Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các bất cập trong các phương pháp định giá bất động sản đang được sử dụng tại Công ty Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam. Kết quả phân tích chỉ các bất cập chủ yếu là (1) các nguồn thông tin sử dụng cho việc định giá khó được kiểm chứng, do đó giá trị thẩm định bất động sản thường mang tinh chủ quan phụ thuộc vào năng lực của các thẩm định viên; (2) Cơ sở dữ liệu phục vụ định giá chưa được xây dựng đủ, các dữ liệu thường được giả định nên giá trị của bất động sản được thẩm định thường dễ bị thay đổi khi một trong các biến số tham gia vào quá trình định giá thay đổi; (3) khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá bất động sản chưa hoàn thiện gây khó khăn cho Công ty trong quá trình thực hiện các phương pháp định giá. Xuất phát từ những tồn tại này, nghiên cứu đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện các phương pháp định giá bất động sản bao gồm (i) cần phải thống nhất các văn bản pháp lý được sử dụng trong công tác định giá tại Công ty; (ii) xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện công tác thu thập và phân tích thông tin để xác định giá trị bất động sản sao cho gần với giá thị trường nhất; (iii) nâng cao trình độ chuyên môn cho các chuyên viên định giá
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp định giá bất động sản tại Công ty Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU HOÀ N THIỆ N CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN
TẠI CÔNG TY ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM
THE COMPLETION OF VALUATION METHODS OF REAL ESTATE IN VIET NAM
VALUATION AND FINANCE CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY
Võ Thị Xuân Thắm1, Phan Thị Dung2
Ngày nhận bài: 06/10/2014; Ngày phản bi ện thông qua: 14/10/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các bất cập trong các phương pháp định giá bất động sản đang được
sử dụng tại Công ty Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam. Kết quả phân tích chỉ các bất cập chủ yếu là (1) các nguồn
thông tin sử dụng cho việc định giá khó được kiểm chứng, do đó giá trị thẩm định bất động sản thường mang tinh chủ quan
phụ thuộc vào năng lực của các thẩm định viên; (2) Cơ sở dữ liệu phục vụ định giá chưa được xây dựng đủ, các dữ liệu
thường được giả định nên giá trị của bất động sản được thẩm định thường dễ bị thay đổi khi một trong các biến số tham
gia vào quá trình định giá thay đổi; (3) khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá bất động sản chưa hoàn thiện gây khó
khăn cho Công ty trong quá trình thực hiện các phương pháp định giá. Xuất phát từ những tồn tại này, nghiên cứu đề xuất
giải pháp giúp hoàn thiện các phương pháp định giá bất động sản bao gồm (i) cần phải thống nhất các văn bản pháp lý
được sử dụng trong công tác định giá tại Công ty; (ii) xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện công tác thu thập và phân tích
thông tin để xác định giá trị bất động sản sao cho gần với giá thị trường nhất; (iii) nâng cao trình độ chuyên môn cho các
chuyên viên định giá.
Từ khóa: Phương pháp thẩm định giá, bất động sản
ABSTRACT
This study focuses to identify inadequacies in the valuation methods of the real estate that use in Viet Nam
valuations and fi nancial consultancy joint stock company. The results show that there are three major inadequacies: (1) the
informations for the valuation are diffi cult to verify, so the appraised values are often subjective anh depending on the
the capacity of the appraisal staff; (2) The database of the valuation has not been fully built, it is usually assumed, so the
value of real estate appraisal is prone to change when one of the variables in the process the valuation changing; (3) the
legal framework for the appraisal of real estate prices has not perfected it diffi cult for companies to apply the valuation
methods. There are three main solutions that the study proposed, (i) it is necessary to agree on the legal documents for the
evalution at the company; (ii) the company should estabish the database and complete the data collection and the analysis,
they enable company to determine the value of real estate to reach the market value; (iii) it is necessary to improve the staff
appraiser qualifi cations.
Keywords: Valuation methods, real estate
1 Võ Thị Xuân Thắm: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán tài chính - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động
và ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết dẫn đến
giá cả trên thị trường có nhiều biến động. Việc định
giá chính xác cho các sản phẩm là rất khó khăn,
nhất là đối với các sản phẩm có mà giá cả phụ
thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như bất động sản.
Do đó, việc phát triển hoạt động định giá đối với thị
trường bất động sản là một đòi hỏi tất yếu. Hoạt
động định giá bất động sản có vai trò quan trọng
trong việc minh bạch hóa thông tin trên thị trường,
là cơ sở để các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng ra
quyết định, và là yếu tố quan trọng để các cơ quan
quản lý tham vấn khi thiết kế các chính sách quản lý
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
vĩ mô đối với thị trường bất động sản. Bên cạnh đó,
việc sử dụng các phương pháp định giá chính xác
sẽ làm giảm thiệt hại cho Nhà nước cũng như các
tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân liên quan đến
việc thẩm định giá tài sản. Ở Việt Nam thẩm định
giá còn khá sơ khai, các phương pháp và kết quả
định giá vẫn có sự khác biệt giữa những tổ chức
thẩm định khác nhau, gây khó khăn cho các đối
tượng sử dụng kết quả thẩm định. Công ty Định giá
và Dịch vụ tài chính Việt Nam được chuyển đổi từ
Trung tâm Thẩm định giá Bộ Tài Chính, với 15 năm
kinh nghiệm hoạt động, là đơn vị thẩm định giá bất
động sản đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động
của công ty cũng đang gặp phải nhiều bất cập trong
việc vận dụng xác phương pháp định giá. Nghiên
cứu này tập trung phân tích các phương phá p đị nh
giá bấ t độ ng sả n tạ i Công ty Đị nh giá và Dị ch vụ tà i
chí nh Việ t Nam từ đó đưa ra cá c gợ i ý chí nh sá ch
nhằ m hoà n thiệ n cá c phương phá p đị nh giá này.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Bất động sản là các tài sản không di dời được,
bao gồm: đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn
liền với đất đai, kể cả các tài sản khác gắn liền với
nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác
gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật
qui định [7]. Bất động sản là một hàng hóa đặc biệt,
ngoài những đặc điểm của hàng hóa thông thường,
nó còn có những đặc điểm riêng biệt sau: (1) Tính
cố định về vị trí, luôn gắn liền với đất đai, không có
khả năng chuyển dịch, khó có khả năng tăng thêm
về số lượng và diện tích; (2) Tính bền vững, được
thể hiện ở đất đai là tài nguyên khó bị hủy hoại, các
công trình kiến trúc sau khi xây dựng có thể tồn tại
lâu dài; (3) Tính khác biệt, không có hai bất động
sản hoàn toàn giống nhau, mỗi bất động sản gắn
với một vị trí nhất định; (4) Tính khan hiếm, chủ yếu
là do diện tích đất đai tự nhiên là có giới hạn; (5) Có
giá trị lớn, thể hiện ở giá trị của đất đai và chi phí xây
dựng các công trình trên đất; và (6) Tính ảnh hưởng
lẫn nhau, các bất động sản thường có tác động qua
lại và ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế xã hội.
Bất động sản được phân loại theo (1) Đặc tính
vật chất, bất động sản được chia thành (i) đấ t đai,
(ii) công trình kiến trúc và các tài sản gắn liền với
công trình kiến trúc, và (iii) các tài sản khác gắn liền
với đất đai; (2) Mục đích sử dụng kết hợp với đặc
tính vật chất, bất động sản được chia thành (i) đất
đai với 3 nhóm gồm nông nghiệp, phi nông nghiệp,
va chưa sử dụng, (ii) công trình kiến trúc, được chia
thành 5 loại gồm: nhà ở dùng để cho thuê hoặc để
bán, công trình kiến trúc phục vụ sản xuất, công
trình kiến trúc có tính chất thương mại, và công trình
kiến trúc khác [7].
1. Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá là việc tổ chức có chức năng
thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các
loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù
hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm
nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu
chuẩn thẩm định giá [6]. Các cơ sở khoa học cho
thẩm định giá tài sản là giá trị thị trường và giá trị
phi thị trường. Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm
định giá tài sản. Giá trị thị trường của một tài sản là
mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường
vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người
mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn
sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan
và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.
Trong trường hợp giá thị trường không thể xác định
được, thì giá phi thị trường là cơ sở để định giá.
Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước
tính được xác định theo những căn cứ khác với giá
trị của tài sản hoặc có thể được mua bán, trao đổi
theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường
[1], [2], [3].
Hoạt động thẩm định giá phải tuân theo 5
nguyên tắc cơ bản sau: (1) Nguyên tắc sử dụng tốt
nhất và hiệu quả nhất, tức là giá trị của bất động sản
được xác định trong điều kiện nó được sử dụng tốt
nhất và hiệu quả nhất; (2) Nguyên tắc thay thế, giá
trị của một tài sản không vượt quá chi phí để có một
tài sản tương đương; (3) Nguyên tắc dự kiến các
khoản lợi ích tương lai, giá trị của một tài sản được
quyết định bởi những lợi ích tương lai mà tài sản
mang lại cho nhà đầu tư; (4) Nguyên tắc đóng góp,
giá trị của một tài sản hay một bộ phận cấu thành
tài sản phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của
nó sẽ làm cho giá trị của toàn bộ tài sản tăng lên
hay giảm đi là bao nhiêu; và (5) Nguyên tắc cung
cầu, giá cả là sự đánh giá của thị trường về giá trị
tài sản [4].
2. Các phương pháp định giá bất động sản
Có nhiều phương pháp khác nhau để định
giá bất động sản, trong nghiên cứu này, tác giả đề
cập đến 3 phương pháp định giá mà công ty đang
sử dụng.
Phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp này được xây dựng chủ yếu trên
nguyên tắc thay thế, điều đó có nghĩa là một người
mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số tiền nào đó
nếu anh ta tốn ít tiền hơn mà vẫn có được tài sản
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
tương tự để thay thế. Giá trị tài sản mục tiêu cần
định giá coi là hoàn toàn có thể ngang bằng với giá
trị của những tài sản tương đương có thể so sánh
được. Như vậy, về mặt kỹ thuật phương pháp này
đơn giản chỉ cần đi tìm các bằng chứng về giá trị
của các bất động sản tương đương có thể so sánh
được trên thị trường. Thực tế không có 2 bất động
sản hoàn toàn giống nhau mà nó thường khác nhau
về vị trí, diện tích, quang cảnh, đặc điểm pháp lý. Vì
vậy, để tiến hành so sánh, phải thu thập các giao
dịch trên thị trường hiện hành của các bất động sản
giống hoặc tương đối giống với bất động sản mục
tiêu cần thẩm định giá. Sau đó tiến hành phân tích
các giá trị đã giao dịch và làm các điều chỉnh cần
thiết để đưa ra được giá trị hợp lý của bất động
sản mục tiêu. Mặc dù vậy, đây là phương pháp đơn
giản, phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất
trong thực tế, và được áp dụng khi thị trường có
thông tin đầy đủ, thích hợp, đáng tin cậy và có thể
kiểm tra được, điển hình là các bất động sản đồng
nhất như các căn hộ, chung cư, các dãy nhà được
xây dựng cùng kiểu, các ngôi nhà riêng biệt, các
mảnh đất trống [5], [8].
Phương pháp chi phí
Phương pháp chi phí được xây dựng chủ yếu
dựa trên sự vận dụng nguyên tắc thay thế. Theo
phương pháp này, giá trị của bất động sản mục tiêu
tương đương với chi phí làm ra một bất động sản
như vậy và coi đây như một vật thay thế. Do vậy,
nếu có đầy đủ thông tin hợp lý thì người ta sẽ không
bao giờ trả giá cho một bất động sản lớn hơn chi
phí mua đất và xây dựng công trình có lợi ích tương
tự. Phương pháp này được sử dụng khi không có
các bằng chứng thị trường thích hợp để so sánh.
Sử dụng để đánh giá các bất động sản rất hiếm khi
thay đổi chủ sở hữu và thiếu cơ sở dự báo lợi ích
tương lai [5], [8].
Phương pháp thặng dư
Phương pháp thặng dư là một dạng đặc biệt
của phương pháp đầu tư, có nguyên tắc đóng góp
giữ vai trò chủ đạo. Theo nguyên tắc này, giá trị của
bất động sản được xác định trên cơ sở sự hiện diện
hay thiếu vắng nó sẽ làm cho giá trị của tổng tài sản
tăng lên hay giảm đi bao nhiêu. Theo đó, giá trị của
bất động sản mục tiêu cần và có thể được xác định
bằng cách trừ lùi, nó là số còn lại sau khi đã xác định
được giá thị trường và chi phí cơ hội thị trường cho
dự án đầu tư vào bất động sản. Phương pháp này
được sử dụng để đánh giá các BĐS có tiềm năng
phát triển, thích hợp để đưa ra mức giá khi thực
hiện đấu thầu [5], [8].
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp
nghiên cứu định tính dựa trên các phân tích tổng
hợp, đánh giá thông tin dựa trên dữ liệu thống kê thu
thập được từ Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính
Việt Nam, và xác định hạn chế còn tồn tại trong công
tác định giá bất động sản từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các phương pháp định
giá bất động sản. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào
các phương pháp định giá bất động sản. Trong đó,
tập trung chủ yếu vào những lý luận cơ bản của định
giá bất động sản, thực trạng phương pháp định giá
tại Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Khái quát về Công ty Định giá và Dịch vụ Tài
chính Việt Nam
Được thành lập theo Nghị định 101/2005/NĐ-CP
về Thẩm định giá và văn bản chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, tháng 12/2007 về việc chuyển đổi
Trung tâm Thẩm định giá thành Công ty Cổ phần
Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam, tên viết tắt
là VVFC.
Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
đang hoạt động với 2 dịch vụ chủ yếu: (1) Dịch vụ
kinh doanh, gồm (i) thẩm định giá (định giá) các tài
sản, hàng hoá, động sản, bất động sản và dự án đầu
tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,
(ii) đánh giá uy tín doanh nghiệp, (iii) định giá giá
trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh
doanh, (iv) xác định giá trị doanh nghiệp, (v) bán đấu
giá tài sản, hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng,
(vi) kinh doanh, môi giới kinh doanh tài sản (động
sản, doanh nghiệp), và (vii) tổ chức điều tra (trừ lĩnh
vực Nhà nước cấm điều tra), nghiên cứu ứng dụng,
hội thảo khoa học về xã hội, thị trường giá cả, định
giá, kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật;
(2) Dịch vụ tư vấn, gồm (i) Xây dựng phương án xác
định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, (ii) tư
vấn đầu tư, kinh doanh, mua - bán doanh nghiệp,
(ii) tư vấn đấu giá tài sản, và (ii) tư vấn marketing.
Trong đó định giá tài sản là công tác trọng tâm, chủ
yếu của VVFC.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169
Phương pháp định giá sử dụng tại Công ty Định
giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
Trong quá trình định giá, tùy thuộc vào loại bất
động sản định giá, tùy thuộc vào mục đích định giá
và yêu cầu định giá mà các phương pháp định giá
được công ty áp dụng là khác nhau. Tuy nhiên, các
phương pháp được áp dụng chủ yếu là 3 phương
pháp: (1) phương pháp so sánh, (2) phương pháp
thặng dư, và (3) phương pháp chi phí.
Phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp so sánh trực tiếp được Công ty
Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam sử dụng
khá nhiều trong hoạt động định giá bất động sản
bởi tính đơn giản của phương pháp và khả năng
thuyết phục được khách hàng cao bởi các thông
tin để định giá thường mang tính thị trường. Quy
trình vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp tại
công ty như sau.
Hình 1. Trị giá tài sản thẩm định
Nguồn: Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
2. Công tác định giá tại Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
Qui trình định giá
Quy trình định giá bất động sản được Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam thực hiện theo 7
bước như sơ đồ sau:
Hình 2. Quy trình thẩm định giá bất động sản
Nguồn: Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
Hình 3. Quy trình vận dụng định giá bằng phương pháp so sánh trực tiếp
Nguồn: Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
Khi sử dụng phương pháp này cần thực hiện
các bước chủ yếu sau: Khảo sát thực tế Bất động
sản mục tiêu; tìm kiếm thông tin về các bất động sản
chứng cứ (hỏi trực tiếp, tra cứu qua internet, báo chí,
thông qua các sàn giao dịch bất động sản); khảo sát
thực tế các bất động sản chứng cứ mà có đặc điểm
tương tự bất động sản mục tiêu; khi xác định được
các bất động sản so sánh thì tiến hành điều chỉnh
bất động sản theo các tiêu chuẩn: vị trí, đặc điểm.
Ngoài ra có thể dựa vào hệ số tính mặt đường,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
độ rộng, loại bất động sản trên cơ sở khung giá và tỷ lệ tính của Ủy Ban Nhân dân các tỉnh ban hành; đưa ra
mức giá ước tính về bất động sản sau khi đã điều chỉnh.
Phương pháp thặng dư
Phương pháp này thường được Công ty tiến hành định giá đối với những bất động sản có tiềm năng phát
triển như đất trống để xây dựng hoặc đất có công trình trên đất đó có thể cải tạo hoặc phá dỡ xây dựng công
trình mới trên đất. Quy trình định giá bằng phương pháp thặng dư như sau.
Hình 4. Quy trình vận dụng định giá bằng phương pháp thặng dư
Nguồn: Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
Khi sử dụng phương pháp cần tiến hành các
bước chủ yếu sau: (1) Xác định mục tiêu kinh
doanh, cách thức khai thác tốt nhất và hiệu quả nhất
dự án, phù hợp với quy định pháp luật, khả thi về
điều kiện tài chính và mang lại giá trị cao nhất cho
dự án; (2) Ước tính tổng doanh thu phát triển của
dự án, chuyển đổi tổng doanh thu đó về giá tại thời
điểm cần thẩm định giá. (3) Ước tính chi phí đầu tư
để tạo ra doanh thu phát triển của dự án, chuyển đổi
chi phí đầu tư đó về giá tại thời điểm cần thẩm định
giá. (4) Xác định giá đất căn cứ vào chênh lệch kết
quả tính toán của tổng doanh thu phát triển dự án
trừ (-) tổng chi phí đầu tư của dự án.
Phương pháp chi phí
Phương pháp này được công ty sử dụng để
định giá các bất động sản ít khi xảy ra giao dịch
mua bán trên thị trường hoặc khó dự đoán được
các khoản thu nhập của các bất động sản này. Khi
sử dụng phương pháp chi phí, công ty thường
sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như
phương pháp so sánh trực tiếp. Theo đó giá trị bất
động sản là tổng của giá trị quyền sử dụng đất (sử
dụng phương pháp so sánh) với giá trị còn lại của
công trình xây dựng trên đất (phương pháp chi
phí). Quy trình định giá dựa vào phương chi phí
như sau.
Hình 5. Quy trình định giá bằng phương pháp chi phí
Nguồn: Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
Khi sử dụng phương pháp này công ty thường
tiến hành các bước chủ yếu sau: (1) Kiểm tra, khảo
sát các thông tin về thực trạng bất động sản, thực
trạng của các công trình xây dựng trên đất; (2) Từ
đó tiến hành ước tính tỷ lệ chất lượng còn lại của
các công trình chính và công trình xây dựng phụ trợ;
(3) Ước lượng chi phí xây dựng mới đối với những
công trình này; (4) Từ đó xác định được giá trị còn
lại của các công trình này bằng cách lấy đơn giá xây
dựng mới nhân (x) diện tích xây dựng nhân (x) tỷ lệ
chất lượng còn lại.
3. Những bất cập tồn tại trong các phương pháp
định giá đang áp dụng tại Công ty
Đối với việc định giá bằng phương pháp so sánh
cho thấy khó kiểm chứng được những thông tin đã
thu thập từ thị trường bất động sản và sự khan hiếm
thông tin về bất động sản. Mức giá cuối cùng mang
nặng tính chủ quan của người định giá vì phụ thuộc
vào kinh nghiệm và sự am hiểu thị trường của các
thẩm định viên. Nói cách khác, năng lực của các
thẩm định viên có ảnh hưởng lớn đến giá trị của bất
động sản được thẩm định.
Đối với phương pháp thặng dư, đây phương
pháp cho kết quả định giá có độ nhạy lớn trước mỗi
sự thay đổi của các tham số tính toán. Có nghĩa
là giá trị của bất động sản được thẩm định sẽ bị
thay đổi khi một trong các biến số tham gia vào quá
trình định giá thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình vận
dụng phương pháp này công ty đã gặp một số khó
khăn nhất định như việc dự báo các khoản thu nhập
trong tương lai còn nhiều khó khăn, căn cứ chưa rõ
ràng. Nguyên nhân là do các dữ liệu đầu vào được
giả định nên các dữ liệu này có thể thay đổi nhanh
chóng theo thời gian và sự biến động của thị trường
nên kết quả định giá có sự sai lệch nhất định. Hơn
nữa việc xác định tỷ suất chiết khấu đòi hỏi phải có
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171
các thông tin dự báo về mức độ rủi ro của ngành
nghề đầu tư, lãi suất trái phiếu Chính phủ. Nhưng
ở Việt Nam có ít tổ chức có khả năng dự báo chính
xác các thông số này nên tỷ lệ chiết khấu đôi khi
mang tính chủ quan.
Đối với phương pháp chi phí, trong quá trình sử
dụng phương pháp này cũng gặp những hạn chế
giống phương pháp so sánh vì cũng sử dụng các
dữ liệu thị trường. Đồng thời cũng phụ thuộc nhiều
vào ý kiến chủ quan của người định giá bởi việc ước
tính các khoản giảm giá, tỷ lệ chất lượng còn lại hiện
nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào
quy định về cách tính này. Chính vì vậy, đôi khi có
sự tranh cãi giữa các bên liên quan, cũng có trường
hợp thẩm định viên tính mức giảm giá dựa trên cách
tính khấu hao đơn thuần nên không phản ánh đúng
mức độ giảm giá của bất động sản cần thẩm định.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả phân tích cho thấy mỗi phương pháp
đang áp dụng cho việc thẩm định giá trị bất động sản
tại công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam
đang tồn tại những hạn chế như đã đề cập ở mục
3.3. Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới
công ty cần chú trọng đến một số biện pháp sau.
Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn cho
các chuyên viên định giá. Như đã đề cập ở trên,
mức độ chính xác của giá trị của bất động sản phụ
thuộc nhiều vào năng lực của thẩm định viên. Do
đó, nâng cao năng lực cho thẩm định viên góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định. Để nâng
cao trình độ chuyên môn cho các chuyên viên định
giá công ty cần tạo điều kiện để các chuyên viên
thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về luật,
đào tạo nâng cao kiến thức cho các chuyên viên
định giá không chỉ trong lĩnh vực định giá mà cả
trong lĩnh vực kỹ thuật như đọc bản vẽ, đánh giá
chất lượng còn lại của công trình. Các thẩm định
viên có thể tham gia khóa học ngắn hạn hay dài hạn
phù hợp với từng người. Bên cạnh đó, có cơ chế
khuyến khích các chuyên viên cập nhật một cách
thường xuyên, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến lĩnh vực định giá bất động sản
và các lĩnh vực liên quan như: kiến trúc, xây dựng,
phong thủy, thuế. Trên cơ sở hiểu rõ các văn bản
pháp lý thì thẩm định viên mới có thể áp dụng các
văn bản đó một cách hiệu quả vào thực tiễn. Qua
đó, các thẩm định viên có thể tự rút ra được những
thành công cũng như bất cập của nó, đồng thời rút
ra được kinh nghiệm bản thân.
Thứ hai, cần phải thống nhất các văn bản pháp
lý được sử dụng. Khi các văn bản pháp lý qui định
trong thẩm thẩm định giá bất động sản chưa đầy đủ
và chưa thông nhất, Công ty phải tự hoàn thiện các
văn bản trong khuôn khổ hoạt động của mình để
thống nhất qui trình các bước định giá trong từng
phương pháp cụ thể, cũng như giúp các thẩm định
viên dễ dàng hơn trong việc tính toán các thông số
liên quan.
Thứ ba, hoàn thiện công tác thu thập và phân
tích thông tin. Để có được thông tin chất lượng cao,
cần xác định được những thông tin cần thu thập,
phân biệt được các nguồn thông tin chủ yếu và thứ
yếu. Mặt khác, công ty phải xây dựng và thống nhất
một tiến trình thu thập thông tin của từng phương
pháp cụ thể. Bên cạnh đó, cần xây dựng mạng lưới
thu thập thông tin ở từng địa bàn cụ thể trên cơ sở
tổ chức phân vùng thu thập thông tin, giúp công ty
có thể chủ động xây dựng một cơ sở dữ liệu cơ bản
về bất động sản.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, để
nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá tại
Việt Nam cần chú trọng đến các chính sách như xây
dựng dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt
động định giá, chú trọng đến việc xây dựng hệ thống
thông tin, ngân hàng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt
động định giá, và thành lập cơ quan kiểm tra, giám
sát trong lĩnh vực thẩm định giá nhằm quản lý chặt
chẽ hoạt động định giá, tránh xảy ra tình trạng bong
bóng bất động sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2005. Quyết Định số 24/2005/QĐ-BTC về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2005. Quyết Định số 77/2005/QĐ-BTC về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2), Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2005. Quyết Định số 129/2008/QĐ-BTC về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 3), Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2005. Chính sách Giá và Thẩm định giá Việt Nam. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Hoàng, 2007. Giáo trình Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp. Học viện tài chính, Hà Nội.
6. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, 2012. Luật giá số 11/2012/QH13. NXB Hồng Đức, Hà Nội.
7. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, 2005. Luật dân sự số 33/2005/QH11. NXB Hồng Đức, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Thọ, 2008. Thẩm định giá bất động sản, lý luận và thực tiễn. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hoan_thien_cac_phuong_phap_dinh_gia_bat_dong_san.pdf