Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ để chuyển hóa thành rừng giống

Căn cứ vào mật độ cây trồng, độ tàn che, số lượng cây hiện tại, chất lượng

rừng và kỳ giãn cách giữa 2 lần tỉa thưa.Đề tài đã chọn phương án tỉa thưa làm

2 lần, lần 1 năm 2006, lần 2 năm 2008. Cường độ tỉa thưa 40%(tính theo số cây

hiện tại). Độtàn che trước tỉa thưa 0.86, sau tỉa thưa lần 1 còn 0.7 và sau lần 2

giữ 0.6.

Để thực hiện được phương án trên, đề tài đã dùng 5 ô tiêu chuẩn làm mô hình thí

điểm cho việc tính toán, bài cây theo phương án đã đềra. sau đây là kết quảtỉa

thưa lần 1 và phương án tỉa thưa lần 2.

pdf32 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ để chuyển hóa thành rừng giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao Tán Độ tàn che Tỷ lệ Hoa, quả tiêu chuẩn Khi trồng Hiện tại D1,3(m) Hvn(m) Dt(m) (%) 1 1140 320 20,5 16,4 4 0,5 68,0 2 1260 420 17,5 17,7 3,7 0,68 65,0 3 1280 420 18,9 17 4 0,7 65,5 4 1080 600 19,5 18,1 4,4 0,75 63,5 5 1000 500 19,3 19 4,4 0,77 65,5 T.B 1152 452 19,1 17,6 4,1 0,68 65,5 Tháng 10/2008, sau tỉa thưa lần 2, tỷ lệ cây ra hoa đạt 100%. Kiểm tra thống kê cho thấy : Sinh trưởng chiều cao(Ft = 1.2 < Fb = 3.9) và đường kính(Ft = 0.8 < Fb = 3.9) giữa các ô không có sự sai khác rõ rệt, điều này nói lên lâm phần sinh trưởng tương đối đồng đều, rừng chưa bị tác động. Số cây hiện tại: 1008 cây/ha so với 1152 cây/ha chiếm 87.4%. Trữ lượng: 112.1 m3/ha; Tình hình sâu, bệnh không đáng kể, chỉ có 1-2% số cây bị bệnh nứt vỏ, số cây này sẽ được chặt trong tỉa thưa lần 1. Chất lượng rừng trồng: Bảng 05 : Chất lượng rừng trước khi chuyển hoá Ô Cấp sinh trưởng Tỷ lệ sống tiêu chuẩn Cây cấp I Cây cấp II Cây cấp III Cây cấp IV Cây cấp V ( % ) số câyÙ (%) câyÙ(%) câyÙ(%) câyÙ(%) câyÙ(%) 1 20(43%) 6(13%) 4(8%) 10(21%) 7(15%) 91 2 19(34%) 14(24%) 16(28%) 1(2%) 7(12%) 91.7 3 30(52%) 15(26%) 9(15%) 3(5%) 1(02%) 93.3 4 27(56%) 12(24%) 4(8%) 4(8%) 2(04%) 81 5 25(59%) 11(25%) 4(9%) 2(5%) 1(02%) 80 T.B 24,2(50%) 11,6(22%) 7,4(14%) 4,0(8%) 3,6(6%) 87.4 20 Bảng trên cho thấy: Lâm phần này có tốc độ sinh trưởng tương đối khá: > 3m/năm về chiều cao; > 3cm/năm về đường kính và đạt 24.9 m3/ha/năm về trữ lượng. Tỷ lệ cây cấp I+II chiếm > 70% tổng số. Như vậy, qua 2 lần tỉa thưa số cây còn lại để thu hái quả sẽ chủ yếu là cây cấp I và cấp II. Hy vọng với chất lượng rừng như thế này sẽ góp phần không nhỏ cho việc cải thiện giống, năng suất sau này. Căn cứ vào mật độ cây trồng, độ tàn che, số lượng cây hiện tại, chất lượng rừng và kỳ giãn cách giữa 2 lần tỉa thưa...Đề tài đã chọn phương án tỉa thưa làm 2 lần, lần 1 năm 2006, lần 2 năm 2008. Cường độ tỉa thưa 40%(tính theo số cây hiện tại). Độ tàn che trước tỉa thưa 0.86, sau tỉa thưa lần 1 còn 0.7 và sau lần 2 giữ 0.6. Để thực hiện được phương án trên, đề tài đã dùng 5 ô tiêu chuẩn làm mô hình thí điểm cho việc tính toán, bài cây theo phương án đã đề ra. sau đây là kết quả tỉa thưa lần 1 và phương án tỉa thưa lần 2. 2.3 Năm 2008, dự báo sản lượng quả trong lâm phần chuyển hoá thành rừng giống : - Sản lượng quả bình quân / ô tiêu chuẩn: D(kg) = n . A% . C(kg) = .... kg / 500 m2 Qua điều tra thu được: D(kg) = 26 . 65,5% . 2,0(kg) = 33,8 kg / 500 m2 Trong đó: n = số cây trong ô tiêu chuẩn = 26 cây/500 m2 A% = tỷ lệ % cây có quả = 64,5% C(kg) = Sản lượng của cây có quả (cây đại diện = sản lượng trung bình của cây đại diện) = 2,0kg - Sản lượng quả / 4.8 ha: = (48000,0 . 33,8)/500 = 3244,8 kg. 21 - Sản lượng hạt / 4.8 ha: = 3244,8 kg : 20,0 = 162,2 kg; tương đương 33,7 kg/ha Sau khi tỉa thưa lần 2 (7/2008 ), tán rừng được mở, độ tàn che trung bình 0,6 và số cây ra hoa kết quả đạt 100%. dự kiến năm 2009, rừng giống sẽ có sản lượng hạt > 200 kg/4,8 ha. 2.4 Nghiên cứu bài cây – tỉa thưa chuyển hóa rừng giống năm 2006 - 2008 Bảng 06: Kết quả tỉa thưa lần 1 và Phương án tỉa thưa lần 2 Cây chặt 40% Cây còn lại Năm theo dõi Lần thứ... (Tháng, năm) Số cây/ha Sản lượng m3/ha Tổng số cây/ 4,8 ha Mật độ cây/ ha Trữ lượng m3/ha Độ tàn che 2006 Lần 1 (11-06) 312 11.2 3206.4 668 88.5 0.7 2008 Lần 2 (7-2008) 267 24.0 1924 400 64.0 0.6 Năm thứ nhất chủ yếu tỉa thưa như chặt vệ sinh rừng: Phát chăm sóc toàn bộ diện tích rừng. Những cây bị chặt lần 1 chủ yếu là những cây cấp V, cấp IV đó là những cây cong keo, sâu bệnh, cụt ngọn, chết khô, những cây ở tầng dưới tán nhất. Sau khi tỉa thưa lần 1 đã tiến hành bài cây lần 2 (Đánh dấu cây chặt lần 2). những cây để lại lấy quả đã được bón 0.2 Kg phân ( NPK 10-5-5 ) / gốc. Những cây chặt lần 2 (2008) đó là những cây cấp III và cấp II. Sau chặt lần 2, rừng giống còn lại chủ yếu cây cấp I và một phần cây cấp II: Cây ở tầng cao nhất, thân hình và tán to, đẹp, không bị sâu bệnh. 22 Bảng 07: Kết quả thực hiện tỉa thưa năm 2008 Cây chặt 40% Cây còn lại Tháng năm theo dõi Lần thứ... (Tháng, năm) Số cây/ha Sản lượng m3/ha Tổng số cây/ 4,8 ha Mật độ cây/ ha Trữ lượng m3/ha Độ tàn che 19/9/2006 Lần 1 (11-06) 312 11.2 3206.4 668 88.5 0.7 02/7/2008 Lần 2 (2008) 157 37.0 1344 300 75.0 0.6 2.5 Kiểm nghiệm hạt thu từ rừng chuyển hoá tại Cầu Ham – Bắc Quang – Hà Giang: - Sản lượng quả / cây: 1,0 – 12,0 kg quả / cây. Tùy theo diện tích tán và độ dày tán cây. Cây càng nhiều cành, đủ ánh sáng, thời tiết thuận lợi thì hoa, quả càng nhiều. - Sản lượng quả -> hạt: 17,0 – 20,0 kg quả (vỏ quả màu nâu 80%, gần nứt) thu được 1,0 kg hạt sạch tạp chất ( Độ thuần 95%). - Sản lượng hạt /1 kg: 85.000,0 – 90.000,0 hạt. - Trọng lượng bình quân 1000 hạt: 11.49 g. - Tỷ lệ nảy mầm: 91-95 %. - Thế nảy mầm: Thời gian nảy mầm sớm nhất là 3-5 ngày sau khi gieo, kết thúc nảy mầm sau gieo 16 – 20 ngày. 2.6 Lập hồ sơ thiết kế, tỉa thưa rừng giống: • Mô tả lâm phần chuyển hoá thành rừng giống: Lâm phần chuyển hoá thành rừng giống giống gồm 2 lô (lô1 + lô 2 – Khoảnh 114) nhưng liền kề nhau, chỉ cách một con đường mòn dân sinh. 2 lô này được trồng cùng thời điểm, cùng nguồn giống. Tổng diện tích cả hai lô 4.8 ha. Thực bì chủ yếu là các loại cây như: Đom đóm, ba soi, cây dong rừng, cỏ rác… sinh trưởng tốt. Độ dốc nhỏ 5 – 70, có đường bê tông nối từ đường nhựa 23 279 vào tận chân lô nên rất thuận lợi cho việc đi lại, theo dõi và kinh doanh hạt giống. Rừng này được trồng vụ thu năm 2002, đến năm 2006 rừng đang độ 4,5 tuổi. Nguồn giống của cả hai lô rừng được Công ty lâm nghiệp Cầu Ham mua cây con ươm từ hạt rừng giống của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy ( Trung tâm NC và TN cây NL giấy Hàm Yên). Mật độ thiết kế ban đầu 1111 cây/ha, số cây còn lại 980 cây/ha ( chiếm 87,4 % ). Kỹ thuật trồng, chăm sóc theo quy trình trồng rừng nguyên liệu giấy. chiều cao bình quân lâm phần tại tuổi 4 đạt 14,2 m, đường kính ngang ngực bình quân của lâm phần 14,3 cm, cây rừng phân bố khá đều trên toàn diện tích. Số cây cấp I chiếm 50%, cấp II chiếm 22% tổng số cây, còn lại 28% là cây cấp III, IV và cấp V. Sau khi tỉa thưa lần 2, tháng 7/2008. Hồ sơ rừng giống đã được hoàn thiện: Bảng 08: Tổng hợp các thông tin rừng chuyển hoá Ký hiệu và diện tích Kinh, Ngày, tháng Nguồn gốc Mật độ Đất, thực bì Lô Khoảnh Diện vĩ độ năm trồng Kỹ thuật Thiết kế Hướng dốc tích trồng Độ dốc 1 114 1.8 104.30'12" Tháng 7 2 3.0 22.23'40" năm 2002 Xuất xứ Cardwell - rừng giống FRC 1111 3mx3m Đất FS màu xám Mật độ Ba soi, cỏ... khi trồng Hướng TB Trồng thủ công như sản xuất 1152 dốc 5-70 Sau khi tỉa thưa xong tháng 7/2008, tháng 8/2008 đề tài hoàn thiện đơn, hồ sơ rừng giống về các nội dung như đã trình bày trong phần kết quả điều tra nghiên cứu ở trên, gửi Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang. Tháng 9/2008, Rừng giống được kiểm tra, thẩm định đạt kết quả. 24 Ngày 02 / 10 / 2008, rừng giống chuyển hóa đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang thẩm định, cấp Chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cho 2 đơn vị đồng chủ nguồn giống là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Công ty lâm nghiệp Cầu Ham. Bắt đầu từ năm 2009, rừng giống Cầu Ham chính thức được đi vào khai thác để cung cấp hạt giống cho trồng rừng vùng trung tâm Bắc bộ và các vùng sinh thái tương tự. Đây là nguồn đầu tư rất hiệu quả từ nguồn vốn của Bộ Công Thương cho nghiên cứu của ngành giấy nói chung, cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy nói riêng. Năm 2009, rừng giống bắt đầu đi vào khai thác, dự báo thu được > 200 kg hạt / 4,8 ha. Các năm sau trở đi, dự kiến mỗi năm thu được > 300 kg hạt / 4,8 ha / năm. Điều quan trọng hơn là ta có thêm nguồn giống mới, ổn định, xuất xứ rõ ràng, hàng năm chủ động được giống cho sản xuất và góp phần vào việc cải thiện giống trong tương lai. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1 Kết luận: Đề tài đã thành công, đạt được mục tiêu đề ra, thực hiện đầy đủ nội dung nghiên cứu được phê duyệt: ™ Năm 2006, 2008 đề tài đã thực hiện tốt việc nghiên cứu, điều tra tuyển chọn, chuyển hoá, tỉa thưa xong lần 1 + lần 2, được 4,8 ha rừng trồng Keo tai tượng tại lô 1 + 2; khoảnh 114; đội Tân Trịnh ở Công ty lâm nghiệp Cầu Ham. Lập các ô tiêu chuẩn đo đếm, tính toán, theo dõi sinh trưởng, hoa quả, chất lượng hạt lâu dài cho rừng giống. Đã phát chăm sóc, tỉa thưa, bón phân và dựng biển báo cấm cho rừng giống. Lập hồ sơ rừng giống, báo cáo tổng kết năm 2008. ™ Ngày 02 / 10 / 2008, rừng giống chuyển hóa đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang thẩm định, cấp Chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cho 2 đơn vị đồng chủ nguồn giống là Viện nghiên cứu cây nguyên 25 liệu giấy và Công ty lâm nghiệp Cầu Ham.. Bắt đầu từ năm 2009, rừng giống Cầu Ham chính thức được đi vào khai thác để cung cấp hạt giống cho trồng rừng vùng trung tâm Bắc bộ và các vùng sinh thái tương tự. 3.2 Kiến nghị: Để kiểm nghiệm sinh trưởng và chất lượng hạt giống trên nhiều vùng sinh thái khác, năm 2009 đề tài xin được tiếp tục trồng thử nghiệm hạt từ rừng giống mới được chuyển hóa ở Cầu Ham – Bắc Quang này so sánh với hạt giống từ các rừng giống khác trong nước đặc biệt thử nghiệm sức sinh trưởng, năng suất của chúng trên một số dạng lập địa của Việt Nam. Vậy Viện kính đề nghị Bộ Công thương xem xét, cấp bổ xung kinh phí để đề tài tiếp tục mở rộng nghiên cứu từ năm 2009 trở đi. Phú Thọ, ngày 20 tháng 12 năm 2008 Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Hải 26 Tài liệu tham khảo 1. Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 2. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT 3. Quy trình quy phạm kỹ thuật về chuyển hoá rừng giống QPN16-93 4. A. mangium-xuất xứ nào tốt nhất. TS. Huỳnh Đức Nhân- Nguyễn Quang Đức. Tập san lâm nghiệp 4-1993. 5. Kết quả khảo nghiệm loài, xuất các loài keo. TS. Huỳnh Đức Nhân & Nguyễn Quang Đức, 1995. 6. Thực vật và thực vật đặc sản rừng – Trường ĐH lâm nghiệp 1992 (Lê Mộng Chân). 7. Một số kết quả nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp tại vùng Trung tâm Bắc bộ Việt Nam 1991 – 1994. Trung Tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật lâm nghiệp 1995. 8. Tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy 1989 – 1984 - Trạm nghiên cứu cây có sợi(Tác giả Huỳnh Đức Nhân). 9. Lê đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991. Growth of some Acacia species in Vietnam. Advances in tropical Acacia Research. Proceeding of an international workshop held in Bangkok, Thailand, 11-15 Februar 1991. ACIAR proceedings No. 35, Editor: John Turnbull, pp 173-176. 10. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng – Công ty giống và phục vụ trồng rừng(Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1995). 11. Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam – Tập 1 ------------------------------------------------------- 27 SƠ ĐỒ VỊ TRÍ RỪNG GIỐNG Hướng Bắc 28 Sơ đồ rừng giống Cầu Ham Sông chừng Quốc Lộ 2 Đường đi huyện Quang Bình Vào 17km Vào đường bê tông 200m Lô 2 (1,8 ha ) Lô 1(3,0 ha ) – khoảnh 114 Đường nhựa QL 279 Đi Hà Giang 60 Km Lâm Trường Cầu Ham Thị trấn Việt Quang Huyện Bắc Quang 29 MỘT SỐ HÌNH ẢNH RỪNG GIỐNG CẦU HAM Hạt keo tai tượng tại rừng giống Cầu Ham 30 CHĂM SÓC, BÓN PHÂN CHO RỪNG GIỐNG 31 BIỂN BÁO CẤM 32 HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH RỪNG GIỐNG Địa điểm: Công Ty LN Cầu Ham Ngày 04/9/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7115-R.pdf