Việt Nam đang phát triển rộng rãi nghề nuôi cá rô phi đặc biệt là sản xuất tập trung tạo hàng
hóa cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.Với mong muốn đem lại cho người tiêu dùng
một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, an toàn không chứa các chất phụ gia độc hại, qua
thời gian nghiên cứu đã chọn được kết quả tối ưu để tạo ra sản phẩm chả cá rô phi với nồng
độ muối dùng để khử mùi tanh cá là 15% với tỉ lệ nước/cá là 2/1, tỉ lệ bột mì sử dụng để chả cá
đạt cấu trúc tối ưu là 10% khối lượng. Tỷ lệ đường, muối bổ sung là 3% và 1,5%, tiến hành
hấp chả cá trong thời gian 20 phút để đạt cấu trúc tối ưu.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất chả cá rô phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
83
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẢ CÁ RÔ PHI
Nguyễn Thành Nhân*, Trương Trần Phương Lan, Nguyễn Thị Gấm
Trường Đại học Tiền Giang
*Tác giả liên hệ: nguyenthanhnhan@tgu.edu.vn
TÓM TẮT
Việt Nam đang phát triển rộng rãi nghề nuôi cá rô phi đặc biệt là sản xuất tập trung tạo hàng
hóa cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.Với mong muốn đem lại cho người tiêu dùng
một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, an toàn không chứa các chất phụ gia độc hại, qua
thời gian nghiên cứu đã chọn được kết quả tối ưu để tạo ra sản phẩm chả cá rô phi với nồng
độ muối dùng để khử mùi tanh cá là 15% với tỉ lệ nước/cá là 2/1, tỉ lệ bột mì sử dụng để chả cá
đạt cấu trúc tối ưu là 10% khối lượng. Tỷ lệ đường, muối bổ sung là 3% và 1,5%, tiến hành
hấp chả cá trong thời gian 20 phút để đạt cấu trúc tối ưu.
Từ khóa: Cá rô phi, chả cá, chế biến cá rô phi, quy trình sản xuất chả cá, cấu trúc chả cá.
RESEARCH PROCESS OF TILAPIA GRILLED CHOPPED FISH PRODUCTION
Nguyen Thanh Nhan*, Truong Tran Phuong Lan, Nguyen Thi Gam
Tien Giang University
*Corresponding Author: nguyenthanhnhan@tgu.edu.vn
ABSTRACT
Vietnam is developing a wide range of tilapia culture, especially for the production of goods
for export processing and domestic consumption. With the desire to bring consumers a
nutritious food, safe and does not contain toxic additives, over time research has opted for
optimal results to produce tilapia fish products with salt concentration used to deodorize fish
is 15% with the rate of water/fish is 2/1, the proportion of flour used to fry fish reached optimal
structure is 10% of volume. The rate of sugar, salt additions is 3% and 1.5%, conducted by
frying fish for 20 minutes to achieve the optimal structure.
Keywords: Tilapia, grilled chopped fish, tilapia processing, process of frying fish, fish fry
structure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng thích
sử dụng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao và đồng thời ưa chuộng những sản phẩm
tiện lợi ít tốn thời gian chế biến. Cá là nguồn
thực phẩm quan trọng của con người. Việt
Nam đang phát triển rộng rãi nghề nuôi cá rô
phi đặc biệt là sản xuất tập trung tạo hàng hóa
cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Nhằm giải quyết đầu ra cho nguồn nguyên liệu
ổn định cùng với mục tiêu đa dạng hóa sản
phẩm và tạo ra một sản phẩm vừa có chất
lượng vừa dinh dưỡng lại đậm đà hương vị
nhưng có giá thành phù hợp là vấn đề hết sức
cấp thiết.
Chính vì các lý do trên nên việc thực hiện
nghiên cứu ”Quy trình sản xuất chả cá rô phi”
là rất cần thiết nhằm tạo ra sản phẩm mới nâng
cao giá trị của cá rô phi. Nhằm mục đích phát
triển sản phẩm ”Chả cá rô phi” có giá trị dinh
dưỡng và cảm quan cao, góp phần đa dạng hóa
sản phẩm chả cá và nâng cao giá trị cá rô phi.
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP
Nguyên liệu chính: Cá rô phi được sử dụng là
loại cá rô phi có khối lượng trong khoảng từ
400 - 600 g/con, có thể sử dụng cá ngộp để
làm chả.
Phương pháp nghiên cứu: Độ chắc của chả cá
được đô bằng máy đo cấu trúc BROOKFIELD
(bằng chế độ PEAK với lực bắt đầu là 4 g, đầu
đo 2 mm, tốc độ di chuyển đầu trụ là 0,5
mm/s), phương pháp xác định độ uốn lát chả
cá theo thang điểm đánh giá uốn cắt lát (TCVN
8682:2011).
Đánh giá kết quả theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 3215 – 79, TCVN 8326: 2011 của sản
phẩm chả cá.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
84
đến việc khử mùi tanh của cá
Bảng 1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối đến việc khử mùi tanh của cá
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một cột có chữ cái thường (a, b, c,) khác nhau thì thể hiện sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê
Các chất gây ra mùi tanh của cá chủ yếu là
Trimelylamin (NH(CH3)), ammoniac (NH3),
ure nhưng chủ yếu trong đó là TMA, còn NH3
và ure có hàm lượng nhỏ khi cá đã ít nhiều bị
biến đổi, trong 100 g cá nước ngọt có từ 66 -
116 mg trimetylamin, còn trong 100g cá biển
có từ 250 - 470 mg chất đó (Phan Thị Thanh
Quế, 2005).
Đối với dung dịch muối có tác dụng khử mùi
tanh do dung dịch muối có gốc NaCl tác dụng
với các hợp chất tanh trimeltlamin tạo các hợp
chất kết tủa và làm giảm đi mùi tanh của cá.
Qua bảng 1 nhận thấy mùi tanh của cá rô phi
ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan của sản
phẩm. Nồng độ muối càng cao mùi tanh của
cá rô phi càng giảm, bắt đầu nồng độ ở muối
15% đã không còn nhận ra mùi tanh của cá rô
phi. Ở mẫu nồng độ muối 5% và 10% đạt hiệu
hiểu quả khử tanh không cao do nồng độ muối
còn loãng chưa khử hết được chất gây mùi
tanh trimelylamin. Còn ở nồng độ muối 20%
khử được mùi tanh của cá nhưng điểm đánh
giá cảm quan không có sự khác biệt so với
mẫu nồng độ muối 15% và do sử dụng lượng
muối lớn nên giá trị kinh tế không cao.
Từ những cơ sở phân tích trên cho thấy nồng
độ 15% muối làm mất đi mùi tanh của cá và
có giá trị kinh tế hơn ở nồng độ 20% muối.
Khảo sát tỷ lệ phối trộn bột mì ảnh hưởng
đến cấu trúc viên chả
Chất lượng chả cá viên được đánh theo khả
năng đông kết, vị, mùi và màu sắc, trong đó
chỉ tiêu quan trọng nhất là khả năng đông kết
hay cấu trúc của sản phẩm. Cấu trúc chả cá
viên phải dai mềm không được quá mềm hoặc
quá cứng. Muốn chả cá viên đạt cấu trúc tốt
nhất phải sử dụng tinh bột.
Tinh bột giúp cấu trúc chả cá dai vì chức năng
tinh bột chúng sẽ tạo gel với protein có trong
thịt cá khi đó cấu trúc gel sẽ chắc chắn và bền
hơn dưới tác dụng động lực cơ học, khả năng
bị biến dạng khi cấp đông giảm xuống (Lê Việt
Mẫn, 2011).
Bảng 2. Kết quả xác định độ trắng của mẫu chả cá với tỷ lệ bột mì
Bột mì
0% 5% 10% 15% 20%
L
a
b
83,97
-1,02
7,21
83,65
-1,14
8,21
80,15
-1,41
9,04
79,39
-1,26
9,86
78,43
-1,24
10,65
W 82,39% 81,67% 78,14% 77,45% 75,91%
W: Độ trắng của mẫu thử, được tính bằng % theo công thức sau: W =100- ඥሺ100 െ ܮሻଶ ܽଶ ܾଶ
Bảng 3. Khảo sát tỷ lệ phối trộn bột mì ảnh hưởng đến cấu trúc viên chả sau khi hấp
Tỷ lệ %
tinh bột
Mẫu Mô tả Độ
uốn
lát
Độ
trắng
(%)
Độ
chắc
(g/mm)
ĐTB
0% bột mì B0 Cấu trúc cá bị bỡ, không dai,
hoàn toàn bị gập làm đôi khi
uốt lát cá
D 82,39 49e 1,65e
Nồng độ muối Mẫu Mùi ĐTB
5% muối A1 Có mùi tanh, có một chút mùi lạ 2,45d
10% muối A2 Có mùi tanh, có một chút mùi lạ 2,95c
15% muối A3 Không có mùi tanh, không có mùi lạ 4,5a
20% muối A4 Không có mùi tanh, không có mùi lạ 4,4a
F **
CV (%) 12,71%
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
85
5% bột mì B1 Cấu trúc cá không dai,mềm
khi gập đôi có vết nứt lớn khi
uốt lát cá
C 81,67 63,33d 2,8d
10% bột mì B2 Cấu trúc chả cá rất dai
mềm, gập được làm tư
không gãy, không vết nứt
khi uốn lát cá
AA 78,14 81,66c 4,65a
15% bột mì B3 Cấu trúc chả cá dai hơi cứng,
gập được làm tư không gãy
khi uốn lát cá
AA 77,45 95,66b 3,8b
20% bột mì B4 Cấu trúc chả dai, cứng, gập
được làm tư không gãy khi
uốn lát cá
AA 75,91 114,3a 3,5c
F ** **
CV (%) 5,86 14,16
AA: Mẫu không bị gãy khi gập hai lần (gập đôi sau đó gập tư).
A: Xuất hiện vết rạn tại một trong 5 mẫu khi gập tư.
B: Xuất hiện sự rạn nứt khi gập một lần và để lâu.
C: Xuất hiện sự rạn nứt ngay sau khi gập một lần.
D: Gãy hoàn toàn thành hai miếng khi gập đôi.
Qua kết quả cho thấy cấu trúc ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng của sản phẩm. Tỷ lệ bột mì
càng cao cấu trúc cá càng dai, nếu tỷ bột mì
quá cao sẽ làm cho cấu trúc chả cá trở dai cứng
và đồng thời làm cho màu sắc chả cá càng màu
sậm màu đi ảnh hưởng giá trị cảm quan.
Đối với mẫu 0% bột mì: Cấu trúc chả cá bị bở
đi không dai mềm do cấu trúc gel không bền
dưới tác dụng của lực cơ học ở giai đoạn xay
nhỏ, ở giai đoạn xay nhỏ protein cơ thịt cá rô
phi bị phá vỡ làm cấu gel không bền. Độ uốn
lát chỉ ở loại D.
Đối với mẫu 5% bột mì: Cấu trúc chả cá mềm
không được dai do hàm lượng bột mì còn thấp
để có thể kết hợp với protein cá rô phi làm cấu
trúc gel không được bền dưới tác dụng lực cơ
học. Độ uốn lát chỉ ở loại C.
Đối với mẫu 10% bột mì: Cấu trúc chả cá rất
dai mềm lúc này hàm lượng tinh bột kết hợp
với protein của cá rô phi tạo nên cấu trúc gel
bên vững không bị phá vỡ dưới tác dụng của
lực cơ học. Độ uốn lát ở loại AA, người đánh
cảm quan thích sản phẩm này.
Đối với mẫu 15% bột mì: Cấu trúc chả cá dai
như hơi cứng, do hàm lượng tinh bột nhiều kết
hợp với protein của cá rô phi tạo lớp gel quá
bền vững, độ uốn lát loại AA, người đánh giá
cảm quan cảm giác được chả cá hơi cứng, hơi
không thích.
Đối với mẫu 20% bột mì: Cấu trúc chả cá dai
như cứng do hàm lượng bột mì quá nhiều,
người đánh giá cảm quan không thích do cảm
giác thành phần bột mì nhiều hơn thành phần
cá. Độ uốn lát loại AA.
Qua những phân tích trên tỷ lệ bột mì 10% cho
cấu trúc chả cá dai, mềm.
Hình 1. Chả cá hấp với tỷ lệ 10% bột mì
(A): Chả cá uốn lát gập làm đôi không có vết nứt.
(B): Chả cá uốn lát gập làm tư không có vết nứt.
(A) (B)
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
86
Xác định tỷ lệ phối trộn gia vị nhằm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm
Bảng 4. Kết quả xác định tỷ lệ phối trộn đường/muối ảnh hưởng đến màu sắc của chả cá
Mẫu Tỷ lệ Mô tả sản phẩm W: Độ trắng
(%)
Điểm TB
đánh giá
cảm quan
C1:D1 1:1 Vị mặn, ít ngọt không hài hòa 71,83 3,3ef
C1:D2 1:1,5 Vị rất mặn,ít ngọt không hài hòa 71,98 1,85h
C1:D3 1:2 Vị quá mặn, không ngọt không hài hòa 72,12 1,5i
C2:D1 2:1 Vị hơi ngọt, chút vị mặn không hài hòa 71,91 3,4ef
C2:D2 2:1,5 Vị hơi mặn, ít ngọt không hài hòa 72,47 3,6de
C2:D3 2:2 Vị mặn, ít ngọt không hài hòa 72,49 3,1f
C3:D1 3:1 Vị ngọt, ít mặn không hài hòa 71,48 3,8cd
C3:D2 3:1,5 Vị mặn ngọt hài hòa 72,62 4,7a
C3:D3 3:2 Vị hơi mặn, ít ngọt không hài hòa 72,18 4,4ab
C4:D1 4:1 Vị quá ngọt, ít mặn không hài hòa 70,57 2,35g
C4:D2 4:1,5 Vị ngọt, ít mặn không hài hòa 70,95 3,75d
C4:D3 4:2 Vị hơi ngọt, chút vị mặn không hài hòa 71,86 4,1bc
Sản phẩm chả cá ngoài cấu trúc là yếu tố quyết
định đến chất lượng của sản phẩm, vị cũng
một phần yếu tố quyết định đến sự thành công
của sản phẩm. Trong sản phẩm chả cá ngoài
thành phần nguyên liệu chính, sản phẩm còn
bổ sung thêm những gia vị, phụ gia khác để
tạo ra mùi vị mong muốn, tăng giá trị cảm
quan cũng như chất lượng trong quá trình bảo
quản. Qua bảng 4 ta nhận thấy tỷ lệ đường
càng thấp sản phẩm chả cá có vị ngọt giảm vị
mặn càng tăng. Với tỷ lệ đường 1% thì toàn
bộ chả cá đều có vị mặn do nồng độ muối tăng
dần, nồng độ đường thấp nên vị không hài
hòa. Ở tỷ lệ đường 2%, tuy nồng độ đường
tăng nhưng tỷ lệ đường/muối vẫn chưa hài hòa
làm chả cá có vị mặn hoặc hơi mặn. Ở tỷ lệ
đường 3%, vị mặn/ngọt dần được cân bằng
điểm đánh giá cảm quan cao và sản phẩm có
độ trắng cao.
Ở tỷ lệ đường 4%, nồng độ đường rất cao,
nồng độ muối thấp nên toàn bộ sản phẩm đều
có vị ngọt hoặc hơi ngọt, vị không hài hòa.
Từ những nhận định trên kết hợp với điểm
đánh giá cảm quan quyết định chọn mẫu có tỷ
lệ đường/muối là 3%/1,5% là mẫu tối ưu vì
mẫu có điểm cao nhất và có sự khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê so với các mẫu còn lại.
Khảo sát chế độ hấp nhằm tạo cho sản
phẩm có cấu trúc tối ưu
Bảng 5. Kết quả ảnh hưởng của các chế độ hấp khác nhau đến màu sắc chả cá
Thời gian 10 phút 15 phút 20 phút 25 phút
L
a
b
73,87
-1,10
8,67
74,68
-1,34
9,49
75,99
-1,56
10,63
74,51
-1,44
11,35
W 72,44% 72,92% 73,65% 72,06%
Bảng 6. Kết quả ảnh hưởng của các chế độ hấp khác nhau đến cấu trúc chả cá
Thời gian Mô tả sản phẩm Độ chắc (g/mm) ĐTB cảm
quan
10phút Chả cá hơi cứng, lỗ xốp nhỏ 159a 2,45d
15phút Chả cá hơi dai, hơi mềm, lỗ xốp nhỏ 156b 3,2c
20phút Chả cá dai, mềm, lỗ xốp nhỏ 129c 4,35a
25phút Chả cá rất mềm, lỗ xốp nhỏ 94d 3,85b
F ** **
CV(%) 1,75 13,36
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
87
Qua bảng kết quả trên ta nhận thấy thời gian
hấp càng dài chả cá càng mềm, màu sắc của
chả cá cũng được cải thiện.
Ở thời gian 10 phút: Chả cá hơi cứng, điểm
cảm quan thấp và màu sắc chả cá không được
sáng do các hạt tinh bột chưa trương nở hết.
Nhiệt độ âm sản phẩm chưa đạt ≥ 90oC.
Ở thời gian 15 phút: Các hạt tinh bột hút nước
trương nở nhưng do thời gian ngắn nên các hạt
tinh bột chỉ trương nở một phần nên chả cá chỉ
hơi mềm, điểm cảm quan tăng màu sắc được
cải thiện nhưng chỉ đạt 72,92%.
Ở thời gian 20 phút: Chả cá đạt cấu trúc dai,
mềm, màu trắng sáng đạt 73,65%, nhiệt độ
tâm sản phẩm ≥ 90oC. Điểm cảm quan cao
người đánh giá thích.
Ở thời gian 25 phút: Các hạt tinh bột hút nước
trương nở hoàn toàn, chả cá rất mềm, nhưng
màu sắc chả cá giảm. Cấu trúc chả cá bắt đầu
mềm đi do thời gian hấp kéo dài.
Từ những nhận định trên chọn thời gian hấp
chả cá là 20 phút làm thời gian tối ưu, vì chả
cá đạt cấu trúc mềm dai, màu trắng sáng, đạt
điểm cảm quan cao nhất.
KẾT LUẬN
Cá rô phi là loại cá chứa hàm lượng protein
cao, giàu chất khoáng, mang lại rất nhiều lợi
ích cho sức khỏe người tiêu dùng như tăng
cường trao đổi chất, giúp xương chắc khỏe,
phòng ngừa ung thư, giúp mái tóc chắc
khỏe Với mong muốn đem lại cho người
tiêu dùng một loại thực phẩm giàu chất dinh
dưỡng, an toàn không chứa các chất phụ gia
độc hại, qua thời gian nghiên cứu chúng tôi
chọn được kết quả tối ưu để tạo ra sản phẩm
chả cá rô phi với các thông số sau:
Nồng độ muối dùng để khử mùi tanh cá: 15%
với tỷ lệ nước:cá là 2:1.
Tỷ lệ bột mì sử dụng để chả cá đạt cấu trúc tối
ưu là: 10%
Tỷ lệ gia vị bổ sung vào đường- muối: 3% -
1,5%.
Hấp trong thời gian 20 phút để chả cá đạt cấu
trúc tối ưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Thị Thanh Quế, Giáo trình công nghệ chế biến thủy sản, Đại Học Cần Thơ, 2005.
Lê Việt Mẫn, Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm, 2011.
Trần Thị Thu Hà, Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực tập 1, 2007.
Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam. Chế biến Surimi và các sản phẩm thủy sản gốc surimi. NXB Nông nghiệp,
1999.
Trần Thị Luyến, Các phản ứng cơ bản và biến đổi của thực phẩm trong quá trình công nghệ,
2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_quy_trinh_san_xuat_cha_ca_ro_phi.pdf