Nghiên cứu, đề xuất mô hình chuyển đổi hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng thành hạ tầng số phục vụ chính phủ số

Công nghệ số cho chúng ta những khả năng kỹ

thuật vô cùng tiềm tàng cho các ngành và lĩnh vực. Đặc biệt công

nghệ số đã hỗ trợ giúp chính phủ điều hành tốt hơn dựa trên dữ

liệu. Nhiều nước đã ban hành chiến lược chính phủ số, trong đó

xác định hạ tầng số là một trong những nền tảng quan trọng

nhất. Ở Việt Nam, khái niệm hạ tầng số còn chưa thật sự rõ ràng

và do vậy ảnh hưởng đến việc đầu tư của các bộ, ngành, địa

phương cũng như các doanh nghiệp viễn thông. Việc định nghĩa

hạ tầng số được xây dựng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh

của Việt Nam. Việc nghiên cứu các chỉ số đánh giá hạ tầng số

cũng như các mô hình kết nối tham chiếu là một nhiệm vụ hết

sức cấp bách nhằm hỗ trợ cho việc triển khai sớm hạ tầng số

phục vụ chính phủ số. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát một số

bộ, ngành và địa phương, Cục Bưu điện Trung ương, các doanh

nghiệp viễn thông chủ đạo để định vị sự sẵn sàng kết nối của các

bên có liên quan trong hệ sinh thái hạ tầng số cũng như dự báo

nhu cầu kết nối số phục vụ sự điều hành của Chính phủ trong

thời gian tới tại Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình chuyển đổi hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng thành hạ tầng số phục vụ chính phủ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu, đề xuất mô hình chuyển đổi hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng thành hạ tầng số phục vụ chính phủ số Trần Minh Tuấn Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông - tm_tuan@mic.gov.vn Tóm tắt: Công nghệ số cho chúng ta những khả năng kỹ thuật vô cùng tiềm tàng cho các ngành và lĩnh vực. Đặc biệt công nghệ số đã hỗ trợ giúp chính phủ điều hành tốt hơn dựa trên dữ liệu. Nhiều nước đã ban hành chiến lược chính phủ số, trong đó xác định hạ tầng số là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Ở Việt Nam, khái niệm hạ tầng số còn chưa thật sự rõ ràng và do vậy ảnh hưởng đến việc đầu tư của các bộ, ngành, địa phương cũng như các doanh nghiệp viễn thông. Việc định nghĩa hạ tầng số được xây dựng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Việc nghiên cứu các chỉ số đánh giá hạ tầng số cũng như các mô hình kết nối tham chiếu là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm hỗ trợ cho việc triển khai sớm hạ tầng số phục vụ chính phủ số. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát một số bộ, ngành và địa phương, Cục Bưu điện Trung ương, các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo để định vị sự sẵn sàng kết nối của các bên có liên quan trong hệ sinh thái hạ tầng số cũng như dự báo nhu cầu kết nối số phục vụ sự điều hành của Chính phủ trong thời gian tới tại Việt Nam. Từ khóa — hạ tầng số, hạ tầng viễn thông, chính phủ điện tử, chính phủ số, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây I. TỔNG QUAN Khái niệm hạ tầng số hiện nay trên thế giới, nổi bật có một số định nghĩa sau: Theo ITU [1]: hạ tầng số là sự liên kết phần cứng vật lý và phần mềm, mà qua đó cho phép hệ thống thông tin và truyền thông có thể vận hành xuyên suốt. Ngân hàng Hạ tầng Thông tin Châu Á (AIIB) [2] xác định hạ tầng số bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trong đó hạ tầng cứng bao gồm hạ tầng viễn thông và trung tâm dữ liệu (TTDL), hạ tầng mềm bao gồm hạ tầng thiết bị và các nền tảng ứng dụng. Hãng viễn thông Huawei [3] thì hạ tầng số bao gồm năm yếu tố công nghệ: Mạng băng thông rộng; TTDL; Điện toán đám mây (ĐTĐM), Dữ liệu lớn và IoT; Ở Việt Nam, chưa có định nghĩa chính thức về hạ tầng số. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã xác định hạ tầng số là “hạ tầng viễn thông cộng thêm nền tảng điện toán đám mây. Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số” [4]. Hạ tầng viễn thông phục vụ chính phủ điện tử (CPĐT) hiện nay là hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) phục vụ sự chỉ đạo cơ quan Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với xu hướng tiến hóa từ CPĐT lên chính phủ số thì vấn đề Chính phủ dựa trên dữ liệu được đặt lên hàng đầu. Hạ tầng mạng TSLCD cần được chuyển đổi thành hạ tầng số phục vụ chính phủ số. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát để đưa ra bức tranh hiện trạng mạng TSLCD hiện nay. Trong phần 2, chúng tôi sẽ trình bày cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Phần 3 sẽ trình bày các nghiên cứu về hệ thống chỉ số đánh giá hạ tầng số và giới thiệu các mô hình kết nối tham chiếu. Phần 4 sẽ đưa ra các kết quả khảo sát cũng như tính toán dự báo dung lượng hệ thống. Phần 5 đề xuất mô hình mục tiêu của hạ tầng số phục vụ chính phủ số tại Việt Nam. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Trên thế giới nhiều nước đã ban hành chiến lược chính phủ số, trong đó hạ tầng số được xác định là một trong các thành phần quan trọng nhất. Tuy nhiên như đã phân tích tại phần I, các định nghĩa hạ tầng số [1], [2], [3] trên thế giới đều chưa nhất quán và chưa thể hiện tính đặc thù của từng quốc gia. Ở Việt Nam, tuy chiến lược chính phủ số chưa được ban hành, song Khung kiến trúc Chính phủ Điện tử phiên bản 2.0 được Bộ TT&TT ban hành năm 2020 [5] có thể hiện hạ tầng kỹ thuật - công nghệ bao gồm: nền tảng ĐTĐM, nền tảng dữ liệu (BigData, AI), mạng TSLCD, LAN, WAN, TTDL. So với mô hình cũ, hạ tầng cho CPĐT trước kia mới chỉ bao gồm: mạng TSLCD, LAN, WAN của các bộ, ngành, địa phương (BNĐP) thì hạ tầng kỹ thuật – công nghệ cho CPĐT đã bổ sung thêm nền tảng ĐTĐM, nền tảng dữ liệu và TTDL. Nghiên cứu của GS. Hồ Tú Bảo về hạ tầng số [6] đã xác định hạ tầng số gồm 6 thành phần, bao gồm: hạ tâng thiết bị, hạ tầng kết nối, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, hạ tầng nhân lực và hạ tầng pháp lý. Tại Việt Nam, được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do đó hạ tầng số nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các ngành công nghiệp, doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đề xuất khung kiến trúc cho hạ tầng số ở Việt Nam (phần khoanh đỏ) tại Hình 1. Hình 1. Khung kiến trúc cho hạ tầng số ở Việt Nam Nhóm nghiên cứu đã xác định hạ tầng số phục vụ chính phủ số (Hình 2) bao gồm: hạ tầng thiết bị (máy tính, điện thoại, smartphone, IoT), hạ tầng kết nối (mạng viễn thông, Internet), hạ tầng an toàn, an ninh (AT, AN) mạng, hạ tầng dữ liệu (Big Data, AI), hạ tầng nền tảng ĐTĐM (thanh toán điện tử, định danh và xác thực điện tử, tín nhiệm số), hạ tầng nhân lực và hệ thống chính sách, pháp lý. Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020) ISBN: 978-604-80-5076-4 120 Hình 2. Hạ tầng số phục vụ chính phủ số ở Việt Nam Việc xác định bộ chỉ số đánh giá hạ tầng số và các mô hình kết nối số tại các BNĐP là một trong các nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay. Đến nay, chưa có một nghiên cứu về vấn đề này ở góc độ quốc gia được thực hiện tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các bên liên quan (Chính phủ, doanh nghiệp, người dân) góc nhìn đối với các thành phần của hạ tầng số và do đó sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng số trong tương lai. Trong nghiên cứu này, với đối tượng nghiên cứu là các thành phần của hạ tầng số nói chung là rất mới đối với các cơ quan BNĐP, để tránh thất bại, chúng tôi sử dụng lại nhiều mô hình kết nối tham chiếu và chỉ số có sẵn trong bộ chỉ số ICT Index của Việt Nam, cũng như một số chỉ số quốc tế của ITU, UN Egov. Phần còn lại là các chỉ số đặc thù cho Việt Nam do chúng tôi nghiên cứu xây dựng. Ưu điểm của phương pháp tiếp cận này đó là: x Ưu tiên sử dụng các mô hình kết nối và chỉ số đã được chứng minh phù hợp trong giai đoạn trước đây. x Sử dụng phương pháp tiếp cận của quốc tế và do đó một số kết quả có thể được so sánh với quốc tế. x Tận dụng tối đa nguồn lực của các doanh nghiêp viễn thông (DNVT), ngành công nghiệp CNTT để xây dựng hạ tầng số do Việt Nam làm chủ. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ III.1. Hiện trạng kết nối mạng, TTDL và nền tảng ĐTĐM tại các BNĐP Hình 3: Mô hình tổng thể mạng TSLCD Mạng TSLCD được xây dựng giai đoạn 2008 - 2010, sử dụng công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS), các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an toàn, dự phòng cao hoạt động liên tục và thông suốt 24/7. Bộ TT&TT đang quản lý, vận hành Mạng TSLCD cấp I kết nối đến các cơ quan cấp Trung ương gồm: VPCP, VPTW, VPQH, VP CTN, các ban, bộ, ngành và 63 Tỉnh ủy, UBND, HĐND cấp tỉnh. Trong khi đó mạng TSLCD cấp II do các địa phương tự đầu tư hoặc thuê các DNVT triển khai xây dựng kết nối đến cấp sở, ngành, huyện, xã. Mô hình kết nối mạng TSLCD và hiện trạng sử dụng TTDL, ĐTĐM được thể hiện trên Hình 3 và Bảng 1. TT Tiêu chí Bộ, CQ ngang Bộ CQ thuộc CP Tỉnh, TP TW 1 Tỷ lệ kết nối với mạng WAN 95% 96% 90,40% 2 Tỉ lệ bộ và tỉnh - Có trung tâm dữ liệu 86,36% (19/22) 66,66% (4/6) 90,48% (57/63) - Có trung tâm dữ liệu dự phòng 54,55% (12/22) 33,33% (2/6) 46,03% (29/63) - Có phòng máy chủ 68,18% (15/22) 100% (6/6) 53,97% (34/63) 3 Đã triển khai mô hình ĐTĐM 72,73% (16/22) 83,33% (5/6) 63,49% (40/63) Bảng 1: Hiện trạng kết nối, sử dụng TTDL và ĐTĐM tại các BNĐP Trên cơ sở hiện trạng, đặt ra một số vấn đề cần giải quyết: x Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS) không còn phù hợp với nhu cầu linh hoạt về mạng lưới của các BNĐP do yêu cầu các dịch vụ của chính phủ số được thiết kế hướng đối tượng. x Các BNĐP đã và đang triển khai TTDL và ĐTĐM, tuy nhiên chưa có mô hình kết nối tổng thể thống nhất đặc biệt trong xu hướng thuê dịch vụ CNTT nhằm tận dụng nguồn lực xã hội của các DNVT. x Bộ chỉ số ICT Index không còn phù hợp với đánh giá hoạt động của hạ tầng số. III.2. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá Bộ chỉ số đánh giá hạ tầng số được chia thành 2 nhóm: Chỉ số hạ tầng số cấp bộ/ngành Chỉ số hạ tầng số cấp tỉnh, TP trực thuộc TƯ 7 chỉ số chính, 25 chỉ số thành phần (CSTP), 62 tiêu chí (TC): 7 chỉ số chính, 26 chỉ số thành phần và 75 tiêu chí: - HT thiết bị: 1 CSTP, 1 TC - HT thiết bị: 2 CSTP, 10 TC - HT kết nối: 2 CSTP, 10 TC - HT kết nối: 2 CSTP, 15 TC - HT dữ liệu: 5 CSTP, 10 TC - HT dữ liệu: 5 CSTP, 10 TC - HT nền tảng: 4 CSTP, 10 TC - HT nền tảng: 5 CSTP, 10 TC - HTAT, AN mạng: 5 CSTP, 10 TC - HTAT, AN mạng: 4 CSTP, 10 TC - HT pháp lý: 5 CSTP, 10 TC - HT pháp lý: 5 CSTP, 10 TC - HT nhân lực: 3 CSTP, 10 TC - HT nhân lực: 3 CSTP, 10 TC Sử dụng lại các chỉ số ICT Index: 12/62 (19,3%). Sử dụng các chỉ số quốc tế: 06/62 (9,7%). Sử dụng lại các chỉ số ICT Index: 13/75 (17,3%). Sử dụng các chỉ số quốc tế: 15/75 (20%). Bảng 2. Bộ chỉ số đánh giá chính phủ số III.3. Nghiên cứu các mô hình tham chiếu III.3.1. Xây dựng mô hình mẫu phân hệ TTDL của BNĐP: Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020) ISBN: 978-604-80-5076-4 121 Mô hình mẫu kết nối mạng LAN, WAN vào TTDL được thể hiện trên Hình 4, theo đó tổ chức TTDL gồm: phân vùng hệ thống thông tin (HTTT) chuyên dùng và HTTT công cộng: x HTTT chuyên dùng: kết nối vào mạng TSLCD để đồng bộ CSDL giữa các HTTT chuyên dùng và kết nối từ cán bộ, công chức lên HTTT. x HTTT công cộng: kết nối multi-home qua các ISP và VNIX để người dân, doanh nghiệp truy cập vào HTTT. Hình 4. Mô hình tổng quan kết nối mạng LAN, WAN, Trung tâm dữ liệu III.3.2. Mô hình kết nối TTDL vào mạng TSLCD a. Mô hình 01: kết nối phân vùng TTDL của DNVT phục vụ BNĐP về trụ sở BNĐP. Đây là mô hình kết nối sử dụng trong trường hợp TTDL của DNVT chưa đủ điều kiện kết nối trực tiếp vào mạng TSLCD (Hình 5). Theo đó, DNVT cần triển khai kênh kết nối bằng cáp quang trực tiếp, qua thiết lập kênh L2/L3 VPN qua hạ tầng mạng của DNVT hoặc kênh IPSec VPN qua Internet từ TTDL của DNVT về trụ sở BNĐP. Hình 5. Kết nối phân vùng TTDL của DNVT phục vụ BNĐP về trụ sở BNĐP b. Mô hình 02: kết nối trực tiếp phân vùng TTDL của DNVT phục vụ BNĐP vào mạng TSLCD (Hình 6) Đây là mô hình sử dụng trong trường hợp TTDL của DNVT đủ điều kiện kết nối trực tiếp vào mạng TSLCD. Theo đó DNVT cần triển khai kênh kết nối bằng cáp quang trực tiếp vào mạng TSLCD cấp I hoặc qua kết nối trung kế với mạng TSLCD cấp I của Cục BĐTW. Hình 6. Kết nối trực tiếp phân vùng TTDL của DNVT phục vụ BNĐP vào mạng TSLCD c. Mô hình 03: kết nối TTDL của BNĐP vào mạng TSLCD (Hình 7). Đây là mô hình sử dụng trong trường hợp các BNĐP có TTDL riêng đặt tại trụ sở của BNĐP. Kết nối từ TTDL của BNĐP vào mạng TSLCD sử dụng kênh truyền mạng TSLCD sẵn có của BNĐP. Hình 7. Kết nối TTDL của BNĐP vào mạng TSLCD III.3.3. Mô hình 04: kết nối Internet tại TTDL (Hình 8) Phân hệ Internet của TTDL quy hoạch cung cấp các dịch vụ chung cho các hoạt động của BNĐP, bao gồm các ứng dụng, cổng thông tin BNĐP, các dịch vụ web khác, cơ sở dữ liệu, các HTTT dùng chung như DNS, thư điện tử (email) Phân hệ Internet cần được quy hoạch theo kiến trúc của một mạng độc lập, kết nối đa hướng (multi-home), từng bước chuyển đổi IPv6: - Mạng độc lập: là mạng sử dụng vùng địa chỉ IP mạng Public và số hiệu mạng ASN độc lập. Tại Việt Nam địa chỉ IP và ASN được quản lý cấp phát bởi VNNIC. Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020) ISBN: 978-604-80-5076-4 122 - Kết nối đa hướng (multi-home) là một hệ thống mạng độc lập có khả năng kết nối nhiều hướng với các mạng độc lập khác, với các DNVT (ISP) khác để kết nối vào mạng Internet, khi có sự cố hướng này sẽ tự động chạy theo hướng khác và ngược lại mà không bị gián đoạn dịch vụ, đồng thời có thể linh hoạt trong điều hướng để sử dụng hiệu quả băng thông kết nối trên các kênh truyền theo nhu cầu. - Chuyển đổi IPv6: Quy hoạch mạng đảm bảo hoạt động song song IPv4, IPv6, có lộ trình từng bước chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, tiến tới dừng sử dụng IPv4. Hình 8. Kết nối Internet tại TTDL III.3.4. Mô hình 05: kết nối mạng WAN của BNĐP vào mạng TSLCD (Hình 9). Mô hình kết nối mạng WAN của BNĐP vào mạng TSLCD là mô hình kết nối trực tiếp các đơn vị trực thuộc BNĐP lên điểm tập trung mạng WAN của BNĐP (thông thường là trụ sở chính hoặc TTDL của BNĐP) Hình 9. Mô hình kết nối mạng WAN của BNĐP vào mạng TSLCD III.3.5. Mô hình 06: kết nối mạng LAN của đơn vị trực thuộc BNĐP vào mạng TSLCD (Hình 10): Mô hình kết nối mạng LAN vào mạng TSLCD là mô hình sử dụng trong trường hợp các đơn vị không có HTTT (thường là các điểm quận/huyện, xã/phường). Hình 10: Kết nối mạng LAN của đơn vị trực thuộc BNĐP vào mạng TSLCD: IV. KẾT QUẢ IV.1. Khảo sát mức độ sẵn sàng kết nối mạng WAN của BNĐP vào mạng TSLCD: Mức độ sẵn sàng của các bộ/ngành (Hình 11a): Mức độ sẵn sàng của các địa phương (Hình 11b): Hình 11 a, b. Mức độ sẵn sàng kết nối mạng WAN của các BNĐP Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020) ISBN: 978-604-80-5076-4 123 IV.2. Đề xuất lựa chọn công nghệ Từ những phân tích và các số liệu tham khảo nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng Segment Routing MPLS kết hợp SDN (Software Define Network), với các lý do sau: ‐ Segment Routing MPLS bản chất vẫn là sự tiếp nối của công nghệ MPLS để tận dụng các ưu điểm của công nghệ MPLS hiện tại. ‐ Segment Routing giúp đơn giản hóa cấu hình mạng để tích hợp tốt với SDN hỗ trợ triển khai giải pháp ảo hóa mạng trong tương lai. ‐ Công nghệ NFV (Network Functions Virtualization) chính là việc ảo hóa các chức năng mạng và an toàn thông tin như NAT, load balancer, firewall... để đạt tính linh động cao. ‐ TTDL của BNĐP trong thiết kế hạ tầng số cần bảo đảm AT, AN mạng theo tiêu chí cấp độ 5 và ISO27001. IV.3. Dự báo dung lượng mạng giai đoạn 2020 – 2025 IV.3.1. Dịch vụ trục liên thông văn bản điện tử (VBĐT): Bảng 3. Kết nối từ UBND, Bộ/Ngành lên VPCP Bảng 4. Kết nối từ Cục/Vụ lên Bộ/Ngành và kết nối từ Sở/Ban/Ngành, Quận/Huyện lên UBND tỉnh trong nội tỉnh IV.3.2. Dịch vụ truyền hình hội nghị (THHN) Bảng 5. Triển khai hệ thống THHN đến cấp xã phường với số lượng các điểm lên tới 700 điểm. IV.3.3. Các bài toán phục vụ chính phủ số: Các bài toán phục vụ chính phủ số gồm: Trục liên thông dữ liệu quốc gia, định danh và xác thực điện tử, thanh toán điện tử, HTTT báo cáo quốc gia, HTTT tham vấn chính sách, HTTT cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dữ liệu quốc gia Bảng 6. Dự báo lưu lượng cho các bài toán phục vụ chính phủ số. IV.3.4. Mạng Thông tin diện rộng (TTDR) của Đảng Bảng 7. Dự báo dung lượng cho các đơn vị thuộc mạng TTDR của Đảng để trao đổi dữ liệu. IV.3.5. Dự phòng phát triển dịch vụ Ngoài các dịch vụ trên, hạ tầng số hiện đang cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ mạng riêng ảo, dịch vụ thuê máy chủ ảo và nhiều dịch vụ phát sinh khác trong thời gian tới. Bảng 8. Dự phòng băng thông cho các dịch vụ phát sinh IV.3.6. Dự báo nhu cầu phát triển thuê bao phục vụ CPĐT Bảng 9. Nhu cầu phát triển thuê bao phục vụ CPĐT Bảng 10. Dự báo lưu lượng phục vụ phát triển thuê bao phục vụ CPĐT/Chính phủ số V. MÔ HÌNH MỤC TIÊU HẠ TẦNG SỐ CHO CHÍNH PHỦ SỐ V.1. Tổng hợp nhu cầu băng thông giai đoạn tới Bảng 11. Dự báo tổng nhu cầu băng thông của hạ tầng số phục vụ CPĐT/Chính phủ số V.2. Đề xuất mô hình mục tiêu: Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu băng thông giai đoạn tới, mô hình mục tiêu được nghiên cứu xây dựng và đề xuất trong Hình 12 dưới đây. Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020) ISBN: 978-604-80-5076-4 124 Hình 12. Mô hình mục tiêu hạ tầng số cho chính phủ số VI. KẾT LUẬN Nhờ ưu điểm sử dụng Segment Routing MPLS kết hợp SDN (Software Define Network) với công nghệ ảo hóa NFV (Network Functions Virtualization) và thiết kế TTDL của BNĐP bảo đảm AT, AN mạng theo tiêu chí cấp độ 5 và ISO27001, hạ tầng số phục vụ chính phủ số vẫn sẽ tận dụng các ưu điểm của công nghệ MPLS hiện đang triển khai song sẽ có thông lượng dữ liệu lớn, độ trễ rất thấp, độ tin cậy rất cao và đặc biệt là đáp ứng nhanh với sự thay đổi của các dịch vụ chính phủ số liên tục phát sinh theo nhu cầu cá thể hóa của người dân và doanh nghiệp. Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc triển khai sớm hạ tầng số nói chung phục vụ kinh tế số và xã hội số cNJng như hạ tầng số phục vụ chính phủ số sẽ giúp Việt Nam đạt thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng về viễn thông thế giới cNJng như bảng xếp hạng Chính phủ điện tử UN-EGov. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục điều tra theo chủ đề này để có bức tranh đầy đủ hơn về sự sҹn sàng triển khai hạ tầng số phục vụ chính phủ số của các BNĐP phục vụ việc xây dựng các kế hoạch, định hướng, chính sách và đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng của nền kinh tế số trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Digital Infrastructure Policy and Regulation in the Asia-Pacific Region. ITU. September 2019. [2] Digital Infrastructure - The new bridges and rails for 21st economy. AIIB. August 26, 2019. [3] Global Connectivity Index 2019. Huawei. 2019. [4] https://dientungaynay.vn/chuyen-dong-so/bo-truong-nguyen-manh- hung-viet-nam-phai-lam-chu-duoc-ha-tang-dien-toan-dam-may [5] Khung kiến trúc Chính phủ Điện tử phiên bản 2.0. Bộ TT&TT – 2020 [6] GS. Hồ Tú Bảo. Về các vấn đề trọng yếu trong xây dựng hạ tầng số của Việt Nam. Hội nghị Quốc gia lần thứ 23 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2020) ISBN: 040504 125 Các kết quả của bài báo được trích từ kết quả của Đề tài Nghị định thư Việt Nam  Hàn 4uốc ³Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng băng rộng phục vụ Chính phủ điện tử ở Việt Nam đến năm 200´ mã số NĐT.54.K5/1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_mo_hinh_chuyen_doi_ha_tang_mang_truyen_so.pdf