Nghiên cứu mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp ngành xây dựng

Xây dựng là một ngành kinh tế có t nh đặc thù đối với hoạt động quản lý & hạch toán kế

toán. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ kế toán phải cung cấp kịp

thời đầy đủ các thông tin liên quan, nhất là các vấn đề về: Chi phí, giá thành công trình. Vì vậy,

việc nghiên cứu mức độ vận dụng các phương pháp hạch toán chi ph sản xuất và giá thànhtrong

các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam là cần thiết. Từ phương pháp nghiên cứu định lượng,tác

giả sử dụng chức năng phân t ch tần suất của phần mềm SPSS để thực hiện thống kê mô tả thực

trạng áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây

dựng Việt Nam, đề tài đã thu được các kết quả hết sức bất ngờ. Mặc dù tất cả các Doanh nghiệp

đều áp dụng hệ thống hạch toán chi phí, tuy nhiên lại ch tập trung vào các phương pháp như

t nh giá thành theo chi ph đầy đủ và hạch toán chi phí toàn Doanh nghiệp. Tỷ lệ áp dụng

phương pháp t nh giá thành này là 100%, nhưng tỷ lệ áp dụng phương pháp tình giá thành

theo Chi phí biến đổi là rất thấp

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp ngành xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo nhiều cách. Doanh nghiệp có thể dùng chung một tiêu thức để phân bổ chi phí chung cho các đối tượng hoặc mỗi bộ phận sử dụng một tiêu thức riêng để phân bổ chi phí chung của bộ phận mình. Phân bổ chi phí theo hoạt động là phương pháp phân bổ chi phí hiện đại giúp cho việc phân bổ chi phí chính xác hơn đã được một số DN áp dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN phân bổ chi phí theo một tiêu thức là chủ yếu (112 DN, chiếm tỷ lệ 76,7%). Số lượng các DN áp dụng phương pháp phân bổ chi phí ở mỗi bộ phận theo một tiêu thức khác nhau còn khiêm tốn. Tỷ lệ các DN phân bổ chi phí chung ở mỗi bộ phận theo một tiêu thức khác nhau chỉ chiếm có 19,9% tương ứng với 29 DN trả lời. Phân bổ chi phí theo hoạt động là phương pháp phân bổ chi phí chung mới được Kaplan và Norton đề xuất vào khoảng những năm đầu của thập kỷ 80 (thế kỷ XX). Theo nguyên lý các hoạt động phục vụ làm phát sinh chi phí, do vậy chi phí đầu tiên được phân bổ cho các hoạt động sau đó được phân bổ tiếp cho các sản phẩm hoặc đối tượng HTCP theo một tiêu thức phân bổ là nguyên nhân làm phát sinh chi phí. Phương pháp phân bổ chi phí hiện đại này tuy cho kết quả phân bổ chính xác nhưng việc áp dụng nó lại rất phức tạp và tốn kém do vậy thực tế chưa được nhiều DN Việt Nam áp dụng. Phương pháp ABC được sử dụng rất thấp với tỷ lệ 3,4% tương ứng với 6 DN trả lời khảo sát. 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Các DNXD nói riêng, các DN Việt Nam nói chung đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Sự đóng góp của các DN trong việc tạo ra việc làm và của cải cho xã hội cũng như tạo ra sức mạnh phòng thủ của đất nước là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sức mạnh to lớn của 565 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 các DN và nền kinh tế vẫn còn là tiềm năng. Sự yếu kém của quản trị DN do sự thiếu hụt các kiến thức quản trị hiện đại cùng với sự lạc hậu của hệ thống thông tin hỗ trợ quản trị nói chung và KTQT nói riêng đã làm giảm đi tính hiệu quả trong KD và làm mất đi vị thế cạnh tranh của các DN trên thị trường. Nhằm mục đích đánh giá mức độ áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và các phương pháp tính giá thành trong các DN Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi: Các DN Xây dựng Việt Nam áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí và các phương pháp tính giá thành ở mức độ nào. Kết quả khảo sát thu được cho thấy mức độ áp dụng các phương pháp HTCP rất cao. Tất cả các DN đều áp dụng hệ thống hạch toán chi phí. Sở dĩ tỷ lệ áp dụng hệ thống hạch toán chi phí cao là do hạch toán chi phí là quy định bắt buộc để phục vụ tính giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán phục vụ cho lập BCTC. Mặc dù, việc áp dụng các phương pháp kế toán chi phí cao nhưng chỉ tập trung vào các phương pháp như tính giá thành theo chi phí đầy đủ và hạch toán chi phí toàn DN. Các phương pháp HTCP phục vụ cho quản trị DN (phương pháp KTQT chi phí) lại tương đối thấp. Cụ thể: Các DN áp dụng đối tượng hạch toán chi phí theo công trình ở mức thường xuyên và rất thường xuyên chiếm 74,3%. Số DN được khảo sát trả lời có áp dụng đối tượng hạch toán chi phí theo đội xây lắp chiếm tỷ lệ 48,6%. - Tính giá thành theo CPBĐ là một phương pháp đặc trưng của KTQT trong hạch toán chi phí, nhất là trong các doanh nghiệp xây dựng. Nhưng tỷ lệ các DN áp dụng phương pháp tính giá thành theo CPBĐ ở mức thường xuyên và rất thường xuyên rất thấp chỉ đạt 23,2%, còn lại phần lớn các DN không áp dụng phương pháp tính giá thành này. - Phần lớn (68,5%) các DN chỉ phân bổ chi phí chung theo một tiêu thức phân bổ duy nhất. Tỷ lệ các DN phân bổ chi phí chung theo nhiều tiêu thức chỉ chiếm 28,2% số DN trả lời khảo sát. - Mô hình ABC làm thay đổi căn cứ để phân bổ các chi phí chung cho các sản phẩm. Phương pháp ABC có thể biến một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi phí xác định. Phương pháp này rất thích hợp vận dụng vào các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiêntỷ lệ các DN thường xuyên áp dụng phương pháp ABC chỉ chiếm 10,9%, số còn lại chưa bao giờ áp dụng (61%) hoặc hiếm khi áp dụng (7,5%) hoặc áp dụng ở mức trung bình 20,5%. 4. Kết luận – Kiến nghị Sự tồn tại và phát triển của KTQT trong hơn 100 năm qua đã chứng minh vai trò quan trọng và sự cần thiết của KTQT nói chung và phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành nói riêng đối với quản trị DN. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ âp dụng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành là rất cao. Tuy nhiên, mức độ áp dụng này lại chỉ tập trung vào các phương pháp như tính giá thành theo chi phí đầy đủ và hạch toán chi phí toàn DN. Các phương pháp HTCP phục vụ cho quản trị DN (phương pháp KTQT chi phí) lại tương đối thấp. Để tăng cường vai trò của KTQT trong các DN Việt Nam trong môi trường hội nhập và cạnh tranh cần có sự quan tâm thỏa đáng đến lĩnh vực này từ các DN và các cơ quan quản lý. @ Về phía các doanh nghiệp: Trước hết cần có sự nhận thức đầy đủ của các DN về vai trò quan trọng của KTQT. Nhân viên kế toán trong các DN cần phải hiểu rõ và vận dụng thành thạo các phương pháp KTQT trong 566 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 các tình huống quản trị và ra quyết định cụ thể. Kế toán quản trị là một lĩnh vực luôn thay đổi và hoàn thiện, do vậy các nhân viên kế toán cần phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các kiến thức hiện đại về KTQT để có thể theo kịp sự phát triển của nó. Các NQT trước hết cần hiểu được vai trò của thông tin KTQT trong quá trình quản trị DN, coi KTQT là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cho quá trình thực hiện các chức năng quản trị và ra quyết định. Biết cách sử dụng thông tin để ra quyết định và luôn đòi hỏi kế toán phải cung cấp thông tin để ra quyết định là một nhân tố quan trọng tạo ra nhu cầu và động lực phát triển của KTQT. Ngoài ra, các NQT cần quan tâm và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của KTQT. @ Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân: Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng như các hiệp hội DN cần hỗ trợ các DN tiếp cận với các kiến thức về KTQT. Các trường đại học cần đối mới nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm cập nhật được các kiến thức hiện đại và xu hướng phát triển của KTQT trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, K. (2012). Factors explaining the extent of use of management accounting practices in Malaysian medium firms. In: ASEAN Entrepreneurship Conference 2012 (AEC 2012), 5-6 November 2012, Kuala Lumpur . 2. Chenhall, Robert H., and Kim Langfield-Smith. (1998). Adoption and benefits of management accounting practices: an Australian study. Management accounting research 9.1 (1998): 1-19. 3. Doan, A. (2012). The Adoption of Western Management Accounting Practices in Vietnamese enterprises during economic transition, Ph.D., thesis, Griffith Business School, Griffith University, Australia. 4. Hair Jr. William C. Black Barry J. Babin Rolph E. Anderson (2014) Multivariate Data Analysis, 7ed., Pearson Education Limited 5. Haldma, T., & Laats, K. (2002). Influencing contingencies on management accounting practices in Estonian manufacturing companies. University of Tartu - Economics and Business Administration Working Paper No. 13. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=419863 or 6. Al-Omiri, M. (2003). The diffusion of management accounting innovations: a study of the factors influencing the adoption, implementation levels and success of ABC in UK companies. Ph.D Thesis, University of Huddersfield, United Kingdom. 7. Kamilah A., (2012), Factors Explaining the Extent of Use of Management Accounting Practices in Malaysian Medium Firms, African Journal of Business Management Vol. 6(15), pp. 5159- 5164, 18 April, 2012 Available online at DOI: 10.5897/AJBM11.2764 ISSN 1993-8233 ©2012 Academic Journals Review 8. Thọ, N. Đ. (2013). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_muc_do_ap_dung_cac_phuong_phap_hach_toan_chi_phi.pdf