Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay cấp không rõ căn nguyên

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 62 bệnh nhân bị

bệnh mày đay cấp vô căn, kết quả cho thấy: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi (30,65%) và trên

60 tuổi (29,03%); tỷ lệ gặp ở nữ: 64,51%, ở nam: 35,49%.

Về lâm sàng: 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ,

48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu

chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng.

Về cận lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về số lượng hồng cầu: 25,81%. Tăng số lượng bạch

cầu (BC): 77,40%, trong đó tăng BC trung tính: 62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%,

BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%

pdf5 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay cấp không rõ căn nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123 119 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY CẤP KHÔNG RÕ CĂN NGUYÊN Phạm Công Chính*, Lương Thị Thu Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 62 bệnh nhân bị bệnh mày đay cấp vô căn, kết quả cho thấy: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi (30,65%) và trên 60 tuổi (29,03%); tỷ lệ gặp ở nữ: 64,51%, ở nam: 35,49%. Về lâm sàng: 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ, 48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng... Về cận lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về số lượng hồng cầu: 25,81%. Tăng số lượng bạch cầu (BC): 77,40%, trong đó tăng BC trung tính: 62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%, BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%. Từ khoá: Bệnh mày đay cấp, lâm sàng và cận lâm sàng ĐẶT VẤN ĐỀ* Mày đay là một bệnh da dị ứng hay gặp nhất và rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, ở nước ta có khoảng 15 - 23% dân số đã từng bị mày đay, trong đó mày đay cấp (thời gian bị bệnh dưới 6 tuần) chiếm 75%. Ở một số quốc gia châu Âu như Anh, Đức tỷ lệ mắc bệnh này dao động từ 10 - 15%. Căn nguyên của bệnh rất phức tạp, có liên quan tới nhiều bệnh và nhiều yếu tố, phần lớn các trường hợp là không rõ nguyên nhân [1], [2], [10]. Tổn thương cơ bản là các sẩn phù (sẩn mày đay) và dát đỏ. Sẩn mày đay có kích thước từ vài milimet đến 1- 2 centimet, có khi tạo thành mảng sẩn phù hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ, hình bầu dục hoặc ngoằn ngoèo, không đều, giới hạn rõ, kích thước to nhỏ khác nhau, màu đỏ, ở giữa tổn thương màu trắng ngà, ấn kính mất màu, nhìn trên bề mặt sẩn phù thấy lỗ chân lông giãn rộng. Tổn thương có thể lan ra xung quanh dưới dạng giả túc (chân giả), số lượng nhiều hay ít tùy bệnh nhân. Có một đặc điểm là mỗi khi những sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo như mí mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa và rất nguy hiểm [3], [4]. * Tel: 0984 671959, Email: chinhdhytn@gmail.com Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, rải rác toàn thân hoặc khu trú trên cơ thể, các thương tổn có thể xuất hiện cả ở niêm mạc đường hô hấp gây khó thở hoặc ở niêm mạc dạ dày làm bệnh nhân đau bụng từng cơn, đi ngoài phân lỏng. Các thương tổn xuất hiện ở quanh miệng phải được nhìn nhận như là một cấp cứu trong da liễu và phải theo dõi các dấu hiệu tắc nghẽn hô hấp ở bệnh nhân [8], [9]. Bệnh nhân thấy ngứa, có thể ngứa râm ran, dấm dứt như phải bỏng, có khi ngứa dữ dội, cảm giác nóng rát; có thể đau khớp, đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, khó thở, sốt, tụt huyết áp. Về cận lâm sàng, một số tác giả đề cập đến sự thay đổi tăng số lượng bạch cầu đặc biệt là tế bào bạch cầu ái toan trong hầu hết các trường hợp [9], [10]. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh mày đay cấp không rõ căn nguyên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 62 bệnh nhân bị bệnh mày đay cấp vô căn vào điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123 120 Tiêu chuẩn lựa chọn - Các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đặc trưng: + Tổn thương căn bản: Sẩn phù hay mảng sẩn phù kèm theo dát đỏ, có vết xước. + Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, rải rác hoặc khu trú trên cơ thể. + Cơ năng: Bệnh nhân thường có ngứa, ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa và tổn thương xuất hiện càng nhiều, có thể kèm theo đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, khó thở... + Triệu chứng toàn thân: Có thể sốt, tụt huyết áp. - Thời gian bị bệnh dưới 6 tuần. - Chưa dùng thuốc điều trị trước khi vào viện. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích. Cỡ mẫu: toàn bộ. Chỉ tiêu nghiên cứu - Đặc điểm về tuổi, giới. - Đặc điểm lâm sàng: Toàn thân, cơ năng và thực thể. - Công thức máu ngoại vi, một số chỉ số sinh hóa máu. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu - BV Đa khoa TƯ Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu; Từ tháng 09/2012 đến tháng 05/2013. Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp, khám lâm sàng, xét nghiệm. Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 16.0 và EPI 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, giới tính Giới tính Nhóm tuổi Nữ Nam Tổng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 02 - 15 tuổi 9 14,52 10 16,13 19 30,65 16 - 30 tuổi 15 24,19 2 3,23 17 27,42 31 - 45 tuổi 1 1,61 1 1,61 2 3,23 46 - 60 tuổi 4 6,45 2 3,23 6 9,68 > 60 tuổi 11 17,74 7 11,29 18 29,03 Tổng 40 64,52 22 35,48 62 100,00 35,75 ± 24,41 35,64 ± 31,38 35,71 ± 26,83 Nhận xét: Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 02 - 15 tuổi với tỷ lệ 30,65%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 35,71 ± 26,83, trong đó nữ là 35,75 ± 24,41; nam là 35,64 ± 31,38. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 64,52%, nam chiếm 35,48%. Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo biểu hiện lâm sàng Giới Biểu hiện Nữ (n = 40) Nam (n = 22) Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sẩn phù 40 100,00 21 95,45 61 98,38 Dát đỏ 20 50,00 10 45,45 30 48,39 Phù nề 23 57,50 9 40,91 32 51,61 Ngứa 40 100,00 22 100,00 62 100,00 Đau rát 26 65,00 7 31,82 33 53,22 Sốt 17 42,50 8 36,36 25 40,32 Khó thở 15 37,50 4 18,18 19 30,63 Các triệu chứng khác 11 27,50 5 27,73 16 25,80 Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123 121 Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ, 48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng... Bảng 3. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu ngoại vi (n = 62) Chỉ số Bất thường Bình thường SL TL (%) SL TL (%) Số lượng hồng cầu 16 25,80 46 74,20 Số lượng bạch cầu (BC) tăng 48 77,40 14 22,60 - BC trung tính 39 62,90 23 37,10 - BC ái toan 40 64,52 22 35,48 - BC ái kiềm 8 12,90 54 87,10 - BC mono 7 11,29 55 88,71 - BC lympho 30 48,39 32 51,61 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về các chỉ số như sau: hồng cầu: 25,81%, BC trung tính: 62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%, BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%. Bảng 4. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa máu ngoại vi (n = 62) Chỉ số Bất thường (tăng) Bình thường SL TL (%) SL TL (%) Glucose máu 18 29,00 44 71,00 Ure máu 07 11,30 55 88,70 Creatinin máu 16 25,80 46 74,20 Men gan (SGOT, SGPT) 22 35,48 40 64,52 Nhận xét: Trong số các trường hợp xét nghiệm sinh hóa máu ngoại vi, tỷ lệ bệnh nhân bất thường về các chỉ số như sau: tăng glucose máu: chiếm 29,00%, tăng ure máu: 11,30%, tăng creatinin máu: 25,80%, tăng men gan (SGOT, SGPT): 35,48%. BÀN LUẬN Yếu tố nhóm tuổi, giới tính Nhóm tuổi Trong số 62 bệnh nhân nghiên cứu, phân bố theo nhóm tuổi như sau: 2 - 15 tuổi chiếm 30,65%; 16 - 30 tuổi chiếm 27,42%, 31 - 45 tuổi chiếm 3,23%; 46 - 60 tuổi chiếm 9,68% và trên 60 tuổi chiếm 29,03% (bảng 1). Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh mày đay cấp tính xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. Mặc dù nghiên cứu với cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Novembre E và CS [8]. Chúng tôi cho rằng trẻ em dễ bị các bệnh dị ứng do da trẻ mỏng và nhạy cảm, ý thức giữ gìn vệ sinh da của các trẻ chưa cao nên dễ mắc bệnh mày đay là hoàn toàn phù hợp. Đối tượng khác mắc bệnh mày đay cũng chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi là nhóm người cao tuổi. Điều này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả là các bệnh ngoài da gặp nhiều ở người cao tuổi [7], [9]. Giới tính Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân mày đay cấp vô căn vào viện chủ yếu gặp ở nữ giới (chiếm 64,52%) (bảng 1). Kết quả này phải chăng, cơ thể nam giới khỏe mạnh hơn nữ giới và chức năng của hệ miễn dịch tốt hơn ở nữ nên cơ thể nam giới có sức đề kháng và khả năng chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập tốt hơn, đồng thời nữ giới cũng dễ bị stress hơn nam giới là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các bệnh dị ứng da. Điều này cũng giải thích tại sao cần giữ tâm trạng thoải mái, an tĩnh và bồi dưỡng nâng cao sức khỏe khi bị bệnh mày đay nói chung và các bệnh dị ứng da nói riêng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Kalogeromitros D và CS Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123 122 về đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân mày đay nói chung [6], [10 ]. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Đặc điểm lâm sàng Các biểu hiện lâm sàng thường gặp khi bệnh nhân vào viện như sau: sẩn phù, dát đỏ, phù nề, ngứa, đau rát, sốt, khó thở. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như: đau khớp, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp... Qua theo dõi, chúng tôi thấy khi bệnh nhân vào viện có những biểu hiện lâm sàng hoàn toàn phù hợp với các tài liệu nghiên cứu về bệnh mày đay [1], [3], [4]. Tất cả các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào viện gặp ở nữ nhiều hơn ở nam: 100,00% nữ và 95,45% nam có sẩn phù; 50,00% nữ và 45,45% nam có dát đỏ; 57,50% nữ và 40,91% nam bị phù nề; 65,00% nữ và 31,82% nam thấy đau rát; 42,50% nữ và 36,36% nam bị sốt; 37,50% nữ và 18,18% nam thấy khó thở; các triệu chứng khác cũng gặp nhiều ở nữ hơn ở nam (bảng 2). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kalogeromitros D và CS [6]. Qua 62 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy triệu chứng ngứa gặp ở tất cả các bệnh nhân. Chúng tôi cho rằng khi người ta thấy ngứa sẽ tạo một phản xạ muốn gãi, gãi là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa nhưng trong đa số các trường hợp càng gãi càng ngứa và lại phải gãi nhiều hơn tạo một vòng luẩn quẩn ngứa - gãi. Chính vì vậy, trong điều trị bệnh mày đay cần lưu ý tránh gãi nhiều vì gãi không những làm cho ta thấy ngứa nhiều hơn mà còn làm tình trạng bệnh nặng hơn, kéo theo nhiều thương tổn hơn, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị [4] [9]. Đặc điểm cận lâm sàng - Một số chỉ số máu ngoại vi: Trong số 62 bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu, có 25,81% bệnh nhân có bất thường về số lượng hồng cầu và có tới 77,40% số bệnh nhân có tăng bất thường về số lượng bạch cầu (BC), trong đó số lượng BC đa nhân trung tính: 62,90%, số lượng BC ái toan 64,52%, số lượng BC ái kiềm: 12,90%, số lượng BC mono: 11,29%, số lượng BC lympho: 48,39% (bảng 3). Như ta đã biết, phản ứng viêm xảy ra tại vị trí tổn thương sẽ giải phóng các sản phẩm xâm nhập vào máu, theo tuần hoàn đến tủy xương kích thích tủy xương tăng giải phóng bạch cầu. Mà bệnh mày đay là phản ứng của da do viêm [3], nên có sự bất thường về số lượng bạch cầu là phù hợp với quy luật thay đổi thành phần máu ngoại vi trong trường hợp có viêm và phù hợp với nghiên cứu trong các tài liệu về bệnh mày đay [4]. Về vấn đề thiếu máu, để phát hiện ra những rối loạn bất thường trong công thức máu nên được nghiên cứu cụ thể trên số lượng bệnh nhân lớn hơn. - Một số chỉ số sinh hóa máu: Trong số 49 bệnh nhân được xét nghiệm sinh hóa máu có 30,61% bệnh nhân có chỉ số glucose máu bất thường, 12,24% bệnh nhân có chỉ số ure máu bất thường, 26,53% bệnh nhân có chỉ số creatinin máu bất thường, 34,69% số bệnh nhân có có chỉ số men gan (SGOT, SGPT) tăng bất thường (bảng 4). Mặc dù số lượng bệnh nhân còn khiêm tốn nhưng với kết quả trên chúng tôi cho rằng các rối loạn sinh hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học bệnh mày đay. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với y văn và kết luận của Cohen JB và CS là bất kỳ một rối loạn nào về chức năng sinh lý đều có ý nghĩa quan trọng trong các biểu hiện ngoài da, trong đó có bệnh mày đay [5]. Ngoài ra, hiện tượng bất thường SGOT, SGPT cũng liên quan đến triệu chứng cơ năng của bệnh, chúng tôi cho rằng khi men gan tăng cao sẽ làm cho gan không lọc được các chất độc, đây có thể là các kháng nguyên nội sinh sinh ra bệnh cảnh của bệnh mày đay. KẾT LUẬN - Bệnh mày đay cấp thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi (30,65%) và trên 60 tuổi (29,03%). - Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới (64,51%) cao hơn nam giới (35,49%). - Lâm sàng: 100% bệnh nhân có ngứa, 95,00- 100,00% bệnh nhân có sẩn phù, dát đỏ - Rối loạn chỉ số máu ngoại vi thường gặp nhất là tăng số lượng bạch cầu (77,40%), trong đó chủ yếu là tăng bạch cầu ái toan (64,52%). Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Lan Anh (2012), Bệnh mày đay, Viện Da liễu Trung ương, tr. 4 – 22. 2. Phạm Thị Thu Hà (2011), "Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và hiệu quả điều trị mày đay mạn tính bằng phối hợp thuốc kháng histamin H1 + H2" Luận văn thạc sĩ, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tr. 43 – 52. 3. Nguyễn Quý Thái, Phạm Công Chính, Trần Văn Tiến (2011), Bệnh da miễn dịch – Dị ứng, Nxb Dân trí, Hà Nội, tr. 108 – 111. 4. Trường Đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh Da liễu, Bộ môn Da liễu, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 81 85. 5. Cohen JB, Janniger CK, Piela Z, Szepietowski JC, Samady JA, Schwartz RA (1999), “Dermatologic correlates of selected metabolic events”, J Med, 30(3 - 4), pp. 149 - 156. 6. Kalogeromitros D, Psaltopoulou T, Makris M, Koti I, Chliva C, Stefanadi E et al (2011), “Can Internet surveys help us understanding allergic disorders? - results from a large survey in urticaria in Greece”, J Eur Acad Dermatol Venereol, 25(5), pp. 532 – 537. 7. Naimer SA, Cohen AD, Mumcuoglu KY, Vardy DA (2002), “Household papular urticaria”, Isr Med Assoc J, 4(11Suppl), pp.911 – 913. 8. Novembre E, Cianferoni A, Mori F, Barni S, Calogero C et al(2008), “Urticaria and urticaria related skin condition/ disease in children”, Eur Ann Allergy Clin Immunol, 40 (1), pp. 5 – 13. 9. Soria A, Francès C (2013), Urticaria: Diagnosis and treatment,. Rev. Med. Interne, Feb, (25)- French 10. Williams JD, Lee AY, Matheson MC, Frowen KE, Noonan AM, Nixon RL (2008), “Occupational contact urticaria: Australian data”, Br J Dermatol, 159(1), pp. 125 – 131. SUMMARY STUDY ON SOME CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS ON PATIENTS WITH ACUTE URTICARIA OF UNKNOWN ETIOLOGY Pham Cong Chinh*, Luong Thi Thu College of Medicine and Pharmacy - TNU To describe some clinical and paraclinical characteristics on 62 patients with acute urticaria of unknown etiology.Results: Acute urticaria occurring in common under 15 years old children (30.65%) and over over 60 years old (29.03%). The rates of women are 64.51% and men are 35.49%. In term of the clinical features, there are 100.00% of patients with pruritus, 98.38% of patients with edema rash, 53.22% of patients with burning pain, 51.61% of patients with local edema, 48.39% of patients with scattered erythema, 40.32% of patients with fever, 30.63% of patients with dyspnea and 25.80% of patients with other symptoms such as abdominal pain, loose stools, etc. In term of the sub-clinical features, percentages of patients has abnormal peripheral blood counts such as 25.81% of erythrocytes, 77.40% of increase of leukocytes, in which, 62.90%, increase of neutrophils, 64.52% of eosinophils, 12.90% of alkaline affinity, 11.29% monocytes and 48.39% of lymphocytes. Key words: acute urticaria, clinical and sub-clinical Ngày nhận bài:14/5/2014; Ngày phản biện:27/5/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quý Thái – Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0984 671959, Email: chinhdhytn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_benh.pdf
Tài liệu liên quan