Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng
enzyme, siêu âm, vi sóng đến trích ly phenolic từ bã cà phê. Tìm ra kết hợp tốt nhất trong các kết hợp:
siêu âm-enzyme, vi sóng-enzyme, siêu âm-vi sóng để trích ly phenolic từ bã cà phê và các điều kiện
trích ly phenolic thích hợp từ kết hợp đó. Kết quả cho thấy kết hợp siêu âm-vi sóng cho hàm lượng
phenolic cao nhất (83.08mg GAE/g chất khô), nồng độ dung môi ethanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi là 1/30 (w/v) và công suất vi sóng là 240W.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu điều kiện trích ly phenolic từ bã cà phê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa công nghệ thực phẩm 2018
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY PHENOLIC TỪ BÃ CÀ PHÊ
Nguyễn Thị Thanh Trúc1, Bùi Anh Thư1, Trần Phước Huy1, Hoàng Thị Ngọc Nhơn1
1 Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp.
HCM
*Email: trucnguyen211996@gmail.com
Ngày nhận: 7/7/2018; Ngày chấp nhận: 12/7/2018
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng
enzyme, siêu âm, vi sóng đến trích ly phenolic từ bã cà phê. Tìm ra kết hợp tốt nhất trong các kết hợp:
siêu âm-enzyme, vi sóng-enzyme, siêu âm-vi sóng để trích ly phenolic từ bã cà phê và các điều kiện
trích ly phenolic thích hợp từ kết hợp đó. Kết quả cho thấy kết hợp siêu âm-vi sóng cho hàm lượng
phenolic cao nhất (83.08mg GAE/g chất khô), nồng độ dung môi ethanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi là 1/30 (w/v) và công suất vi sóng là 240W.
Từ khóa: bã cà phê, enzyme, phenolic , siêu âm, vi sóng.
1. GIỚI THIỆU
Cà phê được trồng ở hơn 80 nước trên thế giới, là một trong những thức uống phổ biến nhất thế
giới và là sản phẩm thương mại phổ biến thứ hai (sau xăng dầu) [1]. Việt Nam là nước xuất khẩu cà
phê đứng thứ 2 trên thế giới (sau Brazil). Tổng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước là 60,000 tấn/năm,
trong đó cà phê hòa tan chiếm khoảng 19,000 tấn, cà phê rang xay có thương hiệu chiếm 35,000 tấn,
[2]. Một lượng lớn bã cà phê sau khi sử dụng được thải ra hằng ngày như là chất thải từ các công ty
chế biến cà phê hòa tan, nhà hàng, quán cà phê và hộ gia đình. Bã cà phê có chứa lượng lớn các hợp
chất phenolic là những chất chống oxy hóa, bắt gốc tự do [3]. Chúng còn có tác dụng kháng khuẩn,
kháng virus, kháng khối u và các hoạt tính chống ung thư, tim mạch. Đặc biệt, trong các hợp chất của
phenolic của bã cà phê, acid chlorogenic chiếm khoảng 6.22-13.24g/100g - có tác dụng chống ung
thư, chống dị ứng [4], chống viêm, bảo vệ gan, hạ đường huyết [5]. Có nhiều phương pháp để trích
ly phenolic, phương pháp phổ biến nhất là sử dụng nớc nóng và dung môi hữu cơ. Tuy nhiên còn có
các phương pháp trích ly phenolic hiệu quả như phương pháp hỗ trợ enzyme đã từng cho hiệu quả cao
trong trích ly phenolic từ cúc kim tiền,[6], hỗ trợ siêu âm và vi sóng giúp giảm tiêu thụ năng lượng
khi so sánh với các phương pháp thông thường ,giảm thiểu thời gian và nhiệt độ của quá trình [7, 8].
243
Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Phước Huy, Bùi Anh Thư, Hoàng Thị Ngọc Nhơn
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu và hóa chất
Bã cà phê được thu nhận từ cửa hàng The Coffee House (599 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân
Bình, Tp. Hồ Chí Minh). Tại phòng thí nghiệm, bã cà phê được loại bỏ tạp chất thủ công, sấy đối lưu
ở nhiệt độ 600C cho đến khi độ ẩm ≤10%, tiến hành rây và bảo quản trong túi zipper để sử dụng cho
toàn bộ thí nghiệm.
Enzyme cellulase (Cellulast 1.5L) hoạt lực 700 EGU/g, Folin-Ciocalteu và acid gallic từ Merck,
ethanol Trung Quốc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng enzyme, siêu âm, vi sóng đến trích ly
phenolic từ bã cà phê
2.2.1.1. Ảnh hưởng của quá trình trích ly phenolic có tiền xử lý bằng enzyme
Tiến hành trích ly phenolic từ 1 gam bã cà phê bằng dung môi ethanol 50% với enzyme, với tỉ lệ
nguyên liệu/dung môi 1/30 ở nhiệt độ 550C trong 3 giờ. Các điều kiện tiền xử lý được khảo sát: Nồng
độ enzyme/nguyên liệu (0%, 1%, 2%, 3%), trong thời gian xử lý enzyme (0.5; 1.0; 1.5; 2.0; 2.5 giờ).
2.2.1.2. Ảnh hưởng của quá trình trích ly phenolic có tiền xử lý bằng vi sóng
Tiến hành trích ly phenolic từ 1 gam bã cà phê bằng dung môi ethanol 50%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi 1/30. Các điều kiện tiền xử lý được khảo sát: Công suất vi sóng (0, 80, 240, 400, 560, 800W),
trong thời gian xử lý vi sóng (1, 3, 5, 7, 9, 11 phút).
2.2.1.3. Ảnh hưởng của quá trình trích ly phenolic có tiền xử lý bằng siêu âm
Tiến hành trích ly phenolic từ 1 gam bã cà phê bằng dung môi ethanol 50%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi 1/30. Các điều kiện tiền xử lý khảo sát: Công suất siêu âm (0; 150; 187.5; 225; 262.5; 300W),
trong thời gian xử lý siêu âm (1; 3; 5; 7; 9 phút).
2.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng cách kết hợp: siêu âm-enzyme, vi sóng-
enzyme, siêu âm-vi sóng đến trích ly phenolic từ bã cà phê
2.2.2.1. Ảnh hưởng của kết hợp siêu âm-enzyme đến quá trình tiền xử lý để trích ly phenolic từ bã cà
phê
244
Nghiên cứu điều kiện trích ly phenolic từ bã cà phê
Tiến hành trích ly phenolic từ 1 gam bã cà phê bằng dung môi ethanol 50%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi 1/30. Thực hiện tiền xử lý bằng siêu âm, rồi xử lý enzyme ở nhiệt độ 550C trong 3 giờ ở các điều
kiện (kết quả 2.2.1.1, 2.2.1.2).
2.2.2.2. Ảnh hưởng của kết hợp vi sóng-enzyme đến quá trình tiền xử lý để trích ly phenolic từ bã cà
phê
Tiến hành trích ly phenolic từ 1 gam bã cà phê bằng dung môi ethanol 50%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi 1/30. Thực hiện tiền xử lý bằng vi sóng rồi xử lý enzyme ở nhiệt độ 550C trong 3 giờ ở các điều
kiện (kết quả 2.2.1.1, 2.2.1.3).
2.2.2.3. Ảnh hưởng của kết hợp siêu âm-vi sóng đến quá trình tiền xử lý để trích ly phenolic từ bã cà
phê
Tiến hành trích ly phenolic từ 1 gam bã cà phê bằng dung môi ethanol 50%, với tỉ lệ nguyên liệu/dung
môi 1/30 ở nhiệt độ 550C trong 3 giờ. Thực hiện tiền xử lý bằng vi sóng rồi xử lý enzyme ở các điều
kiện (kết quả 2.2.1.2, 2.2.1.3).
2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện trích ly phenolic từ bã cà phê
Thực hiện trích ly phenolic từ 1g bã cà phê (tính theo chất khô) có quá trình tiền xử lý (kết quả 2.2.2).
Các điều kiện trích ly được khảo sát: nồng độ dung môi (50%; 60%; 70%), tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi (1/10, 1/20, 1/30, 1/40, 1/50), công suất vi sóng (80W; 240W; 400W). Tất cả các thí nghiệm được
lặp lại 3 lần, hàm lượng phenolic tổng được xác định bằng phương pháp quang phổ.
2.3. Phương pháp phân tích [9]
Phương pháp Folin-ciocalteu, được sử dụng để xác định tổng phenolic. Phenolic phản ứng với tác
nhân (dung dịch vàng của polyphosphatetungstenate và molydat) trong môi trường kiềm nhẹ để tạo
thành màu xanh đậm. Phenolic tổng (TP): được đánh giá bằng phương pháp quang phổ sử dụng
thuốc thử Folin-Ciocalteu ở 765 nm. Kết quả được biểu thị bằng mg GAE/g chất khô.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Việc tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và các thông số khảo sát được lặp lại 3 lần. Kết quả
được tiến hành thu thập và xử lý số liệu thô trên phần mềm Microsoft Excel 2013. Tiến hành đánh
giá sự khác biệt và chọn các thông số phù hợp dựa trên kết quả phân tích của phần mềm JMP 10.0.
Kết quả được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng enzyme, siêu âm, vi sóng đến trích ly phenolic từ
bã cà phê
245
Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Phước Huy, Bùi Anh Thư, Hoàng Thị Ngọc Nhơn
3.1.1. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng enzyme đến trích ly phenolic từ bã cà phê
Ảnh hưởng của enzyme và thời gian xử lý enzyme đến quá trình trích ly thu nhận phenolic
được thể hiện trong hình 3.1.
(a) (b)
Hình 3.1. Ảnh hưởng nồng độ enzyme (a) và thời gian xử lý enzyme (b) lên hàm lượng phenolic
Từ kết quả hình 3.1a cho thấy, mẫu có xử lý enzyme thì cho kết quả tốt hơn mẫu đối chứng và khi
tăng nồng độ enzyme/cơ chất thì lượng phenolic thu được tăng có thể do nồng độ enzyme càng tăng,
thì càng nhiều thành tế bào polysaccharide thủy phân khiến nhiều hợp chất phenolic giải phóng hơn.
Theo Yang-Hee Hong và cộng sự, lượng phenolic tổng tăng 4.25% khi sử dụng enzyme cellulase để
hỗ trợ chiết phenolic từ lá trà xanh [10]. Tuy nhiên, khi nồng độ enzyme cellulase tăng lên 3% v/w,
lượng popyphenol giảm còn 32.72 mg GAE/g chất khô có thể do khi các tế bào bị phá vỡ, các chất
thoát ra từ các tế bào bao gồm các protein tạo phức với các hợp chất phenolic [11]. Với một lượng
enzyme xác định, thời gian trích ly càng tăng thì lượng phenolic thu được càng tăng và đạt cực đại
sau 2 giờ (hình 3.1b). Thời gian trích ly tăng tạo điều kiện cho enzyme phá vỡ thành tế bào hiệu quả
hơn nhưng thời gian trích ly càng dài cũng dẫn đến giảm lượng phenolic tổng số giảm do hợp chất
phenolic được giải phóng tiếp xúc càng nhiều với môi trường xung quanh dẫn đến bị biến tính do oxy
hóa.
3.1.2. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng vi sóng đến trích ly phenolic từ bã cà phê
Kết quả khảo sát của hai yếu tố này được thể hiện trong hình 3.2.
(a) (b)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của công suất (a) và thời gian xử lý vi sóng (b) lên hàm lượng phenolic
18.55
29.59
34.85 32.72
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Nồng độ enzyme
%(v/w)
27.82
35.20
40.51
47.6044.94
0.00
20.00
40.00
60.00
0.5 1 1.5 2 2.5
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Thời gian
(giờ)
31.69
46.62 47.53
57.12 55.66
49.35
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
0 80 240 400 560 800
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
il
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Công suất (W)
37.96
57.88
69.35
54.51 50.61 49.60
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
0 2 4 6 8 10 12H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Thời gian (phút)
246
Nghiên cứu điều kiện trích ly phenolic từ bã cà phê
Kết quả thí nghiệm hình 3.2a cho thấy khi công suất của vi sóng tăng lượng phenolic thu được tăng
và đạt cao nhất (57.12 mg GAE/g chất khô) tại công suất 400W. Khi công suất lò vi sóng tiếp tục tăng
thì hiệu quả quá trình giảm dần. Điều này có thể do sự gia tăng công suất vi sóng có đẩy nhanh chuyển
động của dung môi, vỡ tế bào và khuếch tán chất chiết vào dung môi, nhưng công suất vi sóng cao
>400W có thể gây ra sự thoái hóa của một số chất chống oxy hóa trong nhóm phenolic [12]. Hình
3.2b thời gian xử lý 5 phút cho hàm lượng phenolic cao nhất nếu tăng thời gian hơn 5 phút quá trình
oxy hóa xảy ra làm giảm hàm lượng phenolic.
3.1.3. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng siêu âm đến trích ly phenolic từ bã cà phê
(a) (b)
Hình 3.3. Ảnh hưởng của công suất (a) và thời gian siêu âm (b) lên hàm lượng phenolic
Hình 3.3a cho thấy công suất siêu âm càng lớn thì hiện tượng xâm thực khí càng mạnh do đó cấu trúc
thành tế bào bị phá vỡ nhiều hơn và hiệu quả trích ly chất chiết tăng lên. Lượng phenolic thu được đạt
cực đại tại công suất 300W (giới hạn sử dụng của thiết bị). Từ hình 3.3b nhận thấy: thời gian xử lý
siêu âm tăng đến 5 phút thì lượng phenolic đạt tối đa (73.51 mg GAE/g chất khô). Tuy nhiên, tiếp tục
tăng thời gian chiết lên 7 và 9 phút thì hàm lượng phenolic bắt đầu giảm (67.95, 47.63 mg GAE/g chất
khô). Trong quá trình trích ly hỗ trợ siêu âm, các chất hòa tan tiếp xúc với dung môi, do đó hiệu suất
trích ly ảnh hưởng rất lớn bởi thời gian tương tác giữa hai pha [13]. Tuy nhiên, do nhiệt độ môi trường
chiết tăng (khi thời gian siêu âm tăng), xử lý siêu âm trong một thời gian rất dài có thể gây biến tính
hoặc chuyển hóa phenolic, điều này đồng nghĩa với lượng phenolic cũng thấp hơn [14].
3.2. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý bằng cách kết hợp: siêu âm-enzyme, vi sóng-
enzyme, siêu âm-vi sóng đến trích ly phenolic từ bã cà phê
Kết quả khảo sát được thể hiện trong hình 3.4.
Hình 3.4. Ảnh hưởng kết hợp các phương pháp
39.40 45.36
54.71 56.44 60.43
67.34
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
0 150 187.5 225 262.5 300
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(
m
g
G
A
E
/g
C
K
)
Công suất (W)
52.34
66.98
74.65
67.95
48.20
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
1 3 5 7 9H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Thời gian (phút)
78.42 73.17 68.38
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
Siêu âm- vi sóng Siêu âm- enzyme Vi sóng- enzyme
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
247
Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Phước Huy, Bùi Anh Thư, Hoàng Thị Ngọc Nhơn
Đối chiếu với kết quả thí nghiệm này với kết quả tốt nhất khi xử lý từng phương pháp riêng lẻ cho
thấy kết hợp trích ly siêu âm-enzyme (78.42 mg GAE/g chất khô) , vi sóng-enzyme (73.17 mg GAE/g
chất khô), siêu âm-vi sóng (68.38 mg GAE/g chất khô) cao hơn so với xử lý đơn phương pháp enzyme
(47.60 mg GAE/g chất khô), vi sóng (69.374 mg GAE/g chất khô), siêu âm ( 73.51 mg GAE/g chất
khô). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Guowen Zhang và cộng sự [15].Vậy lựa chọn kết hợp
siêu âm-vi sóng để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.3. Ảnh hưởng của các điều kiện trích ly phenolic từ bã cà phê
(a) (b) (c)
Hình 3.5. Ảnh hưởng nồng độ dung môi (a), tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (b) và công suất vi sóng (c) lên hàm
lượng phenolic
Ảnh hưởng của các yếu tố nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, vi sóng trong kết
hợp siêu âm-vi sóng đến hàm lượng phenolic. Kết quả nghiên cứu là: Khi tăng nồng độ dung môi
trích ly thì tổng lượng phenolic trong dịch tăng dần. Ở các nồng độ dung môi được khảo sát thì lượng
phenolic ở mẫu dung môi ethanol 70% cho giá trị cao nhất (77.89 mg GAE/g chất khô) (hình 3.5a).
Chính vì vậy tổng phenolic trong dịch chiết tăng dần. Ngoài ra, nồng độ dung môi ethanol 70% tạo ra
môi trường phân cực thích hợp để trích ly phenolic, nếu tăng nồng độ lên 80% hàm lượng phenolic
có xu hướng giảm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chunli Sun và cộng sự [15].Từ hình 3.5b
cho thấy: Khi tăng tỷ lệ nguyên liệu/dung môi thì hàm lượng phenolic thu được tăng dần. Khi tỷ lệ
nguyên liệu/dung môi tăng từ 1/0 đến 1/30 thì hàm lượng phenolic tăng 1.97 lần (P < 0.05). Hàm
lượng phenolic trong mẫu có tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1/50 là cao nhất (79.18 mg GAE/g chất khô).
Tuy nhiên, khi xử lý thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa ba mẫu có tỷ lệ nguyên liệu/ dung
môi 1/30, 1/40 và 1/50 (P > 0.05). Khả năng trích ly phenolic đạt hiệu suất cao hơn khi tăng lượng
dung môi, đồng thời giảm độ nhớt của dịch trích giúp quá trình khuếch tán trở nên dễ dàng [16]. Tuy
nhiên, nếu sử dụng lượng dung môi quá lớn thì sẽ làm loãng dịch trích. Lượng dung môi sử dụng càng
nhiều thì lượng oxy hòa tan vào đó càng lớn, sự có mặt oxy không chỉ làm giảm hàm lượng mà còn
làm suy yếu hoạt tính chống oxy hóa của phenolic. Hình 3.5c cho thấy sau khi kết hợp hai phương
pháp siêu âm-vi sóng hàm lượng phenolic cao nhất đạt được ở công suất vi sóng 240W mà không phải
ở công suất vi sóng 400W như khi khảo sát đơn phương pháp. Nguyên nhân có thể do khi xử lý đơn
63.05
69.54
77.89
75.88
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
50% 60% 70% 80%
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Nồng độ dung môi (%)
39.47
63.59
77.84
78.85
79.18
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
1/10 1/20 1/30 1/40 1/50H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (g/ml)
70.88
83.08 77.31
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
80 240 400
H
àm
l
ư
ợ
n
g
p
h
en
o
li
c
(m
g
G
A
E
/g
c
h
ất
k
h
ô
)
Công suất vi sóng (W)
248
Nghiên cứu điều kiện trích ly phenolic từ bã cà phê
phương pháp công suất vi sóng 400W tối ưu để trích ly phenolic nhưng khi có sự hỗ trợ của siêu âm
sẽ giúp giảm công suất vi sóng phải sử dụng mà hiệu quả đạt được lại cao hơn.
4. KẾT LUẬN
So sánh giữa các kết hợp enzym cho thấy kết hợp siêu âm-vi sóng cho hàm lượng phenolic cao nhất
(78.42 mg GAE/g chất khô). Sau khi khảo sát các yếu tố nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi và công suất vi sóng trong kết hợp siêu âm-vi sóng thì hàm lượng phenolic tăng lên 83.08 mg
GAE/g chất khô. Kết quả trên chứng minh rằng trích ly có sự kết hợp các phương pháp là một kỹ thuật
hiệu quả để thu các hợp chất phenolic từ nguyên liệu thực vật. Kết quả đạt được từ nghiên cứu này sẽ
hữu ích cho việc khai thác và ứng dụng nguồn phế phẩm bã cà phê.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] P. Dhar, A. Tayade, P. Bajpai, V. Sharma, S. Das, O. Chaurasia, et al., "Antioxidant
Capacities and Total Polyphenol Contents of Hydro‐ethanolic Extract of Phytococktail from
Trans‐Himalaya," Journal of food science, vol. 77, pp. C156-C161, 2012.
[2] G. Hoàng, "Cơ hội từ thị trường cà phê," 2011.
[3] R. Saini, K. Dangwal, H. Singh, and V. Garg, "Antioxidant and antiproliferative activities of
phenolics isolated from fruits of Himalayan yellow raspberry (Rubus ellipticus)," Journal of
food science and technology, vol. 51, pp. 3369-3375, 2014.
[4] K. Ramalakshmi, L. J. M. Rao, Y. Takano-Ishikawa, and M. Goto, "Bioactivities of low-grade
green coffee and spent coffee in different in vitro model systems," Food Chemistry, vol. 115,
pp. 79-85, 2009.
[5] A. Farah, T. de Paulis, D. P. Moreira, L. C. Trugo, and P. R. Martin, "Chlorogenic acids and
lactones in regular and water-decaffeinated arabica coffees," Journal of Agricultural and
Food Chemistry, vol. 54, pp. 374-381, 2006.
[6] L. Rakotondramasy-Rabesiaka, J.-L. Havet, C. Porte, and H. Fauduet, "Solid–liquid
extraction of protopine from Fumaria officinalis L.—analysis determination, kinetic reaction
and model building," Separation and Purification Technology, vol. 54, pp. 253-261, 2007.
[7] N. Medina-Torres, T. Ayora-Talavera, H. Espinosa-Andrews, A. Sánchez-Contreras, and N.
Pacheco, "Ultrasound assisted extraction for the recovery of phenolic compounds from
vegetable sources," Agronomy, vol. 7, p. 47, 2017.
[8] A. Mustapa, A. Martin, J. Gallego, R. B. Mato, and M. Cocero, "Microwave-assisted
extraction of polyphenols from Clinacanthus nutans Lindau medicinal plant: Energy
perspective and kinetics modeling," Chemical Engineering and Processing: Process
Intensification, vol. 97, pp. 66-74, 2015.
[9] T. Hai, N. Nam, L. Hong Anh, T. Vu, and P. Man, "Enzyme Assisted Extraction of
Polyphenols from the Old Tea Leaves," J Nutr Health Sci, vol. 3, p. 404, 2016.
[10] Y.-H. Hong, E. Y. Jung, Y. Park, K.-S. Shin, T. Y. Kim, K.-W. Yu, et al., "Enzymatic
Improvement in the polyphenol extractability and antioxidant activity of green tea extracts,"
Bioscience, biotechnology, and biochemistry, vol. 77, pp. 22-29, 2013.
[11] B. Li, B. Smith, and M. M. Hossain, "Extraction of phenolics from citrus peels: II. Enzyme-
assisted extraction method," Separation and Purification Technology, vol. 48, pp. 189-196,
2006.
249
Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trần Phước Huy, Bùi Anh Thư, Hoàng Thị Ngọc Nhơn
[12] H. Xu, W. Wang, J. Jiang, F. Yuan, and Y. Gao, "Subcritical water extraction and antioxidant
activity evaluation with on-line HPLC-ABTS·+ assay of phenolic compounds from marigold
(Tagetes erecta L.) flower residues," Journal of food science and technology, vol. 52, pp.
3803-3811, 2015.
[13] T. Bosiljkov and B. Levaj, "The Effect of Extraction Solvents, Temperature and Time on the
Composition and Mass Fraction of Polyphenols in Dalmatian Wild Sage (Salvia officinalis
L.) Extracts."
[14] T. Yue, D. Shao, Y. Yuan, Z. Wang, and C. Qiang, "Ultrasound‐assisted extraction, HPLC
analysis, and antioxidant activity of polyphenols from unripe apple," Journal of separation
science, vol. 35, pp. 2138-2145, 2012.
[15] G. Zhang, M. Hu, L. He, P. Fu, L. Wang, and J. Zhou, "Optimization of microwave-assisted
enzymatic extraction of polyphenols from waste peanut shells and evaluation of its
antioxidant and antibacterial activities in vitro," Food and Bioproducts Processing, vol. 91,
pp. 158-168, 2013.
[16] M. Dent, V. Dragovic-Uzelac, M. Penic, M. Brncic, T. Bosiljkov, and B. Levaj, "The effect
of extraction solvents, temperature and time on the composition and mass fraction of
polyphenols in Dalmatian wild sage (Salvia officinalis L.) extracts," Food technology and
biotechnology, vol. 51, p. 84, 2013.
ABSTRACT
EXTRACTION PHENOLIC FROM SPENT COFFEE GROUND
Nguyễn Thị Thanh Trúc1, Bùi Anh Thư1, Trần Phước Huy1, Hoàng Thị Ngọc Nhơn1
1 Foodtech faculty, Ho Chi Minh univercity of food industry
*Email:trucnguyen211996@gmail.com
Received 7/7/2018; Accepted for publication: 12/7/2018
In this study, effects of the pretreatment by enzyme cellulase, ultrasound, microwave on phenolic
extraction were carried out. Moreover, we also found the combination of ultrasound-enzyme,
microwave-enzyme, ultrasound-microwave, which is ultrasound-microwave. As a result, a
combination of ultrasound-microwave with ethanol 70%, the ratio of sample/solvent: 1/30(w/v),
microwave capacity: 240W has reached at 83.08 (mg GAE/g dry weight).
Key word: spent coffee ground, enzyme, phenolics, ultrasound, microwave.
250
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dieu_kien_trich_ly_phenolic_tu_ba_ca_phe.pdf