Có thể còn sớm để khẳng định đào tạo trực tuyến là xu thế tất yếu nhưng
trong bối cảnh giáo dục hiện nay, chúng ta vẫn nên xem đây là một phương pháp thiết yếu,
tiết kiệm và có tính khả thi cao. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát cụ thể công tác giảng dạy
và học tập trực tuyến tại trường Đại học giao thông vận tải phân hiệu tại thành phố Hồ
Chí Minh, nhóm tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm mang lại hiệu quả tối
ưu và nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến cho mái trường thân yêu này.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại trường Đại học Giao thông Vận tải phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 169
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO
THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
ThS. Vũ Quỳnh Nga
Nguyễn Thị Minh Châu
Vũ Thị Linh Châu
Phạm Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Trúc Ly
Huỳnh Thị Ngọc Lan
CQ.60.KTVTAI.1
CQ.60.KTVTAI.2
Tóm tắt: Có thể còn sớm để khẳng định đào tạo trực tuyến là xu thế tất yếu nhưng
trong bối cảnh giáo dục hiện nay, chúng ta vẫn nên xem đây là một phương pháp thiết yếu,
tiết kiệm và có tính khả thi cao. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát cụ thể công tác giảng dạy
và học tập trực tuyến tại trường Đại học giao thông vận tải phân hiệu tại thành phố Hồ
Chí Minh, nhóm tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm mang lại hiệu quả tối
ưu và nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến cho mái trường thân yêu này.
Từ khóa: đào tạo trực tuyến, chất lượng, giải pháp.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, vì vậy, việc nâng cao
hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, quyết định sự tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia. Trước nhu cầu bắt kịp xu hướng phát triển của giáo dục
thế giới cũng như bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng cùng sự phát triển của kỹ thuật số hiện
nay, đào tạo trực tuyến là hình thức đào tạo mà nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam
đã, đang và sẽ hướng tới.
Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, trường Đại học giao thông vận tải phân hiệu
tại thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu nguồn lực cho xã hội và không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo trong môi trường mới. Giáo dục trực tuyến đem lại
những lợi ích về nhiều khía cạnh nhưng bên cạnh đó cũng là những thách thức không nhỏ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 170
đối với nhà trường và bản thân sinh viên. Từ thực tiễn bức thiết trên, nhóm tác giả đã lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại
Trường Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh”
2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH
Dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá của hơn 500 sinh viên và gần 30 giảng viên về
công tác đào tạo trực tuyến của trường Đại học giao thông vận tải phân hiệu tại thành phố
Hồ Chí Minh năm học 2020-2021, có thể thấy được những mặt đạt được và những mặt hạn
chế trong công tác giảng dạy và học tập trực tuyến tại Phân hiệu như sau:
Bảng 3. Mô hình ma trận SWOT về công tác giảng dạy và học tập trực tuyến
tại Phân hiệu
ĐIỂM MẠNH
- Giải quyết vấn đề an toàn: cho
các giảng viên, sinh viên trong
tình hình thực tế dịch bệnh
Covid19 phức tạp.
- Tính kết nối và trực quan của
bài giảng: hình ảnh, video sinh
động làm cho bài giảng thêm
hấp dẫn hơn.
- Khuyến khích mạnh mẽ sự thể
hiện của tư duy và tính cá nhân
của sinh viên.
- Đặt trọng tâm vào cả quá trình
học: khi người học tập trung
vào quá trình học.
ĐIỂM YẾU
- Cân bằng giữa yếu tố công nghệ và yếu tố tâm lý:
có những lúc cộng nghệ áp dụng giảng dạy như phần
mềm chưa thực sự tốt nên làm cho quá trình học khó
khăn cũng như có nhiều yếu tố tâm lý như nản khi
phải nhìn màn hình học quá nhiều hay học trực
tuyến tạo cảm giác chưa thân quen và ít có cảm giác
quan tâm của giảng viên nên sẽ mất tập trung trong
việc học.
- Không đủ tài nguyên để trang bị cơ sở vật chất cho
từng đối tượng cá nhân.
- Chưa thể tùy chỉnh chương trình đào tạo cho từng
cá nhân: bởi vì mỗi các nhân có những tốc độ học
khác nhau, trình độ cũng không cân bằng nhau.
CƠ HỘI
- Sự phát triển của công nghệ:
theo thời đại công nghệ 4.0
giúp mở rộng quá trình giáo
dục trực tuyến.
- Chuyển đổi các khía cạnh của
giáo dục.
- Tăng sự quan tâm của đối
tượng khác nhau.
- Tăng thị phần học trực tuyến.
THÁCH THỨC
- Việc phóng đại vai trò tích cực của công nghệ tạo
ra những tác dộng tiêu cực: khả năng tư duy phản
biện của sinh viên, tính bảo mật và quản lý sinh học.
- Sự chuyển đổi sẽ phát sinh những vấn đề mà không
có dữ liệu tham khảo cho hướng giải quyết tâm lý
của người dạy và người học.
- Chưa đền bù thỏa đáng cho việc sản xuất học liệu
điện tử từ tác giả.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 171
Kết quả khảo sát đối với giảng viên cho thấy cơ sở vật chất ảnh hưởng rất lớn đến
công tác giảng dạy trực tuyến (với 15 giảng viên đánh giá ảnh hưởng rất lớn và 16 giảng
viên đánh giá là có ảnh hưởng lớn). Bên cạnh đó là những yếu tố như kỹ năng giảng dạy
của giảng viên như khả năng sử dụng công nghệ, phương pháp sư phạm trong giảng dạy
trực tuyến... Văn hóa học tập của sinh viên cũng là một trong số những yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng đào tạo trực tuyến bởi mỗi sinh viên đều có phương pháp, lý do
và động lực học khác nhau. Ngoài ra, còn các yếu tố như quy mô lớp học, đặc thù nội dung
và tính chất của học phần, chính sách hỗ trợ từ nhà trường cũng là các yếu tố ảnh hưởng
tới công tác giảng dạy trực tuyến.
Hình 4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với công tác giảng dạy trực tuyến
tại Phân hiệu
Kết quả khảo sát về Mong muốn của giảng viên về việc áp dụng phương thức giảng
dạy trực tuyến vào nội dung học phần do mình phụ trách cho thấy hơn 70% giảng viên
tham gia mẫu khảo sát muốn áp dụng phương pháp giảng dạy mới trong nội dung giảng
dạy của mình. Đây là kết quả rất khả quan về khởi đầu đối với phương thức giảng dạy trực
tuyến tại Phân hiệu, cho thấy đào tạo trực tuyến sẽ là một xu thế được đón đợi trong tương
lai.
Tuy nhiên, quá trình giảng dạy trực tuyến không tránh khỏi nhược điểm là thiếu đi sự
tương tác giữa giảng viên với sinh viên. Đôi lúc giảng viên giống như đang độc thoại....
còn sinh viên thì chưa tích cực với bài giảng. Lúc này các giảng viên nên đưa ra một số câu
hỏi để tăng tương tác với sinh viên. Và kết quả về số lượng câu hỏi nên đặt trong quá trình
giảng dạy: trên 5 câu chiếm 50% giảng viên tham gia mẫu khảo sát. Cho thấy rằng, đặt câu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 172
hỏi trong suốt quá trình giảng dạy sẽ giúp tăng sự tương tác giữa sinh viên với giảng viên,
tạo hứng thú cho sinh viên hơn.
Cuối cùng yếu tố ảnh hưởng tới công tác giảng dạy đó chính là việc phổ biến tài liệu
cho sinh viên. Với 83% giảng viên sẵn sàng phổ biến tài liệu cho sinh viên, còn lại 17%
chưa thực sự sẵn sàng cung cấp do vấn đề bản quyền cũng chính là nguyên nhân mà gần
58% giảng viên lo lắng.
Bên cạnh giảng viên, một nhân tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong quá trình
giáo dục trực tuyến chính là sinh viên. Kết quả dành cho mẫu khảo sát dành cho 523 sinh
viên đến từ 16 ngành, 5 khóa cụ thể như sau:
Hơn 80% sinh viên nhận thấy các giảng viên rất nghiêm túc trong công tác giảng dạy
trực tuyến, có tương tác nhiều trong việc giảng dạy với sinh viên đem lại cảm giác thoải
mái và tạo nhiều hứng thú trong việc học trực tuyến và 80% sinh viên hài lòng về phần
mềm dạy-học trực tuyến tại trường.
Đồng thời 87% sinh viên hài lòng với việc cung cấp tài liệu tham khảo cho việc học
trực tuyến của trường và giảng viên. Hơn 70% sinh viên có đủ điều kiện cá nhân để tham
gia tốt việc học, đây cũng là điều tích cực và thuận lợi góp phần cho việc phát triển việc
dạy-học trực tuyến của Phân hiệu.
Hình 2. Mức độ hài lòng của sinh viên trong quá trình học trực tuyến
Đối với một sinh viên học trực tiếp tại trường, thời gian học tập trong ngày có thể lớn
hơn 7 tiếng và sinh viên vẫn học tập rất tốt, nhưng khi học tập trực tuyến thì thời gian học
tập phù hợp là khoảng 3- 4 tiếng chiếm hơn 60%.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 173
Hình 3. Mức độ thời gian để học trực tuyến
98% sinh viên luôn mong muốn được cung cấp tài liệu trực tuyến để dễ dàng nắm bắt
kiến thức cũng như có thể tự chủ động trau dồi kiến thức trước khi học để tăng phần hiệu
quả cho việc học trực tuyến.
76% sinh viên nhận thấy việc nhận được hỗ trợ cước phí 4G từ phía nhà trường là
cần thiết vì đôi khi có những nơi mà mạng Internet của các nhà mạng bị lag, trục trặc nên
đa phần các sinh viên đều mong muốn được hỗ trợ cước phí 4G để có thể truy cập vào
mạng và tham gia học trực tuyến nhanh hơn cũng như không bị ngắt quãng học bởi các vấn
đề về mạng.
19% sinh viên nhận thấy việc hỗ trợ thêm các phần mềm học tập từ Microsoft Office
là cần thiết vì đôi khi học qua GG Meet hay Zoom đều có những lúc bị gián đoạn bởi bản
quyền về thời gian (ví dụ học qua Zoom vì vấn đề bản quyền nên cứ 50 phút bị out ra ngoài
một lần), nên việc hỗ trợ mua bản quyền từ các phần mềm khác để giúp sinh viên học tập
trực tuyến được tốt hơn là điều cần thiết cũng nhưu cung cấp được phần mềm giảng dạy
tốt hơn cho quý giảng viên.
5% khác của một số sinh viên thì nhận thấy cần hỗ trợ nhiều thứ khác hơn để việc
học trực tuyến được tốt hơn, đem lại hiệu quả cho sinh viên.
Hình 4. Mức độ mong muốn được cung
cấp tài liệu
Hình 5. Mức độ mong muốn nhận hỗ trợ
từ nhà trường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 174
3. KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong công tác
giảng dạy và học tập trực tuyến, nhóm tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp góp phần nâng cao
chất lượng trong công tác giảng dạy và học tập trực tuyến ở trường Đại học Giao thông vận
tải Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giải pháp cho nhà trường: Nhà trường cần đầu tư thêm bản quyền cho các phần
mềm học tập trực tuyến, ngoài các phần mềm như: Zoom, Google Meet, đề xuất sử dụng
thêm phần mềm Microsoft Teams. Tăng cường công tác tập huấn cho giảng viên về thao
tác sử dụng nền tảng trực tuyến. Ngoài ra, tạo ra các lớp học không quá 50 sinh viên để
tránh tình trạng quá đông sinh viên và bị giới hạn học tập. Hỗ trợ chi phí sử dụng mạng
viễn thông cho sinh viên nhằm tạo điều kiện tốt cho việc học tập trực tuyến. Hơn nữa là đề
ra các kế hoạch kết hợp học trực tuyến và học trực tiếp hiệu quả. Tiếp đến là tích cực truyền
thông mạnh mẽ các văn bản hướng dẫn giảng dạy, học tập, thi cử, nhập học online qua
mạng xã hội, trang thông tin của trường. Đặc biệt cần có những mức khen thưởng, khuyến
khích giảng viên trong công tác giảng dạy trực tuyến từ phía nhà trường sau mỗi học kì để
công nhận các nỗ lực trong công tác giảng dạy trực tuyến.
Giải pháp cho giảng viên: Do có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy nên
giảng viên tham gia tập huấn để sử dụng thành thạo các phần mềm và mỗi giảng viên phải
luôn tự trau dồi kĩ năng CNTT của chính mình để quản lý tốt các lớp học trực tuyến. Tiếp
đến là hỗ trợ cho sinh viên các nguồn tài liệu tham khảo của môn học để sinh viên tự trau
dồi thêm kiến thức. Thực hiện việc đánh giá chất lượng môn học sau nửa quá trình học để
lắng nghe ý kiến sinh viên để hiểu sinh viên và có những thay đổi trong việc giảng dạy phù
hợp. Ngoài ra, nên tạo mối quan hệ gần gũi giữa giảng viên và sinh viên để giúp tăng tương
tác trong học tập. Kế đến là kích thích việc học của sinh viên bằng những slide sinh động,
những video bổ ích, giới thiệu các trang web bổ ích cho sinh viên tự tìm hiểu thêm. Thêm
vào đó việc mở camera trong giờ dạy sẽ giúp sinh viên có cảm giác như cô giáo đang quan
tâm và theo dõi mình, tạo nên một sự đáng tin cậy, thân thiết đối với người học. Sau cùng
giảng viên cũng nên để ý phần câu hỏi, ý kiến của sinh viên trên google classroom để có
thể nhanh chóng, kịp thời giải đáp các thắc mắc trong học tập.
Giải pháp cho sinh viên: Chủ động nâng cao ý thức tự học và kỹ năng học tập trực
tuyến. Tích cực tương tác và tham gia thảo luận khi giảng viên đặt câu hỏi, nên bật camera
trong suốt quá trình học. Sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu, các bản ghi: xem kỹ tài liệu, giáo
trình trước khi học để khi nghe giảng sẽ dễ tiếp thu hơn và ghi nhớ được lượng kiến thức
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 175
nhiều hơn, sử dụng các bản ghi để hiểu kĩ hơn và học được thêm kiến thức. Trong quá
trình học cần xây dựng không gian học tập riêng tư, tránh các thiết bị có thể làm xao nhãng,
hạn chế tối đa tiếng ồn, báo cho phụ huynh khung giờ học tập của mình để khoảng thời
gian đó đỡ bị ồn và tránh mất tập trung. Có thể cùng bạn bè tạo một phòng học nhóm trên
các phần mềm học tập để cùng nhau học thêm kiến thức.
Với việc cụ thể hóa các giải pháp đến từng nhóm đối tượng: nhà trường, giảng viên
và sinh viên, nhóm tác giả hy vọng những giải pháp này sẽ đem lại lợi ích thiết thực trong
tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đặng Vũ Hoạt: Lí luận dạy học đại học. NXB ĐHSP Hà Nội. 2006.
[2]. Trần Khánh: Tổng quan về ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục. Tạp chí giáo dục.
Số 161 kỳ 2 tháng 4 năm 2007.
[3]. Ngô Quang Sơn: Xây dựng website trong dạy học. Tạp chí thiết bị giáo dục. 2009.
[4]. Quách Tuấn Ngọc: Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT. Hội thảo CNTT & TT trong
giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003.
[5]. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn
Thị Ngọc Hân: Bài giảng nhập môn Internet và E - learning, Chương trình đào tạo từ xa.
Học viên Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.2003.
[6]. Thái Duy Tuyên: Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. NXB GD. 1998.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_de_xuat_cac_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao.pdf