Nghiên cứu một số phương pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chúng ta phải quan tâm đến nhiều yếu tố trong suốt quá

trình đào tạo. Trong đó, đánh giá kết quả học tập là một khâu không thể thiếu trong quá trình

dạy học, bởi vì nó là khâu cuối cùng không những đánh giá độ tin cậy kết quả học tập của quá

trình dạy và học mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo.

Đồng thời nó có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong giới hạn bài viết

này, tôi chỉ giới thiệu một số phương pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập tại Trường Đại

học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Tùy vào mục tiêu môn học cụ thể, người giảng viên sẽ

đưa ra phương pháp đánh giá kết quả học tập để đạt mục tiêu ấy.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
140 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MIMH Nguyễn Thị Hồng Thảo Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM Email: thaonth@cntp.edu.vn TÓM TẮT Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chúng ta phải quan tâm đến nhiều yếu tố trong suốt quá trình đào tạo. Trong đó, đánh giá kết quả học tập là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, bởi vì nó là khâu cuối cùng không những đánh giá độ tin cậy kết quả học tập của quá trình dạy và học mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo. Đồng thời nó có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ giới thiệu một số phương pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Tùy vào mục tiêu môn học cụ thể, người giảng viên sẽ đưa ra phương pháp đánh giá kết quả học tập để đạt mục tiêu ấy. 1. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM Kết quả học tập của các học phần được đánh giá theo thang điểm 10 với các điểm bộ phận như sau: - Đánh giá quá trình: 30% (Thảo luận theo nhóm, tiểu luận, khác ); - Điểm thi kết thúc học phần: 70%. Tuy nhiên với cách đánh giá hiện nay, chỉ là cách đánh giá truyền thống chưa ứng dụng đánh giá vào elearning, Trường chưa có quy định thống nhất, nên thường các giảng viên thực hiện theo nhiều cách, phổ biến như các trường hợp sau: Cách đánh giá điểm quá trình theo thang điểm 10 với tỉ lệ như sau: Trường hợp Chuyên cần Tham gia thảo luận cá nhân/ nhóm Thuyết trình(tiểu luận) theo cá nhân/ nhóm Kiểm tra giữa kỳ 1 100% 2 30% 70% 3 10% 20% 70% Cách đánh giá điểm thi kết thúc học phần theo thang điểm 10: Trường hợp Hình thức thi 1 Thi viết(tự luận, trắc nghiệm, tự luận + trắc nghiệm) 2 Thực hành Thời gian thi: Các học phần cùng số tín chỉ chưa thống nhất thời gian thi Hình thức thi: Chủ yếu là thi viết (theo phương pháp truyền thống) 141 2. GIẢI PHÁP 2.1. Đánh giá việc học của sinh viên theo cấp độ chương trình, ngành, chuyên ngành đào tạo, môn học 2.1.1. Những thay đổi theo cấp độ chương trình đào tạo - Các đánh giá môn học và chương trình đào tạo cần thiết phải dựa vào việc đánh giá kết quả học tập ở đầu ra của sinh viên nhằm giúp họ phát triển liên tục. - Quan trọng là nhờ vào kết quả đánh giá kết quả học tập của sinh viên mà các nhà hoạch định chương trình đào tạo có thể cải tiến chương trình và giảng viên có thể điều chỉnh đề cương môn học. 2.1.2. Chuẩn đầu ra ở cấp độ môn học - Chuẩn đầu ra ở cấp độ môn học mô tả những gì mà học viên có thể thực hiện có liên quan đến các kết quả học tập như là kết quả của các hoạt động dạy và học. + Giúp giảng viên biết rõ những kết quả mà sinh viên phải đạt được; + Giúp giảng viên chọn ra các hoạt động dạy, học và đánh giá thích hợp; + Làm rõ cho sinh viên về những gì mà họ nên học trong môn học này; + Giúp giảng viên giao tiếp với những người bên trong và ngoài chương trình; + Đảm bảo một chiến lược và phương pháp đánh giá thích hợp sẽ được sử dụng. 2.1.3. Các kỹ thuật đánh giá ở cấp độ trường và chương trình đào tạo Bảng 1. Mô tả qui trình học và đánh giá ở cấp độ môn học Kết quả học của sinh viên/ Chuẩn đầu ra Phương pháp đánh giá Có kiến thức về các vấn đề đương thời - Luận văn/ đồ án tốt nghiệp - Các bài kiểm tra kiến thức tổng quát Có hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức. - Đánh giá của công ty/ người hướng dẫn - Hồ sơ người học Có khả năng sử dụng các phương pháp, khái niệm, lý thuyết trong tình huống mới - Luận văn/ đồ án tốt nghiệp - Đánh giá của công ty/ người hướng dẫn - Các bài kiểm tra chuyên môn, chuyên ngành - Hồ sơ người học Các bài kiểm tra chuyên môn, chuyên ngành Kết quả đầu ra Các kì thi chứng chỉ Luận văn/ đồ án tốt nghiệp Các bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng Các tiêu chí đánh giá theo Fubrics Đánh giá của công ty/người hướng dẫn Hồ sơ người học 142 Kết quả học của sinh viên/ Chuẩn đầu ra Phương pháp đánh giá Khả năng sử dụng kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại cần thiết đối với thực tiễn khoa học máy tính - Các bài kiểm tra kiến thức/ kỹ năng - Đánh giá của công ty/ người hướng dẫn - Hồ sơ người học - Các tiêu chí đánh giá theo Fubrics 2.1.4. Đánh giá một môn học - Phần đầu (first section): đặt vấn đề/câu hỏi. Phần này yêu cầu sinh viên phải tìm tài liệu đọc ở nhà/trước khi đến lớp thảo luận. Trên lớp, sinh viên được chia nhỏ ra và thảo luận những gì họ hiểu từ tài liệu. - Các phần giữa: là phần chính của môn học . Các phần này thường bao gồm các hoạt động như sinh viên làm bài tập, làm việc trong phòng thí nghiệm/lab/máy tính nhằm giúp cho họ có thể giải quyết các vấn đề đặt ra từ đầu. - Phần cuối (last section): viết/trình bày kết quả/trả lời các câu hỏi. Phần cuối cho phép sinh viên có thể ráp nối tất cả những gì mà họ tìm hiểu/khám phá lại với nhau để trả lời các câu hỏi. Phương pháp/kỹ thuật đánh giá: tiểu luận, thiết kế một sản phẩm, trình bày một bài trình chiếu hay tham gia vào các hoạt động chuyên môn Đưa ra các chuẩn đầu ra ở cấp độ môn học Ta có thể kết hợp các chuẩn đầu ra này vào một bài đánh giá, ví dụ một bài thuyết trình nhóm với các tài liệu đính kèm bao gồm việc trình bày của cá nhân về vai trò của mỗi cá nhân trong công việc của nhóm. Ba chuẩn đầu ra có thể đạt được trong một bài tập đánh giá. Ta cũng có thể cần các bài tập đánh giá riêng biệt cho mỗi chuẩn đầu ra. Các kỹ thuật đánh giá việc học của một môn học: 2.2. Cách đánh giá Cần thống nhất điều chỉnh lại cách đánh giá điểm quá trình: - Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên (10%). - Đánh giá tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết học và các giờ thảo luận giảng viên dựa trên cơ sở sinh viên tự nghiên cứu và trình bày ý kiến trong buổi thảo luận. (10%). - Đánh giá kết quả kiểm tra giữa kì, giảng viên có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: Kiểm tra nhiều lần trong quá trình học với thời gian và hình thức thích hợp như: cho sinh viên làm trên giấy, làm tiểu luận cá nhân hay nhóm hoặc thuyết trình theo vấn đề của môn học. Mục tiêu môn học Các bài thi viết và vấn đáp Quan sát các thành tích đạt được Tự đánh giá và đánh giá bạn cùng lớp Các bài báo và các hồ sơ công việc Thảo luận, trình bày và các kì thi vấn đáp trên lớp Bài tập ở nhà Báo cáo dự án và thí nghiệm 143 Việc kiểm tra như vậy se ̃giúp giảng viên hiểu được trình độ học tập của sinh viên và giúp sinh viên tích cực hơn trong học tập (20%->30%). - Sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá kết quả học tập (truyền thống kết hợp với ứng dụng elearning) như: quan sát, viết, vấn đáp, kiểm tra thực hành. 2.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát sinh viên trong tình huống giả định và trong tình huống tự nhiên để thu thập thông tin để đánh giá thái độ của sinh viên. Ứng dụng vào Elearning: - Hình thức tổ chức:  Xây dựng diễn đàn, chat, chat room để trao đổi ý kiến;  Giảng viên đưa đề tài, phân nhóm cho sinh viên;  Giảng viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các sinh viên trả lời;  Các sinh viên cùng thảo luận chung một vấn đề để tìm ra cách giải quyết. - Giảng viên đánh giá:  Thông qua số lượng bài viết phản hồi, nội dung phản hồi, cách phản hồi, số lần cảm ơn;  Thông qua hồ sơ học tập điện tử (e-portfolio). 2.2.2. Phương pháp viết Trắc nhiệm khách quan Sử dụng cho các kì kiểm tra giữa kì, cuối kì. Ứng dụng vào trắc nghiệm online: - Hình thức tổ chức:  Xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi.  Phần mềm quản lý:  Upload ngân hàng câu hỏi vào CSDL;  Phân phát bài thi qua mạng internet.  Hình thức thi tập trung hoặc bán tập trung. - Giảng viên đánh giá:  Dựa vào kết quả trả lời của sinh viên. Tự luận - Sử dụng ngay trong lúc giảng trong thời gian ngắn; - Sử dụng định kỳ, cuối kỳ; - Sinh viên diễn đạt kiến thức kỹ năng ra giấy theo thời gian ấn định. Ứng dụng vào elearning: - Hình thức tổ chức:  Giảng viên đưa ra bài tập, tiểu luận trên diễn đàn.  Giảng viên đưa ra thang đánh giá cụ thể cho các bài tập thực hiện.  Các sinh viên nộp bài tập thực hiện qua email hoặc diễn đàn. - Giảng viên đánh giá:  Dựa vào thang đánh giá cho các bài tập thực hiện. 2.2.3. Phương pháp vấn đáp Kiểm tra hoặc xác định mức độ hiểu bài dưới dạng đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời. 144 Ứng dụng vào elearning: - Hình thức tổ chức:  Thông qua các công cụ cho phép chat voice như Y.M, Skype, video conference (có thể vấn đáp tập trung).  Có thể kiểm tra theo cá nhân hoặc đồng loạt. - Giảng viên đánh giá:  Đánh giá qua nội dung câu trả lời, cách trả lời của sinh viên. 2.2.4. Phương pháp thực hành Đánh giá thao tác thực hành và sản phẩm làm ra của sinh viên. Ứng dụng vào elearning: - Hình thức tổ chức:  Giảng viên đưa ra bài tập thực hành và yêu cầu sinh viên thực hiện các thao tác và tạo ra sản phẩm thông qua phần mềm mô phỏng.  Sử dụng chia sẻ màn hình (Screen Sharing) hoặc video conference. - Giảng viên đánh giá:  Dựa vào sản phẩm được tạo ra bởi sinh viên. 3. KẾT LUẬN Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của người học (sinh viên) mà còn là nguồn thông tin ngược (phản hồi) giúp người dạy (thầy) nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc giảng dạy để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy của mình. Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của người học có mối quan hệ chặt chẽ với việc giảng dạy của người thầy. Tuy nhiên, làm thế nào để việc đánh giá kết quả phản ánh trung thực, chính xác, đầy đủ những kiến thức mà người học tiếp thu được và làm thế nào để có phương pháp đánh giá kết quả học tập thích hợp vẫn là những điều mà các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo quan tâm. Đánh giá truyền thống kết hợp với elearning là sự bổ sung hoàn hảo giúp người dạy cũng như người học gắn kết những kiến thức, kỹ năng được học trong trường với cuộc sống thực, giúp người học có ý thức hơn với những nhiệm vụ mà họ sẽ phải thực hiện khi tốt nghiệp. Quá trình dạy học trong trường cũng nhờ đó mà trở nên sống động hơn, giảng viên sẽ tìm tòi, sáng tạo hơn để tìm ra các bài tập hay, hỗ trợ sinh viên thực hiện các nhiệm vụ đó. Sinh viên sẽ khát khao hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng để làm một việc có ý nghĩa hơn ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Horton, W. (2006) E-Learning by Design. Published by Pfeifer, an Imprint of Wiley [2] Allen, I.-E & Seaman, J. (2009), Learning on Demand, Online Education in the United States, 2009. [3] Suskie, L. (2004). Assessing student learning: A common sense guide. Bolton, MA: Anker Publishing Co

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_phuong_phap_doi_moi_danh_gia_ket_qua_hoc_t.pdf
Tài liệu liên quan