Nghiên cứu chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt amiđan

Đặt vấn đề: Từ năm 2002 đến nay, tại bệnh viện Quân Dân Miền Đông (QDMĐ), chúng tôi đã thực hiện

phẫu thuật cắt Amiđan dưới vô cảm mê nội khí quản cho 3924 bệnh nhân (BN), đây là một phẫu thuật cơ bản và

thường gặp trong điều trị bệnh lý viêm Amiđan. Tuy là một phẫu thuật được tiến hành trong thời gian ngắn

nhưng quá trình săn sóc hậu phẫu cần chú ý đến những biến chứng như: sốt, đau đớn, chảy máu, nôn ói, sặc.

Mục tiêu nghiên cứu: Đề ra quy trình chăm sóc sau phẫu thuật cắt Amiđan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan dưới vô cảm mê

nội khí quản tại bệnh viện QDMĐ từ 01/2002 đến 02/2011. Sử dụng phương pháp hồi cứu, thống kê mô tả, xử lý

số liệu theo phép thống kê y học.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt amiđan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 126 NGHIÊN CỨU CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN Nguyễn Tuấn*, Ninh Thị Khuyên*, Ngô Thị Xuân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Từ năm 2002 đến nay, tại bệnh viện Quân Dân Miền Đông (QDMĐ), chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật cắt Amiđan dưới vô cảm mê nội khí quản cho 3924 bệnh nhân (BN), đây là một phẫu thuật cơ bản và thường gặp trong điều trị bệnh lý viêm Amiđan. Tuy là một phẫu thuật được tiến hành trong thời gian ngắn nhưng quá trình săn sóc hậu phẫu cần chú ý đến những biến chứng như: sốt, đau đớn, chảy máu, nôn ói, sặc. Mục tiêu nghiên cứu: Đề ra quy trình chăm sóc sau phẫu thuật cắt Amiđan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan dưới vô cảm mê nội khí quản tại bệnh viện QDMĐ từ 01/2002 đến 02/2011. Sử dụng phương pháp hồi cứu, thống kê mô tả, xử lý số liệu theo phép thống kê y học. Kết quả: Trong tổng số 3924 bệnh nhân được phẫu thuật cắt Amiđan tại bệnh viện Quân Dân Miền Đông, nhóm tuổi từ 16 – 50 tuổi có 3441 bệnh nhân (87,7%), nam (2214 BN = 56,4%) gặp nhiều hơn nữ (1710 BN = 43,6%), thường gặp ở nhóm đối tượng có nghề nghiệp công nhân (36,5%) và học sinh - sinh viên (31,8%). Phương pháp vô cảm trong phẫu thuật bằng mê nội khí quản qua đường mũi được sử dụng nhiều nhất (90,4%). Đa số bệnh nhân được chăm sóc sau phẫu thuật 5 – 7 ngày theo đúng quy trình đề ra cho kết quả tốt (88,4%). Kết luận: Từ 01/2002 đến 02/2011 tại bệnh viện Quân Dân Miền Đông, chúng tôi đã chăm sóc hậu phẫu được 3924 bệnh nhân sau phẫu thuật cắt Amidan. Các bệnh nhân được chăm sóc theo “Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt Amidan” đa số đạt kết quả tốt (3468 = 88,4%). Từ khóa: Amiđan; Gây mê nội khí quản; Hậu phẫu; Quy trình. ABSTRACT RESEARCH PATIENT CARE AFTER TONSILLECTOMY Nguyen Tuan, Ninh Thi Khuyen, Ngo Thi Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 126 - 131 Background: From 2002 to present, at QDMD hospital, we performed tonsillectomy under anesthesia intubation passion for 3924 patients, surgery is a basic and common in the treatment of inflammatory disease Tonsils. But a surgery was conducted in a short time but the process of postoperative care should pay attention to complications such as fever, pain, bleeding, vomiting, choking. Ojectives: Proposed "Process of patient care after surgical tonsillectomy at QDMD hospital" Subjects and Methods: All patients received surgical tonsillectomy with endotracheal anesthesia at QDMD hospital from 01/2002 to 02/2011. Used method of retrospective, descriptive statistics, data processing, according to medical statistics. Results: In total 3924 patients received surgery at hospitals tonsils Eastern Military Population, aged 16 to 50 years old 3441 patients (87.7%), men (2214 patients = 56.4%) were more women (1,710 patients = 43.6%), * Bệnh viện Quân dân Miền Đông Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Tuấn ĐT: 0908211782 Email: bstuan_khoab3@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 127 common in occupational groups of workers (36.5%) and students - students (31.8%). Method of anesthesia in surgery love nasal intubation is used most often (90.4%). Most patients received care after the surgery five to seven days in accordance with procedures set out for better results (88.4%). Conclusions: From 2002 to present, at QDMD hospital, we have the 3924 post-operative care of patients after tonsillectomy surgery. Patients cared for by "Process of patient care after surgical tonsillectomy" most fruitful (3468 = 88.4%). Key words: Tonsils; Endotracheal anesthesia; Postoperative; Process. ĐẶT VẤN ĐỀ Amiđan khẩu cái là 2 khối tổ chức bạch huyết nằm trong cái hố giữa trụ trước và trụ sau của 2 bên màn hầu, thường được gọi tắt là A. Amiđan khẩu cái hợp với V.A, Amiđan vòi và Amiđan đáy lưỡi tạo thành vòng Waldelyer có vai trò như hàng rào chắn miễn dịch đầu tiên của cửa ngõ đường hô hấp. Viêm Amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, Amiđan có thể quá phát thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc Amiđan có thể nhỏ lại xơ teo(3,4). Viêm Amiđan, nếu không điều trị tích cực, hiệu quả sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc. Phẫu thuật cắt Amiđan dưới vô cảm mê nội khí quản là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, tuy nhiên sau phẫu thuật vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng gây đau, chảy máu, sốt. Chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt Amiđan” nhằm mục tiêu đưa ra quy trình chung nhất cho công tác chăm sóc sau phẫu thuật cắt Amiđan. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 3924 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan dưới vô cảm mê nội khí quản tại khoa Gây mê Hồi sức và chăm sóc sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Chuyên khoa – Bệnh viện Quân Dân Miền Đông từ 01/2002 đến 02/2011. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả. Tổng hợp số liệu cần thiết của 3924 trường hợp phẫu thuật cắt amiđan dựa vào hồ sơ bệnh án, biên bản phẫu thuật, phiếu chăm sóc lưu trữ tại bệnh viện. - Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 295 2458 983 188 0 500 1000 1500 2000 2500 Số lượng BN < 15 tuổi = 295 (7,5 %) 16 - 30 tuổi = 2458 (62,6 %) 31 - 50 tuổi = 983 (25,1 %) > 50 tuổi = 188 (4,8 %) Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 128 Nhóm tuổi từ 16 – 30 (62,6%) và 31 – 50 (25,1%) được phẫu thuật cắt Amiđan chiếm tỉ lệ cao 87,7% (3441 BN). Phân bố bệnh nhân theo giới tính Phẫu thuật cắt Amiđan ở nam giới chiếm 56,4% cao hơn so với nữ giới 43,6%. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 188 BN (4,8 %) 671 BN (17,1 %) 1433BN (36,5 %) 384 BN (9,8 %) 1248 BN (31,8 %) HS - SV Giáo viên Công nhân Lao động tự do Hưu trí Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Tỷ lệ phẫu thuật chủ yếu ở công nhân (36.5%) và học sinh-sinh viên (31,8%). Phân loại gây mê nội khí quản đường mũi và đường miệng Bảng 1: Đường đặt ống nội khí quản Đường mũi Đường miệng Số lượng BN 3546 378 Tỷ lệ% 90,4% 9,6% Đa số BN được gây mê nội khí quản qua đường mũi (90,4%), qua đường này trường mổ sẽ rộng rãi hơn, giúp thuận lợi trong quá trình phẫu thuật. Thời gian rút ống nội khí quản sau phẫu thuật Bảng 2: Thời gian rút ống nội khí quản sau phẫu thuật 30 phút Số lượng BN 2954 746 224 Tỷ lệ% 75,3% 19% 5,7% Đa số BN được gây mê nội khí quản được rút ống NKQ sớm trong vòng 15 phút sau mổ (75,3%). Sốt sau phẫu thuật Bảng 3: Sốt sau phẫu thuật Không sốt Sốt nhẹ (N/độ < 38o C) Sốt vừa N/độ 38o – 39o C) Sốt cao (N/độ > 39o C) Số BN 2310 896 468 250 Tỷ lệ% 58,9% 22,8% 11,9% 6,4% Đa số BN sau phẫu thuật cắt Amiđan không sốt hoặc sốt nhẹ, đây cũng là phản ứng thường gặp sau mổ. Đau sau phẫu thuật Bảng 4: Đau sau phẫu thuật Thời gian Mức độ đau 6 giờ Số lượng BN Tỷ lệ% Số lượng BN Tỷ lệ% Số lượng BN Tỷ lệ% Nhiều 946 24,1% 1278 32,5% 674 17,1% Vừa 1472 37,5% 1496 38,1% 1068 27,2% Nhẹ 1406 35,8% 1150 29,3% 2124 54,2% Không đau 0 0 0 0 58 1,5% Đa số BN trong khoảng thời gian sau phẫu thuật 2 – 6 giờ thường đau nhiều và đau vừa do lúc này tác dụng của thuốc mê đã hết. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 129 Chảy máu sau phẫu thuật Bảng 5: Chảy máu sau phẫu thuật Thời gian Số lượng BN Tỷ lệ% < 6 giờ 198 5,0% 6 – 24 giờ 132 3,4% > 24 - 48 giờ 96 2,4% Thời gian Số lượng BN Tỷ lệ% > 48 giờ 12 0,3% BN trong khoảng thời gian sau phẫu thuật trong vòng 6 giờ đầu gặp chảy máu sớm sau phẫu thuật. Mạch – Huyết áp Bảng 6: Mạch – Huyết áp sau phẫu thuật M - HA Thời gian M > 80 - 100 lần/phút HATĐ: > 100 mm Hg M > 100 lần/phút HATĐ: 80 - 100 mm Hg M>120 lần/phút HATĐ: < 80 mm Hg Số lượng BN Tỷ lệ% Số lượng BN Tỷ lệ% Số lượng BN Tỷ lệ% < 2 giờ 2878 73,3% 856 21,8% 190 4,8% 2 – 6 giờ 2646 67,4% 1246 31,7% 32 0,8% 6 – 24 giờ 3092 78,8% 832 21,2% 0 0 > 24 giờ 3924 100% 0 0 0 0 Sau mổ 2 – 6 giờ đa BN có M tăng nhẹ do đau, HATĐ trong giới hạn bình thường. Kết quả sau đợt chăm sóc tại nội trú (5 – 7 ngày sau phẫu thuật) + Tốt: không sốt, đau nhẹ hoặc hết đau, ăn uống được, nói chuyện dễ dàng, hố mổ Amiđan phủ giả mạc trắng mỏng. + Vừa: không sốt, còn đau vừa, nói chuyện thấy đau, ăn uống ít, hố mổ Amiđan phủ giả mạc trắng dày. + Kém: Sốt, đau họng nhiều, ngại nói chuyện do đau, ăn uống kém, hố mổ Amiđan phủ giả mạc vàng dày và hôi, chảy máu. Bảng 7: Kết quả sau đợt chăm sóc Số lượng BN Tỷ lệ% Tốt 3468 88,4 Vừa 402 10,2 Kém 54 1,4 Tổng số 3924 100% Sau mổ đa số BN sau đợt chăm sóc đạt kết quả tốt. QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN MIỀN ĐÔNG Tại phòng Hồi sức của khoa Phẫu thuật – GMHS Đối với Điều dưỡng trưởng (hoặc Trưởng kíp trực điều dưỡng) - Tiếp nhận bệnh nhân (BN) từ phòng mổ đưa ra. - Kiểm tra lại thông tin về hồ sơ bệnh án và các giấy tờ liên quan (phiếu gây mê, bảng theo dõi sinh hiệu). - Bàn giao cho điều dưỡng viên. Đối với Điều dưỡng (Thực hiện chế độ chăm sóc cấp 1) - Tiếp nhận BN do điều dưỡng trưởng (hoặc Trưởng kíp trực điều dưỡng) bàn giao. - Mắc máy Monitor theo dõi, hút sạch đờm rãi, phụ giúp BS rút ống NKQ theo y lệnh, lấy M – N/độ – H.A – Nhịp thở, ghi chép vào phiếu chăm sóc và hồ sơ bệnh án. - Theo dõi và chăm sóc toàn diện đến khi BN tỉnh táo hoàn toàn (gọi hỏi biết, tự thở tốt, M – N/độ – HA – Nhịp thở: 15 phút – 30 phút/lần đến ổn định). Báo cáo BS phụ trách, hoàn chỉnh hồ sơ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 130 bệnh án, chuyển BN về khoa điều trị khi có y lệnh của BS GMHS. Tại buồng Hậu phẫu của khoa Ngoại Chuyên khoa (ngày HP thứ 1) Đối với Điều dưỡng trưởng (hoặc Trưởng kíp trực điều dưỡng) - Tiếp nhận bệnh nhân (BN) từ khoa Phẫu thuật – GMHS chuyển sang. - Kiểm tra lại thông tin về hồ sơ bệnh án và các giấy tờ liên quan (phiếu gây mê, biên bản phẫu thuật, bảng theo dõi sinh hiệu). - Bàn giao cho điều dưỡng viên tiếp tục thực hiện chế độ chăm sóc cấp 1. Đối với Điều dưỡng phụ trách buồng Hậu phẫu (Điều dưỡng trực) - Tiếp nhận BN do điều dưỡng trưởng (hoặc Trưởng kíp trực điều dưỡng) bàn giao, thực hiện chế độ chăm sóc cấp 1. - Cho BN nằm đầu cao, nghiêng về một bên, dặn dò BN không được nuốt dịch tiết trong miệng họng, yêu cầu BN phải đùn nước bọt vào khay quả đậu, cho BN ngậm nước đá cục, chườm lạnh vùng cổ. - Theo dõi M – N/độ – HA – Nhịp thở, dịch tiết trong miệng họng: 30 phút – 01 giờ/lần. - Thực hiện nghiêm các y lệnh sau phẫu thuật, lập phiếu theo dõi và chăm sóc. Khi phát hiện BN có biểu hiện chảy máu sau mổ (Nước bọt có máu đỏ tươi, số lượng ngày càng tăng, da xanh, vẻ mặt BN mêt mỏi, M nhanh, HA giảm) phải báo ngay BS phẫu thuật/BS trực kiểm tra để kịp thời xử lý. - Sau 06 giờ từ lúc phẫu thuật nếu BN không có biểu hiện chảy máu sau mổ, điều dưỡng hướng dẫn cho BN uống sữa lạnh mỗi lần khoảng 200 ml/lần/3 giờ. Hướng dẫn người nhà BN cách chăm sóc, động viên BN nói chuyện nhẹ nhàng. - Tiếp tục theo dõi và chăm sóc toàn diện BN đến sang ngày HP thứ 2, chuyển BN về buồng điều trị khi có y lệnh, bàn giao BN và hồ sơ bệnh án cho điều dưỡng phụ trách buồng điều trị. Tại buồng điều trị của khoa Ngoại Chuyên khoa (từ ngày HP thứ 2) Đối với Điều dưỡng phụ trách buồng điều trị - Tiếp nhận BN do điều dưỡng phụ trách buồng Hậu phẫu (điều dưỡng trực) bàn giao, thực hiện chế độ chăm sóc cấp 2 và cấp 3 theo y lệnh của BS. - Thực hiện nghiêm các y lệnh của BS điều trị. Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo ngay BS điều trị để xử lý kịp thời. - Hàng ngày theo dõi M – N/độ – H.A. Ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định. - Hướng dẫn BN và người nhà BN cách chăm sóc (cách xúc miệng họng, vệ sinh răng miệng, ). - Động viên BN nói chuyện sớm và nhẹ nhàng. - Hướng dẫn chế độ ăn uống (kiêng chua, cay, nóng, nước ngọt có ga). + Ngày 2: uống sữa lạnh. + Ngày 3 – 5: uống sữa lạnh, nước cháo, bột dinh dưỡng, súp nghiền. + Ngày 6 – 9: ăn cháo loãng, cháo đặc. + Từ ngày 10: ăn cơm nhão nhai kỹ, thức ăn mềm nhừ. + Từ ngày 15: ăn cơm thường nhai kỹ, thức ăn mềm. + Từ ngày 30: ăn cơm và thức ăn thường nhai kỹ. - Khi ra viện về nhà BN cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh lao động và vận động nặng. Đối với BN và gia đình BN - Thực hiện nghiêm nội quy BV, quy định quyền lợi của BN và gia đình NB đối với BV. - Thực hiện chăm sóc BN dưới sự cho phép của BS và sự hướng dẫn của điều dưỡng điều trị. KẾT LUẬN Qua 10 năm thực hiện phẫu thuật cắt Amiđan dưới vô cảm gây mê nội khí quản tại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 131 bệnh viện Quân Dân Miền Đông từ 01/2002 đến 02/2011, chúng tôi đã chăm sóc hậu phẫu được 3924 BN. Phẫu thuật cắt Amiđan hay gặp ở nam giới (56,4%) nhiều hơn nữ (43,6%), độ tuổi thanh niên (16 – 30) hay gặp nhất là 2458 BN (62,6%), trong đó thường gặp ở nhóm đối tượng công nhân (36.5%) và học sinh-sinh viên (31,8%). Chúng tôi đã nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm và thực hiện chăm sóc BN sau phẫu thuật cắt Amiđan dưới góc độ điều dưỡng theo Quy trình chăm sóc BN sau mổ cắt Amiđan như trên(1,2), kết quả sau chăm sóc chủ yếu là tốt (3468 BN) chiếm tỷ lệ 88,4%. Các BN được theo dõi, chăm sóc theo quy trình này sẽ tránh được các tai biến, biến chứng sau phẫu thuật. Thời gian lành bệnh và hồi phục sức khoẻ sẽ nhanh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (1999). “Phẫu thuật cắt Amiđan”, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện tập 1- Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. P.199-201. 2. Bộ Y tế (2001). “Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện”, Quy chế bệnh viện - Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. P.145-148 3. Nguyễn Thuỳ Đoan Trang (2008). “Xây dựng kế hoạch chăm sóc BN sau cắt Amiđan”, Nội san KHKT BV Tai Mũi Họng TP. HCM. P.119-126. 4. Trần Công Hòa (2004). “Phẫu thuật cắt Amiđan - nhận xét 3962 trường hợp tại BV TMH Trung ương", Nội san Tai mũi họng số 1. P.16-20.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf131_7915.pdf
Tài liệu liên quan