Sản phẩm chocolate còn khá mới lạ và chưa được quan tâm phát triển đầy đủ tại Việt Nam
trong khi nguồn nguyên liệu tại đây dồi dào và có chất lượng tốt. Nghiên cứu sản xuất tạo sản
phẩm chocolate mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cũng
như tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại Daklak. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thời gian
rang hạt thích hợp tại nhiệt độ 130oC là 45 phút, tại 145oC là 30 phút; Thời gian đảo trộn
(nghiền): 4 giờ; Tỉ lệ phối trộn đường : bơ : cacao = 25% : 10% : 65%; Tỉ lệ bổ sung lecithin
là 0,2%; Tỉ lệ khối lượng hỗn hợp chocolate bao hạt và hạt macadamia 4 : 1 là thích hợp nhất
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm chocolate nhân macadamia từ nguồn nguyên liệu ca cao và macadamia tại Daklak, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bổ sung vào
chocolate thì các chỉ tiêu màu sắc, hương
thơm, mùi vị và cảm giác tan trong miệng hầu
như không thay đổi. Mẫu có tỷ lệ lecithin
0,1% trong 30 phút đầu có hiện tượng chảy,
mềm, nhưng sau đó đông cứng trở lại. Các
mẫu còn lại không bị tan chảy. Mẫu 1 được
đánh giá về chỉ tiêu độ cứng là hơi mềm, trong
khi các mẫu còn lại đều có độ cứng vừa phải.
Tại mẫu có tỷ lệ lecithin bổ sung là 0,2% cấu
trúc của chocolate ổn định, không bị tan chảy
trong nhiệt độ phòng. Các mẫu còn lại cũng
được đánh giá cao nhưng mẫu có tỷ lệ lecithin
0,2% có tỉ lệ phụ gia bổ sung là thấp nhất có
thể. Như vậy, chọn tỷ lệ bổ sung lecithin 0,2%
là thích hợp cho sản phẩm. Tỷ lệ bổ sung này
thấp hơn so với nghiên cứu của Burak Barkın.
Xác định tỷ lệ phối trộn chocolate,
macadamia
Tiến hành khảo sát các tỉ lệ phối trộn khác
nhau giữa hạt macadamia và lớp chocolate
bọc bên ngoài nhằm tìm ra tỉ lệ thích hợp sao
cho vừa đạt yêu cầu cảm quan bề ngoài, vừa
đạt yêu cầu cảm quan thử nếm. Kết quả thí
nghiệm được trình bày qua bảng 8.
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn chocolate và macadamia
Chỉ tiêu Tỷ lệ Mô tả Điểm số
Độ kết dính, độ che phủ
giữa nhân macadamia
với lớp chocolate bọc
bên ngoài
2 – 1 Độ kết dính tốt; Độ che phủ không
đạt (chưa phủ đầy hạt macadamia)
(8,000,63)b
3 – 1 Độ kết dính tốt; Độ che phủ không
đạt (chưa phủ đầy hạt macadamia)
(8,201,07)b
4 – 1 Độ kết dính tốt; Độ che phủ đạt (phủ
đầy hạt macadamia)
(14,300,89)a
5 – 1 Độ kết dính tốt; Độ che phủ đạt (phủ
đầy hạt macadamia)
(14,100,53)a
6 – 1 Độ kết dính tốt; Độ che phủ đạt (phủ
đầy hạt macadamia)
(14,450,88)a
Sự hài hòa mùi vị của
chocolate và nhân
macadamia
2 – 1 Kém hài hòa (7,130,54)d
3 – 1 Hài hòa (10,180,65)c
4 – 1 Rất hài hòa (14,460,41)a
5 – 1 Hài hòa (11,680,35)b
6 – 1 Kém hài hòa (10,270,53)c
Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các chữ số a, b, c chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%
Đối với chỉ tiêu độ kết dính và độ che phủ
nhân macadamia: Tỷ lệ chocolate:macadamia
là (2:1) và (3 : 1) không được chọn vì độ che
phủ chưa tốt, nhân hạt macadamia bị hở ra
ngoài, không đạt yêu cầu sản xuất. Các tỷ lệ
phối trộn còn lại đạt yêu cầu và được cho điểm
số cao.
Đối với chỉ tiêu sự hài hòa về mùi vị của
chocolate và nhân macadamia: Tỷ lệ
(chocolate : macadamia) là (4 : 1) được đánh
giá rất hài hòa và đạt điểm số cao nhất (14,46).
Sự khác biệt về chỉ tiêu này có ý nghĩa (theo
thống kê ở mức tin cậy 95%) giữa tỷ lệ (4 : 1)
và các tỷ lệ còn lại. Vậy, chọn tỷ lệ phối trộn
(chocolate : macadamia) là (4 : 1) cho quy
trình sản xuất.
Kết quả đánh giá chất lượng nguyên liệu
sản phẩm
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hóa – lý và vi
sinh của sản phẩm được thể hiện qua bảng 9.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
94
Bảng 9. Kết quả đánh giá chỉ tiêu hóa – lý và vi sinh của sản phẩm
Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thử nghiệm Phương pháp thử
Ẩm độ % 1,25 TCVN 7035 : 2002
Hàm lượng chất béo % 41,05 AOAC 871.01 : 1997
Tổng số vi sinh vật hiếu khí (CFU/g) 0,3x10-1 ISO 4833 – 1 : 2013
Tổng số nấm mốc (CFU/g) Không phát hiện ISO 21527 – 2 : 2008 (*)
Tổng số nấm men (CFU/g) Không phát hiện ISO 21527 – 2 : 2008 (*)
Coliforms (CFU/g) Không phát hiện ISO 4832 : 2006 (*)
Escherichia Coli (CFU/g) Không phát hiện ISO 16649 – 2 – 2015 (*)
Salmonella /25g Không phát hiện ISO 6579 : 2007
Staphylococus aureus (CFU/g) Không phát hiện ISO 6888 – 1 : 2003
Từ bảng 9 cho thấy, các chỉ tiêu hóa – lý và vi
sinh của sản phẩm chocolate nhân macadamia
phù hợp với TCVN 10727:2015 – Chocolate
và sản phẩm chocolate.
Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm bằng
phương pháp cho điểm thị hiếu với 30 người
thử nếm được thể hiện qua bảng 10 và hình 1.
Bảng 10. Kết quả đánh giá thị hiếu sản phẩm chocolate nhân macadamia
Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Không tốt
Hương thơm 53,33 % 46,67 % 0,00 %
Độ cứng 86,67 % 13,33 % 0,00 %
Độ mịn 83,33 % 16,67 % 0,00 %
Cảm giác tan trong miệng 90,00 % 10,00 % 0,00 %
Độ kết dính và sự hài hòa về mùi vị 66,67 % 33,33 % 0,00 %
Độ hài lòng 56,67 % 43,33 % 0,00 %
Hình 1. Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá thị hiếu
Qua kết quả bảng 10 và hình 1 cho thấy: Tất
cả các chỉ tiêu đều có trên 50% số người đánh
giá là rất tốt, còn lại được đánh giá tốt. Tất cả
các chỉ tiêu đều có tỷ lệ số người đánh giá
không tốt là 0%; 100% người thử nếm đánh
giá sản phẩm chấp nhận được. Vậy, sản phẩm
phù hợp với nhu cầu thị hiếu người sử dụng.
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu sản xuất sản phẩm
chocolate nhân macadamia từ nguồn nguyên
liệu cacao và macadamia tại Daklak, rút ra
được một số kết luận sau đây:
Kiểm tra chất lượng đầu vào nguyên liệu: Số
hạt trong 100g đạt 73 hạt < 100 hạt; Độ ẩm đạt
5,3% < 7,5%; Tạp chất (rác thải) đạt 0,14 %
< 2%; Mẫu nguyên liệu không có hạt đen đá
và hạt chai xám; Tổng số hạt nâu hoàn toàn và
nâu tím trên 90%; Thành phần hạt mốc (1%)
và hạt bị côn trùng phá hoại (1,33%) thấp.
Nguyên liệu cacao sử dụng là phù hợp và đáp
ứng được với yêu cầu sản xuất chocolate (theo
TCVN 7519: 2005 - Tiêu chuẩn hạt ca cao).
Về điều kiện rang hạt ca cao: Nếu rang ở nhiệt
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
95
độ 1300C thì thực hiện rang trong 45 phút và
nếu chọn rang ở nhiệt độ 1450C thì rang trong
30 phút là thời gian phù hợp nhất.
Thời gian đảo trộn (nghiền) hạt cacao thích
hợp: 4 giờ.
Tỷ lệ phối trộn thích hợp (bơ : bột nhão :
đường) là (10 % : 65 % : 25%), tỉ lệ bổ sung
lecithin 0,2%.
Tỷ lệ phối trộn lớp chocolate bọc bên ngoài và
nhân macadamia phù hợp nhất là 4 : 1.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
+ Chỉ tiêu hóa lý: Độ ẩm đạt 1,25%; Hàm
lượng chất béo đạt 41,05%.
+ Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí:
0,3x10-1; Kết quả không phát hiện đối với các
nấm men, nấm mốc và các vi khuẩn:
Coliforms, Escherichia Coli, Salmonella,
Staphylococus aureus.
+ Chỉ tiêu cảm quan: 100% người thử nếm
đánh giá sản phẩm chấp nhận được. Sản phẩm
phù hợp với nhu cầu thị hiếu người sử dụng.
Ngoài ra, cần có những thử nghiệm sản xuất
quy mô pilot và thử thị hiếu người tiêu dùng
với đông đảo người thử để có những đánh giá
chính xác trước khi tiến hành sản xuất quy mô
công nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Karen A. Cooper, Jennifer L. Donovan, Andrew L. Waterhouse and Gary Williamson, Cocoa
and health: a decade of research, British Journal of Nutrition (2008), 99, 1–11.
Holt R.R., Schramm D.D., Keen C.L., Lazarus S.A., Schmitz HH, Chocolate consumption and
platelet function, JAMA (2002), 287, 2212 –2213.
Buijsse B., Feskens E.J., Kok F.J., Kromhout D., Cocoa intake, blood pressure, and
cardiovascular mortality: the Zutphen Elderly Study. Arch Intern Med (2006) 166, 411 –
417.
Cooper A.K., Donovan J.L., Waterhouse A.L., Williamson G., Cocoa and health: a decade of
research, British Journal of Nutrition (2008); 99: 1–11.
Hiệp hội Cà phê cacao Việt Nam, Báo cáo đánh giá tiềm năng thương mại công bằng trong
các ngành Chè, Cà phê, Ca cao, Gia vị và Thủ công Mỹ nghệ ở Việt Nam, Hiệp hội Xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, 2014.
G. A. R. Wood, R. A. Lass, Cacao, Longman 4th ed, 1985.
Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ chế biến thực phẩm. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, 2010.
Phạm Trí Thông, Công nghệ bảo quản – chế biến ca cao, ĐH Nông Lâm TP. HCM, 1999.
Peker B.B, Suna S., Tamer C.E., Çopur O.U., The Effects of Lecithin and Polyglycerol
Polyricinoleate (PGPR) on Quality of Milk, Bitter and White Chocolates, Journal of
Agricultural Faculty of Uludag University (2013), 27, 2, 55-69
G. A. R. Wood, R. A. Lass, Cacao, Longman 4th ed, 1985.
Ngô Thị Hồng Thư, Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan, Nhà xuất bản
KHKT Hà Nội, 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_san_xuat_san_pham_chocolate_nhan_macadamia_tu_ngu.pdf