Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)trifishecoitb@yahoo.com
TÓM TẮT: Búng Bình Thiên là vùng đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên
cứu trong 3 năm (2008-2011), đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ
cá chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm tỷ lệ 44,39%; bộ cá nheo
(Siluriformes) với 29 loài, chiếm tỷ lệ 26,23%; bộ cá vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm tỷ lệ 19,17%;
bộ mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm tỷ lệ 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài
với tỷ lệ 1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ của
IUCN ở các cấp bị đe dọa khác nhau. Đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá cho vùng đất ngập nước
Búng Bình Thiên nhằm quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá thích ứng với sự
tác động của biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, đồng quản lý nghề cá, khu hệ cá, Búng Bình Thiên
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước búng bình thiên, tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước lũ di cư từ sông Hậu, từ Campuchia
vào Búng. Nhiều loài trong các họ cá Lóc
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
28
(Channidae), họ cá Sặc (Belotidae), họ cá Rô
(Anabantidae), họ cá Trê (Claridae), một số loài
trong họ cá Lăng (Bagridae), bộ cá Mang liền
(Synbranchiformes) được coi là các loài cá “bản
địa”. Mùa lũ chúng phân bố rộng do theo nước
lũ đi vào vùng ngập các cánh đồng. Như vậy,
vào mùa lũ, thành phần loài của khu hệ cá ở
BBT có xu hướng gia tăng tính đa dạng: tăng số
lượng loài, tăng số lượng cá thể, mở rộng vùng
phân bố (và mở rộng sinh cảnh). Điều này được
giải thích: mùa lũ diện tích đất ngập nước tăng
lên, thức ăn (thực vật nổi, động vật nổi...) trở
nên phong phú hơn, BBT trở thành vùng nước
thuận lợi cho sự sinh sản, sự phát triển, sinh
trưởng của các loài cá và nhiều loài thủy sinh
vật khác. Mùa khô, diện tích đất ngập nước
giảm, nguồn nước sông Hậu vào làm giảm hẳn
các loài cá ưa nước chảy, chịu phèn kém, chúng
rút ra sông Hậu, một số ngược dòng lên
Campuchia và xa hơn. Nhóm cá “bản địa” thích
nghi sống trong BBT, vùng trũng, phần lớn
chúng bị khai thác trong mùa khô. Vì vậy, số
lượng loài giảm đi.
Mùa lũ có vai trò quan trọng trong sự phát
triển, tồn tại của khu hệ cá và các loài thủy sinh
vật ở BBT. Đây là điều kiện không thể thiếu trong
chu kỳ sống của chúng. Khu hệ cá ở BBT có mối
quan hệ mật thiết với khu hệ cá Đồng bằng sông
Cửu Long và có thể được xem là một bộ phận của
khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long.
Nhóm cá tại chỗ: gồm các loài cá sống
quanh năm (cá đen) trong khu vực BBT. Các
đại diện điển hình của nhóm này như: cá lóc
(Channa striata), cá rô đồng (Anabas
testudineus), lươn đồng (Monopterus albus), cá
sặc bướm (Trichogaster trichopterus), cá sặc
điệp (Trichogaster microlepis)... Nhóm cá này
thích nghi với nước tĩnh hoặc chảy chậm, có
khả năng chịu ngưỡng oxy thấp, pH thấp, nhiệt
độ cao trong mùa khô. Trong mùa mưa lũ, các
loài cá này di chuyển lên vùng ngập, sinh sản,
cá con và cá trưởng thành đều sống trong vùng
ngập cho đến cuối mùa lũ rút xuống khu vực
BBT. Các vùng ngập lũ là nơi sinh sống của cá
trưởng thành và cá con.
Nhóm cá sông (cá trắng): các loài cá thường
thích nghi nước chảy. Chúng thường phân bố
nhiều ở sông, tuy nhiên, các loài cá trong nhóm
này cũng có thể sống trong các khu vực có nước
đứng hoặc chảy chậm. Trong nhóm này có một số
loài có thể sống quanh năm hoặc một thời gian dài
trong Búng như: cá cóc (Cyclocheilichthys
enoplos), cá rựa sông (Macrochirichthys
macrochilus), cá chạch lá tre (Macrognathus
siamensis), cá chạch sông (Mastacembelus
armatus), cá chạch bông (Mastacembelus favus),
cá ngựa nam (Hampala macrolepidota), cá rô
sông (Pristolepis fasciata), cá vồ đém (Pangasius
larnaudii), cá ét mọi (Labeo chrysophekadion), cá
lăng nha (Hemibagrus nemurus)... và một số loài
khác là những đối tượng di cư.
Các loài cá di cư có thể có mặt trong khu vực
BBT theo mùa, cũng có thể sống trong BBT một
thời gian dài (thậm chí là cả trong mùa khô). Vào
mùa mưa, các loài cá này từ sông di cư vào khu
vực Búng để kiếm ăn, một số sinh sản. Nhưng
đến mùa khô, chúng lại di chuyển ra sông sinh
sống. Các đại diện của nhóm này có thể kể như:
cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá linh ống
(Henicorhynchus siamensis), linh bản
(Thynnichthys thynnoides)....
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011,
tại vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên đã thu
thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ,
10 bộ. Trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) có
số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm 44,39%;
bộ cá Nheo (Siluriformes) với 29 loài, chiếm
26,23%; bộ cá Vược (Perciformes) với 19 loài,
chiếm 19,17%; bộ Mang liền
(Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm 7,6%; các
bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài với tỷ lệ
1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm bị đe dọa với
các cấp độ khác nhau, những loài cá này rất có ý
nghĩa về mặt khoa học, cần được bảo vệ nhằm
bảo tồn tính đa dạng không chỉ cho khu vực
Búng Bình Thiên mà còn có ý nghĩa trong bảo
tồn đa dạng sinh học của hệ thống sông
Mê Kông.
Lời cảm ơn: Chương trình nghiên cứu này được
thực hiện từ nguồn kinh phí tài trợ bởi
DANIDA, Đan Mạch. Chúng tôi trân trọng cảm
ơn Lãnh đạo Hợp phần SCAFI, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn/BQL dự án thủy sản
tỉnh An Giang, UBND các huyện, xã, cộng
đồng và bà con ngư dân tại khu vực triển khai
dự án, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29
29
chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ
Việt Nam. Phần I: Động vật. Nxb. Khoa học
tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Bộ Thủy sản (Nguyễn Tấn Trịnh trưởng ban
biên tập), 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt
Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, 2001. Khu
hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười. Tuyển
tập công trình nghiên cứu Khoa học Công
nghệ Viện Sinh học nhiệt đới. Trang 390-
395. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Eschmeyer W. N. (ed.), 2010. Catalog of
Fishes electronic version (12 July 2010).
Accessible at
5. Fish base, 2012. List of Freshwater Fishes
for Viet Nam, electronic version 2012.
hecklist.php?c_code=704&vhabitat=fresh&
csub_code=.
6. Gayanllo F. C., Sparre Jr. P., Pauly D.,
1996. Stock assessment tools. User’s
manual. Food and Agriculture Organization
of the United Nations. Rome.
7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, 2001. Cá
nước ngọt Việt Nam, tập I. Họ cá Chép
(Cyprinidae). Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương,
1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản -
Trường đại học Cần Thơ.
9. Kawamoto M., Nguyen Viet Truong, Tran
Thi Tuy Hoa, 1972. Illustration of some
freshwater fishes of Mekong delta. Vietnam
Contribution of faculty of agriculture.
10. Rainboth W. J., 1996. Fishes of the
Cambodian Mekong. Food and Agriculture
Organization of the United Nations. Rome.
265pp.
11. Smith H. M., 1945. The freshwater fishes of
siam or Thailand. United states national
museum. Bulletin 188.
12. Sperre P., Venema S. C., 1998. Introdution
to tropical fish stock assessment. Part I:
manual. Food and Agriculture Organization
of the United Nations. Rome.
13. Mai Đình Yên (chủ biên), Nguyễn Văn
Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến,
Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá
nước ngọt Nam Bộ. Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
14. Wilson E. O., Frances M. Peter, 1988.
Biodiversity. National Academy press,
Washington, D. C.
STUDY ON FISH FAUNA DIVERSITY
OF BUNG BINH THIEN WETLAND, AN GIANG PROVINCE
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
Institute of Tropical Biology, VAST
SUMMARY
Bung Binh Thien belongs to the An Phu district, An Giang province, there were 111 fish species
belonging to 27 families in 10 orders. Of the total species collected, there were 44 species of Cypriniformes or
44.39%; the order Siluriformes comprised 29 species or 26.23%; the order Perciformes 19 species or 19.17%;
the order Synbranchiformes 7 species or 7.60%; the other orders comprise fewer numbers of species or
percentage of total. There are 6 threatened species listed in the Red Book of Vietnam, 2007, and Red list of
IUCN. The model fishery co-management at Bung Binh Thien wetland area seemed to respond to climate
change and development of fish resources.
Keywords: Biodiversity, fishery co-management, fauna, Bung Binh Thien, An Giang province.
Ngày nhận bài: 21-6-2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1764_5633_1_pb_3902.pdf