Nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo công nghệ Việt – Nhật, trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Động lực học tập là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với chất lượng học tập, hiệu quả học tập của

sinh viên. Trong đó các yếu tố bản thân sinh viên, giảng viên, điều kiện học tập, môi trường học tập, công

tác quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, gia đình tác động tích cực đến động lực học tập của sinh

viên. Thấy được tầm quan trọng này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu động lực học

tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Phần nào

cho thấy được động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật nói riêng và Trường

ĐH Công nghệ TP. HCM nói chung. Đứng ở góc độ sinh viên để tìm ra những vướng mắc nhằm đề xuất,

nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy, góp phần đánh thức động lực, sự thích thú, niềm đam

mê học tập với mục tiêu xác định cho mỗi sinh viên.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo công nghệ Việt – Nhật, trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
345 NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ VIỆT – NHẬT, TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dƣơng Thị Thủy Tiên, Phùng Thị Ánh Nguyệt, Tống Mỹ Duyên Viện Đào tạo Công nghệ Việt – Nhật, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam TÓM TẮT Động lực học tập là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với chất lượng học tập, hiệu quả học tập của sinh viên. Trong đó các yếu tố bản thân sinh viên, giảng viên, điều kiện học tập, môi trường học tập, công tác quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, gia đình tác động tích cực đến động lực học tập của sinh viên. Thấy được tầm quan trọng này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Phần nào cho thấy được động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật nói riêng và Trường ĐH Công nghệ TP. HCM nói chung. Đứng ở góc độ sinh viên để tìm ra những vướng mắc nhằm đề xuất, nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy, góp phần đánh thức động lực, sự thích thú, niềm đam mê học tập với mục tiêu xác định cho mỗi sinh viên. Từ khóa: Động lực, động lực học tập, sinh viên, giảng viên, phương pháp. 1. GIỚI THIỆU Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới, đồng hành cùng một nền kinh tế công nghiệp 4.0 đang phát triển là một nền kinh tế tri thức có tầm phát triển không kém. Với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, các quốc gia đang đối mặt với rất nhiều cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một nguồn tài nguyên quý giá, quan trọng quyết định cho sự tồn tại của quốc gia đó trong quá trình hội nhập hóa cùng với thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” càng cho thấy sự cần thiết của việc giáo dục, đổi mới, cải cách quan trọng và cần thiết như thế nào. Những nghị quyết ra đời với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nền giáo dục tiên tiến trong khu vực vào năm 2030. Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là trường đầu tiên trên cả nước chuyển đổi sang hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Chương trình Đào tạo chuẩn Nhật Bản là một chương trình đào tạo chất lượng cao đào tạo các cử nhân Đại học với chuyên môn vững vàng cùng tiếng Nhật để sinh viên tự tin bước vào công cuộc hội nhập của đất nước. Bài nghiên cứu này sẽ “Nghiên cứu động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Nhằm đánh giá một cách khách quan, khoa học động lực học tập, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp đối với viện Công nghệ Việt – Nhật nói riêng và trường ĐH Công nghệ Hutech nói chung. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm động lực Động lực là một quá trình nội tại, giúp thúc đẩy, định hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich, 2003; Schunk, 2000; Stipek, 2002). Nói cách khác, động lực chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thỏa mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu không có động lực. 346 2.2 Khái niệm động lực học tập Động lực học tập của người học, Bomia et al (1997) cho rằng đó là sự khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết trong quá trình học tập. Động lực học tập là nguyên nhân dẫn đến hành động của sinh viên (Mer-riam- Webster, 1997), là sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành có kết quả một công việc nào đó (DuBrin, 2008). 2.3 Vai trò của động lực học tập Động lực học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với người học nói chung và sinh viên nói riêng. Không có động lực học tập, sinh viên không có lòng khát khao hào hứng, mong muốn và cảm thấy có trách nhiệm trong việc học. Họ sẽ lảng tránh việc học hoặc học một cách đối phó, hình thức và như vậy kiến thức và kĩ năng thu được sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu có động lực học tập, sinh viên sẽ khát khao và hứng thú trong học tập, do đó kết quả thu được thường sẽ rất tích cực. Động lực là một vấn đề rất quan trọng trong giáo dục bậc cao bởi kết quả học tập có tầm quan trọng trong suốt cuộc đời sự nghiệp sau này của người học. Biết được những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên và cái gì sẽ tạo thuận lợi trong việc học, cái gì đứng đằng sau quá trinh học của họ sẽ giúp những người làm giáo dục dự báo được kết quả học tập, có thể đưa ra những sự giúp đỡ đối với sinh viên (SV) trước khi điểm số của họ giảm (Kamauru, 2000). 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tiếp cận: xác định mục tiêu nghiên cứu, đưa ra các yếu tố nghiên cứu sơ bộ, thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của sinh viên đang học tại chương trình chuẩn Nhật Bản của Viện Công nghệ Việt- Nhật. Lập bảng câu hỏi để khảo sát. Phương pháp khảo sát: tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi đã được lập và hiệu chỉnh ở bước 1 và tiến hành khảo sát định lượng, tiến hành chọn mẫu. Phương pháp phân tích: thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các dữ liệu phân tích và đề xuất giải pháp. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Xác định quy mô mẫu: công thức xác định cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu đạt được độ tin cậy Công thức 1: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát: N = 5 * m Trong đó: m là số lượng câu hỏi trong bài, Ta có: N = 5 * 37 = 185 mẫu Công thức 2: Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được theo Green (1991) và Tabachnick & Fidell (2007), quy mô mẫu được xác định là: N ≥ 50 + 8k. Với k là số biến độc lập của mô hình. Ta có: n = 50 + 8 * 7 = 106 mẫu. Tiến hành phát phiếu khảo sát 240 phiếu. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Các đối tượng đã phát phiếu khảo sát: Sinh viên đang theo học tại Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật, Trường ĐH Công Nghệ TPHCM. Sau khi phân tích mối tương quan, sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình. Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau: Y=ß0+ß1X1+ß2X2+ß3X3+ß4X4+ß5Xß6X6+ ε Trong đó: Biến phụ thuộc: Y ( Động lực học tập của sinh viên) ß0: hằng số hồi quy. ß1, ß2, ß3, ß4, ß5, ß6: các hệ số hồi quy của tổng thể. 347 X1: Bản thân sinh viên X2: Giảng viên X3: Điều kiện học tập X4: Môi trường học tập X5: Công tác quản lý đào tạo X6: Chương trình đào tạo X7: Gia đình ε : Sai số ngẫu nhiên Để kiểm định mô hình nghiên cứu bước đầu tiên ta tiến hành phân tích mô tả, tiếp theo là kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại một số biến không đạt yêu cầu, kiểm định độ giá trị thông qua phân tích nhân tố khám phá. Sau đó, sẽ tiến hành phân tích tương quan và phân tích hồi quy để thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM. Bảng 1. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả sau khi chạy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA đã loại 3 biến quan sát (từ 37 biến quan sát ban đầu xuống còn 34 biến quan sát). Dùng dữ liệu đã phân tích tiếp tục đưa vào kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội và phân tích hồi quy. Bảng 2. Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy 348 Phương trình hồi quy có hệ số đã chuẩn hóa có dạng như sau: Y = 0,576 + 0,161X1 + 0,261X2 + 0,163X3 + ε Trong đó: Y: Động lực học tập X1: Chương trình đào tạo, X2: Gia đình X3: Môi trường ε: Sai số ngẫu nhiên Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên giá trị Sig trong bảng Coefficients cho biết các tham số hồi quy có ý nghĩa hay không. Nếu giá trị Sig lớn hơn 0,05 (5%) thì không có ý nghĩa thống kê. Chúng ta loại thêm hằng số vì có giá trị Sig lớn hơn 0,05. Y = 0,576 + 0,161X1 + 0,261X2 + 0,163X3 + ε Kết quả R2 = 0,398 (R2 có hiệu chỉnh) cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê. Các biến độc lập giải thích được 60,2% sự biến động của biến phụ thuộc. Các yếu tố trong mô hình gồm: Gia đình, Môi trường, Chương trình. Để xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến “Động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM”, chúng ta căn cứ vào thứ tự mức độ của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hóa. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì ảnh hưởng đến Động lực học tập của sinh viên càng nhiều. Do đó, trong mô hình này chúng ta thấy động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM” bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thành phần Gia đình (β=0,261), biến quan trọng thứ hai ảnh hưởng là thành phần Môi trường (β=0,163), quan trọng thứ ba là thành phần Chương trình đào tạo (β=0,161). Hình 1: Mô hình kết quả hồi quy Nguồn: Tự nghiên cứu, tổng hợp năm 2019 Nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn nghiên cứu về Động lực học tập của người học, như Bomia et al.(1997) cho rằng đó là sự khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết trong quá trình học tập. Động lực học tập là nguyên nhân dẫn đến hành động của sinh viên (Mer- riam- Webster, 1997), là sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành có kết quả một công việc nào đó (DuBrin, 2008). Do đó Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật nói riêng và Trường ĐH Công nghệ nói chung muốn tạo động lực cho sinh viên đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nhận được sự tin tưởng của sinh viên nhiều hơn thì cần cải thiện và nâng cao chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến Động lực học tập của sinh viên. 349 5. KIẾN NGHỊ Việc xây dựng kiến nghị nhằm đạt được những mục tiêu sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng Đào tạo của Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật nhằm điều chỉnh và nâng cao động lực học tập của sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao của doanh nghiệp. Thứ hai, nhằm góp phần cải thiện và hiện đại hóa ngành giáo dục ngày một hiệu quả. Thứ ba, nhằm tạo uy tín và niềm tin của sinh viên với chương trình đào tạo của Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật. Hiện nay Viện đào tạo CN Việt – Nhật đã thành lập và hoạt động 4 năm và đạt được một số thành tựu nhất định, là chương trình Chuẩn Nhật Bản tiên phong tại Việt Nam đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên tiềm năng phát triển và mở rộng quy mô của Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật còn rất lớn thì thế Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật cần quan tâm và cải thiện những yếu tố sau: Thứ nhất, yếu tố gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến động lực học tập của sinh viên. Chính vì thế cần có kênh thông tin liên lạc từ Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật đến gia đình sinh viên là hết sức quan trọng. Hiện nay công tác liên lạc thông báo tình hình học tập, sinh viên vắng mặt nhiều trên lớp được Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật làm rất tốt. Tuy nhiên, đối với gia đình sinh viên không liên lạc được do một số nguyên nhân như thay đổi số điện thoại, gmail, địa chỉ liên lạcchưa thể cập nhật về tình trạng học tập của sinh viên cũng như không kịp thời đưa ra các giải pháp giúp sinh viên khắc phục khó khăn đang gặp phải. Việc này dễ dẫn đến giảm động lực học tập của một số sinh viên. Để cải thiện và kiểm soát tình trạng này Viện đào tạo Công nghệ Việt - Nhật cần nên đẩy mạnh công tác liên lạc cung cấp tình trạng học tập của sinh viên thường xuyên đến gia đình để gia đình có những giải pháp kịp thời hay những phần quà khích lệ đối với sinh viên chăm ngoan học giỏi để làm tăng thêm động lực học tập của sinh viên. Bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình như động viên, khích lệ tinh thần học tập của sinh viên thì môi trường học tập cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến động lực học tập của sinh viên. Vì thế, yếu tố thứ 2 mà Viện Công nghệ Việt – Nhật cần quan tâm là: Môi trường học tập. Một lớp học với sự hăng hái phát biểu đóng góp xây dựng bài sẽ giúp các thành viên hiểu bài rõ hơn, sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn. Để nhận được sự tương tác đó thì đòi hỏi giảng viên phải tạo ra được không khí học tập kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, thảo luận và tranh luận của sinh viên. Từ đó tất cả sinh viên luôn phải trong tư thế vận động, suy nghĩ mà quên đi sự mệt mỏi thay vào đó là sự thích thú, hăng say học tập. Môi trường học tập không chỉ là những giờ học trên lớp mà còn chính là những sân chơi lành mạnh, những giờ ngoại khóa, những phong trào bổ ích của lớp, của Khoa/Viện, Trường thường xuyên tổ chức qua đó việc học và giải trí xen kẻ nhau giúp sinh viên luôn có tinh thần thoải mái, sẵn sàng thu nhận kiến thức trong tâm thế tốt nhất và hiệu quả nhất. Không những thế, thiết kế chương trình đào tạo với lượng kiến thức phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên, phù hợp với nhu cầu xã hội sẽ tác động mạnh mẽ đến động lực học tập của sinh viên chính vì thế Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật cần phải chú trọng trong việc thiết kế chương trình đào tạo. Về chuyên ngành nên có thêm nhiều môn thực hành để cọ sát với thực tiễn, bên cạnh học Tiếng Nhật thì nên bổ trợ thêm tiếng Anh chuyên ngành căn bản. Đặc biệt, tăng cường ôn tập và trau dồi tiếng Nhật cho sinh viên năm 4 chuẩn bị ra trường. Môn học Project Design là môn học khám phá được tư duy nhạy bén của sinh viên và được đánh giá rất cao nên được tiếp tục đẩy mạnh ngày càng hoàn thiện. Nghiên cứu này đem lại kết quả và đóng góp nhất định, phần nào giúp Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật hiểu rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn những điểm hạn chế. Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu như thời gian, chi phí,... nên nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện trong phạm vi sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh do vậy có thể không phản ánh hết được thực trạng sinh viên thuộc các Khoa/Viện khác của trường. Đây là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo. 350 Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài này là phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng mẫu nhỏ và phân bố không đều giữa các nhóm. Nếu có thể lấy số lượng mẫu lớn hơn và phương pháp lấy mẫu theo xác suất kết hợp với phương pháp lấy mẫu theo tỉ lệ thì kết quả nghiên cứu sẽ sâu sắc hơn và đúng với thực tế hơn. Nghiên cứu này chỉ tập trung kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Chưa đi sâu vào kiểm định đa nhóm, kiểm định Ttest... và hiện nay còn có các phương pháp, công cụ hiện đại khác dùng để đo lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết có thể chính xác hơn. Nghiên cứu này cũng cho động lực học tập của sinh viên Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật. Đứng ở gốc độ sinh viên, qua đó, đã tìm ra vướng mắc để điều chỉnh và đề xuất các kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng Đào tạo Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật góp phần cải cách và hiện đại hóa ngành giáo dục & đào tạo tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Động lực học tập của sinh viên sẽ dẫn đến niềm tin vào chương trình đào tạo Chuẩn Nhật Bản- Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật. Tuy nhiên để nâng cao động lực học tập cả sinh viên, không chỉ có sự nổ lực của Viện đào tạo Công nghệ Việt – Nhật, gia đình sinh viên, đội ngũ giảng viên, chuyên viên của Viện mà rất cần có sự đồng tình ủng hộ từ lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, các phòng ban và đặc biệt là sinh viên  những người tạo ra trực tiếp động lực cho bản thân. Lời cảm ơn: Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Trịnh Xuân Hưng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên Hutech qua các năm- Sách [2] Philip Kotler, 2003. Quản trị Marketing. NXB Thống Kê. [3] Hall International, Inc. [4] [5] [6] https://phongvanduhoc123.wordpress.com/2013/05/31/khai-niem-huong-nghiep/ [7] https://vietbooks.info/threads/co-so-tam-ly-hoc-ung-dung-tap-1-nxb-dai-hoc-quoc-gia-2001-gs-dang- phuong-kiet-783-trang.10477/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dong_luc_hoc_tap_cua_sinh_vien_vien_dao_tao_cong.pdf
Tài liệu liên quan