cáo đầu tiên về hoạt tính chống tăng đường huyết từ nhân trần tía được báo
cáo. Cao chiết từ nhân trần tía đang được nghiên cứu tiếp tục trên mô hình động vật bị đái tháo
đường tuýp 1 và tuýp 2.
H�nh 1: Hiệu quả chống tăng đường huyết H�nh 2: Hiệu quả chống tăng đường huyết
của cao Et và W trên mô hình chuột bị gây độc bởi STZ
Hoạt tính chống tăng đường huyết trên mô hình in vivo chuột bị gây tiểu đường bởi
streptozotocin
Streptozotocin, là dẫn xuất n-nitroso của glucosamine. Streptozotocin được coi là tác nhân phá
hủy các tế bào beta ở tuyến tụy trong nghiên cứu đái tháo đường Type 1, STZ làm cản trở quá
trình oxy hóa chuyển hóa tế bào, gây độc cho tế bào beta. Chức năng của tế bào beta của đảo tụy
bị suy giảm, gây giảm lượng insulin bài tiết vào máu và dẫn tới lượng đường huyết cao trong
máu. Qua hình 2 ta thấy nhóm chuột được cho uống cao Et có kết quả gần với nhóm chuột uống
thuốc nếu thử trong thời gian dài có thể đạt kết quả tốt như thuốc. Còn cao W lại cho kết quả yếu
hơn.
Việc giảm nồng độ glucose trong máu nhờ cao chiết Et và W có thể được tác động bởi nhiều yếu
tố, cao chiết Et và W có thể ảnh hưởng một cách tích cực đến sự tiết insulin của tuyến tụy hoặc
có thể ức chế sự hấp thu glucose ở ruột, do đó làm giảm sự hiện diện của glucose trong huyết
thanh (Nyunai et al., 2004). Stress oxy hóa làm rối loạn chức năng tế bào β và hiện tượng kháng
insulin dẫn đến bệnh tiểu đường và tăng đường huyết (Omotayo et al., 2012). Việc sử dụng một
số hợp chất tự nhiên như terpenoid và flavonoid có khả năng làm giảm stress oxy hóa, giúp ổn
định đường huyết (Gonzalez-Burgos et al., 2012). Trong thành phần của nhân trần tía chứa chủ
yếu là terpenoid, steroid, flavonoid, nên có thể nhờ những hợp chất này mà cao chiết Et và W từ
cây đã làm ổn định đường huyết tốt.
Từ các kết quả ở trên cho thấy cao chiết Et và W đều có hoạt tính chống tăng đường huyết tốt. Từ
đó, tiến hành nghiên cứu sản xuất sản phẩm bột hòa tan nhân trần tía.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
286
Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật của quá trình sấy phun bột cây nhân
trần tía
Xác định chất mang và nồng độ chất mang thích hợp
Tiến hành nghiên cứu lựa chọn các loại chất mang thích hợp cho việc sấy phun chất bột nhân trần
hòa tan. Tiến hành khảo sát trên 2 loại chất mang thông dụng maltodextrin, cyclodextrin với các
nồng độ khảo sát lần lượt 1%, 2%, 3%, 4%. Chỉ tiêu theo dõi của sản phẩm thu được bao gồm độ
ẩm sản phẩm, chất lượng cảm quan. Kết quả thu được trình bày ở Bảng 1.
Từ kết quả thu được cho thấy, khi sử dụng maltodextrin và cyclodextrin sản phẩm có độ ẩm thấp,
có màu vàng tươi và trạng thái sản phẩm tốt hơn; có khả năng hoà tan rất tốt trong nước. Tuy
nhiên, khả năng bảo quản của sản phẩm đối với mẫu sử dụng cyclodextrin thấp hơn so với mẫu
sử dụng maltodextrin (sau sấy 1 tháng cyclodextrin hút ẩm nhanh hơn) nên maltodextrin được
chọn làm chất mang thích hợp cho việc tạo sản phẩm bột sấy phun. Qua bảng 1 cho thấy mẫu sử
dụng nồng độ maltodextrin 3% cho sản phẩm bột có màu vàng tươi, mịn thơm dễ chịu, sản phẩm
không bị hút ẩm nhanh như ở nồng độ 4%. Do đó, lựa chọn chất mang maltodextrin ở nồng độ
3% cho các thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 1: Ảnh hưởng của chất mang đến quá trình sấy phun bột nhân trần
Chất mang Nồng độ (%) Độ ẩm Nhận xét
Maltodextrin 1% 6,84% Bột có màu vàng nhạt, hút ẩm nhiều, vón cục
nhiều, mùi thơm, có độ bám dính cao.
2% 5,52% Bột có màu vàng nhạt, vón cục, không mịn, tơi,
hút ẩm nhanh, có mùi thơm, bột có độ bám dính
cao.
3% 4,64% Bột có màu vàng nhạt, mịn, tơi, hút ẩm chậm, mùi
thơm đặc trưng của nhân trần, độ bám dính thấp
4% 4,18% Bột có màu vàng đậm, mịn, tơi, hút ẩm nhanh, có
mùi khét, có độ bám dính cao.
Cyclodextrin 1% 6,52% Bột có màu vàng nhạt, vón cục, hút ẩm nhanh, có
mùi thơm, bột có độ bám dính cao.
2% 5,34% Bột có màu vàng nhạt, vón cục, hút ẩm nhanh, có
mùi thơm nhạt, bột có độ bám dính cao.
3% 4,45% Bột có màu vàng nhạt, mịn, hút ẩm nhanh, có mùi
thơm nhạt, bột có độ bám dính cao.
4% 4,00% Bột có màu vàng nhạt, vón cục, hút ẩm nhanh, có
mùi thơm đậm, bột có độ bám dính cao.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
287
Xác định nhiệt độ sấy thích hợp đến quá trình sấy phun bột nhân trần
Dịch trích ly sau khi cô đặc có hàm lượng chất khô hòa tan là 18%, được bổ sung lượng
maltodextrin 3% khi đó hàm lượng chất khô của hỗn hợp nguyên liệu đi vào thiết bị sấy phun là
20% được tiến hành sấy phun ở các nhiệt độ đầu vào lần lượt là 140, 150, 160, 170 và 1800C.
Các thông số còn lại của thiết bị sấy là áp suất khí nén P = 3,5 bar, lưu lượng dòng nhập liệu
2000 mL/h được giữ ổn định.
Kết quả được thể hiện ở bảng 2. Qua kết quả cho thấy, khi nhiệt độ đầu vào quá thấp hay quá
cao đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Khi nhiệt độ sấy <1600C thì sản phẩm có độ ẩm
khá cao, độ bám dính của sản phẩm khá lớn do đó làm giảm hiệu suất thu hồi sản phẩm sau sấy.
Ngược lại, khi nhiệt độ không khí sấy cao >1600C mặc dù sản phẩm có độ ẩm thấp nhưng sản
phẩm bị cháy làm cho màu vàng tươi bị chuyển sang vàng sẫm, đồng thời sản phẩm có mùi
khét, không đặc trưng cho sản phẩm. Qua thí nghiệm này, lựa chọn nhiệt độ sấy đầu vào là
Tv = 1600C, hiệu suất thu hồi bột sản phẩm là 35,48% và độ ẩm của sản phẩm là 4,43%.
Bảng 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng đến quá trình sấy phun bột nhân trần
Nhiệt độ (0C) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Độ ẩm (%)
140 20,52 5,59
150 26,81 5,24
160 35,48 4,43
170 31,15 3,15
180 28,64 2,61
Xác định lưu lượng bơm nhập liệu đến chất lượng bột hòa tan nhân trần
Lưu lượng nhập liệu có liên quan đến tốc độ bơm nhập liệu, năng suất thiết bị và nhiệt độ không
khí đầu ra (Jan, 2002). Khảo sát ở các lưu lượng nhập liệu lần lượt là: 1000, 1500, 2000, 2500,
3000 mL/h. Các thông số thí nghiệm giữ không đổi là hàm lượng chất khô 20%, áp suất khí nén
P = 3,5 bar; nhiệt độ sấy T = 1600C.
Theo kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy: Lưu lượng bơm nhập liệu có ảnh hưởng lớn đến lưu
lượng dòng nhập liệu, năng suất thiết bị và cả nhiệt độ không khí đầu ra. Lưu lượng bơm nhập
liệu tăng thì thời gian lưu của vật liệu sấy trong buồng sấy giảm do đó hiệu quả sấy sẽ không cao.
Độ ẩm sẽ tăng, phần hạt ẩm dính lại trong buồng sấy cũng tăng dẫn đến giảm hiệu suất thu hồi
sản phẩm sau quá trình sấy phun. Ở mức lưu lượng nhập liệu 1000 mL/h và 1500 mL/h hiệu suất
thu hồi sản phẩm cao và độ ẩm thấp nhất. Nhưng ở mức lưu lượng nhập liệu 1000 mL/h thời gian
sấy dài, sản phẩm có mùi khét và có vị đắng nên chọn lưu lượng nhập liệu là 1500 mL/h. Khi đó,
hiệu suất thu hồi sản phẩm của quá trình sấy phun đạt 47,17%, độ ẩm sản phẩm là 3,01%.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
288
Bảng 3: Ảnh hưởng của lưu lượng bơm nhập liệu đến quá trình sấy phun bột nhân trần
Lưu lượng nhập liệu (mL/h) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Độ ẩm (%)
1000 45,98 2,80
1500 47,17 3,01
2000 38,05 4,32
2500 32,38 4,88
3000 25,90 5,74
Khảo sát áp suất khí nén đến chất lượng bột hòa tan nhân trần
Khí nén có nhiệm vụ làm quay đầu phun sương, tạo các hạt sấy. Áp suất khí nén càng tăng thì
tốc độ quay của đầu phun càng tăng. Vì vậy, tiến hành khảo sát áp suất khí nén P = 3,00; 3,25;
3,50; 3,75 và 4,00 bar. Các thông số khác cố định nồng độ chất khô 20%; lưu lượng nhập liệu
1500 mL/h; nhiệt độ đầu vào 1600C.
Kết quả thí nghiệm cho thấy áp suất khí nén ảnh hưởng lớn đến hiệu suất thu hồi sản phẩm của
quá trình sấy phun, nhưng lại ít ảnh hưởng đến độ ẩm sản phẩm (Bảng 4). Vì khi áp suất khí nén
tăng thì đầu phun sẽ quay nhanh hơn, các hạt sương sẽ có kích thước nhỏ hơn, diện tích tiếp xúc
với không khí nóng tăng, đồng thời hạt nhẹ và khô sẽ ít bị dính lại trên thành buồng sấy, hiệu suất
thu hồi cao hơn và độ ẩm thấp hơn. Khi thử tăng áp suất khí nén lên 4,25 bar, nhưng ở điều kiện
này hệ thống làm việc không ổn định. Hiệu suất thu hồi sản phẩm của quá trình sấy phun với áp
suất khí nén 4,00 đạt 60,90% và độ ẩm sản phẩm 2,70%.
Bảng 4: Ảnh hưởng của áp suất khí nén đến chất lượng bột hòa tan nhân trần
Áp suất khí nén (bar) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Độ ẩm (%)
3,00 32,35 2,99
3,25 40,17 2,86
3,50 45,05 2,80
3,75 50,38 2,75
4,00 60,90 2,70
Khảo sát quá trình phối trộn đường cỏ ngọt và bột nhân trần
Để hoàn thiện sản phẩm, tiến hành phối trộn với đường cỏ ngọt đã xay nhuyễn. Vì đây là một tiêu
chuẩn cảm quan nên chọn phương pháp thử thị hiếu về mức độ ưa thích đối với loại nước uống
pha từ sản phẩm nhân trần hòa tan. Tiến hành thí nghiệm thay đổi tỷ lệ phối trộn đường cỏ ngọt
xay/bột nhân trần sau sấy là 1/2; 1/1; 2/1 và 3/1, pha thành nước uống với 20% bột thành phẩm,
và tiến hành đánh giá cảm quan so hàng thị hiếu trên 15 người thử.
Bảng 5: Đánh giá cảm quan tỷ lệ phối trộn bột nhân trần và đường cỏ ngọt
Mẫu thử A B C D
Tỷ lệ đường: bột 1:2 1:1 2:1 3:1
Tổng điểm 39 24 34 53
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
289
Các mẫu thử được khảo sát cảm quan bằng phương pháp so hàng thị hiếu. Theo kết quả khảo sát,
các mẫu có sự ưa thích khác nhau, điểm tổng càng thấp thì càng nhiều người ưa thích mẫu thử đó.
Tỉ lệ 1:1 được ưa thích nhất, có vị đậm đà vẩn giữ được hương vị của nhân trần tự nhiên, độ ngọt
vừa phải, phù hợp với đa số sở thích của người thử. Tỉ lệ 3:1 được ít người ưa thích nhất vì quá
ngọt không còn hương vị nhân trần, không phù hợp với thị hiếu của người thử, còn hai tỉ lệ 1:2 và
2:1 có tổng điểm chênh lệch không đáng kể nên sự khác biệt giữa chúng không có ý nghĩa.
Quy trình sản xuất bột nhân trần hòa tan
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất bột hòa tan nhân trần
Bã
Bột nhân trần
Bao gói (15g/gói)
Bao bì màng phức hợp PET/MPET
Tạp chất Phân loại, rửa sạch
Sấy
Xay (Ø= 1mm)
Nhân trần
Lọc
Trích ly
Dịch trích ly
0Brix = 8
Cô đặc
(T0=600C 0Brix = 18)
Sấy phun Maltodextrin 3%
Nước
Hoàn thiện Đường cỏ ngọt
Nhiệt độ dòng khí vào: 160oC
Lưu lượng bơm nhập liệu: 1500mL/h
Áp lực khí nén 4,00 bar
Nhiệt độ <60oC
Đến khi độ ẩm = 10%
Thu hồi dung môi
Đóng gói
(20 túi/hộp)
Bảo quản
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
290
KẾT LUẬN
Những kết quả thu được trong nghiên cứu chứng minh cao ethanol và cao nước của cây nhân trần
tía là ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đường huyết. Sản phẩm bột nhân trần được sản xuất theo
phương pháp sấy phun trên máy sấy MOBILE MINOR đạt được hiệu suất thu hồi cao nhất khi
hàm lượng chất khô dịch trước sấy phải là 20%, nhiệt độ khí đầu vào là 1600C, áp suất khí nén là
4,00 bar, tốc độ bơm nhập liệu là 1500mL/h. Bột sau sấy sẽ được phối trộn với đường cỏ ngọt
xay mịn với tỷ lệ đường/bột là 1:1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Jan Pisecky (2002), Handbook of Industrial Drying, Volume 1, Part III: Evaporation and
Spray Drying in the Dairy Industry, p. 715 – 743
[2] Can Baser K.H (2008). Biological and pharmacological activities of carvacrol and carvacrol
bearing essential oils. Current pharmaceutical design, 14(29): 3106-3119.
[3] Đỗ Tất Lợi (2004). Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 625-629.
[4] Gonzalez-Burgos E., Gomez-Serranillos, M. P (2012). Terpenoid compounds in nature: A
review of their potential antioxidant activity. Current medicinal chemistry, 19: 5319-5341.
[5] Nyunai, N., Njikam, N., Addennebi, E.H., and Lamnaouer, D (2004). Hypoglycaemic and
antihyperglycaemic activity of Ageratum conyzoides L. in rats. AJTCAM African 6: 123-
130.
[6] Omotayo O. Erejuwa (2012). Oxidative Stress in Diabetes Mellitus: Is There a Role for
Anti-hyperglycemic Drugs and/or Antioxidants? Oxidative Stress and Diseases, InTech
publisher 217-246.
[7] Rahman M.M, Hasan M.N., Das A.K., Hossain M.T, Khatun M.A (2011). Effect of
Delonix regia leaf extract on glucose tolerance in glucose induced hyperglycemic mice, Afr
J Tradit Complement Altern Med. 8(1): 34-36.
[8] Tsankova, E. T., Kuleva, L. V., Thanh, L. T (1994). Composition of the Essential Oil of
Adenosma bracteosum Bonati. Journal of Essential Oil Research, 6(3): 305-306.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
291
RESEARCH ON ANTI-HYPERGLYCEMIC EFFECT FROM ADENOSMA
BRACTEOSUM BONATI, APPLICATION OF PRODUCING INSTANT
POWDER
*Pham Q. Thang; Luong T. N. Han; Pham T. Dat; Nguyen N. Hong
Ho Chi Minh City University of Technology (HUTECH)
Email: *pquangthang1@gmail.com
SUMMARY
Bonati has been used in traditional and folk medicine in Vietnam as a treatment for liver disease
but there are little reports about its biological activities. The aim of the present study was to
evaluate anti-hyperglycemic potential of extracts from A. bracteosum. The ethanolic and aqueous
extracts of A. bracteosum, the doses of both extracts were treated by oral tolerance to mice body
before oral glucose tolerance. The result indicated that inhibition percentage of ethanolic (at the
dose of 40 mg/kg) and aqueous (at the dose of 50 mg/kg) extracts of A. bracteosum in glucose-
induced hyperglycemic mice were effectively similar to standard drug glibenclamide. The
antihyperglycemic activity of ethanolic extracts in streptozotocin-induced diabetic mice were
effectively similar to standard drug glibenclamide (10 mg/kg) (p> 0.05).
For the purpose of facilitating users to prevent diabetes, raw materials A. bracteosum are used to
produce soluble ceiling powder, raw materials used the drying spray method (dryer spray
MOBILE MINOR - Denmark) to produce instant powder from A. bracteosum. In order to
maximize the product recovery yield of spray drying of A. bracteosum, survey of technology
parameters affect the drying: dry mass before drying, initial air temperature, air pressure for
atomization and the input flow pump were studied. Using extraction solutions with total sub
solid 200 Bx the input temperature is 1600C, the air pressure for atomization is 4.00 bar, the input
flow pump is 1500mL/h, the efficiency of product reached 60% (Wsp <5% ). A. bracteosum
powder was tested for anti-hyperglycemic activity in vivo. The results show that this new product
has the potential for anti-hyperglycemic effect, which is suitable for the prevention and support of
diabetes treatment.
Keywords: Adesnoma bracteosum Bonati, anti-hyperglycemic activity, steptozotocin , Instant
powder, spaydring.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tac_dung_chong_tang_duong_huyet_cua_cay_nhan_tran.pdf