Phụ gia AM cũng được hoà tan trong thiết bịA với nồng độ 50% và được gia
nhiệt bằng hệ thống ống xoắn ruột gà tới 900C.
Kết thúc thời gian biến tính, mở van 4 tháo từ từ nhựa thông đã được biến
tính vào nồi xút hoá, quá trình này cần khuấy tốc độ cao đảm bảo sựphân tán và
phản ứng xà phòng hoá diễn ra triệt để. Khi đã tháo hết nhựa, bắt đầu tính thời gian
xút hoá. Thời gian xút hoá là 1,5 giờ.
Khi kết thúc thời gian xút hoá mở van 3, thêm từ từ lượng phụ gia AM. Quá
trình này cần khuấy mạnh. Thời gian xử lý bằng phụ gia tiến hành trong 30 phút.
Nhiệt độ của quá trình xút hoá và xử lý bằng phụgia cần được bảo ôn ở 900C – 950C.
43 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm keo nhựa thông biến tính dùng cho gia keo giấy và các tông bao gói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó một lượng keo đã có xu hướng kết tinh và lượng này càng
tăng khi thời gian bảo quản tăng. Do vậy để đảm bảo keo không bị kết tinh, kéo dài
thời gian bảo quản nhất thiết cần phải sử dụng chất ức chế kết tinh.
Tham khảo các tài liệu, công trình được công bố [1,2,4] thì focmandehyt là
một hoá chất có thể làm ức chế quá trình kết tinh của nhựa thông. Tuỳ từng loại
nhựa thông mà mức dùng khác nhau.
Quy trình sử dụng [4]:
+ Nhiệt độ: 180 – 1900C
+ Thời gian xử lý: 2,0giờ
+ Hoá chất phụ trợ: axit paratoluensulfomic: 0,3% so với colophan
Hai loại hoá chất này được thêm vào giai đoạn biến tính nhựa thông khi thời gian
tiến hành được 0,5giờ (thời gian biến tính là 2,5giờ). Kết quả nghiên cứu được đưa
trong bảng 2.7
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của mức dùng focmandehyt tới độ kết tinh và hiệu quả
gia keo của keo nhựa thông
Độ hút nước
Cobb60 g/m2 sau
Độ kết tinh,
ppm: sau
Mức dùng
focmandehyt
so với
colophon, %
60
ngày
90
ngày
120
ngày
150
ngày
60
ngày
90
ngày
120
ngày
150
ngày
0,8 19 19 20 21 250 370 420 550
1,0 18 19 21 21 220 320 360 420
1,2 19 19 21 21 72 90 100 105
1,4 19 18 21 21 75 93 100 104
1,6 19 19 21 22 74 95 105 106
Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%, điều kiện xử lý AM: nhiệt độ xử lý 900C, thời gian
30phút, mức dùng AM: 10% so với colophan; Nồng độ sữa hoá 100g/l và pha loãng tới 50g/l bằng
nước ấm (500C), pha loãng tới 25g/l bằng nước lạnh; Mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ
Từ kết quả trên cho thấy, phụ gia này không ảnh hưởng tới hiệu quả gia keo
mà còn giảm lượng kết tinh xuống rất thấp ≈ 100ppm – một lượng rất nhỏ, với hàm
lượng này mức độ ảnh hưởng tới chăn lưới, trục ép, bề mặt sản phẩm là không đáng
kể [2]. Mức dùng hợp lý của phụ gia này là 1,2% so với lượng colophan.
Kết luận:
Từ các kết quả nghiên cứu cho phép rút ra quy trình sản xuất keo nhựa thông
biến tính có độ nhớt thấp và độ ổn định cao:
*Quy trình biến tính colophan:
+ Mức dùng tác nhân biến tính: 8% so với colophan
+ Nhiệt độ: 1900C
+ Thời gian: 2,5giờ.
* Quy trình xử lý chống kết tinh
+ Mức dùng focmandehyt: 1,2%
+ Mức dùng axit paratoluensulfomic: 0,3%
+ Thời gian bổ sung: sau 0,5 giờ biến tính nhựa thông
*Quy trình xút hoá:
+ Mức dùng NaOH: 13,02%
+ Thời gian xút hoá: 1,5giờ
+ Nhiệt độ xút hoá: 900C
*Phụ gia giảm độ nhớt và ức chế sự kết tinh
+ Mức dùng AM: 10% so với colophan
+ Thời điểm bổ sung: sau thời gian xút hoá
+ Thời gian xử lý: 30 phút
+ Nhiệt độ: 900C
Hàm lượng chất khô cuối cùng của sản phẩm keo là 75%.
Quy trình trên được áp dụng cho dây chuyền thử nghiệm 200 tấn/năm được
thiết kế, chế tạo và xây lắp tại xưởng thực nghiệm của Viện
II.3. HOÀN THIỆN VÀ XÂY LẮP DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ
Toàn bộ hệ thống keo cũ được dỡ bỏ, chỉ giữ lại hai thiết bị: nồi nấu keo, nồi
xút hóa. Hai thiết bị này được cải tiến, sửa chữa và dùng cho dây chuyền mới.
Dây chuyền nhựa thông 200 tấn/năm được thiết kế dựa trên cơ sở công nghệ
đã được hoàn thiện, đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản lượng, thao tác thuận tiện,
cải thiện điều kiện làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhóm dự án đã thiết kế, đặt chế tạo và chế tạo, mua sắm thiết bị, xây lắp các
hạng mục của dây chuyền bao gồm:
+ Xây dựng và sửa chữa 360m2 nhà xưởng (phần cuối nhà xeo khô của
Viện): Nhà xây gạch, khung thép tiền chế, mái lợp tôn, cửa sổ xen hoa sắt – cửa lắp
kính.
+ Cải tạo nồi xút hoá cũ thành thiết bị nấu chảy và biến tính colophan dung
tích 750 lít gồm: máy khuấy, bộ phận gia nhiệt (gia nhiệt bằng các thanh điện trở
xung quanh nồi nấu), bộ phận đo, khống chế nhiệt tự động.
+ 01 thiết bị xút hoá dung tích 1500lít: máy khuấy, bộ phận gia nhiệt (gia
nhiệt gián tiếp bằng hơi nước, nồi 2 vỏ), bộ phận đo, khống chế nhiệt tự động
+ 02 thiết bị pha phụ gia dung tích 300lít (gia nhiệt bằng ống xoắn ruột gà)
+ 01 hệ thống nồi hơi gồm: nồi hơi 1 tấn/giờ, hệ thống đường ống dẫn hơi và
nước ngưng, đồng hồ hơi, van an toàn, van cóc xả nước ngưng
+ 01 hệ thống nước sạch cấp tới các thiết bị.
+ 01 hệ thống quạt hút, khử mùi công suất 14.000m3/g: bao gồm chụp hút,
quạt hút
+ 01 hệ thống palăng điện dùng cho việc vận chuyển nguyên, phụ liệu lên
sàn thao tác gồm: day trượt, palăng điện
+ 01 hệ thống điện động lực bao gồm: tủ điện; dây động lực tới các động cơ,
thiết bị gia nhiệt. Ngoài ra còn hệ thống điện chiếu sang
+ Các thiết bị cứu hỏa: bình hóa chất cứu hỏa
+ Hệ thống chứa trung gian và đóng gói sản phẩm vào các thùng chứa nhựa
180kg/thùng
Toàn bộ các thiết bị được lắp đặt trên 1 dàn thao tác cao 2m được thiết kế
vững trãi bằng thép U200 đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định, an toàn.
Phần nền nhà phía dưới sàn được láng vữa xi măng cát, xây hệ thống thoát
nước sàn.
Sơ đồ dây chuyền các thiết bị chính được trình bầy trên hình 2.1
Quá trình vận hành:
Nhựa thông được đập nhỏ, nạp vào nồi biến tính colophan B.Song song vói
quá trình nạp nhựa bật hệ thống gia nhiệt gián tiếp bằng các thanh điện trở được bố
trí xung quanh thành và đáy nồi nhằm làm nóng chảy nhựa thông. Khi nhựa thông
đã nóng chảy hết và đạt nhiệt độ 190 – 2000C tiến hành bổ sung từ từ lượng hóa
chất biến tính trong 15 phút, bật khuấy 7 với tốc độ đảm bảo khối phản ứng không
bị trào. Khi đã cho hết hóa chất biến tính, bắt đầu tính thời gian biến tính. Sau khi
biến tính được 0,5giờ tiến hành bổ sung focmandehyt và axit paratoluensulfomic.
Tiếp tục duy trì nhiệt độ này thêm 2,0 giờ nữa trước khi tháo xuống nồi xút hoá
Hình 2.1.Sơ đồ công nghệ hệ thống nấu keo nhựa thông biến tính công suất 200
tấn/năm
A-Thùng hoà phụ gia; B-Nồi biến tính colophan (gia nhiệt bằng điện);
C-Nồi xút hoá nhựa thông;1,2-Van cấp hơi nước; 3-Van cấp phụ gia; 4-Van
tháo nhựa thông đã biến tính; 5-Van tháo sản phẩm; 6,7,8 – Máy khuấy;
9,10-Van cấp nước sạch
A
B
C
1
3
4
5
2
6 7
8
Nc
ngng
Hơi nước
9
10
.
Trong khoảng thời gian chờ nóng chảy nhựa thống và biến tính colophan, mở
van 10 lấy lượng nước sạch nhất định theo tính toán vào nồi xút hoá C, đảm bảo
nồng độ keo sản phẩm đạt 75%. Bật khuấy 8, bổ sung từ từ NaOH (dạng vẩy) vào
hoà tan đồng thời mở van hơi 4, cấp nhiệt và gia nhiệt dung dịch NaOH lên 900C.
Phụ gia AM cũng được hoà tan trong thiết bị A với nồng độ 50% và được gia
nhiệt bằng hệ thống ống xoắn ruột gà tới 900C.
Kết thúc thời gian biến tính, mở van 4 tháo từ từ nhựa thông đã được biến
tính vào nồi xút hoá, quá trình này cần khuấy tốc độ cao đảm bảo sự phân tán và
phản ứng xà phòng hoá diễn ra triệt để. Khi đã tháo hết nhựa, bắt đầu tính thời gian
xút hoá. Thời gian xút hoá là 1,5 giờ.
Khi kết thúc thời gian xút hoá mở van 3, thêm từ từ lượng phụ gia AM. Quá
trình này cần khuấy mạnh. Thời gian xử lý bằng phụ gia tiến hành trong 30 phút.
Nhiệt độ của quá trình xút hoá và xử lý bằng phụ gia cần được bảo ôn ở 900C –
950C.
Sản phẩm được tháo qua van 5 vào thùng trung gian hoặc vào các thùng
nhựa có dung tích 160l. Khi keo nguội, đóng nắp và đai kín, xuất xưởng.
Công suất mỗi mẻ keo là 1 tấn/mẻ.
II.4. SẢN XUẤT THỰC NGHIỆM
Quy trình sản xuất:
*Quy trình biến tính colophan:
+ Mức dùng tác nhân biến tính: 8% so với colophan
+ Nhiệt độ: 1900C
+ Thời gian: 2,5giờ.
*Quy trình xử lý chống kết tinh:
+ Mức dùng focmandehyt: 1,2%
+ Mức dùng axit paratoluensulfomic: 0,3%
+ Thời gian bổ sung: sau 0,5 giờ biến tính nhựa thông
*Quy trình xút hoá:
+ Mức dùng NaOH: 13,02%
+ Thời gian xút hoá: 1,5giờ
+ Nhiệt độ xút hoá: 900C
* Phụ gia giảm độ nhớt và ức chế kết tinh:
+ Mức dùng AM: 10% so với colophan
+ Thời điểm bổ sung: sau thời gian xút hoá
+ Thời gian xử lý: 30 phút
+ Nhiệt độ : 900C
Hàm lượng chất khô cuối cùng của sản phẩm keo cuối cùng là 75%.
II.4.1. Sản xuất thử nghiệm năm 2007.
Sau khi hoàn thiện dây chuyền, đã tiến hành nấu thử nghiệm 3 đợt, mỗi đợt
1tấn keo vào : đợt 1: 15/10/2007; đợt 2: 15/11/2007; đợt 3: 30/11/2007. Riêng đối
với đợt 2, do bị hở đường hơi bảo ôn van 6 nên nước ngưng chảy vào nồi B (ban
đầu nồi được gia nhiệt bằng hơi quá nhiệt, sau bộ phận gia nhiệt thay bằng điện trở )
nên không nâng được nhiệt độ lên cao. Mẻ nấu này phải dừng để sửa chữa (nhựa
thông được tháo ra (để nguội vẫn dùng lại được). Chất lượng keo được đưa ra trong
bảng 2.8
Bảng 2.8. Chất lượng keo qua 3 đợt sản xuất thử nghiệm - 2007.
Độ hút nước Cobb60,
g/m2
Độ nhớt BZ4,
s
Thời gian bảo quản
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Sau 1 ngày 20 - 19 20 - 20
Sau 15 ngày 20 - 19 20 - 21
Sau 30 ngày 20 - 19 22 - 20
Sau 45 ngày 21 - - 23 - -
Sau 60 ngày 23 - - 23 - -
Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%; mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ
Do thời gian không cho phép nên các thử nghiệm mới chỉ dừng ở mấu keo
bảo quản lâu nhất là 60 ngày (các mẫu keo sẽ vẫn được kiểm tra trong thời gian tới
với các thời gian bảo quản dài hơn: sau 90, 120, 150 ngày). Nhìn chung chất lượng
keo khá tốt, song vẫn kém hơn các giá trị của mẫu nấu trong phòng thí nghiệm do
còn một số hạn chế trong quá trình tiến hành chủ yếu về mặt thiết bị:
+ Thiết bị gia nhiệt đun chảy nhựa thông ở nồi B công suất chưa đủ lớn làm
cho thời nấu chảy nhựa thông kéo dài: trên 6 tiếng, nhiệt độ biến tính không đạt,
không ổn định chỉ đạt 160 -1800C nên ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình biến tính.
Điều này nhận rõ nhất là: màu sắc của keo sẫm hơn, hiệu quả gia keo giảm (độ hút
nước tăng từ 17g/m2 lên 20g/m2 ngay sau khi nấu 1 ngày). Do vậy cần cải tiến hệ
thống gia nhiệt, chuyển sang phương án gia nhiệt mới hiệu quả hơn.
+ Các nồi nấu chưa có nắp đậy nên mất nhiệt nên cần chế tạo các nắp đậy.
Mặc dù vậy chất lượng keo vẫn nằm trong khoảng cho phép đối với gia keo
cho giấy và cactông bao gói (độ hút nước cobb60 <30g/m2), nên nhóm thực hiện dự
án vẫn đem thử cả hai mẫu keo (thời điểm sau 30 ngày bảo quản đối với mẫu 3 và
45 ngày đối với mẫu 1) trên dây chuyền sản xuất cactông của Cty Giấy Lam Sơn –
Thanh Hoá.
Điều kiện công nghệ:
- Mức dùng nhựa thông: 0,75% so với bột KTĐ
- pH: 5,0
- Quá trình chuẩn bị dung dịch keo: tương tự như trong phần thí
nghiệm
- Định lượng giấy: 150g/m2
- Sản lượng giấy thành phẩm: 5tấn
- Các điều kiện khác: Theo quy trình hiện tại của Cty
Các mẫu giấy được lấy: sau khi máy chạy ổn định được 15 phút bắt đầu lấy
mẫu. Các mẫu lấy cách nhau 30 phút.
Tiến hành đo độ hút nước của các mẫu giấy theo TCVN 6728 – 2000.
Kết quả cho thấy: Độ hút nước Cobb60 của các mẫu đều đạt 23,5 g/m2 và
được nhà máy đánh giá là keo có chất lượng tốt.
II.4.2. Sản xuất thử nghiệm năm 2008.
Đúc rút kinh nghiệm từ các kết quả chạy thử trong năm 2007, để nâng cao
chất lượng cũng như công suất của dây chuyền, nhóm dự án đã có những thay đổi
về mặt công nghệ và thiết bị:
- Phần lớn dây chuyền được giữ nguyên, phần cải tiến chủ yếu là hệ thống
gia nhiệt của nồi đun chảy. Thiết bị này được chuyển đổi sang gia nhiệt gián tiếp
bằng điện điện trở nhằm làm giảm thời gian làm nóng chảy nhựa thông, đảm bảo
nhiệt độ biến tính nhựa thông ở nhiệt độ cao.
- Ngoài ra, cũng tiến hành sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng các van hơi, cải tiến
thêm hệ thống chụp hút mùi và hơi từ quá trình sản xuất…
- Sơ đồ dây chuyền được đưa ra trong hình 2.1.
- Sau khi hoàn thiện dây chuyền, đã tiến hành sản xuất thêm 2 đợt thử
nghiệm nữa.
Các đợt thử nghiệm được tiến hành vào:
+ Đợt I: vào ngày 10/4 – 11/4/2008 với sản lượng keo thành phẩm là 2 tấn
+ Đợt II: vào ngày 28/4 - 29/4/2008 với sản lượng keo thành phẩm là 1,5 tấn.
Nhìn chung hai đợt sản xuất do công nhân và các cán bộ kỹ thuật đã đúc rút
được nhiều kinh nghiệm của 3 đợt trước và thiết bị được thay thế, bố trí lại hợp lý
nên quá trình sản xuất diễn ra rất thuận lợi, không có sự cố nào xẩy ra.
Sản phẩm keo sau khi sản xuất về cảm quan: có màu cánh gián, dung dịch
đồng nhất, độ nhớt thấp, pH đạt 9 -10. Các chỉ tiêu chất lượng được đưa ra trong
bảng 2.9
Bảng 2.9. Chất lượng keo qua 2 đợt sản xuất thử nghiệm - 2008.
Thời gian
Độ kết tinh,
ppm
Độ hút nước
Cobb60, g/m2
Độ nhớt BZ4,
s
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
Sau 1 ngày 0 0 17 17 20 20
Sau 15 ngày 40 37 17 18 20 20
Sau 30 ngày 55 54 19 19 21 21
Sau 45 ngày 70 72 19 19 21 22
Sau 60 ngày 73 73 20 20 22 22
Ghi chú: Hàm lượng chất khô của keo: 75%; mức dùng keo 1,0% so với bột giấy KTĐ, keo
sau khi được sản xuất được giữ lại để kiểm định, phần còn lại được bán cho cơ sở sản
xuất.
Từ các kết quả trên cho thấy, chất lượng của sản phẩm ngày càng ổn định,
chất lượng được nâng cao, đạt công suất thiết kế.
Toàn bộ sản phẩm của 2 đợt chạy thử đã được bán cho Công ty cổ phần Giấy
Lam Sơn, dùng cho sản xuất giấy các tông duplex. Kết quả phản hồi của công ty
cho thấy: keo dễ sử dụng, hiệu quả gia keo tốt, mức dùng hợp lý, giá cả cạnh tranh.
Hầu hết các mẫu giấy của công ty khi sử dụng đều đạt độ hút nước Cobb60 từ 22 -
23 g/m2.
Sau hai đợt sản xuất thử nghiệm, Viện đã chính thức thành lập một tổ chuyên
sản xuất keo nhựa thông.Tuy nhiên do sản phẩm được đưa ra thị trường giữa lúc
tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở sản xuất phải giảm công suất,
có nơi phải đóng cửa nên mặc dù rất cố gắng phát triển thị trường, quảng bá sản
phẩm song tính tới thời điểm này dự án mới sản xuất và tiêu thụ thêm được: 20 tấn
sản phẩm.
II.4.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Phần lớn sản phẩm của dự án cung cấp cho một số cơ sở sản xuất trong
Thanh hóa, Hải phòng, Bắc Ninh…Danh sách một số khách hàng được đưa trong
bảng 2.10.
Bảng 2.10. Danh sách một số khách hàng chính
STT Tên doanh nghiệp Số lượng, tấn
1 Công ty Cổ phần Giấy Lam Sơn 13,398
2 Công ty Đông Á 2,46
3 Công ty Cổ phần Thiên Chiều 1,631
4 Công ty Cổ phần Tiến Thành 1,68
5 Công ty Cổ phần kiến tạo Sức Sống 0,18
6 Hợp tác xã Cổ phần Việt Nhật 1,15
Tổng 20,501
Theo đánh giá của các cơ sở sản xuất, chất lượng keo của dự án:
+ Dễ sử dụng, khả năng bảo quản tốt
+ Hiệu quả gia keo tốt, mức dùng hợp lý, giảm lượng phèn khi gia keo
+ Giá cả hợp lý, công tác hậu mãi tốt
III.5 .ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ DỰ ÁN
1. Về công nghệ và thiết bị:
-Về công nghệ: đã nghiên cứu, hiệu chỉnh và hoàn thiệt công nghệ sản xuất
keo nhựa thông biến tính dùng cho gia keo giấy và các tông bao gói.
- Về thiết bị: đã thiết kế, đặt chế tạo và chế tạo, xây lắp hoàn thiện dây
chuyền sản xuất keo nhựa thông biến tính công suất 1 tấn/ngày (khoảng 300
tấn/năm) vượt yêu cầu công suất của dự án. Dây chuyền có tính thương mại hóa
cao.
- Về đào tạo: đã đào tạo được 4 cán bộ kỹ thuật nắm vững, làm chủ quy trình
công nghệ và dây chuyền sản xuất. Đào tạo được 6 công nhân kỹ thuật vận hành
dây chuyền, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Về sản phẩm: được khách hàng đánh giá tốt, thuận tiện trong sử dụng, giá
cả hợp lý và hiệu quả gia keo tốt, mức dùng thấp giúp doanh nghiệp giảm chi phí
giá thành sản phẩm giấy, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của ngành giấy nói riêng
và nền kinh tế trong nước nói chung.
2. Thị trường tiêu thụ
Nhìn chung thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho sản phẩm của dự án phát
triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị phần
3. Một số tồn tại cần khắc phục
- Phát triển và nâng cao hơn nữa công tác thị trường: tiếp thị bán hàng, công
tác hậu mãi và chăm sóc khách hàng
- Cần không ngừng nghiên cứu, cải tiến và cho ra các thế hệ keo mới: tan
được trong nước lạnh, giảm mức dùng xút hơn nữa…
- Cần quảng bá sản phẩm hơn nữa trên các thông tin đại chúng như: quảng
cáo trên các tạp chí công nghiệp, tạp chí chuyên ngành, các trang Web liên quan…
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dự án đã nghiên cứu hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất keo nhựa
thông biến tính đạt chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra quy trình sản
xuất nhựa thông biến tính như sau:
*Quy trình biến tính colophan:
+ Mức dùng tác nhân biến tính: 8% so với colophan
+ Nhiệt độ: 1900C
+ Thời gian: 2,5giờ.
* Quy trình xử lý chống kết tinh:
+ Mức dùng focmandehyt: 1,2%
+ Mức dùng axit paratoluensulfomic: 0,3%
+ Thời gian bổ sung: sau 0,5 giờ biến tính nhựa thông
*Quy trình xút hoá:
+ Mức dùng NaOH: 13,02%
+ Thời gian xút hoá: 1,5giờ
+ Nhiệt độ xút hoá: 900C
*Phụ gia giảm độ nhớt và hỗ trợ ức chế kết tinh:
+ Mức dùng AM: 10% so với colophan
+ Thời điểm bổ sung: sau thời gian xút hoá
+ Thời gian xử lý: 30 phút
+ Nhiệt độ : 900C
Đã thiết kế, đặt chế tạo, chế tạo và xây lắp dây chuyền sản xuất keo nhựa
thông biến tính công suất trên 200tấn/năm.
Sản xuất và tiêu thụ được trên 20 tấn keo.
Tuy nhiên do điều kiện khách quan và tình trạng khó khăn chung của ngành
giấy nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ thấp dẫn tới doanh thu còn khiêm tốn, hiệu
quả kinh doanh chưa đáng kể.
Kiến nghị:
Do điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái nên các doanh xuất khẩu trong
nước như may mặc, thủy sản, nông sản …gặp rất nhiều khó khăn. Với những khó
khăn đó kéo theo các doanh nghiệp sản xuất giấy, đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất giấy bao gói, hòm hộp cac tông không tiêu thụ được sản phẩm, sản xuất bị đình
trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa do lãi suất ngân hàng cao, nguyên nhiên vật liệu
đầu vào cao. Viện công nghiệp Giấy và Xenluylô, một thành viên trong ngành giấy
cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, sản phẩm nhựa thông sản xuất ra tiêu thụ rất
chậm. Với những khó khăn do điều kiện khách quan và chủ quan đem lại, kính đề
nghị Bộ Công Thương cho phép được kéo dài thời hạn trả nợ của dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Leo Neimo, Papermaking Chemistry, vol 4 Papermaking Science and
Technology Series, Tappi Press, 1999.
[2] J.M GESS, The sizing of paper with rosin and alum at acid pH, Paper
Chemistry, trang 100
[3] Hoàng Quốc Lâm, “Nghiên cứu sản xuất keo nhựa thông biến tính dùng cho
gia keo giấy và các tông bao gói”, Hà Nội 6/2006.
[4] Đinh Ngọc Ninh, Kinh nghiệm sử dụng nhựa thông trong môi trường trung
tính,Tạp chí Công Nghiệp Giấy, Hiệp Hội Giấy Việt Nam – Tổng Công Ty
Giấy Việt Nam, 9/2001.
[5] US Patent No: 5147503.
[6] US Patent No: 5175250.
[7] US Patent No: 6087318.
[8] US Patent No: 2000 41275581
[9] Japan Patent No:JP 4155
[11] Michael Schwarz, Design of recycled fiber processes for different paper and
board grades in Recycled fiber and deinking, Tappi press 2000: Trang 211-
238.
[12]. Patrick Sundhold, Mill operation in production of main paper and board
grades, in Papermaking part 1, Stock Preparation And Wet End, Tappi press
2000: Trang 12.
[13] Tổng cục tiêu chuẩn Việt Nam, Chỉ tiêu cơ lý giấy bao gói, TCVN
7063:2002, 2002.
[14] Tổng Cục Tiêu chuẩn Việt Nam, Giấy và Các Tông xác định độ hút nước –
phương pháp Cobb, TCVN 6728:2000, 19/12/2000.
[15] Nguyễn Kim Huệ và các cộng sự - 2007, “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp
công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu giấy loại OCC
cho sản xuất bột giấy”, Báo cáo đề tài cấp bộ năm -2007
[16] Hy Tuấn Anh và các cộng sự - 2007, (Nghiên cứu nâng cao hiệu quả gia keo
giấy và các tông bao gói sản xuất từ giấy loại OCC bằng keo nhựa thông biên
tính), Báo cáo đề tài cấp bộ năm -2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7122-r.pdf