Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các thông số công nghệ lên hiệu suất thu hồi của quá trình
trích ly protein từ bèo tấm Lemna Minor với sự hỗ trợ của sóng siêu âm đã được tiến hành. Các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình thu nhận protein bèo tấm đã được khảo sát bao gồm tỉ lệ nguyên liệu dung
môi, công suất, nhiệt độ và thời gian. Qua nghiên cứu, các điều kiện thích hợp cho quá trình trích ly ở
môi trường pH trung tính (pH =7,0) là tỉ lệ nguyên liệu: dung môi là 1:25, công suất 300W/g, nhiệt độ
55C và thời gian 15 phút. Tại các thông số này, hiệu quả khai thác protein là 40,418%, tăng 19,12%
so với mẫu đối chứng và độ tinh sạch là 56,38% tăng 20,88% so với mẫu đối chứng.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu quá trình trích ly protein từ bèo tấm Lemna Minor với sự hổ trợ của siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PROTEIN TỪ BÈO TẤM
LEMNA MINOR VỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA SIÊU ÂM
Lưu Thị Kim Hoa1*, Trương Quang Hiển1, Trần Chí Hải1
1 Khoa công nghệ thực phẩm, trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh, Vietnam
*Email: luuthikimhoa1996@gmail.com
Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các thông số công nghệ lên hiệu suất thu hồi của quá trình
trích ly protein từ bèo tấm Lemna Minor với sự hỗ trợ của sóng siêu âm đã được tiến hành. Các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình thu nhận protein bèo tấm đã được khảo sát bao gồm tỉ lệ nguyên liệu dung
môi, công suất, nhiệt độ và thời gian. Qua nghiên cứu, các điều kiện thích hợp cho quá trình trích ly ở
môi trường pH trung tính (pH =7,0) là tỉ lệ nguyên liệu: dung môi là 1:25, công suất 300W/g, nhiệt độ
55C và thời gian 15 phút. Tại các thông số này, hiệu quả khai thác protein là 40,418%, tăng 19,12%
so với mẫu đối chứng và độ tinh sạch là 56,38% tăng 20,88% so với mẫu đối chứng.
Từ khóa: Bèo tấm, siêu âm, trích ly protein.
1. GIỚI THIỆU
Phân họ Bèo tấm (Lemnoideae) có 37 loài thuộc 5 chi (Spirodela, Landoltia, Lemna, Wolffiella
và Wolffia) , là nhóm thực vật một lá mầm thủy sinh có phổ phân bố rất rộng cùng với tốc độ sinh
trưởng nhanh [1], có tiềm năng kinh tế cao và được quan tâm trong các nghiên cứu cơ bản. Tính theo
trọng lượng khô, kết quả về hàm lượng của các thành phần như protein trong bèo dao động trong
khoảng 20% đến 35%, chất béo từ 4% đến 7% và tinh bột từ 4% đến 10% trọng lượng khô. Đáng chú
ý là, tỷ lệ và thành phần của các acid amin trong bèo gần với các khuyến cáo của WHO (tổ chức y tế
thế giới] khuyến nghị, ví dụ 4,8% Lysine, 2,7% Methionine + Cysteins và 7,7% Phenylalanine +
Tyrosine [2]. Theo đó, W. hyalina và W. microscopica được khuyến cáo cho dinh dưỡng của con
người. Tuy nhiên, việc sử dụng bèo tấm làm đối tượng nghiên cứu tại Việt Nam còn chưa thu được
nhiều sự quan tâm. Đa phần các nghiên cứu tập trung vào những ứng dụng bèo tấm trong sản xuất
nông nghiệp. Ví dụ, khi sử dụng bèo tấm trong khẩu phần ăn của vịt thịt và vịt sinh sản thì mức tăng
trọng của vịt thịt, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng có phôi của vịt sinh sản đều tương đương với vịt được bổ sung
bột đậu nành và bột cá [3]. Nghiên cứu sinh học phân tử trên bèo tấm ở Việt Nam “Nghiên cứu tạo
giống bèo tấm mang gen kháng nguyên H5N1 phòng chống bệnh cúm ở gia cầm” của PGS.TS Lê Huy
Hàm (Viện Di truyền nông nghiệp) [4]. Tuy nhiên, đối tượng protein có trong bèo vẫn chưa được quan
tâm sử dụng.
Ứng dụng của sóng siêu (UAE) âm trong các nghiên cứu cho thấy sóng siêu âm có khả năng tăng
cường khai thác các thành phần từ vật liệu thực vật và động vật. Tổng quan này cho thấy công nghệ
UAE có khả năng tăng cường khai thác các thành phần như polyphenolics, anthocyanins, hợp chất
thơm, polysaccharides, dầu và các hợp chất chức năng khi được sử dụng như một bước tiền xử lý
trong một quy trình đơn vị. Năng suất cao hơn thu được ở UAE các quy trình là mối quan tâm chính từ
154
Lưu Thị Kim Hoa, Trương Quang Hiển, Trần Chí Hải
quan điểm công nghiệp, vì công nghệ là bước “thêm vào” cho quy trình hiện tại với sự thay đổi tối
thiểu, ứng dụng trong dung dịch nước, nơi dung môi hữu cơ có thể được thay thế bằng dung môi
thường được công nhận là dung môi an toàn (GRAS), giảm sử dụng dung môi và rút ngắn thời gian
khai thác [5]. Việc sử dụng siêu âm cho mục đích khai thác trong nguyên liệu chi phí cao là một sự
thay thế kinh tế cho các quá trình khai thác truyền thống, mà là một nhu cầu của ngành cho sự phát
triển bền vững.
Trong nghiên cứu này, các thông số ảnh hưởng đến quá trình trích ly protein với sự hỗ trợ của
siêu âm như tỉ lệ nguyên liệu dung môi, thời gian siêu âm, công suất siêu âm, nhiệt độ đầu vào được
tiến hành trên đối tượng bèo tấm nhằm tận dụng nguồn protein giá thành thấp, nâng cao giá trị sử dụng
đồng thời là bước đầu là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn để phát triển các sản phẩm từ bèo tấm.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nguyên liệu được chọn nghiên cứu là bèo tấm tại đầm rau nhút ở xã Tân Hòa Thành, huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang, sau đó được rửa sạch, phơi khô tự nhiên, loại bỏ tạp chất và nghiền nhuyễn.
Bột bèo tấm được rây ở kích thước 0,3mm, thu nhận phần bèo qua rây để chuẩn bị cho các nghiên cứu
tiếp theo. Bột bèo tấm có hàm lượng protein dao động khoảng 6,8 - 45%; khoáng 12 – 26,7%;
carbohydrate 14,1- 43,6%; lipid 1,8 – 9,2% [6].
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiêm
Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành khảo sát các thông số như là tỷ lệ nguyên liệu dung môi,
công suất siêu âm, thời gian siêu âm, nhiệt độ đầu vào ảnh hưởng lên hiệu suất trích ly và độ tinh sạch.
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ nguyên liệu: dung môi
Nguyên liệu được cân vào các cốc 100ml với khối lượng như nhau là 1,00g, thêm dung môi
nước cất lần lượt với các tỷ lệ là 1: 15, 1:20, 1:25, 1:30, 1:40. Nhiệt độ đầu vào của mẫu để ở nhiệt độ
phòng (35C) trong vòng 15 phút. Sau đó tiến hành siêu âm ở công suất 300W/g trong 15 phút.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng thời gian siêu âm
Nguyên liệu được cân vào các cốc 100ml với khối lượng như nhau là 1,00g, thêm dung môi
nước cất theo kết quả ở thí nghiệm 1. Sau đó tiến hành siêu âm ở công suất 300W/g trong thời gian lần
lượt là 5, 10, 15, 20, 25 phút. Nhiệt độ đầu vào của mẫu để ở nhiệt độ phòng (35C) trong vòng 15
phút.
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của công suất siêu âm
Nguyên liệu được cân vào các cốc 100ml với khối lượng như nhau là 1,00g, thêm dung môi
nước cất theo kết quả khảo sát ở thí nghiệm 1 và mẫu đối chứng tương ứng không qua xử lý siêu âm.
Nhiệt độ đầu vào của mẫu để ở nhiệt độ phòng (35C) trong vòng 15 phút. Sau đó tiến hành siêu âm ở
155
Khảo sát ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm
công suất lần lượt là 150W/g; 187,5W/g; 225W/g; 262,5W/g; 300W/g; 337,5 W/g; 375W/g. Thời gian
siêu âm sử dụng kết quả ở thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào
Nguyên liệu được cân vào các cốc 100ml với khối lượng như nhau là 1,00g, thêm dung môi nước
cất theo kết quả khảo sát ở thí nghiệm 1. Nhiệt độ đầu vào của mẫu sẽ được thay đổi lần lượt từ 35, 45,
55, 65, 75C để ổn nhiệt trong vòng 15 phút .Sau đó tiến hành siêu âm ,công suất siêu âm sử dụng kết
quả của thí nghiệm 3. Thời gian siêu âm sử dụng kết quả ở thí nghiệm 2.
Sau khi siêu âm, mẫu được ly tâm 5500 vòng/phút trong 15 phút và được lọc thu phần dịch nổi.
Hàm lượng protein trong bèo tấm được xác định bằng phương pháp phá mẫu Kjeldahl kết hợp với
phương pháp đo quang bằng thuốc thử Nessler được cung cấp bởi Công ty Merck KGaA. Dịch trích
còn lại, xác định độ tinh sạch protein bèo tấm bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt
độ 105C.
Song song với mẫu có siêu âm, mẫu đối chứng được thực hiện ở điều kiện tương tự nhưng không
xử lí siêu âm. Sau đó cũng được ly tâm thu hồi dịch trích và đem phá mẫu tính toán hiệu suất thu hồi
và độ tinh sạch.
2.2.2. Các phương pháp phân tích
Hàm lượng protein được xác định thông qua hàm lượng Nitơ có trong mẫu. Hàm lượng Nitơ được
xác định bằng phương pháp Kjeldahl kết hợp với phương pháp đo quang bằng thuốc thử Nessler với
một số thay đổi trong cách tiến hành: Hút 0,5mL mẫu dịch trích vào bình cầu sau đó thêm lần lượt
5mL H2SO4, 1mL H2O2 và 2mL HClO4, phá mẫu cho đến khi dịch trong. Sau đó, tráng mẫu và trung
hòa bằng NaOH 6N đến nồng độ pH trung tính (pH = 7,0) vào bình định mức 100mL, định mức tới
vạch. Hút 5mL mẫu đã trung hòa, 2mL dung dịch KNaC4H4O6.4H2O 10% vào bình định mức 25mL,
định mức tới vạch. Thực hiện đo quang ở bước sóng 400 nm [7]. Hiệu suất trích ly được tính theo
công thức (1), trong đó: V: Thể tích dịch trích (mL); f: Độ pha loãng; C: Hàm lượng protein có trong
dịch trích (mg/mL); h: Hàm lượng protein trích ly được trong 1g mẫu (mg/g); ho: hàm lượng protein
trong mẫu bèo tấm đã được xác định là 242,3 (mg/g).
h =
C×V
m
× f ×
6,25
1000
(mg g)⁄ ; H =
h
ho
× 100 (%) (1)
Độ tinh sạch của protein được định nghĩa là phần trăm giữa hàm lượng protein so với hàm lượng
chất khô có trong dịch trích. Chất khô được xác định bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi
theo TCVN 8167 -2001 [8].
Chất khô trong dịch trích được tính theo công thức: 𝑁(%) =
𝑚1−𝑚0
𝑚2− 𝑚0
× 100
Trong đó: m0, m1, m2 lần lượt là khối lượng của đĩa và nắp chén sấy (g); khối lượng của đĩa, nắp,
và phần mẫu thử (g);khối lượng của đĩa, nắp và phần mẫu thử (g).
Độ tinh sạch được tính theo công thức : 𝑃 =
𝐶×100
𝑁 × 1000
× 100 (%)
2.2.3. Xử lí số liệu
156
Lưu Thị Kim Hoa, Trương Quang Hiển, Trần Chí Hải
Trong nghiên cứu này, mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp lại ba lần, kết quả được trình bày ở
dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Kết quả được tính toán bằng phần mềm Microft Office Excel
2010 và đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp
thống kê ANOVA (α = 5%).
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Ảnh hưởng tỷ lệ nguyên liệu: dung môi
Tỷ lệ nguyên liệu: dung môi có ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly protein. Khảo sát các tỷ lệ
nguyên liệu dung môi khác nhau cho thấy sự khác nhau của hiệu suất trong quá trình trích ly. Kết quả
này được mô tả ở hình 1.
Hình 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu : dung môi đến quá trình trích ly protein
Khi tiến hành quá trình trích ly có sự hỗ trợ của sóng siêu âm, hiệu suất trích ly protein cao hơn
so với mẫu đối chứng. Sự gia tăng hiệu suất trích ly bằng sóng siêu âm là do hiện tượng sủi bọt tạo nên
lực cắt xén cao làm tăng tốc độ truyền khối của chất chiết. Ngoài ra sự vỡ bọt cũng tạo nên sự khuấy
trộn mạnh giúp cho sự khuếch tán chất chiết từ bên trong tế bào thoát ra dễ dàng hơn [9]. Kết quả thí
nghiệm này cho thấy, hiệu suất trích ly tăng cao nhất ở tỷ lệ 1:25 với 34,09% (tăng 12,79% so với mẫu
đối chứng). Về nguyên tắc, nếu tăng dần lượng dung môi so với cùng một cơ chất thì hiệu quả trích ly
sẽ tăng lên do chênh lệch gradient nồng độ giữa cấu tử cần trích ly của nguyên liệu và dung môi tăng
lên. Tuy nhiên nếu tỷ lệ dung môi cao có thể làm pha loãng dịch trích ly dẫn đến hiệu quả trích ly
giảm [10]. Tương tự với hiệu suất trích ly protein thì độ tinh sạch ở mẫu xử lí siêu âm cũng tăng cao
nhất ở tỷ lệ 1:25 với 52,81% tăng 15,77% so với mẫu đối chứng và có xu hướng giảm khi tăng tỷ lệ
nguyên liệu dung môi. Điều này cho thấy, ở tỷ lệ 1:25 hiệu suất trích ly và độ tinh sạch đều ở nồng độ
cao nhất.
3.2. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm
0
10
20
30
40
50
60
1:15 1:20 1:25 1:30 1:35
(H
iệ
u
s
u
ấ
t
tr
íc
h
ly
%
)
Tỷ lệ nguyên liệu dung môi
Hiệu suất trích ly mẫu có
siêu âm
hiệu suất trích ly mẫu
không siêu âm
độ tinh sạch mãu có siêu âm
độ tinh sạch mẫu không
siêu âm
157
Khảo sát ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm
Thời gian siêu âm có ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly protein. Khảo sát các thời gian siêu âm
khác nhau cho thấy sự khác nhau của hiệu suất trong quá trình trích ly. Kết quả này được mô tả ở hình
2.
Hình 2. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm lên quá trình trích ly protein
Hiệu suất trích ly protein tăng sau khi xử lý siêu âm trong 5- 15 phút so với mẫu đối chứng là
6,34% -13,84%. Trên lý thuyết, thời gian siêu âm càng dài, các biến đổi của nguyên liệu càng sâu sắc.
Kéo dài thời gian xử lý siêu âm đồng nghĩa với việc gia tăng thời gian tác động của sóng siêu âm lên
nguyên liệu đem trích ly. Việc kéo dài thời gian làm gia tăng các tác động nén dãn lên các tế bào chất
chiết và làm cho sự biến đổi của nguyên liệu diễn ra mạnh mẽ hơn. Các tế bào có thể bị phá vỡ với tỷ
lệ cao hơn khi mà thời gian xử lý siêu âm kéo dài, do đó hiệu suất trích ly sẽ tăng [5]. Tuy nhiên, khi
tăng thời gian từ 20 – 25 phút thì hiệu suất trích ly có xu hướng giảm.Thời gian xử lý quá dài có thể
làm biến đổi thành phần các chất chiết, do đó mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của protein thu
được và làm giảm hàm lượng protein. Bên cạnh đó, việc xử lý siêu âm kéo dài sẽ làm tăng nhiệt độ
trong dung dịch, và điều kiện nhiệt độ cao có thể làm biến tính protein. Tương tự với hiệu suất trích ly
protein thì độ tinh sạch ở mẫu xử lí siêu âm cũng có quy luật tăng giảm tương ứng với thời gian từ 5 –
15 phút tăng 1,66 – 11,25% so với mẫu đối chứng không siêu âm và có xu hướng giảm khi tăng thời
gian siêu âm. Điều này cho thấy, quá trình trích ly đạt hiệu quả nhất thời gian 15 phút với hiệu suất
trích ly là 35,76% tăng 13,84% so với mẫu đối chứng không siêu âm và độ tinh sạch là 49,65% tăng
11,25% so với mẫu không siêu âm.
3.3. Ảnh hưởng của công suất siêu âm
Công suất siêu âm có ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly protein. Khảo sát các công suất siêu âm
khác nhau cho thấy sự khác nhau của hiệu suất trong quá trình trích ly. Kết quả này được mô tả ở hình
3. Khi tiến hành quá trình trích ly có sự hỗ trợ của sóng siêu âm, hiệu suất trích ly protein cao hơn so
với mẫu đối chứng. Hàm lượng protein thu được tăng lần lượt khi công suất siêu âm tăng từ 150 W/g;
225 W/g; 262,5 W/g và tăng cao nhất ở 300W/g với 35,60% tăng 14,42% so với mẫu đối chứng,
tương đương với hiệu suất trích ly độ tinh sạch cũng tăng cao nhất ở 300W/g với 45,89% tăng 17,73%
so với mẫu đối chứng. Khi tăng công suất siêu âm sẽ làm tăng mức năng lượng được truyền vào môi
trường và thúc đẩy quá trình trích ly, phá vỡ cấu trúc tế bào [11].
0
10
20
30
40
50
60
0
5
10
15
20
25
30
35
40
5p 10p 15p 20p 25p
(%
)
Thời gian xử lý mẫu có và không siêu âm
hiệu suất trích ly có siêu
âm
hiệu suất trích ly không
siêu âm
độ tich sạch mẫu có siêu
âm
độ tinh sạch không siêu
âm
158
Lưu Thị Kim Hoa, Trương Quang Hiển, Trần Chí Hải
Hình 3. Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến quá trình trích ly protein
Tuy nhiên, khi công suất đạt tối đa thì việc tăng công suất không có ý nghĩa trong việc gia tăng
hàm lượng sản phẩm mong muốn, thêm vào đó là sự gia tăng chi phí năng lượng. Mặt khác, việc gia
tăng công suất có thể làm tăng nhiệt độ trong quá trình trích ly và làm ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly
của sản phẩm, cũng như có thể làm giảm độ tinh sạch do năng lượng siêu âm quá cao làm tăng cao
nồng độ các chất hòa tan [12]. Khi công suất tăng đến 337,5 W/g ; 375W/g hiệu suất trích ly và độ
tinh sạch đã có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, quá trình trích ly đạt hiệu quả nhất ở công suất
300W/g.
3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào
Nhiệt độ đầu vào có ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly protein. Khảo sát các nhiệt độ đầu vào khác
nhau cho thấy sự khác nhau của hiệu suất trong quá trình trích ly. Kết quả này được mô tả ở hình 4.
Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ độ đầu vào đến quá trình trích ly protein
Khi tăng nhiệt độ từ 35 - 550C hiệu suất trích ly protein tăng từ 14,17% -19,12% so với mẫu đối
chứng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính chất hóa lý của môi trường truyền sóng, do đó ảnh hưởng đến quá
trình truyền năng lượng của sóng siêu âm vào môi trường [11], nhiệt độ tăng giúp phá vỡ các liên kết
giữa các tế bào và bên trong tế bào và làm cho quá trình khuếch tán các cấu tử vào dung môi dễ dàng
hơn [12]. Tuy nhiên, khi tăng nhiệt độ từ 55 - 750C hiệu suất trích ly protein giảm do khi nhiệt độ tăng
quá cao sẽ làm áp suất hơi trong dung dịch gia tăng, làm cản trở sự hình thành và phá vỡ của các bọt
khí do đó mà hiệu quả tác động của siêu âm sẽ giảm. Mặt khác khi nhiệt đô tăng cao một phần protein
nhạy cảm với nhiệt bị biến tính. Tương tự với hiệu suất trích ly protein, độ tinh sạch ở mẫu xử lí siêu
0
10
20
30
40
50
150 W/g 187,5 W/g 225 W/g 262,5 W/g 300 W/g 337,5 W/g 375 W/g 0 W/g
(%
)
Công suất siêu âm (W/g)
hiệu suất trích ly độ tinh sạch
0
10
20
30
40
50
60
35°C 45°C 55°C 65°C 75°C
(%
)
Nhiệt độ siêu âm (C)
hiệu suất trích ly có siêu
âm
hiệu suất trích ly không
siêu âm
độ tinh sạch có siêu âm
độ tinh sạch không siêu
âm
159
Khảo sát ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình trích ly protein từ bèo tấm
âm cũng tăng khi tăng nhiệt độ và cao nhất ở 550C với 56,38% tăng 20,88% so với mẫu không siêu
âm và có xu hướng giảm khi tăng nhiệt độ từ từ 55 - 750C . Từ kết quả trên cho thấy, nhiệt độ tối ưu
cho quá trình xử lý siêu âm trong thí nghiệm này là 550C với hiệu suất trích ly protein đạt được là
40,42%, kết quả này tăng 19,12% so với mẫu đối chứng không được xử lý siêu âm.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng sóng siêu âm để hỗ trợ quá trình trích ly protein từ
bèo tấm đem lại hiệu quả cao hơn so với khi không sử dung siêu âm trong cùng điều kiện. Việc tăng tỉ
lệ nguyên liệu : dung môi , nhiệt độ đầu vào, công suất siêu âm và kéo dài thời gian siêu âm sẽ giúp
cho hiệu suất trích ly protein tăng cao đến giá trị cực đại, sau đó việc tiếp tục gia tăng các yếu tố trên
sẽ khiến hiệu suất trích ly và độ tinh sạch giảm. Hiệu suất trích ly và độ tinh sach của protein đạt giá
trị cực đại lần lượt là 40.42% và 56,38% (tăng gấp 2 lần so với mẫu không xử lí siêu âm) trong điều
kiện xử lí ở tỷ lệ nguyên liệu dung môi 1: 25 , công suất siêu âm 300W/g, nhiệt độ đầu vào là 55C và
thời gian siêu âm kéo dài trong 15 phút.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao H.X et al, "Chromatin organisation in duckweed interphase nucleic in relation to the nuclear
DNA content," Plant Biol (Stuttg), vol. 17, pp. 120-124, 2015.
[2] Kclaus-J.Appenroth et al, "Nutritional value of duckweeds ( Lemnaceae) as human food," 2017,
pp. 266-273.
[3] Bùi X.M, "Đánh giá các kết quả nghiên cứu chăn nuôi kết hợp và sử dụng rau bèo làm thức ăn
thay thế để sản xuất vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long," Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, vol. 11, pp. 228-236, 2009.
[4] Trần T.D, "Nghiên cứu phân lập các yếu tố điều khiển biểu hiện gen ubiquitin từ hai loài bèo tấm
Lemna aequinoctialis DB1 và Spirodela polyrhiza DB2," Luận văn thạc sỹ, 2009.
[5] M. Vinatoru, "An overview of the ultrasonically assisted extraction ofbioactive principles from
herbs," Ultrasonics Sonochemistry, vol. 8, pp. 303-313, 2011.
[6] Stiftung Rübel, "Biosystematic Investigations in the family of duckweeds (Lemnaceae)," in The
family of lemnaceae – A monographic study., 1987.
[7] TCVN 9937 : 2013 Tinh bột và sản phẩm tinh bột – xác định hàm lượng nitơ bằng phương pháp
Kjeldahl – phương pháp quang phổ.
[8] TCVN 1867:2001 Giấy v à các tông - xác định độ ẩm – phương pháp sấy khô.
[9] X.-h. L. Jian-bing Ji et al, "Improvement of leaching process of Geniposide with ultrasound," vol.
13, pp. 455-462, 2005.
[10] Nguyễn Thị Liên, "Khảo sát thu nhận protein từ rong đuôi cho trên nhánh sông Sài Gòn," pp. 64-
66, 2016.
[11] M. T. J. a. L. J.P., "Applied Sonochemistry: Uses of Power Ultrasound in Chemistry and
Processing," Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, pp. 44-45, 2002.
[12] C. L. a. J.-L. C.-M. Hugo Miguel Santos, "The Power of Ultrasound,Ultrasound in Chemistry:
Analytical Applications," Edited by Jose-Luis Capelo-Martinez,Wiley-VCH Verlag GmbH & Co.
KGaA, 2009.
160
Lưu Thị Kim Hoa, Trương Quang Hiển, Trần Chí Hải
ABSTRACT
RESEARCH ON THE EXTRACTION PROCESS OF PROTEIN FROM LEMNA MINOR
DUCKWEED WITH SUPPORT OF THE ULTRASOUND WAVES
Lưu Thị Kim Hoa1*, Trương Quang Hiển1, Trần Chí Hải1
1 Faculty of Food Technology, Ho Chi Minh city University of Food Industry
*Email: luuthikimhoa1996@gmail.com
In this study, the effects of technological parameters in the extraction of protein from Lemna
minor duckweed with support of the ultrasound waves is designed to provide optimum parameters for
protein extraction with the aid of ultrasound. The effects of some technological parameters such as
solvent content, capacity, temperature, and time. In our study, the optimum conditions for extraction at
pH 7,0 with were the material ratio: solvent 1:25, power 300W/g, temperature 55C and time 15
min. At these parameters, the protein extraction efficiency was 40,42%, an increase of 19,12%
compared to control sample and purity was 56,38%, an increase of 20,88% compared to control
samples.
Keywords : duckweed, ultrasound, protein extraction.
161
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_qua_trinh_trich_ly_protein_tu_beo_tam_lemna_minor.pdf