Bài báo này tổng hợp một số kết quả thuộc Đề tài: “Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - Vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, cụ thể là giải quyết bài toán định hướng phát triển các hệ thống thông tin của các trường đại học công lập Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo hướng lựa chọn, cải tiến khung kiến trúc tổng thể ITI-GAF. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp mô hình hóa và phương pháp nghiên cứu định tính
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu, đề xuất khung kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường Đại học Công lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t: Công nghệ này hợp nhất cả 2 tín hiệu quang và Ethernet trên cùng đường
truyền Ethernet, việc này giúp giảm chi phí đầu tư hệ thống nguồn và hệ thống làm mát cho trung tâm dữ liệu,
giảm hệ thống cáp kết nối, giảm cổng kết nối và giảm các adapter kết nối trên các server.
Công nghệ chuyển mạch lớp 2 và lớp 3: Công nghệ này được sử dụng trong môi trường chuyển mạch lớp lõi
(Core Layer) và lớp phân phối (Distribution Layer). Công nghệ này cho phép xử lý, vận chuyển khối lượng
lớn dữ liệu, tìm đường đi nhanh nhất với độ trễ cực nhỏ trong hệ thống mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng.
Đào Anh Phương, Lê Quang Minh 409
Công nghệ stack: Công nghệ này cho phép ghép nhiều switch vật lý thành 01 switch logic. Việc này giúp tăng
cường khả năng gỡ rối, cấu hình và quản lý các switch vật lý như một thực thể đơn, với một địa chỉ IP.
Công nghệ cân bằng tải (Load Balancing): Công nghệ này cho phép phân bố đồng đều lưu lượng truy cập giữa
các máy chủ có cùng chức năng trong một hệ thống. Việc này sẽ giúp hệ thống giảm thiểu tình trạng quá tải,
gặp sự cố của máy chủ và cải thiện năng suất hoạt động tổng thể của hệ thống máy chủ.
Công nghệ song hành (Cluster) cho hệ thống máy chủ dữ liệu (Data Center): Công nghệ này cho phép các
máy chủ kết nối với nhau theo kiểu song song và sử dụng như một tài nguyên thống nhất. Nếu một máy chủ
ngừng hoạt động do bị sự cố thì toàn bộ công việc của máy chủ này sẽ tự động chuyển sang một máy chủ khác
mà không làm cho hoạt động của hệ thống bị ngắt hay gián đoạn.
Công nghệ SAN: Công nghệ này được sử dụng trong việc truyền dữ liệu, chia sẻ dữ liệu giữa các máy chủ
đảm nhiệm chức năng lưu trữ và giữa các thiết bị lưu trữ với nhau. Công nghệ này giúp giảm thiểu rủi ro cho
dữ liệu, khôi phục dữ liệu nếu xảy ra sự cố và có sự đảm bảo an toàn dữ liệu cao.
Công nghệ phân tích hình ảnh, âm thanh thông minh, công nghệ nén hình ảnh và công nghệ nhận dạng hình
ảnh thông minh: Các công nghệ này được sử dụng chủ yếu cho hội nghị truyền hình.
- Kiến trúc thông tin: Mô tả về việc tổ chức và bố trí nội dung thông tin cần truyền tải trên các trang thông tin
nhằm gây ấn tượng với người đọc để họ có thể nhớ, hiểu và tìm kiếm thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và dễ
dàng nhất. Kiến trúc thông tin của các trường nên thiết kế dựa trên các nguyên tắc đã được mô tả ở trên (Hình 6).
Hình 6. Kiến trúc thông tin
- Kiến trúc an toàn thông tin: Phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an toàn hạ tầng mạng, máy chủ, ứng dụng, dữ
liệu; các yêu cầu quản lý về chính sách chung, tổ chức, nhân sự, quản lý thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành, kiểm tra,
đánh giá và quản lý rủi ro theo quy định được ban hành bởi Bộ Thông tin và Truyền thông, các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm
định chất lượng trường đại học [1, 3, 7] (Hình 7).
Hình 7. Kiến trúc an toàn thông tin
3. Vận hành
Thành phần này vẫn giữ nguyên theo khung ITI-GAF truyền thống, gồm có: Hoạt động nội bộ, giao tiếp bên ngoài và
xây dựng nguồn lực.
a) Hoạt động nội bộ của trường đại học: Bao gồm các hoạt động thường xuyên, có sự phối hợp giữa các viên
chức, người lao động và người học trong trường đại học. Các hoạt động nội bộ gồm có: (1) Quản lý hành chính, chẳng
410 NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT KHUNG KIẾN TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN TỔNG THỂ
hạn như quản lý các văn bản, quản lý điều hành công việc, quản lý lịch tuần, quản lý kế hoạch công việc, quản lý báo
cáo theo yêu cầu, báo cáo thường xuyên, báo cáo thống kê, báo cáo phục vụ lãnh đạo trường, (2) Quản lý nguồn lực,
chẳng hạn như quản lý nguồn nhân lực, quản lý khoa học công nghệ, quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý HTTT,
quản lý thư viện, (3) Hỗ trợ hoạt động của trường đại học, chẳng hạn như quản lý đào tạo (tuyển sinh, phát triển
chương trình đào tạo, lập thời khóa biểu, tổ chức giảng dạy, giám sát - đánh giá quá trình giảng dạy, xét lên lớp, xét tốt
nghiệp...), quản lý sinh viên (hồ sơ, kết quả học tập, học bổng, khen thưởng hoặc kỷ luật, khảo sát ý kiến sinh viên...).
b) Giao tiếp bên ngoài của trường đại học: Bao gồm các hoạt động liên quan tới tuyển sinh, người học, đối tác,
các tổ chức, các cơ sở giáo dục và các sự kiện liên quan tới truyền thông. Các giao tiếp bên ngoài của trường đại học
gồm có: (1) Giao tiếp tuyển sinh, chẳng hạn như tư vấn tuyển sinh, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, thông báo tuyển
sinh, (2) Giao tiếp với người học, chẳng hạn như cung cấp thông tin và hướng dẫn người học đăng ký học theo tín chỉ,
nộp học phí, nhận học bổng, lấy ý kiến phản hồi của người học về chương trình học, giảng viên, (3) Giao tiếp với đối
tác, chẳng hạn như trao đổi thông tin về hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu, ký kết thỏa thuận hợp tác song phương,
(4) Giao tiếp với các tổ chức, chẳng hạn như phối hợp với các tổ chức để tư vấn việc làm cho sinh viên, tổ chức hội chợ
việc làm, chuyển giao công nghệ, (5) Giao tiếp với các cơ sở giáo dục, chẳng hạn như trao đổi kinh nghiệm, trao đổi về
chuyên môn, nghiệp vụ, liên kết đào tạo, (6) Giao tiếp thông qua truyền thông, chẳng hạn như quảng bá hình ảnh
trường, tổ chức hội nghị, hội thảo...
c) Xây dựng nguồn lực cho trường đại học: Bao gồm các hoạt động liên quan tới việc xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất, quản lý hạ tầng HTTT, phân bổ
nguồn lực tài chính và tìm kiếm nguồn đầu tư từ các tổ chức khác của trường đại học.
B. Thảo luận
Thông qua việc tham khảo các tài liệu, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới và những góp ý của các
chuyên gia, nhóm tác giả đã tiến hành làm rõ vị trí của các thành phần kiến trúc con trong thành phần “Nguồn lực” của
khung ITI-GAF, cụ thể là: Kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc thông tin, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc
công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin. So với khung ITI-GAF truyền thống, khung ITI-GAF do nhóm tác giả đề xuất
có ưu điểm là đơn giản, phù hợp, dễ triển khai trong nước hơn so với các khung EA khác, đồng thời đáp ứng được các
quy định của khung kiến trúc Chính phủ Việt Nam, phiên bản 2.0.
Việc nhóm tác giả lựa chọn, vận dụng khung ITI-GAF trong việc xây dựng EA của trường đại học mà không
phải là các khung EA khác đơn giản là do khung ITI-GAF đã được nghiên cứu, vận dụng, triển khai và đem lại một số
kết quả khả quan tại một số trường đại học như: Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Công nghiệp. Nhóm tác
giả cũng đã tiến hành thử nghiệm vận dụng khung ITI-GAF trong việc xây dựng khung kiến trúc hệ thống thông tin
tổng thể của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.
Ngoài các kết quả thu được, nhóm tác giả nhận thấy còn một số tồn tại chưa giải quyết được, chẳng hạn: Khung
EA của trường đại học này có thể vận dụng được cho các trường đại học tư thục hay không? Các yếu tố bảo đảm thành
công cho khung EA của trường đại học gồm những gì? Mô hình lý thuyết khung EA của trường đại học gồm những giả
thuyết gì? Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết khung EA của trường đại học ra sao? Mặt khác, trong
quá trình khảo sát thăm dò ý kiến của các chuyên gia tại các trường đại học, một số chuyên gia đã có ý kiến về việc sử
dụng công nghệ điện toán đám mây trong việc lưu trữ, khai thác và chia sẻ dữ liệu của các trường đại học, họ tỏ ra e
ngại về tính an toàn và bảo mật của dữ liệu bởi dữ liệu không nằm tại trung tâm dữ liệu của trường nhưng lại thể hiện
sự mâu thuẫn ở chỗ nếu không sử dụng công nghệ điện toán đám mây thì không thể đáp ứng được việc chuyển đổi số
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Một số chuyên gia khác lại có ý kiến cho rằng, việc xây dựng EA của trường
đại học là “rất chuẩn” nhưng thực tế khi triển khai ở trường đại học của họ thì khó thành công do các đơn vị trực thuộc
đã sử dụng các phần mềm quản lý riêng, các chuyên gia này đề xuất nên nghiên cứu việc tích hợp các phần mềm riêng
lẻ sẽ khả thi hơn là việc phải xây dựng một EA mới. Một số chuyên gia chỉ ra việc triển khai EA sẽ rất khó khăn hoặc
đối diện với các rủi ro và thất bại do thói quen ngại, không muốn thay đổi của các chuyên viên phòng ban mặc dù phần
mềm sử dụng trong nghiệp vụ của họ đã rất lạc hậu. Một số chuyên gia lại cho rằng tiếng nói của bộ phận công nghệ
thông tin không có trọng lượng, không được coi trọng như của bộ phận tài chính nên những đề xuất cải tiến của họ
không được lãnh đạo quan tâm khiến họ nản lòng, không muốn đề xuất với lãnh đạo nữa Nhóm tác giả hi vọng
những vấn đề trên sẽ được giải quyết trong tương lai gần.
IV. KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã diễn ra, kéo theo đó là sự thay đổi về mọi mặt đời sống, kinh tế - xã
hội, lao động, sản xuất và nền giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây là một cơ hội nhưng cũng là một thách
thức đối với ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng trong việc thay đổi căn bản, toàn diện nền giáo
dục. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất, cải tiến khung ITI-GAF để giải quyết vấn đề xây dựng
UA cho các trường đại học công lập Việt Nam. Nhóm tác giả hi vọng những kết quả này sẽ được vận dụng vào thực
tiễn của các trường đại học để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, quản lý và quản trị, từ đó góp phần đưa nền
giáo dục Việt Nam sánh vai với các nền giáo dục phát triển trên thế giới.
Đào Anh Phương, Lê Quang Minh 411
V. LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được hỗ trợ một phần bởi đề tài khoa học mã số QCT.20.05 của Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 Ban hành Quy định về kiểm định
chất lượng cơ sở giáo dục đại học”, 2017.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Quyết định số 501/QĐ-BGDĐT ngày 21/2/2020 Ban hành Quy định kỹ thuật về dữ
liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục đại học”, 2020.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ngân hàng Thế giới, “Hướng dẫn sử dụng Bộ chỉ số phát triển trường sư phạm”,
2020.
[4] Bộ Khoa học và Công nghệ, “Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với
Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ”, 2017.
[5] Bộ Tài nguyên và môi trường, “Quyết định số 3196/QĐ-BTNMT 16/12/2019 Ban hành kiến trúc Chính phủ
điện tử ngành tài nguyên và môi trường (Phiên bản 2.0)”, 2019.
[6] Bộ Thông tin và Truyền thông, “Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 Ban hành khung kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0”, 2019.
[7] Chính Phủ, “Nghị định số 85/2016/NĐ-CP: Về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ”, 2016.
[8] John A. Zachman, “The Zachman Framework: Solving General Management”, 2011.
[9] Keri E. Pearlson and Carol S. Saunders, “Managing and Using Information Systems: A strategic Approach”,
5
th
, John Wiley & Sons, Inc, United States, 2013.
[10] Klaus Schwab, “The Fourth Industrial Revolution”, 2016.
[11] Nguyen Ai Viet, Le Quang Minh, Doan Huu Hau, Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Nhat Quang, Nguyen Dinh
Chinh, Nguyen Van Luc and Pham Thanh Dat, “Toward Cyber-Security Architecture Framework for
Developping Countries: An Assessment Model”, International Conference on Advances in Information and
Communication Technology proceedings, 2016.
[12] Nguyễn Ái Việt, Đoàn Hữu Hậu, Ngô Doãn Lập, Đỗ Thị Thanh Thùy và Lê Quang Minh, “Ứng dụng phương
pháp ITI-GAF để xây dựng quy hoạch Quốc hội điện tử”, Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ thông
tin, 2014.
[13] Nguyễn Ái Việt và Lê Quang Minh, “Ðánh giá cơ quan điện tử theo mô hình ITI - GAF”, 2014.
[14] Obama White House, “Federal Enterprise Architecture Framework”, 2013.
[15] Reform Support Network, “Education Enterprise Architecture Guidebook”, 2014.
[16] The Open Group, “Module 3: Introduction to the Architecture Development Method”, 2006.
[17] The Open Group, “TOGAF 9.1 Online Documents”, 2011.
[18] The Open Group, “Module 2 TOGAF 9 Components”, 2011.
[19] Vũ Duy Lợi, “Nghiên cứu, đề xuất xây dựng kiến trúc CNTT của cơ quan Đảng”, Tạp chí Công nghệ thông
tin và Truyền thông, tập 515 (705), tr. 10-16, 2016.
[20] White House, “FEA Consolidated Reference Model Document Version 2.3”, 2007.
RESEARCH AND RECOMMEND ENTERPRISE ARCHITECTURE FRAMEWORK
FOR PUBLIC UNIVERSITIES
Dao Anh Phuong, Le Quang Minh
ABSTRACT: In this paper, we summarize some results of the research: “Research on strategic information system planning
model for public universities - pilot application for Hanoi National University of Education”, specifically, solving the problem of
information systems development guildlines of Vietnamese public universities in the fourth industrial revolution in the direction of
selecting and improving ITI-GAF. The research methods used include: Document analysis and synthesis method, modeling method
and qualitative research methods.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_de_xuat_khung_kien_truc_he_thong_thong_tin_tong_t.pdf