Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng Cyclosporine A (CsA) nhỏ sau phẫu thuật
mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân.
Phương pháp: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 108 bệnh nhân ở mỗi nhóm kinh điển và CsA với độ tuổi trung bình
43,01 ± 5,14 và 43,82 ± 5,07 tuổi. Tỷ lệ tái phát ở nhóm kinh điển là 25,00% và CsA là 12,04%, với thời gian tái
phát trung bình lần lượt 16 ± 4,90 tuần và 9,26 ± 5,07 tuần. Sử dụng CsA sau mổ cho mức độ kích thích sau mổ
thấp hơn là không nhỏ. Triệu chứng bỏng rát sau nhỏ thuốc được ghi nhận với tỷ lệ 13,89%, kế đến là nhìn mờ,
cộm xốn.
Kết luận: Sử dụng CsA nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt giúp giảm tỷ lệ tái phát, kéo dài thời gian tái phát và
giảm cảm giác kích thích sau mổ so với không sử dụng.
Từ khoá: mộng thịt, tái phát, CsA, Cyclosporine A
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng cyclosporine a nhỏ sau phẫu thuật cắt mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 57
NGHIÊN CỨU PHÒNG NGỪA MỘNG THỊT TÁI PHÁT
BẰNG CYCLOSPORINE A NHỎ SAU PHẪU THUẬT CẮT MỘNG THỊT
GHÉP KẾT MẠC RỜI TỰ THÂN
Võ Thị Hoàng Lan*, Dương Trân Cát Tường**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng Cyclosporine A (CsA) nhỏ sau phẫu thuật
mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân.
Phương pháp: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 108 bệnh nhân ở mỗi nhóm kinh điển và CsA với độ tuổi trung bình
43,01 ± 5,14 và 43,82 ± 5,07 tuổi. Tỷ lệ tái phát ở nhóm kinh điển là 25,00% và CsA là 12,04%, với thời gian tái
phát trung bình lần lượt 16 ± 4,90 tuần và 9,26 ± 5,07 tuần. Sử dụng CsA sau mổ cho mức độ kích thích sau mổ
thấp hơn là không nhỏ. Triệu chứng bỏng rát sau nhỏ thuốc được ghi nhận với tỷ lệ 13,89%, kế đến là nhìn mờ,
cộm xốn.
Kết luận: Sử dụng CsA nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt giúp giảm tỷ lệ tái phát, kéo dài thời gian tái phát và
giảm cảm giác kích thích sau mổ so với không sử dụng.
Từ khoá: mộng thịt, tái phát, CsA, Cyclosporine A
ABSTRACT
THE EFFECT OF TOPICAL CYCLOSPORINE A ON RECURRENCE FOLLOWING CONJUNCTIVAL
AUTOGRAFT PTERYGIUM SURGERY
Vo Thi Hoang Lan, Duong Tran Cat Tuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 57 - 63
Purpose: Evaluating the effect of topical CsA on recurrence following conjunctiva auto graft pterygium
surgery.
Methods: Perspective case-control clinical trial.
Result: There were 108 patients in each group of classic and CsA with mean age 43.01 ± 5.14 and 43.82 ±
5.07, respectively. Recurrence occurred in 25.00% of the classic group and 12.04% of the CsA group, with the
mean time of recurrence as 16 ± 4.90 weeks and 9.26 ± 5.07 weeks, respectively. Post-op topical CsA decreased the
irrigation more than non-CsA group. Burning sensation after drug applying was observed in 13.89% patients,
then blur vision and foreign body sensation.
Conclusion: Topical CsA after pterygium surgery helps preventing recurrence, lengthens recurrence time
and decreases post-op irritation.
Keywords: pterygium, recurrence, CsA, Cyclosporine A.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mộng thịt là một tình trạng tăng sinh lành
tính trên bề mặt nhãn cầu, đặc trưng bởi sự tái
cấu trúc, tăng sinh tế bào và mạch máu, đi kèm
với phản ứng viêm tại chỗ. Tại Việt Nam, theo
thống kê của Viện Mắt Trung ương, tỷ lệ người
mắc mộng thịt trên cả nước chiếm 5,24% dân
số(3). Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này
* Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Dương Trân Cát Tường ĐT: 0908888417 Email: duongtrancattuong@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 58
là 6% (năm 1987) và 4,96% (năm 1996)(3).
Trong các thập kỷ gần đây, vấn đề điều trị
mộng thịt ngày càng được quan tâm nhiều
hơn, nhằm đáp ứng cả về mặt chức năng lẫn
thẩm mỹ. Phương pháp điều trị đã xuất hiện
nhiều bước tiến đáng kể, cả về phương diện
nội khoa lẫn ngoại khoa. Tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại một tỷ lệ tái phát tương đối sau phẫu
thuật mộng thịt(6). Một điểm đặc biệt ghi nhận
là tỷ lệ tái phát cao đáng kể ở những bệnh
nhân có mộng thịt thân dày tiến triển và ở
bệnh nhân dưới 40 tuổi(8). Sự tái phát sau mổ
này vẫn tiếp tục là một thách thức đối với bác
sĩ nhãn khoa. Vì những lý do trên, những
phương pháp khác nhau nhằm làm giảm tỷ lệ
tái phát vẫn không ngừng được tìm kiếm và
thử nghiệm. Hiện nay, phương pháp ưa
chuộng là phối hợp phẫu thuật với điều trị nội
khoa sau mổ.
Các nghiên cứu đã cho thấy CsA có khả
năng chống tế bào T trợ giúp một cách chọn
lọc và ngăn ngừa sự tổng hợp và tiết các
interleukin. CsA cũng được chứng minh hiệu
quả chống các yếu tố tăng sinh mạch máu gây
ra bởi VEGF(1). Dựa trên những hiệu quả này,
CsA được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong việc
điều trị ngăn ngừa tái phát mộng thịt sau phẫu
thuật thông qua cơ chế kháng viêm và ức chế
miễn dịch(1).
Nhận thấy tính cập nhật và thiết thực của
vấn đề, chúng tôi tiến hành công trình nghiên
cứu này nhằm đánh giá hiệu quả phòng ngừa
mộng thịt tái phát bằng CsA nhỏ tại chỗ sau
phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm
chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân (bệnh nhân) được chẩn
đoán mộng thịt đe dọa tái phát đến khám và
điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương trong thời
gian từ 15/04/2012 đến 31/08/2012.
Phương pháp phân lô và chọn mẫu ngẫu
nhiên
Mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm:
- Nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): sau mổ
được chỉ định dùng:
Kháng sinh nhỏ Tobramycin 0,3% 4
lần/ngày, mỗi lần 01 giọt.
Prednisolone acetate 1% 4 lần/ngày, mỗi lần
01 giọt trong vòng 1 tuần sau mổ.
CsA 0,05% nhỏ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1
giọt, trong vòng 3 tháng sau mổ.
- Nhóm 2 (nhóm chứng): chỉ dùng:
Kháng sinh nhỏ Tobramycin 0,3% 4
lần/ngày, mỗi lần 01 giọt.
Prednisolone acetate 1% 4 lần/ngày, mỗi lần
01 giọt trong vòng 1 tuần sau mổ.
Tất cả các số liệu thu thập được trên các
bệnh nhân sẽ được nhập và phân tích bằng
chương trình Stata 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong thời gian 6 tháng nghiên cứu, chúng
tôi ghi nhận được 108 bệnh nhân ở mỗi nhóm,
là những bệnh nhân tái khám đầy đủ và tuân
thủ điều trị.
Tuổi trung bình ở nhóm kinh điển và
nhóm CsA lần lượt là 43,01 ± 5,14 và 43,82 ±
5,07. Tỷ lệ nữ hơi cao hơn ở cả hai nhóm. Đa
số bệnh nhân đều làm việc ngoài trời (85,19%
và 87,04%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tuổi, giới và môi trường làm việc
giữa hai nhóm (p > 0,05).
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng thời điểm bắt đầu.
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Thị lực (logMAR)
a
0,05 ± 0,08 0,06 ± 0,10 0,76
Nhãn áp (mmHg)
b
17,38 ± 1,03 17,48 ± 0,97 0,46
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 59
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Mức độ xâm lấn giác mạc(mm)
c
2,83 ± 0,44 2,83 ± 0,53 0,94
Test Schirmer (giây)
d
11,48 ± 1,46 11,20 ± 1,08 0,11
TBUT (giây)
e
9,04 ± 0,75 8,89 ± 1,04 0,23
a,b,c,d,e Kiểm định t-test.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
thị lực, nhãn áp, mức độ xâm lấn giác mạc cũng
như các kết quả test Schirmer và thời gian vỡ
phim nước mắt giữa hai nhóm (p > 0,05).
Hiệu quả phòng ngừa tái phát của CsA
nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt ghép kết
mạc rời tự thân
Sau 6 tháng nghiên cứu, bệnh nhân được
đánh giá tỷ lệ tái phát chung cuộc theo từng
nhóm. Thời gian tái phát trung bình được ghi
nhận theo đơn vị tuần, với tiêu chuẩn chẩn
đoán tái phát là khi có tình trạng tăng sinh mô
sợi mạch qua rìa giác – củng mạc 1 mm.
Bảng 2. Tỷ lệ tái phát và thời gian tái phát trung bình
từng nhóm.
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Tỷ lệ tái phát
a
12,04% 25,00% 0,01
Thời gian tái phát
trung bình (tuần)
b
16 ± 4,90 9,26 ± 5,07 < 0,01
aKiểm định chi bình phương bKiểm định t-test
Kết quả này cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỉ lệ tái phát giữa 2 nhóm
(p<0,05). Tỉ số nguy cơ tính được là 0,48 với
khoảng tin cậy 95% là 0,38 đến 0,64.
Biểu đồ 1. Biểu đồ Kaplan-Meier biểu thị tỷ lệ thành
công theo thời gian của từng nhóm với p = 0,001.
Điều này có nghĩa nếu bệnh nhân mổ
mộng kinh điển kết hợp sử sụng CsA sau mổ
có nguy cơ tái phát sau mổ chỉ bằng 0,48 so với
nguy cơ tái phát sau mổ ở bệnh nhân không
được sử dụng CsA.
Về thời gian tái phát trung bình, nhóm
CsA có thời gian tái phát trung bình 16 ± 4,90
tuần, dài hơn có ý nghĩa (p < 0,01) so với nhóm
kinh điển là 9,26 ± 3,81 tuần.
Hiệu quả giảm đau
Bệnh nhân được đánh giá mức độ kích
thích tại các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng,
2 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau mổ. Việc đánh
giá dựa vào các triệu chứng cộm, xốn, đỏ, chảy
nước mắt, đau nhức với thang điểm tổng cộng
từ 0 đến 12, sau đó chia thành 3 mức độ nhẹ,
trung bình và nặng. Những bệnh nhân tái
phát không được tính vào.
Với cách phân loại này, nhóm CsA vẫn
chứng minh được hiệu quả vượt trội có ý
nghĩa thống kê trong việc làm giảm mức độ
kích thích sau mổ so với nhóm kinh điển tại
các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng,
3 tháng sau mổ (p < 0,01). Tại thời điểm 6
tháng, sự khác biệt này không còn ý nghĩa do
toàn bộ bệnh nhân không còn kích thích hoặc
chỉ kích thích nhẹ.
Cải thiện phim nước mắt
Ở cả hai nhóm, bệnh nhân đều có cải thiện
đáng kể kết quả test Schirmer I và thời gian vỡ
phim nước mắt sau 6 tháng tham gia nghiên
cứu (p < 0,01). Sự cải thiện ở cả hai chỉ số này
cho thấy có cải thiện cả về chất lượng lẫn số
lượng nước mắt. Khi so sánh giữa hai nhóm ở
thời điểm 6 tháng, nhóm CsA có kết quả test
Schirmer và test BUT tốt hơn so với nhóm
kinh điển.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 60
Bảng 5. Sự khác biệt về mức độ cải thiện phim nước
mắt giữa hai nhóm.
Nhóm 1 Nhóm 2 P
Test Schirmer (giây)
a
15,57 ± 0,97 15,02 ± 0,77 0,01
TBUT (giây)
b
12,11 ± 0,31 11,94 ± 0,62 0,02
a,b Kiểm định t-test.
Biến chứng của CsA nhỏ tại chỗ sau phẫu
thuật mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân
Ở nhóm Cyclosporine A, tình trạng nang kết
mạc xuất hiện với tỷ lệ cao nhất, chiếm 0,09%.
Triệu chứng này ít hơn ở nhóm kinh điển, tuy
nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Ở nhóm kinh điển, biến chứng
chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng nhãn áp, chiếm
27,78%, kế đến là u hạt viêm, chiếm 22,22% và
hoại tử mảnh ghép kết mạc (21,30%). Ba biến
chứng này không xuất hiện ở nhóm CsA hoặc
xuất hiện với tỷ lệ rất thấp (hoại tử mảnh ghép
kết mạc – 0,01%), và sự khác biệt này có ý nghĩa
về mặt thống kê (p < 0,01).
Tác dụng phụ của CsA
Triệu chứng bỏng rát sau nhỏ thuốc được ghi
nhận với tỷ lệ cao nhất, chiếm 13,89%, kế đến là
các triệu chứng nhìn mờ, cộm xốn. Sung huyết
kết mạc và đau sau khi nhỏ thuốc chiếm tỷ lệ
thấp nhất với 1 trường hợp, tương đương 0,01%.
Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng
xuất hiện và sau đó giảm dần, không có bệnh
nhân nào phải ngưng dùng thuốc vì các tác dụng
phụ này.
BÀN LUẬN
Các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trước
mổ giữa hai nhóm đều không có khác biệt, giúp
quá trình phân tích sau này không bị gây nhiễu
do hai nhóm mẫu tương đối tương đồng.
Sự chênh lệch về tỷ lệ tái phát giữa các tác
giả bắt nguồn từ sự khác biệt về dân số chọn
mẫu cũng như phương pháp phẫu thuật. Mặt
khác, nghiên cứu của chúng tôi cũng được thiết
kế tập trung vào nhóm dân số có nguy cơ tái
phát mộng thịt cao hơn, bao gồm những bệnh
nhân không quá 50 tuổi, mộng thân dày. Do đó,
tỷ lệ tái phát sẽ cao hơn nhóm dân số thông
thường ở cả hai nhóm.
Bảng 3. Phân tích định lượng (kích thích trung bình) và định tính (phân hạng kích thích) ở từng nhóm.
Nhóm 1 Nhóm 2 P
1 ngày
a
Kích thích trung bình 9,51 ± 1,89 11,49 ± 1,10
< 0,01
- Nhẹ 0 0
- Trung bình 37 10
- Nặng 71 98
1 tuần
b
Kích thích trung bình 4,70 ± 1,65 9,12 ± 2,05
< 0,01
- Nhẹ 49 4
- Trung bình 59 53
- Nặng 0 51
1 tháng
c
Kích thích trung bình 0,90 ± 1,05 5,70 ± 2,01
< 0,01
- Nhẹ 106 24
- Trung bình 2 75
- Nặng 0 9
2 tháng
d
Kích thích trung bình 0,33 ± 0,68 4,13 ± 2,21
< 0,01
- Nhẹ 107 71
- Trung bình 1 35
- Nặng 0 0
3 tháng
e
Kích thích trung bình 0,12 ± 0,49 1,94 ± 1,65
< 0,01
- Nhẹ 107 85
- Trung bình 0 9
- Nặng 0 0
6 tháng
f
Kích thích trung bình 0,11 ± 0,32 0,37 ± 0,49
- Nhẹ 97 81
- Trung bình 0 0
- Nặng 0 0
a,b,c,d,e,f Kiểm định chi bình phương.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 61
Bảng 4. Tình trạng phim nước mắt tại thời điểm đầu và khi kết thúc nghiên cứu.
Test Schirmer I (giây)
a
(số lượng) TBUT (giây)
b
(chất lượng)
Trước mổ 6 tháng p Trước mổ 6 tháng p
Nhóm 1 (n = 95) 11,53 ± 1,5 15,57 ± 0,98 < 0,01 9,00 ± 0,70 12,11 ± 0,31 < 0,01
Nhóm 2 (n = 81) 11,02 ± 1,12 15,02 ± 0,77 < 0,01 8,84 ± 0,98 11,94 ± 0,62 < 0,01
a,b Kiểm định t-test bắt cặp.
Phương pháp sử dụng CsA nhỏ cũng khác
nhau giữa các tác giả. Tác giả Aydin trong một
nghiên cứu tại Pháp năm 2008 đã sử dụng
CsA 0,05% nhỏ tại chỗ mỗi ngày 2 lần trong
liên tục 3 tháng sau phẫu thuật mộng thịt ghép
kết mạc rời tự thân(1). Tác giả Turan Vural với
phương pháp để trần củng mạc, chỉ định nhỏ
mỗi ngày CsA 0,05% 4 lần liên tục trong 6
tháng sau mổ(12).Tác giả Ozulken dùng kỹ
thuật ghép kết mạc xoay kết hợp với CsA nhỏ
6 tháng liên tục sau phẫu thuật trên 26 mắt(9).
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng CsA 0,05%
nhỏ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 giọt, trong vòng
3 tháng sau mổ.
Bảng 6. Đối chiếu hiệu quả ngăn ngừa tái phát của CsA qua các nghiên cứu.
Tác giả
Phương pháp
phẫu thuật
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
Thời gian
Mẫu Tỷ lệ tái phát Mẫu Tỷ lệ tái phát
Turan-Vural
(12)
Để kết mạc trần 18 22,2% 18 44,4% 1 năm
Ozulken K.
(9)
Xoay kết mạc 26 7,7% 30 20,0% 11 tháng
Ibanez
(9)
Ghép kết mạc + MMC 40 7,5% 40 17,5% 1 năm
A. Aydin
(2)
Ghép kết mạc rời 30 3,4% 30 17,9% 1 năm
Yalcin Tok O
(15)
Không rõ 31 12,9% 31 45,2% 1 năm
Wu H
(14)
Để kết mạc trần + CsA / Thiopeta 25 5% 25 10% 10 tháng
D.T. Cát Tường Ghép kết mạc rời 108 12,04% 108 25,00% 6 tháng
Tuy có nhiều khác biệt, các tác giả đều
thống nhất CsA nhỏ tại chỗ sau mổ giúp giảm
tỷ lệ tái phát mộng thịt một cách có ý nghĩa so
với phương pháp điều trị kinh điển.
Nhóm CsA có thời gian tái phát trung bình
16 ± 4,90 tuần, dài hơn hẳn so với nhóm kinh
điển là 9,26 ± 3,81 tuần. Ở giai đoạn 4 tuần
đầu, tỷ lệ thành công ở cả hai nhóm là như
nhau, càng về sau, tỷ lệ thành công ở cả hai
nhóm đều giảm, với nhóm kinh điển nhanh và
nhiều hơn.
Tại các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng sau mổ cho thấy có sự khác biệt
giữa nhóm CsA và nhóm kinh điển về mức độ
kích thích (p <0,01). Khi đánh giá theo mức độ
nhẹ, trung bình và nặng, nhóm CsA vẫn
chứng minh được hiệu quả vượt trội có ý
nghĩa thống kê trong việc làm giảm mức độ
kích thích sau mổ so với nhóm kinh điển tại
các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng,
3 tháng sau mổ (p <0,01). Tại thời điểm 6
tháng, sự khác biệt này không còn ý nghĩa do
toàn bộ bệnh nhân không còn kích thích hoặc
chỉ kích thích nhẹ.
Tác dụng điều hoà miễn dịch chủ yếu của
CsA là ức chế sự tăng sinh tế bào lympho T trợ
giúp thông qua quá trình ức chế tổng hợp IL-
2, nên chủ yếu tác dụng lên quần thể Th1.
Không giống corticoid có tác dụng ức chế cả
hai phản ứng quá mẫn loại I và loại IV, CsA
không có tác dụng trên phản ứng loại I mà chỉ
có tác dụng trên phản ứng loại IV. CsA có tác
dụng ức chế các cytokine do tế bào lympho
Th2 tiết ra, do đó, có tác dụng giảm sản xuất
IgE tại chỗ, cản trở sự phóng hạt của bạch cầu
ái kiềm, ức chế hiện tượng viêm qua trung
gian tế bào mast, giảm kêu gọi và hoạt hoá
bạch cầu ái toan, giảm phóng thích các protein
gây độc từ bạch cầu ái toan, giúp làm giảm
tình trạng viêm sau mổ tại kết mạc, rìa và giác
mạc. Vì thế, làm giảm cộm xốn, sợ ánh sáng và
chảy nước mắt.
Ở cả hai nhóm CsA và nhóm kinh điển,
bệnh nhân đều có cải thiện đáng kể về chất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 62
lượng phim nước mắt, thể hiện qua sự thay
đổi thời gian vỡ phim nước mắt. Sự cải thiện
này phần lớn nhờ vào phẫu thuật mộng thịt,
phù hợp với kết luận của tác giả Turkyilmaz
rằng phẫu thuật mộng thịt giúp cải thiện nồng
độ thẩm thấu của phim nước mắt và chức
năng phim nước mắt. Hơn nữa, phẫu thuật
mộng thịt giúp cải thiện tình trạng khô mắt ở
những bệnh nhân khô mắt liên quan đến
mộng thịt do thay đổi bề mặt nhãn cầu(.
Nghiên cứu cho thấy CsA nồng độ 0,05% và
0,1% giúp cả thiện các triệu chứng lâm sàng của
khô mắt và các chỉ số trên nhuộm
fluorescein(10).CsA 0,05% có kết quả tốt nhất về
triệu chứng nhìn mờ cũng như giúp giảm được
số lần dùng nước mắt nhân tạo.
So với nhóm kinh điển, việc sử dụng CsA
nhỏ tại chỗ sau phẫu thuật thay thế corticoid
không làm tăng tỷ lệ biến chứng sau mổ, mà
ngược lại, còn tránh được những biến chứng của
corticoid như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể.
Trên thực tế, nhóm corticoid của chúng tôi xuất
hiện biến chứng tăng nhãn áp với tỷ lệ khá cao,
chiếm 27,78%, trong khi nhóm CsA không gặp
phải biến chứng này.
Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt CsA 0,05% ở
người, không phát hiện được thuốc trong huyết
tương. Do đó không gây tác dụng phụ toàn thân.
Như vậy, so với corticoid nhỏ tại chỗ, thuốc nhỏ
mắt CsA an toàn hơn do tác dụng chủ yếu trên
bề mặt nhãn cầu, không thấm vào nội nhãn nên
không gây các tác dụng phụ như tăng nhãn áp,
đục thuỷ tinh thể. Vì thế, có thể sử dụng lâu dài
cho bệnh nhân.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là cảm giác
bỏng rát, ngoài ra không phát hiện thấy tác dụng
phụ nào nghiêm trọng được cho là có liên quan
đến việc nhỏ CsA(11). Một số tác giả ghi nhận các
phản ứng phụ tại mắt như bỏng rát, châm chích,
xuất tiết, cộm xốn, sung huyết kết mạc, nhìn mờ,
đau(5).... Phản ứng toàn thân sau khi nhỏ CsA
dạng pha trong dầu hải ly là cực nhỏ qua nghiên
cứu ở người, thỏ, và chó(4,5,11).
KẾT LUẬN
Sử dụng CsA dạng nhỏ sau mổ góp phần
ngăn ngừa tái phát và kéo dài thời gian tái
phát trung bình so với nhóm không nhỏ CsA.
Đồng thời, mức độ kích thích sau mổ cũng
thấp hơn. Các tác dụng phụ của thuốc không
đáng kể và không ảnh hưởng đến hành vi
dùng thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alpay A, Ugurbas SH, Erdogan B (2009). Comparing
techniques for pterygium surgery. Clin Ophthalmol, 3: 69 - 74.
2. Aydin A, Karadayi K, Aykan U, Can G, Colakoglu K, Bilge
AH (2008). Effectiveness of topical ciclosporin A treatment
after excision of primary pterygium and limbal conjunctival
autograft. J Fr Ophtalmol, 31(7): 699 - 704.
3. Cù Nhẫn Nại, Hoàng Thị Lũy, Hà Huy Tài. (1996). Điều tra
dịch tễ học mù lòa và các bệnh mắt ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. de Smet MD, Nussenblatt RB (1993). Clinical use of cyclosporine
in ocular disease. Int Ophthalmol Clin, 33(4): 31 - 45.
5. Foulks GN (2006). Topical cyclosporine for treatment of ocular
surface disease. Int Ophthalmol Clin, 46(4): 105 - 122.
6. Han SB, Hyon JY, Hwang JM, Wee WR (2012). Efficacy and
safety of limbal-conjunctival autografting with limbal fixation
sutures after pterygium excision. Ophthalmologica, 227(4): 210 -
214.
7. Kheirkhah A, Hashemi H, Adelpour M, et al. (2011).
Randomized trial of pterygium surgery with mitomycin C
application using conjunctival autograft versus conjunctival-
limbal autograft. Ophthalmology, 119(2): 227 - 232.
8. Klintworth GK (1996). Degenerations, Depositions and
miscellaneous reactions of the ocular anterior segment. In
Garner A. & Klintworth GK (Eds.), Pathobiology of ocular disease
- a dynamic approach, 2 ed.: 743 - 752.
9. Ozulken K, Koc M, Ayar O, Hasiripi H (2011). Topical CsA
administration after pterygium surgery. Eur J Ophthalmol, 22
Suppl 7: 5 - 10.
10. Stevenson D, Tauber J, Reis BL (2000). Efficacy and safety of
cyclosporin A ophthalmic emulsion in the treatment of
moderate-to-severe dry eye disease: a dose-ranging,
randomized trial. The Cyclosporin A Phase 2 Study Group.
Ophthalmology, 107(5): 967 - 974.
11. Tang-Liu DD, Acheampong A (2005). Ocular
pharmacokinetics and safety of ciclosporin, a novel topical
treatment for dry eye. Clin Pharmacokinet, 44(3): 247 - 261.
12. Turan-Vural E, Torun-Acar B, Kivanc SA, Acar S (2011). The
effect of topical 0.05% cyclosporine on recurrence following
pterygium surgery. Clin Ophthalmol, 5: 881 - 885.
13. Turkyilmaz K, Oner V, Sevim MS, Kurt A, Sekeryapan B,
Durmus M (2013). Effect of pterygium surgery on tear
osmolarity. J Ophthalmol, 2013, 863498.
14. Wu H, Chen G (1999). CsA and thiotepa in prevention of
postoperative recurrence of pterygium. Yan Ke Xue Bao, 15(2),
91-92.
15. Yalcin Tok O, Burcu Nurozler A, Ergun G, et al. (2008).
Topical CsA in the prevention of pterygium recurrence.
Ophthalmologica, 222(6), 391-396.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mắt 63
16. Yu CM, Liang WL, Huang YY, Guan WW (2011). Comparison
of clinical efficacy of three surgical methods in the treatment of
pterygium. Yan Ke Xue Bao, 26(4), 193-196.
Ngày nhận bài báo:14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo:15/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57_1_124.pdf