Nghiên cứu chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường Thành phố Hà Nội

Nhu cầu thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam nói chung, tại thành phố Hà Nội

nói riêng có dung lượng lớn và ngày càng tăng trưởng. Cho đến nay trên thế giới và ở Việt

Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được triển khai trong thực tiễn

với những giải pháp phù hợp hiệu quả vấn đề này. Bài viết của tác giả trên cơ sở khái quát

hóa lý thuyết và kế thừa mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm tại thị trường địa phương ở các

nước đang phát triển của Trienekens.J.H (2011) và một số kết quả đạt được, tồn tại bất cập

chủ yếu trong tổ chức vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường thành phố

Hà Nội thời gian qua. Từ đó theo quan điểm cá nhân tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến

nghị phát triển tổ chức, nâng cao hiệu lực, kết quả vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm an

toàn tại thị trường thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường Thành phố Hà Nội Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập và để hoàn thiện tổ chức, phát triển quy mô, nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu sau. 856 - Quy hoạch và triển khai đúng quy hoạch vùng nuôi trồng thực phẩm an toàn của thành phố nhằm mở rộng diện tích trồng rau an toàn, gia tăng số lượng xã và đàn lợn, gia cầm, gia súc sạch. Theo tác giả diện tích trồng rau an toàn tăng bình quân từ 15-20%/năm; số lượng đàn lợn gia cầm, gia súc sạch tăng bình quân từ 10-15%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020 đảm bảo tăng sản lượng và tăng tỷ trọng thực phẩm an toàn được nuôi trồng từ trong thành phố Hà Nội. - Về cấu trúc tổ chức chuỗi, duy trì cả hai hệ thống như hiện tại, dần từng bước gia tăng sản lượng nuôi trồng thực phẩm an toàn của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp có quy mô vừa, tăng quy mô các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm an toàn tiến tới hình thành các trung tâm phân phối lớn, thực hiện chức năng mua gom và các hoạt động logistics với thực phẩm an toàn. Đồng thời với phát triển cấu trúc hình thành các trung tâm kiểm tra, tăng hiệu lực vận hành hệ thống tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với từng khâu của chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường thành phố Hà Nội. Cụ thể xác định vị trí các trạm kiểm tra cố định tại các cơ sở sản xuất, chợ đầu mối, trung tâm phân phối thực phẩm an toàn và các đội kiểm tra không cố định thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở bán lẻ, chợ bán lẻ. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường thành phố Hà Nội Mô hình 3: Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại thị trường thành phố Hà Nội đề xuất Hộ nông dân và hợp tác xã nông nghiệp DNSX và DNKD thực phẩm Hộ nông dân SX nhỏ Chợ đầu mối Chợ bán lẻ Người tiêu dùng Khách hàng tổ chức Thương lái Lò mổ Siêu thị các loại hình CHTP Hợp tác xã nông nghiệp DNSX nông nghiệp DN,các trung tâm phân phối thực phẩm Ngoài thành phố Thành phố Hà Nội Trạm kiểm tra vệ SATTP Trạm kiểm tra vệ SATTP Trạm KT vệ SATTP Trạm KT vệ SATTP Trạm KT vệ SATTP Trạm kiểm tra vệ SATTP 857 - Triển khai đúng lộ trình quy hoạch hệ thống thương mại dịch vụ thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt, trong đó chú trọng phát triển một số loại hình kinh doanh an toàn thực phẩm sau; (1) phát triển và đảm bảo thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của trung tâm phân phối (mua gom thực phẩm an toàn từ các hộ nông dân, HTX nông nghiệp, các DNSX-KD thực phẩm ngoài thành phố, DN sản xuất nông nghiệp trong thành phố; triển khai các hoạt động bảo quản, sơ chế, chê biến, vận chuyển và cung ứng TPAT cho các cơ sở bán lẻ và các khách hàng tổ chức; (2) phát triển số lượng đồng thời mở rộng diện tích bán TPAT của hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh; (3) quy hoạch và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo nâng cao văn minh thương mại hệ thống chợ đầu mối, chợ bán lẻ, đặc biệt chú trọng tới các điểm bán lẻ TPAT trong hệ thống chợ nhỏ cấp phường xã - Triển khai đồng bộ dấu nhãn chung và cấp giấy chứng nhận cho thực phẩm đạt tiêu chuẩn Việt GAP đồng thời xử lý nghiêm minh, đúng quy định của luật phát với các thực phẩm giả nhãn hiệu thực phẩm đạt tiêu chuẩn Viêt GAP. Tăng cường xúc tiến thương mại để đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ và doanh số bán các thực phẩm đạt tiêu chuẩn Viet GAP. - Tạo cơ chế đầu tư thuận lợi hơn và triển khai hiệu quả các giải pháp khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô vừa, quy mô lớn; các doanh nghiệp FDI đầu tư, tham gia vào nuôi trồng, chế biến, phân phối thực phẩm an toàn tại thành phố nhất là với thực phẩm hữu cơ. - Hệ thống cơ quan quản lý của thành phố và các doanh nghiệp tham gia chuỗi tăng cường truyền thông xúc tiến thương mại với các hộ, các cá nhân nông dân; hợp tác xã nông nghiệp và người tiêu dùng thành phố về lợi ích của sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn về nguồn gốc xuất sứ và địa chỉ mua, giá mua thực phẩm an toàn bằng các hình thức tổ chức, các kênh truyền thông phù hợp. - Tăng cường thanh, kiểm tra chất lượng và VSATTP trong từng khâu của chuỗi cung ứng TPAT. Hình thành các trạm kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực kiểm tra, thực hiện kiểm tra theo tiêu chuẩn đúng quy trình bằng phương pháp, thiết bị kiểm tra phù hợp để có các kết quả kiểm tra xác thực, chính xác, khách quan. Xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh, loại bỏ toàn bộ thực phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tạo và thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngoài thành phố cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội trong cung cấp các thông tin về nhu cầu tiêu dùng, giá, các điều kiện KDTM thực phẩm an toàn của Hà Nội. Đồng thời phối hợp kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại nơi sản xuất ngăn chặn tận gốc thực phẩm không an toàn được cung ứng vào thị trường thành phố Hà Nội. - Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước thành phố phối hợp với các Tỉnh, Thành trong cả nước triển khai đúng lộ trình về thời gian và đạt mục tiêu chương trình phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn mà sở nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội chủ trì và phối hợp với 21 sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của 21 tỉnh thành phố trong cả nước đã được phê duyệt. 858 KẾT LUẬN Phát triển cấu trúc tổ chức, nâng cao hiệu lực và kết quả vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là giải pháp tiên quyết để giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay của Việt Nam nói chung của thành phố Hà Nội nói riêng. Theo quan điểm đó. Bài viết của tác giả trên cơ sở khái quát một số lý thuyết về chuỗi cung ứng thực phẩm tại thị trường địa phương và từ các số liệu thống kê của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở y tế, sở công thương Hà Nội kết hợp với quá trình khảo sát thực tế của cá nhân bài viết đã nêu ra một số kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong tổ chức, vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm toàn tại thị trường thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả vận hành của chuỗi cung ứng TPAT tại thị trường thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. Với những giới hạn về năng lực nghiên cứu của cá nhân, thời gian nghiên cứu ngắn và các kết quả nghiên cứu chủ yếu trên các dữ liệu thứ cấp, số liệu thống kê; Vì vậy bài viết chắc chắn sẽ còn những hạn chế. Tuy nhiên tác giả rất hi vọng rằng bài viết sẽ được các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị điều hành kinh doanh thương mại hàng thực phẩm thành phố Hà Nội tham khảo trong chỉ đạo điều hành thực tiễn. 859 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trienekens JH (2011) “Agriculuturul Value Chains in developingconntries afoamework for anlysis” International food and agribusiness 2. PmeindlS.Chopra (2012) Spply Chain Mamegemailt- Strategy Plam and operation- P.Hall Neu Jersey 3. Iakovou, F2, Vlachos, D, Achillas, C (2012) “Amethodological Framewotr Fon the Design of Green Supply Chainsfor the Agrifood Setor” 4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm sản an toàn trên phạm vi toàn quốc 5. Một số số liệu trong báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở công thương Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chuoi_cung_ung_thuc_pham_an_toan_tai_thi_truong_t.pdf