Nghiên cứu sử dụng chế phẩm em (effective microorganisms) chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng tăng hiệu quả chăn

nuôi lợn, giảm nồng độ khí thải độc hại ở chuồng nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường:

- Tăng hấp thu thức ăn và sinh trưởng của lợn, khối lượng lợn con ở 50 ngày tuổi

tăng14,12% và lợn thịt ở 90 ngày tăng 10,4%.

- Không gây độc hại đến vật nuôi, lợn khỏe mạnh bình thường, không có sự thay

đổi về số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố (P>0,05).

- Giảm số lượng vi khuẩn Salmonella và E.coli, tương ứng là 20,11 và 28,88

triệu/g phân; làm tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 44,0% và nâng tỷ lệ

nuôi sống lợn con 12,0% so với đối chứng.

- Giảm hàm lượng khí thải NH3 và H2S trong chuồng nuôi thấp hơn từ 2,41 đến

2,45 lần tương ứng so với đối chứng.

pdf10 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm em (effective microorganisms) chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
615 * Giáo sư, Tiến sĩ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM   EM (EFFECTIVE MICROORGANISMS) CHĂN NUÔI LỢN   VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG  Nguyễn Quang Tuyên*, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Mạnh Cường Viện Khoa học Sự sống Đại học Thái Nguyên, Việt Nam Tóm tắt Sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng tăng hiệu quả chăn nuôi lợn, giảm nồng độ khí thải độc hại ở chuồng nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường: - Tăng hấp thu thức ăn và sinh trưởng của lợn, khối lượng lợn con ở 50 ngày tuổi tăng14,12% và lợn thịt ở 90 ngày tăng 10,4%. - Không gây độc hại đến vật nuôi, lợn khỏe mạnh bình thường, không có sự thay đổi về số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố (P>0,05). - Giảm số lượng vi khuẩn Salmonella và E.coli, tương ứng là 20,11 và 28,88 triệu/g phân; làm tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 44,0% và nâng tỷ lệ nuôi sống lợn con 12,0% so với đối chứng. - Giảm hàm lượng khí thải NH3 và H2S trong chuồng nuôi thấp hơn từ 2,41 đến 2,45 lần tương ứng so với đối chứng. I. Đặt vấn đề: Chăn nuôi lợn là một ngành có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung ở Việt Nam, đây là nguồn cung cấp số lượng thực phẩm với chất lượng cao cho nhu cầu cuộc sống của con người, nó cung cấp từ 70 - 80 % nhu cầu về thịt cho người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Để chăn nuôi có hiệu quả thì ngoài công tác giống, thức ăn chiếm một vị trí quan trọng. Thời gian gần đây việc ứng dụng thức ăn vi sinh vật vào chăn nuôi có ý nghĩa rất lớn bởi có tác dụng nâng cao rất nhiều chất lượng thức ăn của phụ phẩm nông nghiệp như cám, bột sắn... do tác dụng của các vi sinh vật lên men làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn, nâng cao khả năng tiêu hóa, từ đó đẩy mạnh quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra chế phẩm còn có tác dụng làm giảm sự bài tiết các chất thải độc làm giảm ô nhiễm môi trường. Đến năm 1989 đã có nhiều nước trên thế giới sử dụng EM trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thời gian đầu EM chỉ dùng trong lĩnh vực trồng trọt để tăng năng suất cây trồng, sau đó đến lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và thuỷ sản... (APNAN,1995). Tại Trung Quốc, dùng dung dịch EM trộn vào thức ăn, nước uống cho vật nuôi cũng cho hiệu quả trông thấy. Dung dịch phun vào !616 chuồng trại, rác rưởi, nước thải làm mất mùi hôi thối và thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ (Den Urah, Adachim, 1996). Theo Nguyễn Quang Trạch(1996) ở Nhật Bản và Thái Lan đã sử dụng EM để chế biến thức ăn, cho vào nước uống nuôi gia súc, gia cầm cho kết quả lớn nhanh, tỷ lệ đẻ cao hơn và một số bệnh như bệnh đường tiêu hóa giảm đáng kể. Phun dung dịch EM vào chuồng nuôi, các khí độc hại giảm hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Phạm Văn Tỵ (1997) kiểm tra chế phẩm EM thấy chế phẩm không độc với chuột khi cho chuột uống thay nước nồng độ từ 5-10%. Trong chế phẩm không có vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Shigella, Pseudomonas aerugimosa, Staphylococcus aureus. Năm 1997, tại Thái Bình đã dùng dung dịch EM thứ cấp sử lý rác thải sau 12 giờ mùi hôi bắt đầu giảm, sau 36 giờ mùi hôi giảm 90% và giảm các loại côn trùng. Nguyễn Văn Thắng (1998) dùng EM nồng độ 0,2% trong thức ăn có tác dụng tăng cường thu nhận thức ăn, kích thích sinh trưởng của lợn thịt. Lô thí nghiệm có tốc độ sinh trưởng tích luỹ cao hơn (11,26%) so với lô đối chứng. Ngoài ra, EM cũng có tác dụng tăng cường sức khoẻ và giảm mức độ nhiễm bệnh ở lợn thí nghiệm, giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Năm 1999, Cao Thị Hoa dùng EM bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy EM có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, đó hạn chế sử dụng kháng sinh trong điều trị nên lợn tăng khối lượng nhanh. Đỗ Trung Cứ (2000) dùng EM với tỷ lệ 0,2% bổ sung cho lợn con trước và sau cai sữa thấy vi khuẩn có hại như E.coli và Salmonella giảm đi rõ rệt từ 20,92 triệu vi khuẩn/1 gr phân trước khi thí nghiệm xuống 16,99 triệu VK/1 gr phân sau thí nghiệm, đồng thời giảm tỷ lệ tiêu chảy 30,0%. Để khẳng định được vai trò và tác dụng của chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn và giảm ô nhiễm môi trường... chúng tôi đó tiến hành nghiên cứu vấn đề này. II. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Nội dung nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu trên hai đối tượng là lợn con theo mẹ và lợn thịt (F1 {LD x MC}) nuôi ở gia trại tại tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu tác dụng của EM đến tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa và sinh trưởng của lợn con. - Nghiên cứu tác dụng của EM đến sinh trưởng của lợn thịt. - Nghiên cứu tác dụng của EM đến hệ vi sinh vật đường tiêu hóa và cải thiện các chỉ tiêu về môi trường chuồng nuôi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp phân lô so sánh trong chăn nuôi. - Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố theo phương pháp thường quy. - Xác định một số loại vi khuẩn đường ruột theo phương pháp vi sinh vật học trong phòng thí nghiệm. !617 - Xác định hàm lượng khí thải H2S và NH3 bằng máy đo khí chuyên dụng. * Phương pháp bố trí thí nghiệm Bảng 1: Bố trí thí nghiệm đối với lợn con TT Nội dung Đối chứng Thí nghiệm I Lợn nái - Giống lợn - Số lượng Móng Cái 5 II Lợn con - Số lượng - Tỷ lệ ♀/♂ - Khối lượng sơ sinh (kg) -Thời gian thí nghiệm (ngày tuổi) - Nhân tố thí nghiệm * Từ 1-25 ngày tuổi * Từ 26-50 ngày tuổi F1 (LD x MC) 25 13/12 1,15 ± 0.24 1- 50 KPCS KPCS F1 (LD x MC) 25 15/10 1,12 ± 0.05 1- 50 KPCS + dd EM/ 2 ngày/lần KPCS + 0,2% EM Bảng 2: Bố trí thí nghiệm đối với lợn thịt TT Nội dung Đối chứng Thí nghiệm 1 Giống lợn F1 (LD x MC) F1 (LD x MC) 2 Số lượng 15 15 3 Tỷ lệ ♀/♂ 8/7 8/7 4 Khối lượng đầu TN ( X kg) 15,67±0,65 15,29± 0,58 5 Thời gian thí nghiệm (ngày) 120 120 6 Nhân tố thí nghiệm KPCS KPCS + 0,4% EM * Thức ăn cho lợn thí nghiệm Chúng tôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn sẵn có trên thị trường để phối trộn với thức ăn đậm đặc của hãng Proconco. * Phương pháp xủ lý số liệu Số liệu được xử lý trên máy vi tính phần mềm Statgraph Versron 4,0 và theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (1997). III. Kết quả và thảo luận: 3.1. Kết quả theo dõi tác dụng của chế phẩm EM đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và sinh trưởng của lợn con Bảng 01: Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Lợn ĐC Lợn TN 1 Số lợn theo dõi con 25 25 2 Mắc bệnh lần 1 con 11 6 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 44,0 24,0 3 Mắc bệnh lần 2 con 6 0 Tỷ lệ mắc bệnh lần 2 % 24,0 0 Tính chung Số lợn mắc bệnh con 17 6 Tỷ lệ mắc bệnh % 68,0 24,0 Qua bảng trên chúng tôi thấy số lợn con mắc bệnh tiêu chảy ở lợn đối chứng cao hơn lợn thí nghiệm (tương ứng !618 68,0% và 24,0%), trong đó lợn mắc bệnh lần 1 ở lô đối chứng là 44,0% và lô thí nghiệm là 24,0%; ở lần 2 lô đối chứng lợn mắc bệnh với tỷ lệ 24,0% và lô thí nghiệm không có con nào mắc bệnh. Kết quả trên cho thấy khi lợn con được bổ sung chế phẩm EM đã có tác dụng rõ rệt trong phòng bệnh tiêu chảy, ngoài việc nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, tăng sức đề kháng đồng thời đã có tác dụng kìm hãm và hạn chế một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh ở lợn thí nghiệm giảm hơn so với đối chứng 44%. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Trung Cứ (2000) khi dùng EM bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy EM đã có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy. Bảng 02: Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn con Tuần Lô đối chứng Lô thí nghiệm Số lợn theo dõi Số lợn sống Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi Số lợn sống Tỷ lệ (%) 1 25 25 100 25 25 100 2 25 24 96,0 25 25 100 3 25 22 88,0 25 24 96,0 4 25 21 84,0 24 24 - 5 25 21 - 24 24 - 6 25 21 - 24 24 - 7 25 21 - 24 24 - Tính chung 25 21 84,0 25 124 96,0 Kết quả theo dõi cho thấy đàn lợn con ở hai lô đối chứng và thí nghiệm mắc tiêu chảy chủ yếu từ tuần tuổi đầu đến tuần thứ tư. Tỷ lệ nuôi sống đến 50 ngày tuổi của lợn con theo mẹ ở lô thí nghiệm (96,0%) cao hơn so với lô đối chứng (84,0%) và cũng cao hơn ở các tuần tuổi. Lô đối chứng tỷ lệ nuôi sống của lợn con ở tuần tuổi thứ hai là 96,0%, ở tuần thứ ba là 88,0% và từ tuần tuổi thứ tư đến 50 ngày tuổi là 84,0%. Trong khi đó, lô thí nghiệm chỉ có 1 con bị chết ở tuần tuổi thứ ba và đến 50 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống là 96,0%. Kết quả trên cho thấy chế phẩm EM bổ sung cho lợn con đã có tác dụng giảm tỷ lệ mắc và chết do bệnh tiêu chảy, nâng tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn con cao hơn 12,0% so với lô đối chứng. Bảng 03: Kết quả theo dõi tăng khối lượng của lợn con qua các lần cân Lần cân Ngày tuổi Lô đối chứng X ± m x Lô thí nghiệm X ± m x 1 1ns 1,15 ± 0,04 1,12 ± 0,05 2 10 2,07 ± 0,06 2,30 ± 0,03 3 20 4,64 ± 0,09 5,32 ± 0,07 4 30 7,14 ± 0,08 8,43 ± 0,06 5 40 9,35 ± 0,07 10,82 ± 0,05 6 50 11,54 ± 0,06 13,17 ± 0,04 Qua bảng 03 chúng tôi thấy khối lượng trung bình của lợn sơ sinh ở hai lô đối chứng và thí nghiệm là tương đương nhau, trong quá trình theo dõi đã cân khối lượng của lợn vào các thời điểm 10, 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi. Kết quả ở 20 ngày tuổi, lợn thí nghiệm được cho uống và bổ sung EM thấy khả năng tăng khối kượng !619 của lợn con bắt đầu được tăng lên một cách rõ rệt, cao hơn lô đối chứng 0,68 kg. Đến 40 ngày tuổi, khối lượng trung bình của lợn thí nghiệm tăng hơn so với lô đối chứng là 1,47 kg và đến 50 ngày tuổi là 1,63 kg. Như vậy, bổ sung chế phẩm EM đã có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lợn con, ngoài tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa thì còn tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và tăng khối lượng cao hơn so với lô đối chứng 14,12%. Kết quả này của chúng tôi cũng phự hợp với nghiên cứu của Cao Thị Hoa (1999) dùng EM bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, đã hạn chế việc sử dụng kháng sinh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn, khối lượng ở lô thí nghiệm lợn tăng hơn từ 1,5-2,0 kg so với đối chứng. 3.2. Kết quả theo dõi tác dụng của EM đến sinh trưởng của lợn thịt Số liệu về khối lượng lợn qua các kỳ cân thu được sau khi xử lý thống kê được trình bày ở bảng 04. Bảng 04: Khối lượng của lợn thịt qua các kỳ cân (kg) TT Kỳ cân Lô đối chứng X ± m x Lô thí nghiệm X ± m x 1 Đầu TN 15,67±0,65 15,29± 0,58 2 30 ngày 27,83±2,14 31,58±1,24 3 60 ngày 48,24±2,35 52,82±1,65 4 90 ngày 69,12±3,43 76,28±1,57 So sánh (%) 100 107,5 Bảng 04 cho thấy lợn ở lô thí nghiệm đều đạt khối lượng cao hơn so với lợn ở lô đối chứng tại các thời điểm cân kiểm tra. Sau 1 tháng bổ sung chế phẩm EM, khối lượng lợn ở lô thí nghiệm là 31,58 kg, lô đối chứng là 27,83 kg; kết thúc thí nghiệm khối lượng lợn thí nghiệm tăng hơn rõ rệt so với lô đối chứng, tương ứng là 76,28 kg và 69,12 kg, vượt trội 7,16 kg (110,4%). Điều này chứng tỏ chế phẩm EM đã có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu thức ăn làm tăng khối lượng nhanh hơn lô đối chứng và bổ sung chế phẩm EM chăn nuôi lợn thịt là có hiệu quả. 3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng của EM đến sinh lý máu của lợn thí nghiệm: Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng hemoglobin là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ và trạng thái sinh lý của cơ thể gia súc, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật... Chúng tôi nghiên cứu một số chỉ tiêu trên và kết quả được trình bày ở bảng 3.5. !620 Bảng 05: Kết quả nghiên cứu số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin của lợn qua các giai đoạn thí nghiệm TT Chỉ tiêu Tháng nuôi Thí nghiệm X ± m x Đối chứng X ± m x 1 Hồng cầu (triệu/mm3) 1 5,60± 0,06 5,67± 0,07 3 5,75 ± 0,07 5,69± 0,05 2 Bạch cầu (Nghìn/mm3) 1 17,30± 0,34 18,05± 0,35 3 20,50± 0,39 20,00 ± 0,36 3 Hemoglobin (g%) 1 10,73± 0,06 10,82± 0,07 3 10,48 ± 0,05 10,40 ± 0,06 Qua số liệu thu được chúng tôi thấy số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố qua các giai đoạn phù hợp với quy luật phát triển bình thường của lợn F1 ; chế phẩm EM khi bổ sung vào thức ăn không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sinh lý máu, không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố...lợn khoẻ mạnh bình thường, giữa hai lô thí nghiệm và đối chứng không có sự sai khác (P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Cừ và CS (1985). Như vậy, chế phẩm EM không những không có độc hại mà còn mang lại hiệu quả tốt cho lợn thí nghiệm, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tỵ (1997) khi thử tính độc của chế phẩm EM trên chuột bạch thấy chế phẩm không độc với chuột, không gây chết chuột sau khi cho uống 60 ngày ở nồng độ từ 5 - 10%. 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của EM đến hệ vi sinh vật của đường tiêu hóa ở lợn thí nghiệm Vi sinh vật trong đường tiêu hóa của động vật là một yếu tố quan trọng giúp cho quá trình tiêu hóa, sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli... ở tỷ lệ cao sẽ gây mất cân bằng và dẫn đến rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy... ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn con trước và sau cai sữa. Chúng tôi nghiên cứu số lượng một số loại vi sinh vật có hại như Salmonella, E.coli ở lợn được bổ sung EM để đánh giá tác dụng của chế phẩm này. Kết quả thu được trình bày ở bảng 06. Bảng 06: Kết quả xác định số lượng vi khuẩn Salmonella, E.coli trong đường ruột của lợn thí nghiệm Loại vi khuẩn Thí nghiệm (n=10) Đối chứng (n=10) Trước TN X ± m x Sau TN X ± m x Trước TN X ± m x Sau TN X ± m x 1.Salmonella (triệu/1g phân) 28,23 ±3,11 11,89 ±2,92 29,11 ± 3,18 39,00 ±3,05 2. E.coli (triệu/1g phân) 50,89 ±3,97 39,85 ±3,12 54,89 ± 4,20 68,73 ±4,92 !621 Số liệu ở bảng 06 cho thấy trước khi thí nghiệm số lượng vi khuẩn Salmonella ở hai lô là tương đương nhau: 28,23 triệu/1g phân (lợn thí nghiệm) và 29,11 triệu /1g phân (lô đối chứng); vi khuẩn E.coli ở lợn thí nghiệm là 50,89 triệu/1g phân, ở lợn đối chứng là 54,89 triệu/1g phân. Theo Đặng Khánh Vân và cộng sự (1996) tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn từ 41 - 100%, vi khuẩn E.coli từ 69,05 - 150,7 triệu /1g phân và số lượng vi khuẩn tăng dần theo lứa tuổi. Theo Hồ Văn Nam và CS. (1997) ở lợn khoẻ thường thấy số lượng vi khuẩn Salmonella là 27,60 triệu /1g phân, vi khuẩn E.coli là 65,10 triệu /1g phân. Sau bổ sung EM 3 tháng, chúng tôi lấy lại mẫu phân lợn và nuôi cấy, phân lập, xác định số lượng vi khuẩn Salmonella và E.coli, kết quả cho thấy: - Vi khuẩn Salmonella ở lợn thí nghiệm là 11,89 triệu /1g phân, còn lợn đối chứng là 39,00 triệu /1g, lợn thí nghiệm giảm hơn so với lợn đối chứng 20,11 triệu /1g phân. - Vi khuẩn E.coli ở lợn thí nghiệm là 39,85 triệu/1g phân, nhưng ở lợn đối chứng là 68,73 triệu/1g (giảm so với lợn đối chứng là 28,88 triệu /1g). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Đỗ Trung Cứ (2000) nghiên cứu bổ sung EM vào thức ăn cho lợn con trước và sau cai sữa thấy số lượng vi khuẩn E.coli ở lợn thí nghiệm giảm so với đối chứng là 23,64 triệu /1g phân và Salmonella giảm so với lô đối chứng là 22,11 triệu /1g phân, giữa hai lô có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). 3.5. Kết quả nghiên cứu tác dụng của EM đến khí hậu chuồng nuôi Ngoài các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sỏng, thoáng khí thì nồng độ khí thải như H2S và NH3 cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ của lợn. Khí thải trong chuồng nuôi còn liên quan đến môi trường sống của con người do hầu hết các gia trại đều nằm trong khu dân cư. Chúng tôi đã tiến hành đo hàm lượng khí H2S và NH3 tại chuồng nuôi lợn thí nghiệm bằng thiết bị đo khí thải. Kết quả thu được trình bày tại bảng 07. Bảng 07: Kết quả xác định hàm lượng khí thải H2S và NH3 trong chuồng nuôi lợn thí nghiệm Hàm lượng (mg/m3) Thí nghiệm (n=3) X ± m x Cv (%) Đối chứng (n=3) X ± m x Cv (%) So sánh H2S 29,33 ± 1,47 7,10 72,00 ± 2,55 5,0 P< 0,05 NH3 389,00 ± 0,03 11,31 959,67 ± 0,06 19,28 !622 Số liệu thu được từ bảng trên cho thấy hàm lượng khí thải H2S và NH3 của lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm EM thấp hơn nhiều so với lô đối chứng. Hàm lượng H2S ở lô thí nghiệm là 29,33 mg/m3 trong khi đó lô đối chứng lên tới 72,0 mg/m3. Đối với khí NH3 ở lô thí nghiệm là 389,0 mg/m3 và lô đối chứng lên đến 959,67 mg/m3. Tuy vậy, hàm lượng những khí thải này trong chuồng nuôi ở lô thí nghiệm vẫn cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thêm để có những biện pháp khắc phục làm giảm hàm lượng khí thải chuồng nuôi gúp phần nâng cao năng suất chăn nuôi và giữ cho môi trường trong sạch. IV. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số kết luận sau: - Sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng tăng hiệu quả chăn nuôi lợn, giảm nồng độ khí thải độc hại ở chuồng nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường. - Chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng tăng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và sinh trưởng của lợn. Khối lượng lợn con ở 50 ngày tuổi tăng14,12% và lợn thịt ở 90 ngày tăng 10,4%. - Chế phẩm EM không gây độc hại đến vật nuôi, lợn được bổ sung EM khỏe mạnh bình thường, không có sự thay đổi về số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố (P>0,05). - Chế phẩm EM có tác dụng kìm hãm và hạn chế một số vi khuẩn đường ruột gây bệnh, số lượng vi khuẩn Salmonella và E.coli giảm tương ứng là 20,11 và 28,88 triệu/g phân; làm tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 44% và nâng tỷ lệ nuôi sống lợn con 12,0% so với đối chứng. - Bổ sung chế phẩm EM vào thức ăn chăn nuôi lợn đã làm giảm hàm lượng khí thải NH3 và H2S trong chuồng nuôi thấp hơn từ 2,41 đến 2,45 lần tương ứng so với đối chứng. !623 Tài liệu tham khảo: • APNAN: EM applicatoin manual for APNAN countries. The first Editon, 1995. • Dem Urah, Adachim: EM research organization and INFRC, Nanjing, China. 5 th. Workshop on EM Technologies Ban Kok, Thai Lan, 12/ 1996. • Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi: Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn. Nhà xuất bản Hà Nội, 1985. • Đỗ Trung Cứ, Nguyễn Quang Tuyên: Sử dụng chế phẩm EM phòng bệnh tiêu chảy lợn con trước và sau cai sữa. Tạp chí KHKT Hội Chăn nuôi Việt Nam. Số 1/2000. • Cao Thị Hoa: Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn con theo mẹ tại Thái Nguyên. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Thái Nguyên,1999. • Hồ Văn Nam: Số lượng của một số loài vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn khoẻ và lợn bị tiêu chảy. Tạp chi KHKT Thú y,1997. • Nguyen Quang Thach: Application of effective microorganisms in Viet Nam some prelimirary results. Ha Noi Agricultural University. 5th. Inter. Workshop on EM Technologies, Ban Kok, Thai Lan, 12/ 1996. • Nguyễn Văn Thiện: Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1997. • Phạm Văn Tỵ: Tóm tắt kết quả phân tích chế phẩm EM (Effective microorganisms) của Nhật Bản. Hà Nội, 1997. !624 STUDY & APPLICATION OF EM PRODUCT (EFFECTIVE  MICROORGANISMS) ON PIG BREEDING & ENVIRONMENTAL  POLLUTION REDUCTION  Nguyen Quang Tuyen1, Nguyen Thi Lien, Nguyen Manh Cuong Institute of Life Sciences Thai Nguyen University, Vietnam Abstract Using of EM products to supply in food have been increased effects of pigs breeding, reduced concentration of noxious gases in the piggery and limited environmental pollution: - Increase food absorbability and growth of pigs, the weigh piglets in 50 days of age had increased 14.12% and grower pigs in 90 days of age had increased 10.4%. - The EM products hadn’t caused poisons for domestic animals, pigs had been healthy and normal, hadn’t had changes of erythrocytes, leucocytes quantities and haemoglobin content (P>0,05). - Decrease the quantity of Salmonella and E.coli bacteria, respectively 20.11 and 28.88 million/gram feces; increase animal resistance, decrease the rate of diarrhea infection 44.0% and raised the rate of piglets alive 12.0% in compare with control group. - Decrease the NH3 and H2S gases content in the piggery lower from 2.41 to 2.45 times respectively in compare with control group. 1 Associate Professor, Doctor

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenquangtuyen_v_7669.pdf
Tài liệu liên quan