Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học sh-Bv1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đăk Nông

Chế phẩm SH-BV1 gồm 6 loài vi sinh vật: A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B.

subtilis, T. harzianum và M. anisopliae và thảo mộc. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ hồ tiêu tại

Gia Lai đạt 59,60 - 82,98%, trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu đạt 53,88 – 68,27%, trừ nấm

Fusarium spp. trong đất hồ tiêu đạt 70,55 - 78,15%. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà phê tại

Đắc Nông đạt 61,77 - 79,32%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất cà phê đạt 69,82 – 74,68%.

Từ khóa: SH-BV1, hồ tiêu, cà phê, tuyến trùng, Fusarium, Phytophthora

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học sh-Bv1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đăk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  960 NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT, ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SH-BV1 PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG VÀ NẤM BỆNH HẠI RỄ HỒ TIÊU, CÀ PHÊ Ở GIA LAI VÀ ĐĂK NÔNG Nguyễn Thị Chúc Quỳnh1, Trần Văn Huy1, Nguyễn Thu Hà2, Lê Văn Trịnh1, Vũ Thị Hiền1, Phạm Thị Minh Thắng1, Phùng Quang Tùng1 1 Viện Bảo vệ Thực vật 2 Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa           TÓM TẮT Chế phẩm SH-BV1 gồm 6 loài vi sinh vật: A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B. subtilis, T. harzianum và M. anisopliae và thảo mộc. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ hồ tiêu tại Gia Lai đạt 59,60 - 82,98%, trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu đạt 53,88 – 68,27%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất hồ tiêu đạt 70,55 - 78,15%. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà phê tại Đắc Nông đạt 61,77 - 79,32%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất cà phê đạt 69,82 – 74,68%. Từ khóa: SH-BV1, hồ tiêu, cà phê, tuyến trùng, Fusarium, Phytophthora I. MỞ ĐẦU Cà phê và hồ tiêu là hai loại cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong những năm gần đây Việt Nam luôn đứng vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu hai mặt hàng nông sản này. Cùng với sự phát triển về diện tích, sản lượng cà phê và hồ tiêu thì dịch hại cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đối với cây hồ tiêu, bệnh chết nhanh và hội chứng chết chậm đã và đang diễn ra khá nghiêm trọng ở tất cả các vùng trồng tiêu trong cả nước. Bệnh đã gây hại nặng hàng chục ngàn hecta tiêu tại các tỉnh Quảng Trị, Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,... [2, 4, 5]. Trên cà phê, hiện tượng vàng lá và chết dần xảy ra khá phổ biến vào mùa khô tại tất cả các vùng trồng cà phê của cả nước: Đăk Lăk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Trị, Nghệ An,... [2, 5]. Nguyên nhân chính gây nên dịch hại trên chủ yếu là: tập đoàn tuyến trùng gây hại rễ như Medoilogyne, Pratylenchus, Rotylenchulus, và các loại nấm bệnh trong đất như Phytophthora, Fusarium, Pythium và Rhizoctonia,... [1, 3] dẫn đến sự phát triển không bền vững của sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, cà phê của nước ta. Để phòng trừ các dịch hại trên, nông dân đã sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật hóa học trừ tuyến trùng và nấm bệnh. Việc sử dụng thuốc hoá học như trên đã làm suy thoái đất trồng trọt, tiêu diệt tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất và gây ô nhiễm môi trường đất, nước nghiêm trọng. Trong mười năm qua, Viện Bảo vệ Thực vật đã tập trung nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học SH-BV1 phòng trừ dịch hại trên cây cà phê, hồ tiêu. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm SH-BV1 trong phòng trừ tuyến trùng, nấm hại cây hồ tiêu, cà phê ở Gia Lai và Đăk Nông, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hồ tiêu, cà phê và bảo vệ môi trường. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Các vi sinh vật trong chế phẩm SH-BV1: A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B. subtilis, T. harzianum và M. anisopliae. - Vườn hồ tiêu, cà phê kinh doanh tại IaBlang - Chư Sê - Gia Lai và Nâm N’Jang - Đăk Song - Đăk Nông. Tuyến trùng, nấm Fusarium, Phytophthora gây hại rễ hồ tiêu. Tuyến trùng, nấm Fusarium gây hại rễ cà phê. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình hồ tiêu: 1ha/ 2 mô hình, triển khai từ năm 2012, thử nghiệm 3 năm liên tục, tại thôn 6, xã IaBlang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trên vườn hồ tiêu kinh doanh 9 năm tuổi (tỷ lệ cây biểu hiện hội chứng chết chậm khoảng 5%, cây sinh trưởng phát triển kém 10%, chết nhanh 1%), vườn tiêu 12 năm tuổi (tỷ lệ cây biểu hiện hội chứng chết chậm khoảng 50%, cây sinh trưởng phát triển kém 30%), được bố trí như sau: Mô hình: bón 0,7 tấn SH-BV1/ha/ lần (bón Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  961 2 lần/ năm x 3 năm - đầu và cuối mùa mưa hàng năm). Đối chứng (tập quán nông dân – Nokaph 10GR: 50kg/ha hoặc Diaphos 10G: 20 kg/ha – 1 lần/ năm x 3 năm - vào đầu mùa mưa hàng năm). 2.2.2. Mô hình cà phê kinh doanh: 1 ha tại xã Nâm N’Jang, Đắk Song, Đắk Nông, trên vườn cà phê kinh doanh 13 năm tuổi (Tỷ lệ cây chết 5%, cây sinh trưởng phát triển kém 10%, cây vàng lá 10%), được bố trí như sau: Mô hình: bón 0,7 tấn SH-BV1/ ha/ lần (bón 2 lần/ năm x 3 năm - đầu và cuối mùa mưa hàng năm). Đối chứng (không). - Xác định mật độ tuyến trùng trong đất, rễ: Tuyến trùng trong đất, rễ hồ tiêu được lọc bằng phương pháp lọc Berman có cải tiến. Phân tích nấm trong đất hồ tiêu (Fusarium, Trichoderma): Đất nghiền nhỏ, trộn đều, pha loãng 10-2, trang lên môi trường PPA (Fusarium), Czapec - Dox (Trichoderma) và đếm số lượng tản nấm hình thành trên đĩa petri sau 5-7 ngày. Công thức tính số lượng bào tử nấm/g đất: ∑C N = ––––––– d.V.n Trong đó: N: là số vi sinh vật trong một đơn vị kiểm tra (CFU/g); ∑C: là tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa Petri; n: là số đĩa petri; d là độ pha loãng; V: là thể tích dung dịch pha loãng cho vào mỗi đĩa. - Phân tích nấm Phytophthora: Sử dụng phương pháp bẫy du động bào tử bằng cánh hoa hồng, theo dõi số cánh hoa bị mất màu (Erwin and Riberrio, 1996). - Tính hiệu lực phòng trừ theo công thức Hendesson – Tilton. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khối lượng sản xuất, thành phần và hàm lượng vi sinh vật trong chế phẩm SH-BV1 Trong 3 năm, 150 tấn chế phẩm sinh học SH-BV1 đã được sản xuất tại Viện BVTV, đảm bảo chất lượng tốt, mật độ vi sinh vật > 106 CFU/g chế phẩm, bao bì đúng quy cách. Sản phẩm SH-BV1 đã được chuyển đi các tỉnh phục vụ xây dựng mô hình và phát triển sản phẩm như: Sơn La, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Quảng Trị, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Long An, Bình Phước, Phú Quốc, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Tháp. Kết quả phân tích thành phần và mật độ vi sinh vật trong chế phẩm SH-BV1 cho thấy: Chế phẩm SH-BV1 gồm 6 loài vi sinh vật (A. beijerinckii, B. gisengihumi, S. owasiensis, B. subtilis, T. harzianum và M. anisopliae). Trong đó, mật độ của hai loài T.harzianum và M.anisopliae là cao nhất tương ứng đạt 6,00 x107 và 6,25 x 107 CFU/g. Các vi sinh vật còn lại có mật độ đạt từ 3,51 x 106 đến 4,51 x 106 CFU/g (bảng 1). Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần và mật độ vi sinh vật trong chế phẩm SH-BV1 (Phòng thử nghiệm nông nghiệp số 12, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa – 10/2014) Tên mẫu Chỉ tiêu thử nghiệm Kết quả thử nghiệm (CFU/g) SH-BV1 1. VSV cố định nitơ (Azotobacter beijerinckii) 4,15 x 106 2. VSV phân giải phốt phát khó tan (Bacillus gisengihumi) 4,02 x 106 3. Xạ khuẩn phân giải xenlulo (Streptomyces owasiensis) 4,51 x 106 4. VSV ức chế nấm gây bệnh (Bacillus subtilis) 3,51 x 106 5. Trichoderma harzianum 6,00 x 107 6. Metarhizium anisopliae 6,25 x 107 3.2. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học SH-BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu tại Gia Lai 3.2.1. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất, rễ hồ tiêu của chế phẩm SH-BV1 Hiệu lực hạn chế tuyến trùng trong đất, rễ hồ tiêu của chế phẩm SH-BV1 sau 24 đến 29 tháng ứng dụng (2 lần/ năm x 3 năm, đầu và cuối mùa mưa hàng năm) đạt từ 59,60% đến 85,66%. Hiệu lực hạn chế tuyến trùng trong rễ hồ tiêu đạt cao nhất là 82,98%% sau 29 tháng kể từ lần đầu bón chế phẩm SH-BV1 ở mô hình 1 (MH1) và 82,64% ở mô hình 2 (MH2) sau 24 tháng. Đánh giá sau 3 năm, diện tích hồ tiêu MH1 ứng dụng chế phẩm SH-BV1 sinh VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  962 trưởng phát triển tốt, trụ tiêu khỏe không bị tụt trụ so với đối chứng tập quán nông dân sử dụng Nokaph 25EC tiêu sinh trưởng phát triển kém, tỷ lệ tiêu tụt trụ cao. Mô hình 2 ứng dụng chế phẩm SH-BV1 khi vườn chết chậm 50%, sau 3 năm vườn vẫn giữ năng suất, so sánh với đối chứng đã bị phá bỏ và trồng mới (bảng 2). Bảng 2. Hiệu lực hạn chế tuyến trùng trong đất, rễ của chế phẩm SH-BV1 trên vườn hồ tiêu kinh doanh (IaBlang, Chư Sê, Gia Lai – 2014) Mô hình Công thức Liều lượng bón (tấn / ha/ lần) Trong đất Trong rễ Trước bón (TTTS /50g đất) Sau 24 tháng Sau 29 tháng Trước bón (TTTS /5g rễ) Sau 24 tháng Sau 29 tháng TTTS/ 50g đất Hiệu lực (%) TTTS/ 50g đất Hiệu lực (%) TTTS/ 5g rễ Hiệu lực (%) TTTS/ 5g rễ Hiệu lực (%) Mô hình 1 SH-BV1 0,7 106,68 186,80 62,52 134,17 67,35 28,16 131,10 68,17 96,08 82,98 Nokaph 10GR 0,05 111,36 520,20 429,00 30,24 442,36 606,35 Mô hình 2 SH-BV1 0,7 93,44 267,67 71,85 219,00 85,66 78,25 94,23 82,64 87,65 59,60 Diaphos 10G 0,02 34,92 355,33 570,67 50,68 351,51 140,51 3.2.2. Hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium spp. trong đất hồ tiêu của chế phẩm SH-BV1 Hiệu lực trừ nấm Fusarium spp. trong đất đạt 70,55% đến 73,55% sau 24 tháng, hiệu lực trừ nấm Fusarium spp. trong đất đạt 77,68% đến 78,15% sau 29 tháng. Hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium spp. trong đất khá cao và bền vững đã góp phần giảm tỷ lệ cây hồ tiêu có biểu hiện chết chậm và sinh trưởng kém một cách đáng kể. Đây là kết quả rất khả quan cho sản xuất hồ tiêu, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh chết chậm trên hồ tiêu đang bùng phát rất mạnh ở tất cả các vùng trồng tiêu trong cả nước (bảng 3). Bảng 3. Hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium spp. trong đất vườn hồ tiêu kinh doanh của SH-BV1 (IaBlang - Chư Sê - Gia Lai – 2014) Mô hình Công thức Liều lượng bón (tấn / ha/ lần) Hiệu lực trừ nấm Fusarium spp. trong đất Mật độ bào tử nấm Fusarium spp. trong đất trước bón (CFU/g) Mật độ bào tử nấm Fusarium spp. trong đất sau 24 tháng (CFU/g) Hiệu lực (%) Mật độ bào tử nấm Fusarium spp. trong đất sau 29 tháng (CFU/g) Hiệu lực (%) MH1 SH-BV1 0,7 3,33x103 4,16x103 70,55 5,00x102 78,15 Đối chứng Không 2,67x103 1,13x104 1,83x103 MH2 SH-BV1 0,7 3,73x103 2,66x103 73,55 6,67x102 77,68 Đối chứng Không 3,33x103 9,00x103 2,66x103 3.2.3. Hiệu lực phòng trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu của chế phẩm SH-BV1 Hiệu lực phòng trừ bào tử nấm Phytophthora spp. trong đất của chế phẩm SH- BV1 là khá khả quan. Sau 24 tháng hiệu lực ở hai mô hình đạt từ 53,88% đến 59,18%. Kết quả sau 29 tháng, hiệu lực trừ bào tử nấm Phytophthora spp. trong đất ở hai mô hình đạt từ 55,18% đến 68,27%. Vườn hồ tiêu MH1 sau 3 năm ứng dụng chế phẩm SH-BV1 cây phát triển khỏe xanh tốt bền, lá dầy khác biệt hoàn toàn so với vườn đối chứng (bảng 4). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  963 Bảng 4. Hiệu lực phòng trừ nấm Phytophthora spp. trong đất của SH-BV1 trên vườn hồ tiêu kinh doanh (IaBlang - Chư Sê - Gia Lai – 2014) Mô hình Công thức Liều lượng bón (tấn / ha/ lần) Hiệu lực trừ nấm Phytophthora spp. trong đất Tỷ lệ (%) bẫy cánh hoa nhiễm nấm Phytophthora spp. trước bón Tỷ lệ (%) bẫy cánh hoa nhiễm nấm Phytophthora spp. sau 24 tháng Hiệu lực (%) Tỷ lệ (%) bẫy cánh hoa nhiễm nấm Phytophthora spp. sau 29 tháng Hiệu lực (%) MH1 SH-BV1 0,7 25,60 17,60 59,18 20,67 68,27 Đối chứng Không 22,80 38,40 58,00 MH2 SH-BV1 0,7 26,40 26,00 53,88 32,70 55,18 Đối chứng Không 25,60 54,67 70,67 3.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học SH- BV1 đến tỷ lệ sống và năng suất cây hồ tiêu Kết quả điều tra đánh giá tháng 9/ 2014 cho thấy, hiệu lực hạn chế tỷ lệ hồ tiêu chết nhanh của SH-BV1 đạt từ 72,72% đến 84,61%. Hiệu lực hạn chế hội chứng chết chậm hồ tiêu của SH-BV1 đạt từ 81,48% đến 82,35%. Đặc biệt hiệu lực hạn chế tỷ lệ hồ tiêu có biểu hiện sinh trưởng kém (nguy cơ chết chậm) của SH- BV1 rất cao đạt từ 93,02% đến 99,18% (bảng 5). Bảng 5. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học SH-BV1 đến tỷ lệ cây hồ tiêu bị chết nhanh và hội chứng chết chậm trong mô hình tại Chư Sê - Gia Lai (9/ 2014). Tên mô hình Tuổi cây hồ tiêu (năm) Số cây điều tra/ CT Tỷ lệ cây chết nhanh Tỷ lệ cây biểu hiện hội chứngchết chậm Tỷ lệ cây có biểu hiện sinh trưởng kém (nguy cơ chết chậm) SH- BV1 Đối chứng Hiệu lực (%) SH- BV1 Đối chứng Hiệu lực (%) SH- BV1 Đối chứng Hiệu lực (%) MH1: Tiêu KD - IaBlang 12 800 0,38 1,38 72,72 0,63 3,38 81,48 1,13 16,10 93,02 MH2: Tiêu KD - IaBlang 15 800 0,25 1,63 84,61 0,75 4,25 82,35 1,50 18,50 99,18 Ghi chú: KD: Kinh doanh; TM: Trồng mới Trong niên vụ 2013-2014, năng suất hồ tiêu mô hình đều cao hơn so với đối chứng từ 22,90% - 38,50%. Năng suất mô hình 1 niên vụ 2013-2014 là 5.727,89 kg/ha so với đối chứng 4.135,60kg/ha, số liệu tương ứng của mô hình 2 là 3.617,86 kg/ha và 2.941,99 kg/ha (bảng 6). Bảng 6. Ảnh hưởng của chế phẩm SH-BV1 đến năng suất mô hình hồ tiêu kinh doanh ứng dụng chế phẩm SH-BV1 (IaBlang, Chư Sê, Gia Lai 2013-2014) Niên vụ Mô hình Công thức liều lượng bón (tấn/ha) Liều luợng bón (tấn/ha/ lần) số quả /chùm Số chùm /khung số khung /trụ Trọng lượng 1.000 hạt Năng suất lý thuyết (kg/ha) Năng suất tăng so với đối chứng (%) 2013- 2014 MH1 SH-BV1 0,7 29,13 101,66 33,33 36,30 5727,89 38,50 Nokaph 10GR 0,05 27,29 100,77 30,00 34,83 4135,60 MH2 SH-BV1 0,7 35,80 62,77 32,60 30,80 3617,86 22,90 Nokaph 10GR 0,05 35,62 62,22 27,30 30,29 2941,99 3.3. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học SH-BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ cà phê tại Đăk Nông 3.3.1. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong rễ, đất trồng cà phê của chế phẩm SH-BV1 Hiệu lực hạn chế tuyến trùng trong đất cà phê Nâm N’Jang – Đăk Song - Đăk Nông sau 24 tháng đạt 63,22% và sau 29 tháng đạt 66,33%. Hiệu lực trừ tuyến trùng trong rễ cà phê sau 24 tháng (kể từ lần đầu bón chế phẩm) đạt 61,77% và sau 29 tháng đạt 79,32%. Vườn cà phê sau 3 năm ứng dụng chế phẩm cây sinh trưởng phát triển tốt, lá cà phê mở rộng, quả, hạt cà phê to hơn so với đối chứng (bảng 7). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  964 Bảng 7. Hiệu lực hạn chế tuyến trùng trong đất, rễ của SH-BV1 trên vườn cà phê kinh doanh (Nâm N’Jang – Đăk Song - Đăk Nông – 2014) Công thức Liều lượng bón (tấn / ha/ lần) Trong đất Trong rễ Sau 24 tháng Sau 29 tháng Sau 24 tháng Sau 29 tháng Trước bón (TTTS/50g đất) Mật độ (TTTS /50g đất) Hiệu lực (%) Mật độ (TTTS /50g đất) Hiệu lực (%) Trước bón (TTTS /5g rễ) Mật độ (TTTS /5g rễ) Hiệu lực (%) Mật độ (TTTS /5g rễ) Hiệu lực (%) SH- BV1 0,7 267,52 213,82 63,22 149,33 66,33 74,55 356,51 61,77 44,98 79,32 Đ/C Không 260,16 565,40 431,33 58,90 736,74 171,87 3.3.2. Hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium spp. trong đất trồng cà phê của chế phẩm SH-BV1 Hiệu lực trừ nấm Fusarium spp. trong đất vườn cà phê tại Nâm N’Jang – Đăk Song - Đăk Nông của chế phẩm SH-BV1 đạt 69,82% sau 24 tháng và 74,68% sau 29 tháng (bảng 8). Bảng 8. Hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium spp. trong đất của SH-BV1 trên vườn cà phê kinh doanh (Nâm N’Jang, Đăk Song, Đăk Nông - 2014) Công thức Liều lượng bón (tấn/ ha/ lần) Mật độ bào tử nấm Fusarium spp. trong đất (CFU/g) Trước bón Sau 24 tháng Hiệu lực (%) Sau 29 tháng Hiệu lực (%) SH-BV1 0,7 2,8 x 103 2,16 x 103 69,82 5,00 x 102 74,68 Đối chứng Không 2,6 x 103 6,66 x 103 1,83 x 103 3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học SH- BV1 đến năng suất cây cà phê Năng suất cà phê nhân khô mô hình năm thứ nhất tại Nâm N’Jang đạt 4,1 tấn/ha cao hơn đối chứng (3,45 tấn/ha) là 18,84%. Năng suất cà phê nhân khô mô hình năm thứ hai tại Nâm N’Jang đạt 4,6 tấn/ha cao hơn đối chứng (3,65 tấn/ha) là 26,03%. Năng suất cà phê nhân khô mô hình năm thứ ba tại Nâm N’Jang cao hơn hẳn đạt 5,0 tấn/ha cao hơn đối chứng (4,0 tấn/ha) là 25% (Bảng 9). Bảng 9. Đánh giá năng suất cà phê trong và ngoài mô hình ứng dụng chế phẩm SH- BV1 sau 3 năm thử nghiệm (2012-2014) tại Đắk Song- Đắk Nông Công thức Liều lượng bón (tấn/ ha) Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năng suất thực thu (tấn nhân/ha) Tăng so với đối chứng (%) Năng suất thực thu (tấn nhân/ha) Tăng so với đối chứng (%) Năng suất thực thu (tấn nhân/ha) Tăng so với đối chứng (%) SH-BV1 0,7 4,1 18,84 4,60 26,03 5,0 25,00Đối chứng Không 3,45 3,65 4,00 IV. KẾT LUẬN 4.1. Kết luận 1. Công nghệ sản xuất chế phẩm SH-BV1 với mật độ các vi sinh vật trong chế phẩm đạt từ 3,51 x 106 đến 6,25 x 107 CFU/g, có thể sản xuất khối lượng lớn đảm bảo để cung cấp cho các vùng có nhu cầu. 2. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất hại hồ tiêu của chế phẩm tại Chư Sê, tỉnh Gia Lai (3 ha trong 3 năm) đạt 62,52 - 85,66%, trừ tuyến trùng hại rễ hồ tiêu đạt 59,60% - 82,98%, trừ nấm Phytophthora spp. trong đất hồ tiêu đạt 53,88 – 68,27%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất hồ tiêu đạt 70,55 - 78,15%. Năng suất hồ tiêu mô hình tăng so với đối chứng từ 22,9 đến 38,5%. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  965 3. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà phê tại Đắc Song, tỉnh Đắc Nông (3 ha trong 3 năm) đạt 61,77 - 79,32%, trừ tuyến trùng trong đất trồng cà phê đạt 63,22 – 66,33%, trừ nấm Fusarium spp. trong đất cà phê đạt 69,82 – 74,68%. Năng suất cà phê mô hình tăng so với đối chứng từ 18,84 đến 26,03%. 4.2. Đề nghị Đề nghị ứng dụng rộng rãi sản phẩm sinh học SH-BV1 trong phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm hồ tiêu, vàng lá chết chậm cà phê, góp phần tái canh cà phê, hồ tiêu bền vững. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí thực hiện dự án theo quyết định số: 2002/ QĐ-BNN-KHCN ngày 29/08/2011và Hợp đồng số: 615/ HĐ-KHCN- CNSH ngày 29/12/2011, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nhóm tác giả cũng cảm ơn lãnh đạo và nông dân các địa phương đã hợp tác trong quá trình thực hiện dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh, 1996. Hiệu quả của các chế phẩm thảo mộc HBJ và HLJ đến tuyến trùng nốt sần Meloidogyne incognita ở hồ tiêu. Tạp chí BVTV, Số 2 (146), 23-25. 2. Nguyễn Thị Chúc Quỳnh, Trần Văn Huy, Vũ Thị Hiền, Phạm Thị Minh Thắng, Phùng Quang Tùng, Lê Văn Trịnh, Nguyễn Thị Thu Hà, Đoàn Thị Kim Hạnh, Ngô Thị Hải Yến và Hoàng Phước Bính, 2014. Ứng dụng chế phẩm sinh học SH-BV1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ cây hồ tiêu tại Chư Sê – Gia Lai. Tạp chí BVTV. Số 6, 8-15. 3. Phạm Ngọc Dung và nnk, 2008. Một số kết quả phòng trừ bệnh chết nhanh gây hại hồ tiêu tại Đắc Nông. Tạp chí BVTV, Số 3, 17- 23. 4. Trần Kim Loang, Lê Đình Đôn, Tạ Thanh Nam, Ngô Thị Xuân Thịnh, Nguyễn Thị Tiến Sỹ và Trần Thị Xê, 2009. Phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm sinh học Trichoderma (Trico-VTN) tại Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu KHCN năm 2008, NXB Nông nghiệp, 307- 315. 5. Lê Văn Trịnh, Phùng Thị Hoa, Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh và nnk, 2011. Hiệu quả hạn chế tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu của chế phẩm SH-1 ngoài đồng ruộng. Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. Số 9/ 2011. ABSTRACT SH-BV1 – A Bio-product controlling nematodes and root fungal disease of black pepper and coffee in Dak Nong, Gia Lai Nguyen Thi Chuc Quynh, Tran Van Huy, Nguyen Thu Ha, Le Van Trinh, Vu Thi Hien, Pham Thi Minh Thang, Phung Quang Tung This paper demonstrated the results of applying the bio-product SH-BV1 to manage nematodes and root fungal diseases of black pepper and coffee under the field condition in Chu Se, Gia Lai and Dak Song, Dak Nong. Four demonstrations growing black pepper and coffee were applied SH-BV1 (0.7 ton/ha, 2 times/year at the beginning and the end of raining season) in Gia Lai and Dak Nong. In the black pepper models, the efficacy of SH-BV1 against root nematodes, Phytophthora spp., and Fusarium spp. ranged 59.60 - 82.98%; 53.88 - 68.27%; and 70.55 - 78.15%, respectively. It was leading the yield increase of 22.90 - 38.5% higher than control. In coffee models, the efficacy of SH- BV1 on root nematodes and Fusarium spp. ranged 61.77 - 79.32%; and 69.82 - 74.68%; respectively. It was leading the yield increase of 18.84 - 26.03% higher control. Keywords: bio-product, black pepper and coffee nematode, SH-BV1, soil-born diseases. Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-19_1431.pdf
Tài liệu liên quan