Nghiên cứu công nghệ J2EE Khảo sát Session Bean và thiết kế mô hình Web

Sự phát triển như vũ bóo của hệ thống mạng nhất là mạng Internet đó khiến cho mỏy tớnh trở nờn gần gũi và phục vụ đắc lực cho con người hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, một thách thức đặt ra cho các nhà phát triển ứng dụng là lập trỡnh mạng ngày càng trở nờn phức tạp. Mụ hỡnh lập trỡnh đơn lẻ truyền thống đó được thay đổi rất nhiều. Chương trỡnh ứng dụng đũi hỏi sự tương tác từ nhiều phía người dùng, chia sẻ tài nguyên, kết nối từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu Với những yêu cầu trên mô hỡnh khỏch/chủ đó ra đời. Mô hỡnh khỏch chủ đó tỏ ra rất hiệu quả trong thời gian dài. Tuy nhiờn cả mỏy khỏch và mỏy chủ đều bị quá tải bởi độ phức tạp và yêu cầu của người dùng.

Tất cả các yêu cầu trên đó làm phỏt sinh mụ hỡnh phỏt triển ứng dụng đa tầng (multi – tier). Cỏc ứng dụng xử lý khụng cũn được cài đặt trên máy khách mà được cài đặt trên một máy chủ. Mục tiêu là làm cho máy khách trở nên gọn nhẹ, dễ cấu hỡnh, dễ thay đổi phía máy chủ, nếu chúng ta cần thay đổi mó nguồn của ứng dụng, chỳng ta chỉ cần thay đổi trên máy chủ, tất cả các trỡnh khỏch khi kết nối vào mỏy chủ chạy ứng dụng sẽ luụn được phục vụ với phiên bản chương trỡnh mới nhất.

Web là một ví dụ điển hỡnh nhất của mụ hỡnh ứng dụng đa tầng. Trỡnh chủ Web nằm trờn một mỏy chủ , trỡnh khỏch chỉ cần dựng trỡnh duyệt (web browser) kết nối vào mỏy chủ và cú thể truy cập được mọi thông tin cũng như dịch vụ. Trỡnh chủ sử dụng Java Servlet, trang JSP hay các ứng dụng CGI (Common Gateway Interface) để kết nối với cơ sở dữ liệu, đối tượng phân tán RMI (Remote Method Invocation-nằm trên một máy chủ khác) xử lý tớnh toỏn và trả về kết quả cho trỡnh khỏch thụng qua cỏc trang Web tĩnh. Mụ hỡnh đa tầng đó phõn ró chức năng một cách cụ thể, cho phép ứng dụng chạy trên nhiều máy chủ khác nhau. Dễ dàng cho người phát triển, nhà cung cấp cũng như người sử dụng trên mạng diện rộng nhất là mạng Internet. Đó là lý do tại sao cỏc nhà phỏt triển đều mong muốn hướng đến việc thiết kế ứng dụng Web.

 

doc76 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nghiên cứu công nghệ J2EE Khảo sát Session Bean và thiết kế mô hình Web, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT A API Application Program Interface C CGI Common Gateway Interface CSDL Cơ Sở Dữ Liệu D DHTML Dynamic Hypertext Markup Language E EJB Enterprise Java Bean H HTTP Hypertext Transfer Protocol HTML Hypertext Markup Language I IDE Integrated Drive Electronics J JAF JavaBeans Activation Framework JDBC Java Database Connectivity J2EE Java 2 Enterprise Edition JNDI Java Naming and Directory Interface JSP Java Server Pages JTA Java Transaction API M MOM Message Oriented Middleware R RMI Remote Method Invocation S SQL Structured Query Language X XML Extensible Markup Language DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình khách chủ 12 Hình 1.2 Mô hình đa tầng Multi-tier 14 Hình 1.3 J2EE và các trình chứa 15 Hình 1.4 Mô hình Enterprise Java Bean (EJB) 18 Hình 2.1 Khởi tạo môi trường J2EE 28 Hình 2.2 Giao tiếp giữa trình khách và đối tượng EJB 32 Hình 2.3 Chu trình hoạt đông của Stateless Bean 33 Hình 2.4 Sơ đồ trạng thái của Stateless Bean 33 Hình 2.5 Sơ đồ trình tự của Stateless Bean 34 Hình 2.6 Chu trình hoạt động của Stateful Bean 40 Hình 2.7 Sơ đồ trạng thái của Stateful Bean 41 Hình 2.8 Sơ đồ trình tự của Stateful Bean 42 Hình 6.1 Mô hình Use Case tổng quát của hệ thống 52 Hình 6.2 Phân rã Use Case Tim kiem 53 Hình 6.3 Phân rã Use Case Quan tri sách 53 Hình 6.4 Phân rã Use Case Quan tri don hang 54 Hình 6.5 Phân rã Use Case Quan tri thanh vien 54 Hình 6.6 Biều đồ trình tự cho Use Case Dang nhap 55 Hình 6.7 Biểu đồ trình tự cho Use Case Dat hang 55 Hình 6.8 Biểu đồ trình tự cho Use Case Tim kiếm 56 Hình 6.9 Biểu đồ trình tự cho Use Case Danh gia sach 56 Hinh 6.10 Biểu đồ trình tự cho Use Case Them sach moi 57 Hình 6.11 Biểu đồ trình tự cho Use Case Xem don hang 57 Hình 6.12 Biểu đồ trình tự cho Use Case Xoa don hang 58 Hình 6.13 Biểu đồ trình tự cho Use Case Xem thanh vien 58 Hình 6.14 Biểu đồ trình tự cho Use Case Xoa thanh vien 59 Hình 6.15 Biểu đồ lớp - đối tượng chi tiết 59 Hình 6.16 Bảng chúa các đề mục cho trang chủ 60 Hình 6.17 Bảng chúa các chi tiết đề mục cho trang chủ 60 Hình 6.18 Bảng danh mục các thể loại sách 60 Hình 6.19 Bảng danh mục chi tiết nội dung các tựa sách 60 Hình 6.20 Bảng danh mục chứa thông tin thành viên 61 Hình 6.21 Bảng chứa đơn đặt hàng 61 Hình 6.22 Bảng chứa chi tiết đơn hàng 61 Hình 6.23 Bảng chứa thông tin đánh giá của khách hàng 61 Hình 6.24 Bảng chứa các thể loại credit card 62 Hình 6.25 Bảng chứa các thông tin về giỏ hàng 62 Hình 6.26 Mô hình quan hệ của hệ thống 62 Hình 6.27 Mô hình hoạt động của Web site 63 Hình 7.1 Trang chủ 64 Hình 7.2 Trang đăng nhập 65 Hình 7.3 Trang đăng ký thành viên 66 Hình 7.4 Trang xem chi tiết sách 67 Hình 7.5 Trang giỏ hàng 68 Hình 7.6 Trang thanh toán 69 Hình 7.7 Trang tạo hóa đơn 70 Hình 7.8 Trang quản trị sách 71 Hình 7.9 Trang quản trị đơn hàng 72 Hình 7.10 Trang quản trị thành viên 73 MỞ ĐẦU Sự phát triển như vũ bão của hệ thống mạng nhất là mạng Internet đã khiến cho máy tính trở nên gần gũi và phục vụ đắc lực cho con người hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, một thách thức đặt ra cho các nhà phát triển ứng dụng là lập trình mạng ngày càng trở nên phức tạp. Mô hình lập trình đơn lẻ truyền thống đã được thay đổi rất nhiều. Chương trình ứng dụng đòi hỏi sự tương tác từ nhiều phía người dùng, chia sẻ tài nguyên, kết nối từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu…Với những yêu cầu trên mô hình khách/chủ đã ra đời. Mô hình khách chủ đã tỏ ra rất hiệu quả trong thời gian dài. Tuy nhiên cả máy khách và máy chủ đều bị quá tải bởi độ phức tạp và yêu cầu của người dùng. Tất cả các yêu cầu trên đã làm phát sinh mô hình phát triển ứng dụng đa tầng (multi – tier). Các ứng dụng xử lý không còn được cài đặt trên máy khách mà được cài đặt trên một máy chủ. Mục tiêu là làm cho máy khách trở nên gọn nhẹ, dễ cấu hình, dễ thay đổi phía máy chủ, nếu chúng ta cần thay đổi mã nguồn của ứng dụng, chúng ta chỉ cần thay đổi trên máy chủ, tất cả các trình khách khi kết nối vào máy chủ chạy ứng dụng sẽ luôn được phục vụ với phiên bản chương trình mới nhất. Web là một ví dụ điển hình nhất của mô hình ứng dụng đa tầng. Trình chủ Web nằm trên một máy chủ , trình khách chỉ cần dùng trình duyệt (web browser) kết nối vào máy chủ và có thể truy cập được mọi thông tin cũng như dịch vụ. Trình chủ sử dụng Java Servlet, trang JSP hay các ứng dụng CGI (Common Gateway Interface) để kết nối với cơ sở dữ liệu, đối tượng phân tán RMI (Remote Method Invocation-nằm trên một máy chủ khác) xử lý tính toán và trả về kết quả cho trình khách thông qua các trang Web tĩnh. Mô hình đa tầng đã phân rã chức năng một cách cụ thể, cho phép ứng dụng chạy trên nhiều máy chủ khác nhau. Dễ dàng cho người phát triển, nhà cung cấp cũng như người sử dụng trên mạng diện rộng nhất là mạng Internet. Đó là lý do tại sao các nhà phát triển đều mong muốn hướng đến việc thiết kế ứng dụng Web. Trong ứng dụng đa tầng, giao tiếp người dùng được đặt trên máy cục bộ, trong khi đó logic của ứng dụng được chạy trong tầng giữa trên một server. Tầng cuối cùng vẫn đóng vai trò lưu trữ dữ liệu. Khi logic của một ứng dụng cần cập nhật, thay đổi làm cho phần mềm của tầng giữa trên server, rất đơn giản cho việc quản lý cập nhật. EJB chứa những logic nghiệp vụ của ứng dụng, nên có thể nói EJB chính là phần lõi của hầu hết các ứng dụng phân tán cho enterprise. Kiến trúc Enterprise Java Bean mà Sun đưa ra từ phiên bản Java 1.2 là mô hình lập trình đối tượng rất hiệu quả cho các ứng dụng mạng Java. Được sự cho phép của cô Phan Thị Hà, thông qua đồ án tốt nghiệp : Nghiên cứu công nghệ J2EE Khảo sát Session Bean và thiết kế mô hình Web em xin được nêu lên một số khái niệm cũng như kỹ thuật lập trình mới về kiến trúc phân tầng đang được đưa vào sử dụng rất rộng rãi trong nền công nghiệp phần mềm hiện nay. Các vấn đề chính mà đồ án tốt nghiệp này đề cập đến là : Mô hình khách/chủ và mô hình đa tầng trong Enterprise Java Bean. Tìm hiểu mô hình hoạt động của Bean bên trong trình chứa (container). Xây dựng và triệu gọi thành phần Bean mà cụ thể là Session Bean. Sử dụng trình đóng gói deploytool. Xây dựng mô hình web ứng dụng công nghệ EJB Nội dung của đồ án được xây dựng thành 2 phần: Phần 1: Khảo sát công nghệ Chương 1 Mô hình lập trình đa tầng với J2EE Chương 2 Triển khai đối tượng Bean EJB Chương 3 Tổng kết Phần 2: Xây dựng hệ thống bán sách trực tuyến ứng dụng công nghệ EJB Chương 4 Đặt vấn đề Chương 5 Đặc tả yêu cầu hệ thống Chương 6 Phân tích và thiết kế hệ thống Chương 7 Thực hiện bài toán Cuối cùng là đánh giá, kết luận những kết quả đạt được, những hạn chế và đề xuất các định hướng tiếp theo cho đồ án. Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng sự hiểu biết của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn. PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ CHƯƠNG 1 MÔ HÌNH LẬP TRÌNH ĐA TẦNG VỚI J2EE MÔ HÌNH KHÁCH CHỦ Sự phát triển của hệ thống mạng nhất là mạng Internet, đã làm vấn đề lập trình mạng ngày càng trở nên phức tạp. Mô hình lập trình đơn lẻ đã được cải thiện rất nhiều, ngày nay chúng ta không đơn thuần ngồi viết những ứng dụng chạy trên một máy duy nhất. Chương trình ứng dụng đòi hỏi sự tương tác từ phía người dùng, chia xẻ tài nguyên, triệu gọi từ xa, liên kết giao tác, phân tán dữ liệu. Với những yêu cầu trên, mô hình khách/chủ (hình 1.1)đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Gửi yêu cầu Máy khách (Client) Máy chủ (Server) Cơ sở dữ liệu Trình ứng dụng Đáp ứng yêu cầu Hình 1.1 Mô hình khách chủ Theo mô hình khách/chủ, tất cả các xử lý phức tạp đều được chuyển giao cho máy chủ xử lý, máy khách chỉ đóng vai trò gửi yêu cầu và thể hiện dữ liệu. Mô hình khách/chủ tỏ ra rất có hiệu quả, tuy nhiên cả máy khách và máy chủ ngày càng trở nên quá tải bởi độ phức tạp và yêu cầu của người dùng. Các trình ứng dụng của máy khách trở nên cồng kềnh với vô số trình điều khiển phải cài đặt để kết nối với cơ sở dữ liệu của máy chủ (như ODBC, Oracle Client Driver, MS SQL Driver, MS Access Driver…). Hơn nữa bất kỳ dịch vụ nào của trình chủ đều yêu cầu trình khách phải cài đặt một đơn thể kết nối tương ứng. Do đó mô hình khách/chủ gồm hai tầng dường như không đáp ứng được những yêu cầu hiện nay. MÔ HÌNH ĐA TẦNG Giả sử chúng ta quản lý và phân phối ứng dụng trên 100 máy tính nằm ở nhiều nơi khác nhau. chúng ta cài đặt trình điều khiển kết nối cơ sở dữ liệu SQL Server lên từng máy. Sau một thời gian dài sử dụng, ta muốn chuyển hệ cơ sở dữ liệu SQL Server sang hệ cơ sở dữ liệu Oracle, thì ta phải yêu cầu 100 máy khách cập nhật lại trình điều khiển truy xuất cơ sở dữ liệu Oracle thay cho SQL Server, đó là chưa kể đến cấu hình và kết nối với từng hệ cơ sở dữ liệu là vấn đề không phải đơn giản đối với người dùng. Hoặc khi chúng ta muốn thay đổi mã nguồn của ứng dụng khách, chúng ta phải gửi bản cập nhật hàng chục Mb đến 100 máy khách yêu cầu cập nhật lại chương trình. Tất cả những yêu cầu trên đã làm phát sinh mô hình phát triển ứng dụng đa tầng (multi-tier). Các ứng dụng xử lý không còn được cài đặt trên máy khách mà được cài đặt trên một máy chủ. Mục tiêu là làm cho máy khách trở nên gọn nhẹ, dễ cấu hình, dễ thay đổi phía máy chủ, nếu chúng ta cần thay đổi mã nguồn của ứng dụng, chúng ta chỉ cần thay đổi trên máy chủ, tất cả các trình khách khi kết nối vào máy chủ chạy ứng dụng sẽ luôn được phục vụ với phiên bản chương trình mới nhất. Web là một ví dụ điển hình nhất của mô hình ứng dụng đa tầng. Trình chủ Web nằm trên một máy chủ , trình khách chỉ cần dùng trình duyệt (web browser) kết nối vào máy chủ và có thể truy cập được mọi thông tin cũng như dịch vụ. Trình chủ sử dụng Java Servlet, trang JSP hay các ứng dụng CGI (Common Gateway Interface) để kết nối với cơ sở dữ liệu, đối tượng phân tán RMI (Remote Method Invocation-nằm trên một máy chủ khác) xử lý tính toán và trả về kết quả cho trình khách thông qua các trang Web tĩnh. Mô hình đa tầng đã phân rã chức năng một cách cụ thể, cho phép ứng dụng chạy trên nhiều máy chủ khác nhau. Dễ dàng cho người phát triển, nhà cung cấp cũng như người sử dụng trên mạng diện rộng nhất là mạng Internet. Đó là lý do tại sao các nhà phát triển đều mong muốn hướng đến việc thiết kế ứng dụng Web. J2EE Server Máy khách (Client) Trình chủ Web (Web Server) Servlet,JSP, CGI, ASP… Mạng Trình ứng dụng Dịch vụ Web Mạng JNDI, JDBC, JTS, JMS… Object Database Server Object Trình chứa (container) Cơ sở dữ liệu Mạng Môi trường EJB Hình 1.2 Mô hình đa tầng Multi-tier Mô hình ứng dụng đa tầng này dựa trên nền tảng J2EE. Một ứng dụng J2EE có thể bao gồm 3 hoặc 4 tầng nhưng những ứng dụng J2EE thường được xem là 3 tầng vì nó được phân tán trên 3 vị trí : Máy khách (Client Machine), máy chủ J2EE (J2EE Server Machine), và máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server Machine) 1.3 J2EE VÀ EJB 1.3.1 J2EE 1.3.1.1 Khái niệm J2EE Là một trong 3 platform của Java .J2ME ,J2SE.J2EE. Nó đặt các Enterprise API của Java lại với nhau và gói chúng lại thành một platform phát triển hoàn chỉnh cho việc triển khai các lớp enterprise trong Java phía máy chủ. Nhiệm vụ của J2EE là cung cấp một platform độc lập, linh động, đa người dùng, bảo mật.cho việc triển khai phía máy chủ trong ngôn ngữ lập trình Java. J2EE là một đặc tả , không phải là một sản phẩm .Nó chỉ ra các quy tắc ràng buộc mọi người phải nhất trí khi viết phần mềm enterprise. 1.3.1.2 Kiến trúc trình chứa J2EE Hình 1.3 J2EE và các trình chứa Trình chứa là nơi cung cấp môi trường hoạt động và là nơi giao tiếp giữa các thành phần. Trước khi một thành phần Web, Enterprise Bean hay thành phần ứng dụng khách có thể được thực thi nó phải được tập hợp lại trong một Module và được triển khai đến trình chứa của nó. Tiến trình tập hợp bao gồm các thiết lập đặc tính của trình chứa cho mỗi thành phần trong ứng dụng J2EE và cho chính ứng dụng J2EE. Những tùy biến thiết lập trình chứa hổ trợ cơ bản được cung cấp bởi Server J2EE, bao gồm những dịch vụ như : bảo mật, quản lý giao tác, tra cứu thao tác định danh và thư mục Java (Java Naming and Directory Interface), và khả năng kết nối từ xa. Quá trình triển khai và cài đặt những thành phần ứng dụng J2EE trong trình chứa J2EE được mô tả trong hình trên (hình 1.3). Trong đó : J2EE Server : là phần chạy thực của một sản phẩm J2EE. Server J2EE cung cấp trình chứa EJB và Web. Trình chứa EJB : quản lý việc thực thi của Enterprise Bean cho những ứng dụng J2EE. Enterprise Bean và trình chứa của nó chạy trên Server J2EE. Trình chứa Web : Quản lý việc thực thi và những thành phần Servlet cho những ứng dụng J2EE. Những thành phần Web và các ứng dụng của nó chạy trên Server J2EE. Trình chứa ứng dụng J2EE : quản lý việc thực thi những thành phần ứng dụng của Client. Những ứng dụng Client và trình chứa của nó chạy trên máy Client. Trình chứa Applet : quản lý việc thực thi của các Applet. Bao gồm một trình duyệt Web và Java Plug-in chạy trên cùng máy Client. 1.3.1.3 Các API của J2EE Sau đây là một số các API thông dụng của J2EE: Kỹ thuật Enterprise Java Bean: Một thành phần Enterprise Java Bean hay Enterprise Bean, là thân mã lệnh có các field và các phương thức để thực thi các Module của các logic nghiệp vụ. Chúng ta có thể nghĩ Enterprise Bean như một khối xây dựng mà có thể sử dụng riêng lẻ hoặc với các Enterprise Bean khác để thực thi logic nghiệp vụ trên server J2EE. Có hai loại EJB chính đó là : Bean thao tác và Bean thực thể. Ngoài ra còn có Message-Driven Bean là một điểm mới trong chuẩn EJB 2.0. Kỹ thuật Java Servlet: tương tác với Web client thông qua cơ chế request-response. Cơ chế này hoạt động dựa trên giao thức HTTP Kỹ thuật Java Server Page: dùng để xây dựng các ứng dụng có chứa nội dung Web động như HTML, DHTML, XML. Java Message Service: là một chuẩn message cho phép các thành phần ứng dụng J2EE tạo, gởi, nhận và đọc các message. Nó là một API để giao tiếp với Message Oriented Middleware (MOM) cho phép truyền nhận message theo cơ chế point-to-point và publish/subcriber. Java Transaction API (JTA): là một tập API cho phép quản lý các giao tác. Ứng dụng có thể sử dụng JTA để Start, Commit hoặc hủy bỏ giao tác. Java Mail API: các ứng dụng J2EE sử dụng Java Mail API để gởi email thông báo. Java Mail API có 2 phần : một giao tiếp mức ứng dụng được sử dụng bởi các thành phần ứng dụng để gởi thư, và một giao tiếp trình cung cấp dịch vụ. Nền J2EE bao gồm Java mail với một trình cung cấp dịch vụ cho phép các thành phần ứng dụng gởi thư Internet. JavaBeans Activation Framework (JAF): tập các API được sử dụng bởi các package khác như Java mail…, chúng ta có thể dùng JAF để xác định kiểu dữ liệu, đóng gói truy cập đến dữ liệu, mở rộng những tác vụ dựa trên những dữ liệu đó và khỏi tạo một Bean tương ứng để thực hiện các tác vụ đó. Java Database Connectivity (JDBC) API: JDBC cho phép ta gọi các câu lệnh SQL từ các phương thức của ngôn ngữ lập trình java. Chúng ta cũng có thể sử dụng JDBC API từ một Servlet hay một trang JSP để truy xuất CSDL một cách trực tiếp mà không cần thông qua enterprise bean. JDBC API có 2 phần : một giao tiếp mức ứng dụng được sử dụng bởi các thành phần ứng dụng để truy xuất một CSDL, và một giao tiếp trình cung cấp dịch vụ để đính kèm một trình điều khiển JDBC cho nền J2EE. Java Naming and Directory Interface (JNDI): một interface duy nhất dùng để truy cập những kiểu dịch vụ khác nhau về định danh và thư mục 1.3.2 EJB 1.3.2.1 Khái niệm Đó là một thành phần phần mềm server-side được triển khai trong môi trường đa phân tán. 1.3.2.2 Mô hình EJB Hình 1.4 Mô hình Enterprise Java Bean (EJB) Hình 1.4 mô tả mô hình Enterprise Java Bean trong đó: EJB Server: cung cấp dịch vụ hệ thống và quản lý những trình chứa mà Bean chạy. Nó phải làm tồn tại một khả năng truy xuất dịch vụ định danh JNDI và dịch vụ giao tác. Borland Enterprise Server AppServer Edition 6.0 là một ví dụ về Server EJB. Trình chứa EJB: một trình chứa là một hệ thống chạy thực cho một hoặc nhiều Enterprise Bean. Nó cung cấp sự truyền thông giữa Bean và EJB server. Nó cung cấp giao tác, bảo mật và quản lý sự phân phối mạng. Một trình chứa thì gồm có mã và một công cụ sinh mã cho Enterprise Bean. Thông thường, trình chứa cũng cung cấp những công cụ để triển khai Enterprise Bean, có nghĩa là trình chứa có thể giám sát và quản lý ứng dụng. Server EJB và trình chứa EJB kết hợp với nhau cung cấp môi trường cho Bean chạy. Trình chứa cung cấp sự quản lý các dịch vụ đến một hoặc nhiều Bean. Server cung cấp những dịch vụ cho Bean, nhưng trình chứa có sự tương tác giữa Bean đến các dịch vụ này. Mỗi EJB bắt buộc phải có các interface và các class sau: Remote interface: remote interface kế thừa javax.ejb.EJBObject. Remote interface chứa các phương thức nghiệp vụ được gọi từ Client. Nó đóng vai trò như một proxy của EJB. Home interface: home interface kế thừa javax.ejb.EJBHome. Nó đóng vai trò như một mô hình để khởi tạo EJB. Bean class: chứa phần cài đặt của các phương thức khai báo trong remote interface. Bean class kế thừa javax.ejb.SessionBean hoặc javax.ejb.EntityBean hoặc javax.ejb.MessageDrivenBean. 1.3.2.3 Vì sao dùng EJB Mô hình Client đã tồn tại rất lâu và rất phổ biến. ứng dụng Client được cài trên máy cục bộ và truy xuất dữ liệu ở một kho dữ liệu như là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Mô hình này làm việc tốt cho những mô hình chỉ có vài người dùng. Khi có nhiều người dùng hơn cần truy xuất dữ liệu, những ứng dụng này sẽ không đáp ứng được yêu cầu đó. Bởi vì Client chứa các logic, nó phải được cài đặt trên mỗi máy. Làm cho việc quản lý trở nên rất khó khăn. Dần dần lợi ích của việc chia các ứng dụng thành nhiều hơn hai tầng của mô hình Client/Server càng trở nên rõ ràng. Trong ứng dụng đa tầng, giao tiếp người dùng được đặt trên máy cục bộ, trong khi đó logic của ứng dụng được chạy trong tầng giữa trên một server. Tầng cuối cùng vẫn đóng vai trò lưu trữ dữ liệu. Khi logic của một ứng dụng cần cập nhật, thay đổi làm cho phần mềm của tầng giữa trên server, rất đơn giản cho việc quản lý cập nhật. EJB chứa những logic nghiệp vụ của ứng dụng, nên có thể nói EJB chính là phần lõi của hầu hết các ứng dụng phân tán cho enterprise. EJB có những đặc điểm sau: Chứa nghiệp vụ để thao tác với dữ liệu. Được tạo ra và được quản lý bởi một trình chứa. Xử lý các truy cập của Client. Chứa thuộc tính của giao tác và bảo mật riêng biệt với các Bean. Cung cấp dịch vụ quản lý giao tác, quản lý trạng thái, quay vòng tài nguyên và bảo mật. Các loại EJB Có 2 loại chính đó là Session Bean (Bean thao tác) và Entity Bean (Bean thực thể). Ngoài ra còn có Message – driven bean. Session bean: Nếu đối tượng Bean chỉ thực hiện các hành vi xử lý, tính toán đơn thuần thì chúng được phân lọai thành Bean thao tác (Session Bean). Bean thao tác chỉ có nhiệm vụ phục vụ trình khách, nơi triệu gọi đối tượng. Trong một phiên kết nối, những thao tác nhất thời không đòi hỏi việc thể hiện dữ liệu thường bao gồm : tính toán, phân tích, thống kê… Bean thao tác được chia làm hai lọai đó là : Bean thao tác phi trạng thái (Stateless Bean) và Bean thao tác lưu vết trạng thái (Stateful Bean) Stateless bean: là các thành phần bean không lưu lại trạng thái của giao dịch trước đó để sử dụng cho lần giao dịch sau. Bean thao tác phi trạng thái là đối tượng Bean đơn giản, dễ dùng, dễ thiết kế và quản lý nhất trong tất cả các đối tượng EJB. Stateful bean: Bean thao tác lưu vết trạng thái là các thành phần Bean cần lưu lại vị trí của giao dịch trước đó để sử dụng cho các lần giao dịch sau. Các Bean này thường phục vụ cho các thao tác đòi hỏi phải qua nhiều bước triệu gọi trước khi trả về kết quả cuối cùng Entity bean: Đối tượng thường mô tả một thực thể nào đó trong cuộc sống thực. Bean thực thể cung cấp một đối tượng xem xét dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Thông thường Bean đại diện cho một hàng trong tập hợp các bản của cơ sở dữ liệu quan hệ. Một Bean thực thể thường phục vụ nhiều hơn một Client. Không giống như Bean thao tác, Bean thực thể thì sống lâu hơn. Chúng duy trì một trạng thái tồn tại miễn là dữ liệu còn trong cơ sở dữ liệu, hay nói đúng hơn miễn là còn Client riêng biệt cần đến nó. Việc quản lý dữ liệu của Bean thực thể được chia ra làm hai lọai: Bean thực thể quản lý (Bean - Managed): là các thành phần Bean có khả năng thực thi các câu truy vấn cơ sở dữ liệu ( do lập trình viên xây dựng ) để lấy về dữ liệu mà nó thể hiện. Ví dụ trong phương thức khởi dựng Bean thực thể có thể dùng các câu lệnh SQL như SELECT, INSERT (thông qua JDBC) để tự tìm hoặc thêm mới dữ liệu mà nó thể hiện vào các bản trong cơ sở dữ liệu. Bean thực thể quản lý bởi trình chứa (Container Managed): thành phần Bean có thể không cần phải sử dụng lệnh SQL để tự tìm kiếm hay tạo mới dữ liệu mà nó thể hiện. Thay vào đó đối tượng Bean sẽ tự khai báo trong trường (fields) hay cột (column) dữ liệu tương ứng với các bản (table) trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Trình chứa sẽ tự động thực hiện công việc truy vấn dữ liệu giúp thành phần Bean. Đối tượng Bean thể hiện dữ liệu theo kiểu này được gọi là Bean thực thể được quản lý bởi trình chứa. Message – Driven Bean: là một chuẩn mới trong EJB 2.0 (EJB 1.1 chỉ định nghĩa 2 lọai đó là Session Bean và Entity Bean). Mục đích của Message-Driven Bean là phục vụ cho nhu cầu về các dịch vụ không đồng bộ của các thành phần. Bởi vì Session Bean và Entity Bean chỉ phục vụ cho các dịch vụ đồng bộ. CHƯƠNG 2 TRIỂN KHAI ĐỐI TƯỢNG BEAN EJB THIẾT KẾ THÀNH PHẦN EJB Chúng ta bắt đầu bằng việc thiết kế thành phần EJB đơn giản nhất. Thành phần Bean phi trạng thái (stateless Bean) mang tên HelloWorld. Bean Hello thực hiện chức năng xuất ra một chuổi “Hello World”. Đối tượng Bean Hello thuộc loại Bean thao tác, bản thân Bean không thể hiện dữ liệu, nó chỉ cung cấp phương thức hello() để xuất ra chuổi “Hello World”. Tất cả các Bean thao tác đều yêu cầu chúng ta cài đặt giao tiếp javax.ejb.SessionBean. 2.1.1 Phát triển Remote Interface Remote interface là lớp giao tiếp để client giao tiếp với Bean và các phương thức được xây dựng bên trong Bean thông qua trình chứa. Sau đây là đặc tả của lớp giao tiếp Hello : package helloworld; public interface Hello extends javax.ejb.EJBObject { public String hello() throws java.rmi.RemoteException; } Theo đặc tả và qui định của kiến trúc Enterprise Java Bean lớp giao tiếp trung gian mà trình chứa sử dụng triệu gọi phương thức của thành phần Bean phải kế thừa từ lớp javax.ejb.EJBObject. 2.1.2 Phát triển Home Interface Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể triệu gọi được đối tượng Bean trong trình chứa. Muốn tham chiếu được thành phần Bean từ máy khách, EJB đòi hỏi chúng ta phải tạo lớp “mồi”. Lớp này được gọi là lớp chủ (Home). Từ trình khách, chúng ta gọi lớp chủ để tạo ra và lấy về tham chiếu của giao tiếp Hello. Chúng ta không cần cài đặt lớp chủ , chúng ta chỉ cần đặc tả lớp chủ home là một giao tiếp interface kế thừa lớp javax.ejb.EJBHome. Trong lớp chủ này chúng ta khai báo duy nhất phương thức create() có kiểu trả về là lớp giao tiếp Hello như sau: package helloworld; import java.rmi.RemoteException; import javax.ejb.CreateException; import javax.ejb.EJBHome; public interface HelloHome extends EJBHome { Hello create() throws RemoteException, CreateException; } 2.1.3 Phát triển lớp thực thi Bean (Bean Implement Class) Thành phần Bean Hello đặc tả phương thức hello() và kế thừa lớp javax.ejb.SessionBean. Nó có mã nguồn được cài đặt như sau : package helloworld; import javax.ejb.SessionContext; public class HelloBean implements javax.ejb.SessionBean { // Đặc tả phương thức hello() public String hello() { System.out.println("hello()"); return "Hello, World!"; } public void ejbCreate() { System.out.println("ejbCreate()"); } public void ejbRemove() { System.out.println("ejbRemove()"); } public void ejbActivate() { System.out.println("ejbActivate()"); } public void ejbPassivate() { System.out.println("ejbPassivate()"); } public void setSessionContext(SessionContext ctx) { System.out.println("setSessionContext()"); } } Như chúng ta thấy, đối tượng HelloBean của ta cung cấp phương thức hello() để xuất ra chuổi “Hello, World !”. Đây chính là phương thức thể hiện rõ mục đích phục vụ của thành phần Bean. Chúng còn được gọi là các phương thức thể hiện logic nghiệp vụ (business logic) mà Bean cần thực hiện. 2.1.4 Phát triển lớp Client triệu gọi Bean Chúng ta sẽ xây dựng lớp HelloClient để triệu gọi đối tượng HelloBean mà ta đã xây dựng ở trên. Đặc tả cho lớp HelloClient như sau : package helloworld; import javax.naming.Context; import javax.naming.InitialContext; import java.util.Properties; public class HelloClient { public static void main(String[] args) throws Exception { Properties props = System.getProperties(); Context ctx = new InitialContext(props); Object obj = ctx.lookup("HelloBean"); HelloHome home = (HelloHome) javax.rmi.PortableRemoteObject.narrow(obj, HelloHome.class); // Tạo đối tượng hello thuộc Remote Interface // từ đối tượng Home Interface Hello hello = home.create(); // Xuất ra chuỗi “Hello, World !” System.out.println(h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoanchinh.doc