Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020

Abstract: Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường,

không khí, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường

không khí, môi trường nước, sự tác dộng do sự phát triển kinh tế xã hội tới

môi trường không khí, môi trường nước. Dự báo sự thay đổi chất lượng

môi trường không khí do hoạt động không khí, hoạt động phát triển kinh tế

xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ. Đề xuất các chính sách và

giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên đại bàn

huyện.

Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Đại từ

pdf18 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng, dự báo đến năm 2015, 2020 tại nhiều khu vực trên địa bàn huyện Đại Từ chất lượng môi trường không khí sẽ bị suy giảm rõ rệt, đặc biệt là ô nhiễm bụi, SO2, NO2 tại các khu vực khai thác khoáng sản, khu vực nhà máy xi măng Quán Triều, công ty nhiệt điện An Khánh (xã Yên Lãng, xã Hà Thượng, xã An Khánh, xã Cù Vân), hàm lượng bụi vượt QCVN 05:2009/BTNMT từ 1 đến 12 lần; hàm lượng SO2, NO2 vượt trên 02 lần nếu không có những giải pháp để kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. 3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc và không khí huyện Đại Từ 3.4.1. Phƣơng pháp tiếp cận (i) Phương pháp tiếp cận bằng các quy định: Phương pháp nhằm đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn ô nhiễm bằng việc buộc các nguồn ô nhiễm tuân thủ quy định và yêu cầu thông qua sức mạnh của luật pháp. Các quy định và yêu cầu mà các nguồn ô nhiễm phải tuân thủ được coi là “mệnh lệnh” trong hệ thống pháp lý. Các cơ quan quản lý giám sát và điều tra tình trạng tuân thủ của các nguồn ô nhiễm và áp dụng hình phạt đối với những cơ sở vi phạm. (ii) Phương pháp tiếp cận bằng kinh tế: Phương pháp tiếp cận này nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua hỗ trợ/hình phạt kinh tế hoặc tài chính. Có nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích ví dụ: thu phí, đền bù tác hại môi trường, cung cấp vốn vay ưu đãi, ưu đãi thuế, ưu đãi sử dụng đất (iii) Phương pháp tiếp cận bằng cải tiến công nghệ: Phương pháp tiếp cận này nhằm khuyến khích hành vi tự nguyện của các nguồn ô nhiễm trong việc giới thiệu và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm thông qua những biện pháp khác nhau. Hỗ trợ sản xuất sạch hơn và hệ thống quản lý môi trường và khen thưởng thành tích tốt là ví dụ về khuyến khích dành cho các biện pháp tự nguyện của các nguồn ô nhiễm. (iv) Phương pháp tiếp cận bằng nâng cao nhận thức: Phương pháp tiếp cận này nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua nâng cao nhận thức về môi trường của chủ nguồn gây ô nhiễm và của người dân. Phương pháp tiếp cận này bao gồm việc đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường của các nguồn ô nhiễm, công bố thông tin quản lý môi trường. (v) Phương pháp tiếp cận bằng phát triển cơ sở hạ tầng: Phương pháp tiếp cận này nhằm phát triển các hệ thống quản lý chất, giảm thiểu thải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải ra môi trường. 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng 3.4.2.1. Bảo vệ môi trƣờng bằng các quy định a. Kiểm soát ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp b. Kiểm soát các cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch (i) Điều tra, thống kê toàn bộ hoạt động dịch vụ, du lịch trong khu vực và đánh giá thực trạng xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh (ii) Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác nước mặt, nước ngầm và cấp phép xả nước thải vào nguồn nước đối với các đơn vị. (iii) Thực hiện thu các khoản phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ. (iv) Tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý các hành vi xả thải trên địa bàn. 3.4.2.2. Bảo vệ môi trƣờng bằng công cụ kinh tế - Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có thể áp dụng hình thức thu phí qua nước sử dụng đầu vào hoặc đo lượng thải trực tiếp đầu ra. - Thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Xử phạt bằng tiền đối với các hành vi xả thải không qua xử lý. 3.4.2.3. Bảo vệ môi trƣờng bằng nâng cao nhận thức (i) Tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện: - Thu gom vỏ chai lọ hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. - Sử dụng phân an toàn trong bón ruộng. - Tự nguyện tham gia thu gom rác theo mạng lưới trung chuyển để đưa đi xử lý. - Thực hành tiết kiệm nước trong sinh hoạt Hình thức tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, đài truyền hình, tờ rơi áp phích, thông qua các đoàn hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc... (ii) Tuyên truyền cho khách du lịch Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hồ Núi Cốc cũng cần phải là các nhân tố tuyên truyền tích cực tới du khách thông qua các quy định, nội quy của đơn vị mình trong công tác bảo vệ môi trường (iii) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho những người làm công tác quản lý khu du lịch, rừng phòng hộ hồ Núi Cốc. Hình thức tuyên tuyền cho các đối tượng này chủ yếu là các hình thức hội thảo, tập huấn, tài liệu chuyên ngành. Thiết lập kênh thông tin tố cáo các hành vi xâm hại môi trường và tuyên dương những cá nhân tập thể có thành tích trong bảo vệ môi trường trên địa bàn huyên. 3.4.2.4. Bảo vệ môi trƣờng bằng phát triển cơ sở hạ tầng a. Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn huyện b. Cải thiện cơ sở hạ tầng thu gom xử lý chất thải các khu dân cư (i) Thiết lập mạng lưới các điểm trung chuyển rác thải rắn cấp 1 tại mỗi xã trên địa bàn và trạm trung chuyển cấp 2 (mỗi trạm phục vụ trung chuyển cho khoảng 3-5 xã) tại các địa phương. Rác từ các điểm trung chuyển sẽ tiếp tục đưa đi chôn lấp tại bãi rác Bình Thuận và một số bãi rác nhỏ tại xã Phú Xuyên, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. (ii) Đầu tư nâng cao năng lực thu gom rác thải ở các xã: (iii) Nâng cấp hệ thống thoát nước ở các khu dân cư: c. Xây dựng hạ tầng thu gom và xử lý chất thải đô thị (i) Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung thị trấn Đại Từ: (ii) Xây dựng hệ thống thu gom chất thải đô thị - Tăng cường năng lực thu gom cho hợp tác xã môi trường của thị trấn bằng các trang thiết bị như xe đẩy, đồ bảo hộ lao động. - Vận hành đúng quy trình thiết kế của bãi rác đã xây dựng tại Bình Thuận - Xây dựng hệ thống xử lý nước rác tại bãi rác của huyện. d. Cải thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải y tế d. Quản lý chất thải chăn nuôi (i) Trước mắt áp dụng các biện pháp đơn giản để hạn chế mức độ phát thải của chất thải chăn nuôi như tận dụng làm phân bón hữu cơ trong canh tác. (ii) Xây dựng các mô hình xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi tập trung, tái sử dụng chất thải chăn nuôi để sinh khí biogas làm nhiên liệu, thu gom xử lý phân chuồng làm phân bón trong hoạt động canh tác. e. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho khu du lịch hồ Núi Cốc Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại A phù hợp với quy định trong QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 3.4.2.5. Các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trƣờng a. Nâng cao năng lực quản lý môi trường - Tăng cường năng lực nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện. - Phân cấp quản lý bảo vệ môi trường đến cấp xã, thị trấn. b. Đẩy mạnh hoạt động quan trắc chất lượng môi trường c. Các biện pháp khác Bảo vệ và khôi phục rừng, chống xói mòn, rửa trôi đất dốc, tạo được hệ thống giữ nước mặt và bổ sung được nước ngầm. Tạo nguồn phân bón sinh học, phân hữu cơ và các biện pháp canh tác hợp lý để tăng cường khả năng làm giàu dinh dưỡng cho đất, nhất là đối với những vùng đất bạc màu và vùng đất có nguy cơ thoái hóa. Áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi làm giảm khả năng canh tác của đất. Tăng cường diện tích rừng phòng hộ với các loại cây bản địa phù hợp tạo chất lượng rừng tốt nhằm chống xói mòn bề mặt. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1. Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện luôn ở mức khá cao so bình quân chung cả tỉnh, mức sống của người dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá, gia tăng dân số, ... là sự gia tăng các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm chất lượng môi trường, gây tác động xấu đến sức khoẻ nhân dân, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của huyện. 1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt lớn nhất trên địa bàn huyện là từ hoạt động sinh hoạt và các cơ sở sản xuất; nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất là từ hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động xây dựng. 1.3. Chất lượng môi trường nước mặt các sông suối trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm rõ rệt tại một số khu vực, đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực thị trấn Đại Từ, khu vực khai thác khoáng sản. Các suối tiếp nhận nước thải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do hầu hết các nguồn thải không được xử lý đáp ứng được TCVN, QCVN. 1.4. Môi trường không khí xung quanh các khu thị trấn Đại Từ, khu vực khai thác khoáng sản đã bị ô nhiễm bụi, có khu vực hàm lượng bụi vượt QCVN gần 05 lần, đã gây ra những tác động lớn tới sức khoẻ nhân dân khu vực. 1.5. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020, dự báo mức độ ô nhiễm trong nguồn nước mặt tăng lên trên 02 lần so với hiện nay; nhiều khu vực, hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường không khí vượt QCVN trên 10 lần như tại các khu vực khai thác khoáng sản, khu vực nhà máy xi măng Quán Triều, công ty nhiệt điện An Khánh (xã Yên Lãng, xã Hà Thượng, xã An Khánh, xã Cù Vân). 1.6. Các giải pháp để bảo vệ môi trường phát triển bền vững trên địa bàn huyện được đề xuất theo các phương diện thể chế, kinh tế, công nghệ, hạ tầng, nhận thức của con người. Nội dung các giải pháp đã bám sát vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm và các dự báo về thay đổi môi trường trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, hướng tới nhiều đối tượng, có sự gắn kết giữa vấn đề môi trường và kinh tế xã hội đảm bảo tính hợp lý và khả thi. 2. KIẾN NGHỊ Để bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện Đại Từ, tác giả xin có một số kiến nghị sau: - Lập và trình thẩm định báo các đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Đại Từ đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đại Từ đến năm 2020 để làm cơ sở, căn cứ cho công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn. - Nâng cao năng lực, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa bàn huyện. - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, Luật quản lý Tài nguyên nước, Luật khoáng sản. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. - Những tồn tại và hướng phát triển tiếp theo của đề tài: Đề tài mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát những biến đổi của môi trường tự nhiên trong mối quan hệ tác động qua lại với các hoạt động KT-XH, kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận văn nhằm xác định những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường huyện Đại Từ. Tuy nhiên việc khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường cần có giải pháp kỹ thuật cụ thể. Luận văn kiến nghị cần có những nghiên cứu tiếp theo tập trung vào từng yếu tố môi trường, cụ thể là: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm các nguồn nước, hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường nước, trong đó có thể sử dụng mô hình toán học để tìm ra quy luật biến đổi môi trường nước do tác động của các hoạt động KT-XH gây ra, từ đó xác định các giải pháp cụ thể để bảo vệ và sử dụng nguồn nước có hiệu quả nhất; tương tự là đối với vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. References

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050000554_5655.pdf