Số liệu thống kê của một quốc gia có nguồn gốc từ hệ thống tài chính và kế toán khu vực công
cung cấp cũng như xử lý. Đây là cơ sở để các đối tượng sử dụng như chính phủ các quốc gia,
chính quyền hay ban lãnh đạo đơn vị ra các quyết định kinh tế cần thiết. Một trong những mô
hình được Quỹ tiền tệ thế giới và nhiều tổ chức toàn cầu triển khai chính là Thống kê tài
chính chính phủ (GFS). Để thực hiện thành công tại Việt Nam thì chính phủ cần có sự kết hợp
đồng bộ với chuyển đổi các nội dung trong kế toán công. Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có
nghiên cứu về sự tác động của việc áp dụng này thông qua các cơ sở lý thuyết khoa học một
cách rõ ràng. Sử dụng phương pháp tổng hợp về các công trình nghiên cứu và định lượng
hóa phần cơ bản, bài viết đã giới thiệu phần tổng quan cơ sở lý thuyết khá đầy đủ về mô hình
GFS trong mối quan hệ với kế toán công Việt Nam, đồng thời kiểm định cơ bản các nhân tố
tác động khi áp dụng mô hình này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm nhân tố trong 10
biến độc lập về tình hình tài chính, kế toán công mà Việt Nam cần cân nhắc giải quyết trong
thời gian tới nhằm hướng đến một nền tài chính minh bạch và hiệu quả.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động của việc áp dụng mô hình thống kê tài chính chính phủ vào kế toán công tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính chính phủ theo mẫu của Quỹ tiền tệ quốc tế là một yêu cầu cấp thiết
được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm.
Bộ tài chính hiện nay cũng mong rằng có thể Việt Nam có thể tăng cường năng lực
xây dựng Báo cáo thống kê tài chính Chính phủ và qua đó góp phần hỗ trợ thực hiện các cải
cách tài chính công của các đơn vị có liên quan. Theo đó, Việt Nam đang tiến hành soạn thảo
Sổ tay thống kê tài chính Chính phủ phiên bản mới cập nhật. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam
cũng xác định rõ những khía cạnh công việc sẽ thực hiện gồm: định dạng mẫu báo cáo Thống
kê tài chính Chính phủ; liên kết giữa Thống kê tài chính Chính phủ và Chuẩn mực kế toán
công quốc tế; Phân loại Thống kê tài chính Chính phủ; Thống kê tài chính Chính phủ và nợ
công.
4. Kết quả nghiên cứu và một số gợi ý chính sách
4.1. Kết quả nghiên cứu
Bài viết chỉ nêu một số ít kết quả nghiên cứu chính để phục vụ cho việc đưa ra gợi ý
chính sách cho nghiên cứu. Theo đó, với những thực trạng trên và quá trình khảo sát thì phần
thống kê mô tả của một số câu hỏi được kết xuất theo phần mềm như sau:
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
T1-Dự án về hệ thống GFS là cần thiết cho kế toán công 81 1 5 3.19 1.034
T2-Hệ thống GFS gắn liền với hệ thống pháp luật 81 1 5 3.27 1.048
T3- Hệ thống GFS gắn liền với tính minh bạch thông tin 81 1 5 3.27 1.074
T4-Hệ thống GFS hỗ trợ công tác tài chính kế toán công 81 1 5 3.38 .982
T5-Hệ thông GFS gắn chặt quy trình lập và hoàn tất ngân sách 81 1 5 3.31 .989
T6-Hệ thống GFS có quan hệ tính chất trách nhiệm giải trình 81 1 5 3.37 1.062
Valid N (listwise) 81
Để chứng minh thêm sự độc lập trong các câu hỏi, tác giả tiến hành thực hiện phân
tích phương sai (ANOVA). Để thực hiện, tác giả đã sử dụng công cụ One way ANOVA để
kiểm định về mặt giá trị trung bình. Trong trường hợp này, các biến sử dụng cho công cụ này
lần lượt là các yếu tố theo từng phần của bảng câu hỏi. Kết quả kiểm định của phát biểu chủ
yếu được thể hiện với chi tiết như sau:
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
C1-GFS tác động trực tiếp đến kế toán công Việt Nam Between Groups 2.652 1 2.652 2.492 .008
Within Groups 296.970 279 1.064
Total 299.623 280
Các nhân tố tác động khi áp dụng hệ thống GFS vào kế toán công Việt Nam được xác
định bao gồm 7 tác động vào ba nhóm theo kết quả như sau:
315
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3
Ke hoach chi tieu trung dai han (1) .501 .194 .186
Don vi thuoc khu vuc cong (2) .786 .016 .298
Thong ke so lieu chung quoc gia (3) .882 .360 .066
Quan tri rui ro (4) .643 .108 .091
Tinh minh bach (5) .043 .040 .862
Gia tang trach nhiem gia trinh (6) -.015 .456 .678
Ap dung chuan muc ke toan cong (7) .119 -.011 .760
Kiem soat chat luong thong tin tai chinh (8) .124 .764 .285
Doi ngu nhan vien ke toan va tai chinh cong (9) .176 .884 -.148
Cong bo thong tin tai chinh, ke toan cong qua cac mau bieu (10) .364 .689 .215
Dựa theo kết quả phân tích nhân tố, có thể đặt ra tên của những nhân tố này gồm (i)
các vấn đề thuộc quản lý chung tài chính, kế toán công; (ii) các lợi ích khi áp dụng chuẩn mực
kế toán công vào kế toán quốc gia và (iii) những khía cạnh cần xem xét thêm khi đi vào áp
dụng GFS trong mối quan hệ với kế toán khu vực công Việt Nam.
Với kết quả nghiên cứu này thì khẳng định rằng có sự tác động của việc áp dụng GFS
đến hệ thống kế toán công của một quốc gia. Việc tác động này sẽ ảnh hưởng đến nhiều nội
dung trong kế toán công, cụ thể theo từng mảng sau: (i) khuôn khổ pháp lý và cơ chế phối hợp
giữa các lĩnh vực công khác nhau tại Việt Nam để tạo ra nền tảng chung; (ii) chuyên môn và
nghiệp vụ kế toán theo từng khoản mục để vừa đáp ứng yêu cầu của chế độ kế toán và tạo sự
dễ dàng trong việc tích hợp vào báo cáo để có số liệu thống kê đúng thời điểm cần thiết; (iii)
nguồn nhân lực kế toán công có đủ kiến thức về kế toán lẫn cơ chế thống kê; (iv) hệ thống
công nghệ thông tin tích hợp trong lĩnh vực kế toán với chế độ báo cáo thống kê để tạo sự dễ
dàng truy xuất dữ liệu; (v) vấn đề về kiểm soát và bảo mật thông tin.
4.2. Một số gợi ý cho Việt Nam
Theo những nhân tố đã xác định được khi xem xét tác động của việc áp dụng hệ thống
GFS vào kế toán công của một quốc gia, kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng là hoàn toàn
phù hợp với xu hướng chung của quá trình hội nhập hiện nay. Dựa vào những kết quả thu
được, bài viết xin hướng đến một số điểm mà Việt Nam cần xem xét khi áp dụng GFS trong
thời gian tới để tích hợp tốt nhất vào hệ thống kế toán khu vực công, gồm:
- Thành lập nhóm nghiên cứu các nội dung chuyên sâu về hệ thống GFS tại các quốc
gia.
- Triển khai chi tiết từng nội dung của GFS trong mối quan hệ với kế toán khu vực
công.
- Thực hiện theo từng nhân tố đã xác định trong bài viết để có một kết quả đồng bộ.
316
- Áp dụng mô hình quản trị ngân sách để giảm rủi ro trong công tác điều hành ngân
sách.
- Xem xét việc ứng dụng các mô hình kinh tế vĩ mô về tài chính công vào lĩnh vực kế
toán.
- Nâng cao chất lượng của việc kiểm soát các thông tin do báo cáo chính phủ cung cấp.
- Đối chiếu giữa các phần hành trong thống kê tài chính với kế toán công để tạo ra điểm
chung.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về việc kiểm tra sự tác động khi Việt Nam áp dụng hệ
thống thống kê tài chính chính phủ vào hệ thống kế toán công của quốc gia có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Bài viết đã cung cấp được những nội dung cần quan tâm khi tiến hành cân
nhắc áp dụng thông qua 5 mảng vấn đề chính với 7 điểm gợi ý cho chính phủ quốc gia có thể
triển khai các nghiên cứu chi tiết cho từng mảng nội dung và giải pháp này trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Allan, D. B (2011). Why Governments Should Use the Government Finance Statistics Accounting System.
Abacus, vol. 47, no. 4, pp. 411-445.
Arvind, K., Annette, V. J (2015). The impact of Treasury supply on financial sector lending and stability.
Journal of Financial Economics, vol. 118, no. 3, pp. 561-571.
Fenella, M. S (2009). Government financial liabilities beyond public sector net debt. Economic & Labour
Market Review, vol. 3, no. 1, pp. 43–50.
Kawika, P., Michael, L. H & Fred, T (2015). The Government Finance Database: A Common Resource for
Quantitative Research in Public Financial Analysis. PLOS One Review, vol. 10, no. 6.
Mortimer, A. D (2001). Behavioral aspects of government financial management. Managerial Auditing Journal,
vol. 16, no. 8, pp. 451–457.
Nwosu, M. E & Okafor, O. H (2015). Financial Management in Local Government: The Nigeria Experience.
International Journal of Financial Research, vol. 4, no. 4.
Pedregal, D. J (2010). Should quarterly government finance statistics be used for fiscal surveillance in Europe?.
International Journal of Forecasting, vol. 26, no. 4, pp. 794–807.
Rosa, M. D., Vicente, M & Santiago, M (2016). Government financial statistics and accounting in Europe: is
ESA 2010 improving convergence?. Public Money & Management, vol. 36, no. 3, pp. 165-172.
Samuel, G. H., Andrei, S., Jeremy, C. S., Robert, W. V (2015). Banks as patient fixed-income investors. Journal
of Financial Economics, vol. 117, no. 3, pp. 449-460.
Thushyanthan, B & Lars, P. F (2013). Fiscal Decentralization and Economic Growth in OECD Countries Is
There a Relationship?. Public Finance Review, vol. 41, no. 4, pp. 421-445.
Timothy, C. I (2015). Defining the Government's Debt and Deficit. Journal of Economic Surveys, vol. 29, no. 4,
pp. 711-732.
Vincent, C. B., Richard, G. & Vasilis S (2007). Dynamic Budgetary Adjustments in the Australian State
Government Finance Sector: An Econometric Approach. Journal of Economics and Management, vol. 3, no. 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tac_dong_cua_viec_ap_dung_mo_hinh_thong_ke_tai_ch.pdf