Nghiên cứu tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Đề tài "Nghiên cứu các tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An" được tiến hành nhằm mục đích: Xác định và đánh giá các tác động chính đến môi trường của mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đến môi trường tự nhiên và xã hội của khu vực xung quanh khu vực mỏ. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và phục hồi môi trường phù hợp, hiệu quả nhằm trả lại cảnh quan, môi trường của khu vực.

Kết quả đã nghiên cứu xác định và đánh giá được những tác động chính của hoạt động khai thác đá lộ thiên đến môi trường trong và lân cận khu vực khai thác mỏ. Trong đó, yếu tố gây tác động lớn nhất đến môi trường được xác định là bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác mỏ (khoan đá, nổ mìn, vận chuyển.), yếu tố tác động thứ hai là tiếng ồn từ các phương tiện khai thác công suất lớn. Ngoài ra, còn có các tác động đến cảnh quan, môi trường sinh thái của khu vực mỏ sau khi kết thúc khai thác.

Từ các tác động chính đã nhận diện, luận văn đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, các biện pháp cải tạo và môi trường cho mỏ sau khi kết thúc khai thác được đề xuất nhằm phục hồi cảnh quan, hạn chế được các vấn đề xã hội do hoạt động khai thác để lại.

 

doc92 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động chính của dự án khai thác đá vôi trắng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường cho các mỏ đá tại xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iform MPN/ 100mL 1.800 2.100 5.000 Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu vực nghiên cứu (trong mùa khô 2016) TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) NT1 NT2 pH - 7,2 7,2 5,5 – 9 COD mg/L 242 80 150 BOD5 mg/L 89 85 50 TSS mg/L 2.530 85 100 NH4+ mg/L 10,54 6,42 10 Tổng N mg/L 12,22 7,52 40 Tổng P mg/L 3,37 0,96 6 Cu mg l 0,587 0,352 2 Zn mg/l 0,922 0,494 3 Ni mg/l 0,520 0,434 0,5 Mn mg/l 1,27 0,83 1 Fe mg/l 3,735 1,122 5 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 12,46 4,49 10 Tổng Coliform MPN/ 100mL 5.500 5.300 5.000 Ghi chú: - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Cột B: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trog nước thải ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Qua số liệu kết quả phân tích ta thấy, chất lượng nước thải trước khi xử lý của mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân trong 02 đợt nghiên cứu có 05 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép cụ thể: COD vượt 1,3÷1,6 lần, BOD5 vượt 1,76 lần, TSS vượt 21,5÷25,3 lần, tổng dầu mỡ vượt 1,1 lần và coliform vượt 1,1÷1,56 lần, các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, do nhận thức được nếu nước thải sản xuất không được xử lý (chủ yếu là TSS) mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh nên mỏ đã đầu tư hệ thống bể lắng để xử lý nước thải sản xuất, nước sau xử lý sẽ được tái sử dụng. Qua 2 đợt lấy mẫu nước thải sản xuất sau xử lý, kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu COD, BOD5 và coliform vẫn vượt mức cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT. Như vậy, nguồn nước mặt tại hai hồ lắng xử lý nước mưa chảy tràn của mỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ. c. Hiện trạng môi trường đất Quá trình khai thác và sơ chế đá sản phẩm của mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân phát sinh một lượng lớn chất thải rắn là đất bóc tách bề mặt và đá thải. Việc đổ thải một lượng lớn chất thải rắn có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất tự nhiên khu vực xung quanh bãi thải. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực bãi thải và khu đất trồng trọt gần bãi thải mỏ của người dân trong khu vực được trình bày chi tiết trong Bảng 3.12 và Bảng 3.13: Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu (trong mùa mưa 2016) TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 03 -MT:2015/ BTNMT Đ1 Đ2 ĐCN ĐNN pHKCl - 7,05 7,15 - - Tổng N % 0,357 0,402 - - Tổng P % 0,124 0,238 - - Hữu cơ (TOC) % 2,1 4,0 - - Cu mg/kg đất khô 72,5 54,1 100 50 Pb mg/kg đất khô 84,4 62,5 300 70 Zn mg/kg đất khô 103,5 56,1 300 200 Fe mg/kg đất khô 244 152 - - Hg mg/kg đất khô 0,015 0,004 - - Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu (trong mùa khô 2016)) TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 03 -MT:2015/ BTNMT Đ1 Đ2 ĐCN ĐNN pHKCl - 6,93 7,08 - - Tổng N % 0,318 0,395 - - Tổng P % 0,106 0,277 - - Hữu cơ (TOC) % 2,4 4,3 - - Cu mg/kg đất khô 67,8 53,2 100 50 Pb mg/kg đất khô 25,2 50,0 300 70 Zn mg/kg đất khô 68,8 32,6 300 200 Fe mg/kg đất khô 144 126 - - Hg mg/kg đất khô 0,012 0,002 - - Ghi chú: - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; ĐCN: Đất công nghiệp; ĐNN: Đất nông nghiệp; Qua số liệu kết quả phân tích thành phần mẫu đất ta thấy, chất lượng đất tại mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân và đất tại khu vực trồng trọt gần mỏ trong 02 đợt nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Như vậy, môi trường đất tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác của mỏ. 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG TẠI XÃ TÂN XUÂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC 3.2.1. Các nguồn gây tác động của hoạt động khai thác tại mỏ đá 3.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Các nguồn phát sinh tác động và đối tượng bị tác động từ hoạt động của mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân được trình bày trong Bảng 3.14: Bảng 3.14. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải STT Nguồn phát sinh Nhân tố tác động Đối tượng bị tác động Khoan, cưa cắt đá, tách đá khối ra khỏi mỏ, cắt đá khối lớn thành dạng tấm Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển, nước thải Môi trường đất, không khí xung quanh khu mỏ Khoan, nổ mìn phá đá làm bột cacbonat calci và đá vật liệu xây dựng Bụi, khí thải , nước thải, Môi trường đất, không khí xung quanh khu mỏ Vận chuyển đá từ khu vực khai thác về khu vực sơ chế tại mỏ. Vận chuyển đất đá thải đi đổ thải Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển Môi trường không khí xung quanh khu mỏ Xúc bốc đá (sản phẩm) Bụi, khí thải do máy móc Môi trường không khí, Hệ sinh thái và sức khỏe con người Hoạt động cắt, gọt đá tạixưởng sơ chế Bụi, khí thải phát sinh từ các công đoạn mài, cắt đá, Môi trường khí xung quanh nhà xưởng: ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành Hoạt động khu nhà đập Bụi, khí thải, nước thải sản xuất Môi trường không khí xung quanh nhà xưởng, môi trường nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân vận hành Khu bể lắng xử lý nước thải mỏ Chất rắn (bùn thải) Môi trường nước, môi trường đất Sửa chữa cơ khí, sửa chữa điện Chất thải rắn công nghiệp Môi trường đất Chất thải nguy hại Môi trường đất Sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên Chất thải rắn sinh hoạt, nước thải Môi trường nước, đất Vận chuyển đá sau sơ chế về nhà máy chế biến tại Cụm Công nghiệp Nghĩa Long Bụi, khí thải Môi trường không khí xung quanh 3.2.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải gồm: - Nguồn phát sinh tiếng ồn: Từ hoạt động khoan nổ mìn phá đá, hoạt động của các phương tiện cơ giới (ô tô, máy xúc, máy gạt); - Nguồn phát sinh độ rung: hoạt động nổ mìn, hoạt động của các máy móc tại khai trường mỏ; - Nước mưa chảy tràn qua bề mặt mỏ, khu vực bãi thải đất đá 3.2.2. Đánh giá các tác động môi trường 3.2.2.1. Đánh giá các tác động của hoạt động khai thác đến môi trường không khí a. Bụi từ hoạt động khoan đá Theo WHO (1993), tải lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác đá được dự báo theo phương pháp hệ số ô nhiễm là 0,04kg/tấn sản phẩm. Với tổng khối lượng khai thác đá của mỏ vào khoảng 431.680 tấn/năm thì lượng bụi phát sinh từ hoạt động khai thác, bốc xúc được dự báo trong Bảng 3.17 sau: Bảng 3.15. Dự báo lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác mỏ Hoạt động Hệ số ô nhiễm (kg/tấn đá sản phẩm) Lượng bụi phát sinh (tấn/năm) Lượng bụi phát sinh (kg/ngày) Khoan đá... 0,04 17,27 57,56 Ngoài ra, các hoạt động khác cũng sẽ phát sinh một lượng bụi đáng kể như hoạt động bốc xúc từ khai trường khai thác lên xe tải để chuyên chở. Ngoài ra, các hoạt này không chỉ phát thải một lượng lớn bụi vào môi trường mà còn thải vào môi trường các khí độc như: SO2, NOx, CO,... b. Bụi và khí thải từ hoạt động nổ mìn Khối lượng thuốc nổ sử dụng hàng năm của mỏ là 10.240kg/năm. Khối lượng thuốc nổ mỗi vụ trung bình khoảng 34,2kg (CTCP tư vấn mỏ MICC, 2015). Như vậy, lượng bụi phát sinh vào môi trường do hoạt động của mỏ được mô tả tại Bảng 3.16: Bảng 3.16. Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động khoan, nổ mìn Khối lượng thuốc nổ sử dụng (kg/vụ nổ) Tải lượng bụi phát sinh (L) (kg/vụ nổ) Nồng độ bụi (mg/m3) Lượng khí thải CO2 (kg/vụ nổ) 34,2 1,47 ÷ 8,55 0,03 ÷ 0,177 2,57 Tác nhân sinh ra chủ yếu trong nổ mìn phá đá là bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động trực tiếp và bụi phát tán ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái khu vực. c. Bụi và khí thải từ hoạt động của máy khai thác Lượng dầu diesel cần dùng trong sản xuất khoảng 206.020 lít/năm.Với tỷ trọng dầu là 0,8kg/lít thì một năm mỏ sẽ tiêu thụ hết 164,82 tấn/năm hay 550 kg/ngày (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016). Thông thường quá trình đốt nhiên liệu khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là 200oC thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg dầu là 38m3. Như vậy, lưu lượng khí thải là 0,1 m3/s. Bảng 3.17. Ước tính thải lượng ô nhiễm của các hoạt động khai thác mỏ đá Các chỉ tiêu ô nhiễm TSP SO2 NOx CO VOCs Hệ số ô nhiễm (kg/t)(*) 4,3 20S (S=0,25%) 65 10 8 Tổng thải lượng khí thải (kg/ca làm việc) 2,365 0,0275 35,75 5,5 4,4 Nồng độ (mg/m3) 0,049 0,001 0,741 0,114 0,091 QCVN 05:2013/ BTNMT (mg/m3) 0,3 0,35 0,2 30 - d. Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển + Trong phạm vi khai trường khai thác: Khối lượng vận chuyển đất, đá thực tế của mỏ khai thác đá vôi trắng tại xã Tân Xuân khoảng 430.400 tấn/năm (bao gồm hoạt động vận chuyển đá từ khu vực khai thác về xưởng sơ chế và từ khu vực khai thác về bãi thải của mỏ) (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016). Số lượt xe tham gia vận chuyển đất đá ước tính là khoảng 28.694 lượt xe/năm (mỗi xe có trọng tải 15 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel, thời gian hoạt động là 300 ngày/năm). Như vậy, lưu lượng xe hàng ngày là 96 lượt xe/ngày. Cung độ vận chuyển mỗi chuyến tối ta là 900m thì tổng quãng đường vận chuyển là 96×0,9=86,4km/ngày. Từ hệ số phát thải chất ô nhiễm đối với xe tải của WHO ta tính được tải lượng chất ô nhiễm phát sinh của quá trình vận chuyển đất đá và sản phẩm trong phạm vi khu vực mỏ trong Bảng 3.18: Bảng 3.18. Tải lượng chất ô nhiễm không khí của xe tải vận chuyển nội mỏ Loại xe Đơn vị TSP SO2 NOx CO VOCs Xe chạy ngoài thành phố (vận tải nội mỏ) Xe tải 15 tấn Kg/ngày 0,078 0,0009 1,24 0,25 0,07 + Trên quãng đường vận chuyển về nhà máy chế biến: Đá sản phẩm vận chuyển về Cụm công nghiệp Nghĩa Long khoảng 216.432 tấn/năm (mỗi xe có trọng tải 15 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel, thời gian hoạt động là 300 ngày/năm). Như vậy, dự báo lưu lượng xe hàng ngày là 48 lượt xe/ngày và với cung độ vận tải khoảng 34 km/lượt, tổng quãng đường vận chuyển một ngày sẽ là 48×34= 1.632 km (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016). Tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NO2, VOC do các phương tiện vận tải về Cụm công nghiệp Nghĩa Long chi tiết trong Bảng 3.19. Bảng 3.19. Tải lượng chất ô nhiễm không khí của hoạt động vận chuyển ngoài mỏ Loại xe Đơn vị TSP SO2 NOx CO VOCs Xe chạy ngoài thành phố (vận tải ngoài mỏ) Xe tải 15 tấn Kg/ngày 1,469 0,017 23,5 4,733 1,306 Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của phương tiện vận chuyển sản phẩm đến nhà máy chế biến được đánh giá là liên tục, kéo dài trong suốt thời gian hoạt động của mỏ đá vôi trắng (22 năm) phạm vi rộng (dọc theo quãng đường vận chuyển). e. Bụi và khí thải từ hoạt động bốc xúc đất đá + Công tác bốc xúc đá khối Đá khối được bốc xúc tại khai trường vận chuyển về bãi tập kết, xưởng sơ chế để mài gọt và bốc xúc từ xưởng sơ chế lên xe chuyên dụng vận chuyển về nhà máy chế biến. Khối lượng đá khối lớn nhất cần xúc bốc để chuyên chở là 57.600 m3/năm, tương đương với 192 m3/ngày. Lượng đá khối này sẽ được chất lên ôtô bằng cẩu trục tự hành đặt tại trung tâm các tầng khai thác của khai trường, những khối đá ở xa sẽ được vận chuyển tập trung về khu trung tâm bằng xe nâng. + Công tác xúc đá nở rời Công tác xúc bốc tại khai trường bao gồm xúc đá làm bột cacbonat calci và đất đá thải, khối lượng bốc đất đá lớn nhất hàng năm là 102.400 m3/năm đất đá nguyên khối, tương đương với 342 m3/ngày. Để bốc xúc đá nở rời sử sụng máy xúc TLGN có dung tích gầu từ 1,3÷2,6m3. Như vậy tổng khối lượng bốc xúc đất đá là 534 m3/ngày, tương đương với 1.441,8 tấn/ngày (tỉ trọng đá là 2,7 tấn/m3) Hệ số thải lượng bụi sinh ra do công tác bốc xúc, vận chuyển đá là 0,17 kg bụi/tấn đất đá [20]. Do đó lượng bụi phát sinh do hoạt động bốc xúc đất đá được ước tính như trong Bảng 3.20 sau: Bảng 3.20. Tải lượng bụi sinh ra do hoạt động bốc xúc Nguồn Khối lượng (tấn/ngày) Hệ số Tải lượng (kg/ngày) Hoạt động bốc xúc 1441,8 0,17 245,1 Với diện tích bị ảnh hưởng là 20,1 ha, tương đương với 201.000 m2; chiều cao khí tượng là H=10m. Nồng độ bụi tính được là: 245,1×106/(24×201.000×10) = 5 (mg/m3). Theo Báo cáo khoa học về những vấn đề cấp bách về môi trường lao động trong khai thác và chế biến đá ở Việt Nam, năm 1999 thì nồng độ bụi do hoạt động bốc xúc đất đá được ước tính nằm trong khoảng 1,6÷5 mg/m3. Ngoài việc phát sinh bụi, hoạt động bốc xúc còn phát sinh các loại khí thải, tiếng ồn do sử dụng máy móc, thiết bị như máy xúc, máy san gạt. Tuy nhiên việc đánh giá tác động do khí thải, tiếng ồn, độ rung được đánh giá trong phần hoạt động của các máy thi công cơ giới. Theo đánh giá sơ bộ thì công đoạn này có ảnh hưởng tới môi trường nhưng không lớn bằng công đoạn vận chuyển. Các thiết bị máy móc hoạt động chỉ trong khu vực khai trường (chủ yếu là các khu vực khai thác và bãi trung chuyển), xưởng sơ chế. Khoảng cách từ trung tâm mỏ đến khu dân cư lân cận khá xa (khoảng 1 km) nên tác động chủ yếu là tới sức khoẻ công nhân trực tiếp vận hành thiết bị. f. Bụi từ hoạt động sơ chế (mài, gọt, đập, sàng...) tại xưởng sơ chế đá Các hoạt động chính của xưởng sơ chế gồm: - Hoạt động đập đá cỡ vừa (kích thước 5-10cm) thành đá cỡ nhỏ (1-2cm) bằng máy đập hàm với khối lượng khoảng 24.346 tấn/năm (tính với 40% lượng đá khai thác làm bột calci cacbonat quá cỡ, phải đập nhỏ trước khi vận chuyển về nhà máy); - Mài gọt đá khối và xác định các khiếm khuyết tự nhiên 47.000m3/năm; Theo đánh giá nhanh của WHO, quá trình đập đá sẽ phát sinh một lượng bụi là 0,14kg/tấn [20]. Quá trình mài gọt khoảng 0,07-0,15kg/m3. Từ đó, tính toán được lượng bụi phát sinh từ quá trình đập, mài gọt đá. Chi tiết như trong Bảng 3.21 sau: Bảng 3.21. Tải lượng bụi sinh ra do hoạt động tại xưởng sơ chế Nguồn Khối lượng Hệ số Tải lượng (kg/ngày) Hoạt động đập 81,15 (tấn/ngày) 0,14 11,36 Hoạt động mài, gọt 192 (m3/ngày) 0,07÷0,15 13,44÷28,8 Bụi phát sinh từ các hoạt động tại xưởng sơ chế có đặc tính dễ lắng đọng, tập trung trong không gian nhà xưởng. Do đó, tác động do bụi từ hoạt động sơ chế được đánh giá gây tác động trực tiếp đến công nhân lao động, làm việc trong xưởng. Đặc biệt các vấn đề về sức khỏe liên quan đến đường hô hấp nếu không có các biện pháp bảo hộ thích hợp. 3.2.2.2. Đánh giá các tác động của hoạt động khai thác đến môi trường đất Trong hoạt động khai thác đá tại các mỏ, nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất tại khu vực được nhận diện do một số tác nhân như sau: a. Chất thải rắn sinh hoạt Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại mỏ khoảng 29,7÷49,5kg/ngày đêm. Do lao động chủ yếu là người địa phương nên số lượng cán bộ nhân viên lưu trú trong khu vực mỏ là rất ít. Thành phần chủ yếu của loại chất thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy. b. Chất thải rắn sản xuất Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỏ đá khoảng 79.840 m3/năm được tái sử dụng là vật liệu san lấp mặt bằng sân công nghiệp và làm đường, duy tu bảo dưỡng đường trong và ngoài khu vực mỏ, phần còn lại được đưa tới khu bãi thải của mỏ (CTCP tư vấn mỏ MICC, 2015). Với khối lượng đất đá thải này sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nhất là trong mùa mưa nếu không có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu hữu hiệu sẽ tác động rất lớn đến nguồn nước mặt xung quanh khu vực. c. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh từ khai thác mỏ chủ yếu là các loại chất thải nhiễm dầu và dầu mỡ thải do hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, làm mát máy móc, thiết bị làm việc tại khu mỏ và các loại chất nhiễm vật liệu nổ. Trung bình lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và phương tiện khai thác tại khu mỏ ước tính khoảng là 7 lít/lần thay. Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị trung bình từ 3÷6 tháng thay một lần. Theo ước tính, số lượng phương tiện và máy móc trong khu mỏ đạt khoảng từ 22 phương tiện. Vì vậy, lượng dầu mỡ thải phát sinh ước tính là từ 24÷50 lít/tháng. Khối lượng giẻ lau dầu mỡ thải hàng tháng khoảng 20kg/tháng (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016). Ngoài ra còn có một lượng nhỏ CTNH khác như bóng đèn điện hỏng, pin hỏng... Khối lượng ước tính khoảng 1,0kg/tháng. 3.2.2.3. Đánh giá các tác động của hoạt động khai thác đến môi trường nước Lưu lượng nước thải phát sinh tại mỏ khoảng 23,0m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải sinh hoạt khoảng 8,0m3/ngày đêm, nước thải sản xuất là 15,0m3/ngày. Chi tiết về tải lượng của mỗi loại nước thải được trình bày chi tiết dưới đây. a. Nước thải sinh hoạt Số cán bộ, công nhân viên làm việc tại mỏ là 99 người, chủ yếu là dân địa phương nên số người lưu trú tại nhà tập thể của cơ quan là không lớn. Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày khoảng 8,0m3/ngày đêm (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016). Lượng nước này từ nhà vệ sinh, nhà tắm và nhà ăn ca tại khu vực mỏ. Nước thải sinh hoạt có tính chất như sau: Bảng 3.22. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ (g/người/ngày) Chưa xử lý Sau xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn 1 BOD5 (g/người/ngày) 45 – 54 (49,5) 10 – 20 (15) 2 COD (g/người/ngày) 72 – 102 (87) 18 – 36 (27) 3 TSS (g/người/ngày) 70 – 145 (107,5) 8 – 16 (12) 4 Nitơ tổng (g/người/ngày) 6 – 12 (9) 2 – 4 (3) 5 NH4 (g/người/ngày) 2,3 – 4,8 (3,55) 0,5 – 1,5 (1) 6 Coliform tổng MPN/100ml 106 – 109 - 7 Fecal coliform MPN/100ml 105 - 106 - Bảng 3.23. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị trung bình QCVN 14: 2008/BTNMT (B) 1 BOD5 mg/l 309,4 50 2 COD mg/l 543,8 - 3 SS mg/l 671,9 100 4 Tổng N mg/l 56,25 50 5 Amoni mg/l 20,3 10 Như vậy, với lưu lượng NTSH phát sinh tại mỏ là 8,0m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm như trong Bảng 3.23 thì NTSH sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, đất của khu vực nếu không được xử lý. Để giảm thiểu và hạn chế tác động do nước thải sinh hoạt đến môi trường, tại mỏ đã xây dựng bể xử lý NTSH cải tiến để xử lý toàn bộ lượng NTSH trước khi thải ra môi trường. Do đó, tác động của NTSH trong giai đoạn này được đánh giá là có thể giảm thiểu được. b. Nước thải sản xuất và vệ sinh công nghiệp Nước thải vệ sinh công nghiệp phát sinh từ hoạt động khai thác mỏ chủ yếu là từ nguồn nước thải vệ sinh thiết bị, xe tải phục vụ quá trình khai thác trong khu mỏ, nước làm mát máy móc thiết bị và nước vệ sinh khu xưởng sửa chữa Đặc tính của loại nước này là chứa hàm lượng cao các chất rắn lơ lửng. Theo tính toán thì lượng nước dùng cho 1 lần rửa máy móc phương tiện vào khoảng 0,3m3 nước, với số thiết bị ước tính là khoảng 22 phương tiện, mỗi ngày vệ sinh một lần, tổng lượng nước thải vệ sinh công nghiệp phát sinh là khoảng 6m3/ngày (Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, 2016). Trong quá trình sản xuất, việc cưa cắt đá tách đá khối, đá tảng để giảm thiểu bụi trong quá trình cưa cắt thì cần phải tưới ẩm khối đá trước khi cưa cắt do đó trong quá trình cưa cắt đá sẽ phát sinh nước thải trong quá trình này. Lượng nước thải từ quá trình cưa cắt đá khoảng 10m3/ngày. Thành phần chủ yếu trong nước thải là chất rắn lơ lửng. Lượng nước này sẽ được thu gom theo mương dẫn đến bể lắng để xử lý sau đó được tuần hoàn, tái sử dụng không thải ra môi trường. 3.2.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường được đề xuất Các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa mức ảnh hưởng xấu đến môi trường của hoạt động khai thác đá vôi trắng tại mỏ gồm có: a. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không khí do bụi Giảm thiểu bụi tại đường giao thông trong mỏ - Đường giao thông nội mỏ dài 915m, chiều rộng mặt đường 9,5m và đường kế cận mỏ hơn 1km liên quan đến quá trình chở đá. Các tuyến này luôn được cải tạo và nâng cấp thường xuyên, đồng thời quá trình khai thác luôn tưới ẩm thường xuyên đặc biệt vào những ngày nắng, khô hanh phát sinh bụi. Sử dụng xe téc nước tưới dập bụi với dung tích xe tưới nước 5m3 tưới dập bụi vào thời điểm 7h30, 9h30, 13h, 15h hàng ngày hoặc tại thời điểm phát sinh bụi lớn. Tuy nhiên, việc phun nước dập bụi cũng được tiến hành linh hoạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình sản xuất cụ thể để đẩm bảo hiệu quả cao nhất. - Trên khai trường và sau khi sơ chế: xe vận chuyển được che kín thùng, không chất nguyên liệu quá thành xe, xe chạy phải đúng vận tốc quy định. Giảm thiểu bụi tại xưởng sơ chế Khi tiến hành cắt gọt đá, tưới ẩm bề mặt cũng như tạo vòi nước nhỏ phun vào bề mặt tiếp xúc khi cắt gọt đá, trang bị khẩu trang, quần áo bảo hộ cho việc cho công nhân tham gia trực tiếp sơ chế đá. Trồng cây xanh quanh khu vực sơ chế như: Bạch đàn, keo tai tượng, tràm trồng thành 1 hàng, khoảng cách giữa các cây là 2÷3m. + Giảm thiểu bụi trên đường giao thông ngoại mỏ Thực hiện trồng cây ở hai bên đường vận chuyển là 1.200 m phục vụ cho quá trình giảm bụi khai thác trong quá trình vận hành mỏ. Khoảng cách giữa 2 cây là 3m. Phun nước bánh xe và gầm xe ra trước khi đi ra ngoài khu vực mỏ. Không chở quá trọng tải cấp đường quy định của khu vực. Hiện tại cấp đường của khu vực có thể chịu tải của xe tải 15 tấn. Tuy nhiên, khi cấp đường của khu vực được cải tạo và nâng cấp thì chủ dự án cũng sẽ cam kết sử dụng xe có tải trọng phù hợp với cấp đường địa phương. b. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất do chất thải rắn - Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn vận hành dự án khoảng 29,7kg/ngày (tính 0,3 kg/người/ngày) sẽ được thu gom và chứa trong những thùng bằng nhựa có lắp đậy loại 50lít và 100lít. Thùng chứa được đặt tại những vị trí thuận tiện như nhà ăn 01 thùng, nhà văn phòng 01 thùng, xưởng sơ chế 01 thùng... Tại nhà ăn được đặt thùng lớn với dung tích khoảng 0,5m3 để chứa rác thải từ khu vực này. Áp dụng biện pháp phân loại rác tại nguồn, đối với các chất hữu cơ từ khu vực nhà ăn được lưu chứa trong thùng riêng và dùng để chăn nuôi. Các chất trơ còn lại (túi nilon, giấy ăn, bát đĩa vỡ...) sẽ được chủ dự án hợp đồng với đội môi trường địa phương đưa đi chôn lấp hàng ngày tại khu vực chôn lấp chất thải sinh hoạt của xã Tân Xuân. - Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là đất đá thải, khối lượng khoảng 79.840 m3/năm, được đổ tại bãi thải phía Tây khai trường, quá trình đổ thải được san gạt và lu lèn cẩn thận, phía dưới chân bãi bải được xây dựng tường bao chắn để tránh trượt lở, rửa trôi vào mùa mưa. Đặc điểm và quy trình bãi thải mỏ đá hoa khu vực dự án như sau: + Bãi thải phục vụ đổ thải chủ yếu là đá không đạt tiêu chuẩn. Quá trình đổ thải tiến hành đồ theo từng lớp theo cao độ tự nhiên, kết hợp với lu nèn thường xuyên theo định kỳ. Do đó, quá trình ổn định bãi thải được hình thành tự nhiên. Đập chắn bãi thải: Sử dụng đá thải, xếp đá khan tạo thành kè chắn trước khi tiến hành đổ thải. Đập chắn có kích thước: Chiều cao 2m, mặt đê rộng 1m, chân đê 3m. Mục đích xây dựng đập chắn nhằm tránh đá lăn và hạn đất đá bị rơi và rửa trôi. c. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nước do nước thải - Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sản xuất Hoạt động sản khai thác đá tại mỏ phát sinh rất ít nước thải sản xuất. Nước thải chủ yếu từ quá trình rửa xe vệ sinh thiết bị và quá trình cắt đá tại khai trường (nước dập bụi, giảm nhiệt cho dây cắt). Lượng nước thải ước tính 16,0m3/ngày. Nước thải được dẫn vào bể lắng của dự án, phía gần nhà văn phòng để loại bỏ các cặn (bột đá, bùn đất, dầu mỡ...) và được tuần hoàn tái sử dụng, không thải ra ngoài môi trường. Bùn thải của bể lắng định kỳ 3 tháng/lần được đem phân tích thí nghiệm thành phần bùn theo QCVN 50:2013/BTNMT (nếu các thông số phân tích nằm trong ngưỡng cho phép, Ban quản lý mỏ sẽ quản lý và đưa đi chôn lấp tại bãi thải của địa phương). Nếu thành phần nguy hại trong bùn thải vượt ngưỡng cho phép chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng đem đi xử lý theo đúng qui định. - Biện pháp giảm thiểu tác động xấu do nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại mỏ đá khoảng 8,0m3/ngày (99 người làm việc tại mỏ). Nước thải sinh hoạt gồm nước thải từ nhà vệ sinh, nước phục vụ tắm, rửa và nước từ nhà bếp. Mỏ đã xây dựng nhà vệ sinh và bể xử lý nước thải sinh hoạt gần khu vực nhà ăn. Nước thải sinh hoạt từ khu vực lưu trú của công nhân, nhà điều hành được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại cải tiến 5 ngăn, công suất 10m3/ngày đêm (có tính hệ số vượt tải 1,2). Nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột B và được thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực là khe Khe Lồ, nguồn tiếp nhận cuối cùng là suối Hao cách dự án khoảng 1,5km về phía Tây Nam. Bùn thải từ bể xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được chủ dự án hợp đồng với công ty môi trường đô thị tỉnh Nghệ An đến hút đem đi xử lý, định kỳ 2 năm/lần. 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ ĐÁ TẠI XÃ TÂN XUÂN, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN Đặc thù của việc khai thác khoáng sản lộ thiên là lấy đi một khối lượng lớn khoáng sản, đối với mỏ khai thác đá xây dựng sau khi kết thúc để lại một phần địa hình âm so với khu vực xung quanh; do vậy việc cải tạo, phục hồi m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_tac_dong_chinh_cua_du_an_khai_thac_da_voi_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_phuc_hoi_cho_cac.doc