Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh khi học tại thư viện trường

Tự học đây là vấn đề học tập ngoài nhà trường, tự học là quá trình tự bồi dưỡng kiến thức

hay nói cách khác tự học là trực tiếp bổ sung kiến thức sau khi được đào tạo ở nhà trường,

là quá trình tự đào tạo. Đọc sách và nghiên cứu sách giúp sinh viên HUTECH học tập, nâng

cao nghề nghiệp, mở rộng tầm hiểu biết là phương pháp phổ biến nhất của việc tự học.

Nghiên cứu này giúp cho nhà trường có thể làm cho sinh viên trở nên hứng thú với việc tự

học cũng như việc học tại thư viện trường. Thư viện trường là trường học thứ hai của học

sinh sinh viên, do đó thư viện đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong công tác phát triển

tự học của bạn đọc, đặc biệt là học sinh sinh viên.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh khi học tại thư viện trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1628 NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHI HỌC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG Lê Thị Đ n Thuy, Ung Thị Bích Nương, Phạm Phan Ngọc Tiên, T ương Quang Hiếu, Đặng Công Anh Văn Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. ương Thị Mai Hà Trâm TÓM TẮT Tự học đây là vấn đề học tập ngoài nhà trường, tự học là quá trình tự bồi dưỡng kiến thức hay nói cách khác tự học là trực tiếp bổ sung kiến thức sau khi được đào tạo ở nhà trường, là quá trình tự đào tạo. Đọc sách và nghiên cứu sách giúp sinh viên HUTECH học tập, nâng cao nghề nghiệp, mở rộng tầm hiểu biết là phương pháp phổ biến nhất của việc tự học. Nghiên cứu này giúp cho nhà trường có thể làm cho sinh viên trở nên hứng thú với việc tự học cũng như việc học tại thư viện trường. Thư viện trường là trường học thứ hai của học sinh sinh viên, do đó thư viện đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong công tác phát triển tự học của bạn đọc, đặc biệt là học sinh sinh viên. Từ khóa: giải pháp, học tập, sinh viên, thư viện, tự học. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, tri thức có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đều dựa trên nền tảng tri thức và muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục. Như lời Bác Hồ đã nói “Non sông Việt Nam có vẻ vang, có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không? Chính là nhờ phần lớn công học tập ở các cháu”, dù cho giáo dục không phải là phương thuốc thần kỳ có thể thực hiện được mọi mơ ước song dù sao nó cũng là một con đường hơn mọi con đường khác hướng vào phục vụ phát triển toàn diện con người. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất là điều kiện để phát huy chất lượng giáo dục tại các trường đại học và cao đẳng. Bên cạnh đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, cơ sở vật chất thì một khía cạnh khác cũng rất được quan tâm đó là hệ thống thư viện. Việc chuyển đổi hình thức dạy học từ niên chế sang tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chủ động hơn trong học tập. Để đáp ứng tốt nhu cầu học tập theo hình thức tín chỉ thì việc đầu tiên là sinh viên phải có nguồn tài liệu để học tập, nghiên cứu trước khi tham gia các tiết học trên lớp. Chính điều này, đòi hỏi thư viện phải có đủ nguồn tài liệu để cung cấp cho sinh viên mới đảm bảo được việc học của sinh viên đạt hiệu quả cao. Bên cạnh nguồn tài liệu phong phú thì phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ của thư viện cũng phải được đảm bảo. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, nhóm nghiên cứu chọn vấn đề “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) khi học tại thư viện trường” nhằm xác định mức độ tấc độ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại 1629 thư viện trường và qua đó sẽ kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện trường trong thời gian tới. 2 THỰC TRẠNG Ý thức được tầm quan trọng đó của tri thức giáo dục, Nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện là kết hợp đến trường, giáo dục từ xa và tự học. Tự học để trưởng thành là vô cùng quan trọng Tự học đây là vấn đề học tập ngoài nhà trường, tự học là quá trình tự bồi dưỡng kiến thức hay nói cách khác tự học là trực tiếp bổ sung kiến thức sau khi được đào tạo ở nhà trường, là quá trình tự đào tạo. Đọc sách và nghiên cứu sách để học tập, nâng cao nghề nghiệp, mở rộng tầm hiểu biết là phương pháp phổ biến nhất của việc tự học. Thư viện là cơ quan văn giáo dục ngoài nhà trường, hay nói cách khác thư viện là trường học thứ hai của học sinh sinh viên, do đó thư viện đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong công tác phát triển tự học của bạn đọc, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, thư viện trung tâm Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) gồm có hai cơ sở: Thư viện số 475A Điện Biên Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM được đặt tại tầng 3&4 khu B có diện tích 1.800 m2, hỗ trợ 800 chỗ. Thư viện khu Công nghệ cao TP.HCM đặt tại tầng 2 khu E3 có diện tích 1.400 m2, hỗ trợ 400 chỗ (gồm khu đọc sách và khu học nhóm). Thư viện Đại học Công nghệ TP.HCM được biết đến là một không gian đọc sách với đầy đủ màu sắc, được bình chọn là 1 trong 7 thư viện đ p nhất của các trường đại học tại TP.HCM. Thực tế hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đều biết đến thư viện của trường qua nhiều kênh truyền thông của trường, cũng như được giới thiệu vào buổi sinh hoạt công dân đầu khóa. Nhưng phần lớn các bạn đều chưa từng đến hoặc thường có thái độ né tránh, không hứng thú khi nhắc đến thư viện. Trên cơ sở đó, nhóm đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 400 sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thông qua phiếu khảo sát trực tuyến về độ hài lòng của sinh viên trường để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp thu hút sinh viên đến thư viện ngày một đ ng hơn. Bảng 1. Khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên HUTECH khi học tại thư viện trường STT Các yếu tố Tỷ lệ % Có Không 1 Thời gian phục vụ hiện tại hợp lý 79,3 20,7 2 Quy trình gửi đồ dùng cá nhân thuận tiện 79,8 20,2 3 Tài liệu phong phú và thường xuyên được cập nhật 83,3 16,7 4 Hình thức tra cứu tài liệu thuận tiện và hiệu quả 84,8 15,2 5 Thủ tục mượn tài liệu của thư viện nhanh gọn 89,4 10,6 6 Cách tổ chức, sắp xếp tài liệu hợp lý 88,9 11,1 7 h ng gian thư viện rộng rãi 80,5 19,5 8 Tinh thần phục vụ của nhân viên 87,5 12,5 Nguồn: nhóm khảo sát và nghiên cứu ăm 2021 1630 Kết quả khảo sát ở trên cho thấy được tỷ lệ sinh viên rất hài lòng về thủ tục mượn tài liệu của thư viện nhanh gọn (có tỷ lệ đồng ý cao nhất với 89,4% sinh viên lựa chọn). Ngoài ra sinh viên còn hài lòng về tinh thần phục vụ của nhân viên (có 87,5% sinh viên lựa chọn) và cách tổ chức, sắp xếp tài liệu hợp lý (có 88,9% lựa chọn). Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều mà sinh viên chưa hài lòng, đó là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được sinh viên đến thư viện. Nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất (79,3%) là thời gian phục vụ chưa hợp lý, chưa phù hợp với tính năng động của các bạn sinh viên hiện nay. Bảng 2. Bảng thời gian đề xuất hoạt động của thư viện theo ý kiến của sinh viên Thời gian hoạ động Tỷ lệ (%) 6h30 – 19h 12,5 6h45 – 20h 57,8 7h – 19h30 19,3 7h30 – 19h30 8,5 8h – 18h30 1,9 Mở cửa vào thứ 7 và chủ nhật 87,6 Nguồn: nhóm khảo sát và nghiên cứu ăm 2021 Có thể thấy số lượng sinh viên đồng ý với thời gian hoạt động hiện tại của thư viện (7h30 – 19h30) chiếm rất thấp, chỉ chiếm 8,5% và có đến 57,8% số lượng sinh viên muốn mở rộng thời gian mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ hơn (6h45 – 20h). Mặc khác có đến 87,6% sinh viên mong muốn mở cửa vào cả chiều thứ 7 và Chủ nhật. Qua các số liệu trên, có thể thấy hầu hết sinh viên được khảo sát đều mong muốn thư viện có thể mở rộng thời gian phục vụ để đáp ứng nhu cầu học tập tại thư viện. 3 KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Vậy để giải quyết cho thực trạng trên, câu hỏi ở đây được đặt ra là: “ iải pháp nào để nâng mức độ hài lòng của sinh viên khi học tại thư viện trường?”. Để giúp nâng cao hiệu quả học tập khi sinh viên học tập tại thư viện của trường, cũng như giúp các bạn sinh có thêm nhiều động lực để đến học tại thư viện. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp sau: 3.1 Mở rộng thời gian hoạt động của hư viện Dựa vào Bảng 1 và 2 có thể thấy được một số sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM, SV chưa hài lòng với thời gian hoạt động của thư viện. Vì vậy, có thể thay đổi giờ hoạt động của thư viện một cách hợp lý và nên khảo sát ý kiến của sinh viên để hiểu thêm về nhu cầu sử dụng thư viện (Bảng 2 cho thấy, có đến 57,8% sinh viên đồng ý với giờ hoạt động của thư viện là 6h45 – 20h). Qua đó chúng ta có thể thấy được nhu cầu của sinh viên về giờ hoạt động của thư viện, giúp cho sinh viên có đủ thời gian học và thực hiện các hoạt động học nhóm mà ít bị hạn chế thời gian hơn. Ngoài ra, thư viện trường 1631 nên mở cửa cả chiều thứ 7 và cả ngày Chủ nhật (qua Bảng 2.2 qua khảo sát có đến 87,6% sinh viên mong muốn). Việc này có thể giúp được nhiều sinh viên giải quyết được nhu cầu học tập, tra cứu, tìm tài liệu, học nhóm,... tại thư viện thay vì phải bỏ tiền để đến những quán cà phê, vừa không có tài liệu học tập, vừa ồn ào khó có thể tập trung dẫn đến việc học tập không hiệu quả. 3.2 Cập nhật và bổ sung nhiều tài liệu hơn Thư viện tiếp tục thường xuyên bổ sung nhiều hình thức tài liệu khác nhau để nguồn tài liệu thêm phong phú: liên tục bổ sung luận văn, luận án, báo cáo khoa học qua các năm, đặc biệt là những năm gần nhất. Từ điển bách khoa toàn thư; báo, tạp chí; sách văn học, kỹ năng sống, giải trí. Ngoài ra bổ sung tài liệu theo yêu cầu của giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật thêm tại liệu dạng file điện tử như ebook, pdf, ord, Liên hệ nhà xuất bản, các cửa hàng sách để cập nhật và bổ sung các đầu sách, tài liệu mới. Việc bổ sung sách cũng nên khảo sát theo chương trình học, chương trình đào tạo và nhu cầu của sinh viên cũng như giảng viên. Ngoài ra, thư viện có thể tổ chức thêm các buổi triển lãm sách, giao lưu và thu nhận các sách tài liệu từ chính sinh viên để nâng cao nhận thức đọc việc đọc và giữ gìn sách. 3.3 Nâng cao khả năng chuyên môn cho nhân viên Để có thể giúp sinh viên tìm, tra cứu, sử sụng tốt các dịch vụ trong thư viện thì không thể thiếu sự giúp đỡ của các nhân viên thư viện. Trong công tác phục vụ, nhân viên thư viện phải vững vàng trong công tác xử lý nghiệp vụ hơn nữa, nâng cao kỹ năng thông tin, sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu, có kỹ năng phân tích đánh giá tổng hợp thông tin, tư vấn cho sinh viên, quản lý các nguồn tài nguyên thông tin hiệu quả, kỹ năng tổ chức và quản lý thư viện, có kỹ năng giao tiếp với sinh viên và khả năng xử lý tình huống trong quá trình làm việc. Nhân viên thư viện có thái độ niềm nở tạo cảm giác thoải mái cho sinh viên mỗi khi sinh viên đến thư viện. 3.4 Phát triển, sử dụng phần mềm quản trị tích hợp Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng phần mềm quản lý thư viện là giải pháp tối ưu để thực hiện các phân hệ biên mục, quản lý mượn trả. Việc sử dụng phần mềm tích hợp ở thư viện đại học còn hỗ trợ người làm thư viện trong việc quản lý người đọc, thống kê số lượt đọc, quản lý báo cáo, kiểm kê tài liệu cũng như biết được vòng quay của tài liệu. Trong công tác biên mục tài liệu (mô tả, phân loại, định tiêu đề chủ đề, từ khoá) với quy trình hợp lý là công cụ giúp sinh viên tra cứu các cơ sở dữ liệu thư mục hiệu quả hơn. Thư viện trường cần có chính sách hỗ trợ thời gian và số lượng khi mượn tài liệu (thêm thời gian mượn tài liệu, đăng ký mượn - trả sách qua thư điện tử, nhắc nhở sinh viên qua thư điện tử, điện thoại khi sách gần quá hạn trả, hoặc sử dụng các loại máy trả sách tự động). Qua đó, sinh viên sẽ không mất nhiều thời gian trong quá trình mượn - trả tài liệu. 3.5 Đổi mới quy trình giữ đồ cá nhân Mối quan tâm của sinh viên là tài sản cá nhân của bản thân khi gửi tại phòng gửi đồ của thư viện. Bố trí khu vực gửi đồ để các bạn sinh viên có thể thuận tiện hơn. Tài sản cá nhân của sinh viên vẫn chưa đảm bảo được giữ an toàn, thư viện nên đầu tư thêm các tủ đựng đồ 1632 riêng biệt cho từng cá nhân như ở các nhà sách, siêu thị,... sinh viên sẽ tự bảo quản chìa khóa tủ của mình. 4 KẾT LUẬN Thư viện là nơi tự học lý tưởng của sinh viên, nơi mà sinh viên có thể học tập một cách hiệu quả, có thể có được những kiến thức mặc dù hiện nay internet rất phát triển nhưng không thể nào thay thế sách. Vì vậy, thư viện trường là nơi có thể giúp sinh viên phát huy khả năng học tập của mình. Thư viện trường Đại học Công nghệ TP.HCM là nơi tốt nhất để sinh viên trường có thể nghiêm túc học tập và nâng cao trình độ học vấn của mình. Chính vì thế, thư viện trường cần đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ tại thư viện trường, tiếp tục bổ sung thêm nhiều tài liệu, sách,... nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên hình thành thói quen tốt như thường xuyên đến thư viện để học tập, nghiên cứu,... mà không bị nhàm chán. Nhờ vậy mà Trường Đại học Công nghệ TP.HCM chúng ta có thêm nhiều nhân tài trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://utt.edu.vn/library/goc-ban-doc/vai-tro-cua-thu-vien-trong-viec-phat-trien-tu-hoc- trong-sinh-vien-a4066.html [2] https://tuoitre.vn/tu-hoc-hieu-qua-thu-vien-va-khu-vuon-20200402093307497.html [3] Vũ Duy Hiệp (2015). Nâng cao chất lượng sản phẩm - Dịch vụ thông tin thư viện tại TTTT-TV. Trường Đại học Trà Vinh. [4] Phân tích tại sao rất ít sinh viên vào thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mượn tài liệu và nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Hương Diệp (2015).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_su_hai_long_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_cong_ngh.pdf
Tài liệu liên quan