Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xây dựng công thức, cải tiến quy trình sản xuất
bánh Khảo Khảo mặn và ngọt truyền thống làm từ nếp và mè. Sau khi tiến hành nghiên cứu thị
trường, xác định chủng loại sản phẩm mới là dạng snack nếp an toàn cho sức khỏe, đáp ứng thị
hiếu người tiêu dùng, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Từ kết quả nghiên cứu quy
trình công nghệ sản xuất, xác định được loại nếp sử dụng là nếp Ngỗng, đem đi ngâm với tỷ lệ
nếp nguyên liệu: nước là 1:3(w/v) trong 4h, xác định lượng nước nấu với tỷ lệ nếp nguyên liệu:
nước là 1:1,3 (w/v). Sau đó, nguyên liệu đem nấu, giã nhuyễn và phối trộn với 5% mè, 5% bột
đậu xanh. Khối phôi đem đi cán với độ dày 1mm; sấy 1 ở nhiệt độ 600C trong 2h, tạo hình (cắt), ủ
trong 4h. Tiếp theo nâng nhiệt độ lên 800C, cho phôi sau tạo hình vào sấy 2 trong 1h. Sau sấy 2
đem đi chiên với shortening ở 1800C trong 22s. Bán thành phẩm sau chiên được tẩm hỗn hợp gia
vị bánh mặn tỷ lệ 10% so với khối lượng bán thành phẩm, với công thức gồm phô mai: đường:
muối: bột ngọt: bột ớt là 2,5:1,5:0,5:0,4:0,2; bánh ngọt áo dịch tỷ lệ 20% với tỷ lệ đường: gừng
15 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển dòng bánh khảo khảo truyền thống đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muối, bột ngọt, bột ớt tiến hành
khảo sát hàm lượng đường và phô mai, sau đó chúng tôi thực hiên đánh giá cảm quan thị hiếu thu
được kết quả như sau:
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
254
Bảng 9: Kết quả đánh giá cảm quan thị hiếu công thức phối trộn
Mẫu Tỷ lệ phối trộn Tổng điểm cảm quan 60 người Điểm trung bình
A 0,5:2 257a 4.28
B 0,5:2,5 246 a 4.10
C 0,5:3 269 a 4.48
D 1:2 256 a 4.27
E 1:2,5 372 b 6.20
F 1:3 258 a 4.30
G 1,5:2 271 ab 4.52
H 1,5:2,5 270 ab 4.50
I 1,5:3 253 a 4.22
Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau kết quả khác nhau thì đó là sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê của 2 mẫu sản phẩm với P <0.05
Từ bảng kết quả trên cho thấy mẫu E có tỷ lệ đường : phô mai là 1:2,5 được yêu thích nhất. Do
trong phô mai có sẵn thành phần của muối và đường, nên khi tăng tỷ lệ phô mai lên, kết hợp với
các gia vị còn lại thì mẫu bánh khi ăn cảm giác bánh quá mặn, ít có vị đặc trưng của phô mai.
Ngược lại, khi giảm tỷ lệ phô mai xuống thì mẫu bánh khi ăn cảm giác bánh ít mặn, ít vị đặc
trưng của phô mai. Theo kết quả phân tích thống kê về sự yêu thích tỷ lệ áo gia vị mặn, các mẫu
A, B, C, D, F, G, H, I không có sự khác biệt so với mẫu E có tỷ lệ theo khối lượng đường : phô
mai là 1:2,5 (P <0.05).
Qua kết quả cảm quan chúng tôi nhận thấy mẫu có tỷ lệ áo đường: phô mai là 1:2,5 cho vị mặn
phù hợp nhất. Vì vậy chúng tôi chọn tỷ lệ theo khối lượng đường : phô mai là 1:2,5 cho các thí
nghiệm tiếp theo.
Kết quả thí nghiệm khảo sát công thức phối trộn cho bánh ngọt
Khi khảo sát tỷ lệ áo đường làm bánh Khảo Khảo ngọt chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 10: Kết quả cảm quan mức độ yêu thích của sản phẩm về tỷ lệ áo đường
Mẫu Tỷ lệ áo đường(%) Tổng điểm cảm quan Điểm trung bình
A 10 293 a 4.83
B 15 294 a 4.90
C 20 354 b 5.9
D 25 293 a 4.83
E 30 274 a 4.57
Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau kết quả khác nhau thì đó là sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê của 2 mẫu sản phẩm với P <0.05
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
255
Từ bảng kết quả trên cho thấy mẫu C có tỷ lệ áo dịch đường 20% là được yêu thích nhất. Khi
tăng tỷ lệ áo đường lên thì mẫu bánh khi ăn cảm giác bánh quá ngọt (25%,30%), lớp đường bám
trên bánh dày và không đều, còn khi giảm tỷ lệ áo đường xuống thì mẫu khi ăn cảm giác bánh
nhạt (10%,15%) và dịch áo bám không đều. Theo kết quả phân tích thống kê về sự yêu thích hàm
lượng đường áo, các mẫu A, B, D, E không có sự khác biệt so với mẫu C có hàm lượng đường
20% ( P = 0,0042). Qua kết quả cảm quan chúng tôi nhận thấy mẫu có tỷ lệ áo đường là 20% cho
vị ngọt phù hợp nhất. Vì vậy chúng tôi chọn hàm lượng 20% cho các thí nghiệm tiếp theo.
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm mới
Bảng 11: Bảng chỉ tiêu hóa lý bánh mặn
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Kết quả thử nghiệm
1 Hàm lượng lipid, g/100g FAO FNP 14/7 (p.212)- 1986 16
2 Hàm lượng protein, g/100g TCVN 8133-2:2011 7
3 Hàm lượng muối, g/100g TCVN 5932:1995 11
4 Chỉ số peroxid, mqe/kg TCVN 5777-2004 3,0
5 Chỉ số acid, mgKOH/g Tk.AOCS Cd 3d-63 (2009) 0,5
6 Độ ẩm, % TCVN 7530-2002 3,5
Kết quả chỉ tiêu hóa lý bánh Khảo Khảo ngọt
Bảng 12: Chỉ tiêu hóa lý bánh ngọt
STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Kết quả thử nghiệm
1 Hàm lượng lipid, g/100g FAO FNP 14/7 (p.212)- 1986 10
2 Hàm lượng protein, g/100g TCVN 8133-2:2011 5
3 Hàm lượng đường tổng, g/100g U.S. FDA 21 CFR 101.9 19
4 Chỉ số peroxid, mqe/kg TCVN 5777-2004 3,0
5 Chỉ số acid, mgKOH/g Tk.AOCS Cd 3d-63 (2009) 0,5
6 Độ ẩm, % TCVN 7530-2002 3,7
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
256
Kết quả đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng
Kết quả so sánh mức độ ưu thích của bánh Khảo Khảo mới so với bánh Khảo truyền thống
Bảng 13: Kết quả so sánh mức độ ưu thích bánh Khảo Khảo mới so với bánh Khảo Khảo truyền thống
Cảm quan
Điểm trung bình cảm quan cho Khảo
Khảo truyền thống (thang điểm 7)
Điểm trung bình cảm quan Khảo
Khảo mới (thang điểm 7)
Cấu trúc 4.3a 6.4b
Mùi vị 3.1a 6.3b
Hình dạng 3.9 a 6.1b
Sản phẩm 4.1a 6.5b
Trong cùng một dòng, các chữ cái theo sau kết quả khác nhau thì đó là sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê của 2 mẫu sản phẩm với P <0.05
Qua bảng trên ta nhận thấy: sự cải tiến về mặt cảm quan của sản phẩm mới đã đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng ở mức điểm 6.5/7 ngư�ng thích và rất thích.
Kết quả so sánh mức độ ưu thích của bánh Khảo Khảo mới so với 5 loại snack khác
trên thị trường
Bảng 14: Kết quả so sánh mức độ ưu thích của bánh Khảo Khảo mới
so với 5 loại Snack khác trên thị trường
Sản phẩm Điểm trung bình cảm quan cho Khảo Khảo truyền thống (thang điểm 7)
Khảo Khảo mới 6.4a
Snack 1 4.5bc
Snack 2 4.7c
Snack 3 5.8d
Snack 4 5.4ed
Snack 5 4.9c
Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau kết quả khác nhau thì đó là sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê của 2 mẫu sản phẩm với P <0.05
Điểm cảm quan cho mức độ chấp nhận của 100 người tiêu dùng thường xuyên sử dụng bánh
snack cho thấy: sản phẩm bánh Khảo Khảo cải tiến nhận được sự chấp nhận của thị hiếu người
tiêu dùng. Điều này đã được chứng thực qua số điểm 6.4/7 của người tiêu dùng dành cho sản
phẩm mới, đồng thời sản phẩm cũng đã được thử nghiệm trên thị trường thông qua các lễ hội
trưng bày sản phẩm: Gala chào mừng Tân sinh viên 2018, Chợ phiên khởi nghiệp tại Sở khoa học
công nghệ ngày 22/9/2018 và nhận được phản hồi rất tốt từ người tiêu dùng snack.
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
257
KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu từ các yếu tố cần cải thiện của sản phẩm truyền thống, thị trường
bánh snack, biscuit tại Tp.Hồ Chí Minh, sau đó lại áp dụng vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, đây là một sản phẩm mang tính ứng dụng vào thực tế cao nhờ vào những đặc điểm như:
hương vi bánh thơm ngon, đặc trưng của bánh snack có nhiều thành phần dinh dư�ng, bảo quản
lâu dài và giá thành hợp lý, quy trình sản xuất đơn giản và dễ thực hiện.
Sản phẩm được phát triển trên nền tảng bánh Khảo truyền thống của Quảng Ngãi mang giá trị nổi
bật:
Được người tiêu dùng chấp nhận trong quá trình thử nghiệm sản phẩm ngoài thị trường. Sản
phẩm được phát triển dạng “Snack nếp” và tại Việt Nam đây được coi là dòng snack nếp đầu tiên
của Việt Nam góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. So với các sản phẩm
snack làm từ bột mì hiện nay, snack làm từ nếp (không gluten) tốt cho sức khỏe người tiêu dùng,
phù hợp với xu hướng sản phẩm sức khỏe đã được dự đoán theo Nielsen Việt Nam. Ngoài ra,
trong sản phẩm có bổ sung các thành phần tăng cường chất dinh dư�ng và cảm quan như mè và
đậu xanh. Sản phẩm có tiềm năng triển khai khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] State Geneticists Study Orgin, Evolution of “Sticky Rice”, 2002, Kenneth M.Olsen and
Michael Purugganan, 2002).
[2] C. P. B. Trần Thị Thanh Huyền1*, "XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIPIT, CHẤT KHOÁNG,
AXIT BÉO VÀ CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH TRONG HẠT VỪNG (Sesamum indincum
L.)," Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014.
[3] J. Babcock. (2015). Mung Beans Nutrition & Its Big Benefits! Available:
https://draxe.com/mung-beans-nutrition/
[4] Ginger (Zingiber officinale Roscoe), Nonvitamin and Nonmineral Nutritional Supplements
2019, Pages 235-239, https://doi.org/10.1016/B978-0-12-812491-8.00034-5
RESEARCH AND DEVELOPMENT TRADITIONAL KHAO KHAO CAKE
TO MEET CONSUMER TASTES IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
This research was conducted with the aim to formulate, improve the production process of
traditional sweet and salty taste Khao Khao cake, made from sticky rice and sesame. After
conducting market research, identifying new product types as sticky snack for health, satisfying
consumers' tastes, making use of the available raw materials in the country. From the results of
the research on production technology, the type of sticky rice used is Goose sticky, soaked with
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018
258
the ratio of sticky material: water is 1: 3 (w/v) for 4 hours, Cooked with sticky material: water is
1: 1.3 (w/v). Then, the ingredients are cooked, refined and blended with 5% sesame, 5% mung
bean powder. Precast billet with a thickness of 1mm; drying 1 at 600C for 2h, shaping (cutting),
incubating for 4h. Then raise the temperature to 800C, give the embryos after shaping into 2
drying in 1h. After drying 2, fry for shortening at 1800C for 22 seconds. Semi-finished salty taste
snack products after frying are seasoned with 10% salty, compared to semi-finished products,
with the recipe of cheese: sugar: salt: chili powder: 2.5: 1.5: 0.5: 0.4: 0.2; sweet taste snack are
seasoned with 20% sugar ratio with sugar: 1: 0.04 ginger.
Keywords: Khao Khao cakes, sticky rice, spices.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phat_trien_dong_banh_khao_khao_truyen_thong_dap_u.pdf