While developed countries have been aware of the important role and built
successful models of Business-University corporation, in Vietnam, this
corporation has not been paid enough attention to and not yet implemented.
For the purpose of improving the situation, this study developed a model of
factors that affect the readiness to participate in Business-University
corporation of Vietnamese companies. Two factors that affect the readiness
to participate in Business-University corporation has been found out by
Regression Model with SPSS. Basing on the research results, some solutions
can be offered in order to enhance the readiness of companies.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê. Kết quả cũng cho thấy, không
có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình này (do hệ số phóng đại phương sai VIF < 2). Dựa trên hệ số beta chuẩn
hoá của kết quả phân tích hồi quy đa biến, có phương trình hồi quy:
Y1 = 0,663*NHANTHUC - 0,660*RAOCAN + e
Do đó, giả thuyết H1: Nhận thức về lợi ích có ảnh hưởng tích cực tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác được
chấp nhận. Giả thuyết H4: Rào cản có ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác được chấp nhận.
Nhận xét: Sau khi phân tích các số liệu trong bảng khảo sát liên quan đến sự sẵn sàng tham gia hợp tác, kết quả điều
tra cho thấy: (1) Mức độ sẵn sàng tham gia vào các hình thức hợp tác của các DN không cao (điểm số trung bình
2,97/5); (2) Không có bằng chứng về tác động của yếu tố Cảm nhận và Động lực lên biến phụ thuộc; (3) Yếu tố
Nhận thức về lợi ích có tác động tích cực tới biến phụ thuộc, trong khi yếu tố Rào cản có tác động ngược chiều. Độ
lớn của tác động của hai yếu tố lên mức độ sẵn sàng là gần bằng nhau (hệ số beta chuẩn hóa là 0,663 và -0,660 ở
mức ý nghĩa sig. 0,000); (4) Kiểm định giả thuyết, hệ số R2 điều chỉnh ở mức khá tốt (50,4%), cho thấy sự thay đổi
của biến phụ thuộc mức độ sẵn sàng tham gia vào hình thức hợp tác của sinh viên được giải thích khá tốt bởi các
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753
7
biến độc lập trong mô hình, tức là không có quá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ tham gia của sinh viên mà
mô hình đã không tính đến hoặc bị bỏ qua.
2.5. Kiến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng của DN trong việc
tham gia vào các hình thức hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH như sau:
- Đối với Chính phủ: + Phát triển hệ thống chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa DN và
cơ sở giáo dục ĐH: Tăng quyền tự chủ của các trường ĐH; Khuyến khích các DN, đặc biệt là khối DN tư nhân đầu
tư vào khoa học công nghệ và hệ thống giáo dục; + Làm “cầu nối thông tin” giữa DN và các cơ sở giáo dục ĐH
thông qua các biện pháp như: cung cấp thông tin, tổ chức hội thảo, lập các ban chuyên trách và tư vấn. Thông qua
đó, DN có cơ hội nhận thức nhiều và sâu hơn về các lợi ích thu thập được khi tham gia hợp tác, đồng thời giải quyết
các khúc mắc, gỡ bỏ nhiều rào cản do sự thiếu thông tin gây ra; + Ban hành cơ chế luật pháp, tài chính riêng cho các
hình thức hợp tác khoa học - công nghệ như trung tâm nghiên cứu, vườn ươm nhằm bảo vệ và hỗ trợ các hình
thức này phát triển.
- Đối với các trường ĐH: + Xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động hợp tác khoa học - công
nghệ cho các bên trong trường ĐH, bao gồm lãnh đạo, giảng viên và sinh viên; + Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng
về các DN nhằm tiếp cận tốt hơn, từ đó xúc tiến các hoạt động quảng bá nâng cao nhận thức về lợi ích; + Đa dạng
các hình thức hợp tác DN - ĐH, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng loại DN cụ thể.
- Đối với DN: + Thay đổi nhận thức và quan điểm về việc hợp tác với trường ĐH, dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn
nhau và hai bên cùng có lợi. Cụ thể, cần nhìn nhận việc hợp tác này như một chiến lược của DN trong việc tìm kiếm
cơ hội kinh doanh và đổi mới sáng tạo; + Có cơ chế, chính sách thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, văn hóa đổi mới sáng
tạo trong chính DN; + Duy trì liên lạc, chia sẻ thông tin với các trường ĐH.
3. Kết luận
Hợp tác giữa DN và cơ sở giáo dục ĐH đang trở nên cần thiết trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0. Để bắt kịp
xu thế trên, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia mối quan hệ hợp tác từ góc nhìn DN góp
một phần quan trọng. Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xây dựng được cơ sở lí
thuyết và từ đó dựng mô hình nghiên cứu ban đầu với bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp
tác của DN: Nhận thức về lợi ích, Cảm nhận, Động lực và Rào cản, tương ứng với 4 giả thuyết. Bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng, cụ thể là các bước kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố EFA và hồi quy
đa biến, hai yếu tố được xác định có tác động tới mức độ sẵn sàng tham gia vào các hình thức hợp tác là Nhận thức
về lợi ích và Rào cản. Trong đó, yếu tố Nhận thức về lợi ích có tác động tích cực lên mức độ sẵn sàng tham gia các
hình thức hợp tác giữa DN và cơ sở giáo dục ĐH; trong khi yếu tố Rào cản có tác động ngược chiều tới sự sẵn sàng
của các DN. Đáng chú ý, tác động của yếu tố Rào cản lên mức độ sẵn sàng là lớn đáng kể. Kết quả trên phù hợp với
các nghiên cứu khác đã được thực hiện cả trong và ngoài nước (Mora-Valentin, 2000; Nguyễn Quỳnh Mai, 2014;
Hoàng Thanh Huyền và Phạm Thị Minh Thảo, 2018). Cũng từ kết quả điều tra DN, tác giả nhận thấy mức độ sẵn
sàng của các DN được khảo sát là chưa cao.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Cổ phần Đo lường Thí nghiệm
Chính Danh qua đề tài “Nghiên cứu lựa chọn áp dụng mô hình thí điểm nhằm đẩy mạnh hợp tác khoa học công
nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam”, thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ, mã số
CT.2019.07.08.
Tài liệu tham khảo
Buisseret T.J. , Cameron H. (1994). Management of collaborative research: collaboration and exploitation under
the UK's information engineering advanced technology programme. Technology Analysis & Strategic
Management, 6:2, 215-230, DOI: 10.1080/09537329408524165.
Davey, Todd & Baaken, Thomas & Galan-Muros, Victoria & Meerman, Arno (2011). State of European University-
Business Cooperation (UBC).
Etzkowitz, Henry & Leydesdorff, Loet. (2000). The Dynamics of Innovation: From National Systems and “Mode
2” to a Triple Helix of University-Industry-Government Relations. Research Policy, 29, 109-123. DOI:
10.1016/S0048-7333(99)00055-4.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753
8
Geisler E., Rubenstein A.H. (1989). University-Industry Relations: A Review of Major Issues. In: Link A.N., Tassey
G. (eds) Cooperative Research and Development: The Industry-University-Government Relationship. Springer,
Dordrecht.
Hoàng Thanh Huyền, Phạm Thị Minh Thảo (2019). Đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới hợp tác giữa doanh nghiệp
và trường đại học. Tạp chí Quản trị Ngân hàng và Doanh nghiệp, số 200+201, tr 76-84.
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 2). NXB Hồng Đức.
Howells, J. (1986). Industry-Academic Links in Research and Innovation: A National and Regional Development
Perspective. Regional Studies, 20, 472-476.
Lê Công Cơ, Lê Đức Toàn, Nguyễn Thị Hạnh (2018). Mô hình gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong
đào tạo đại học tại khu vực miền Trung, Việt Nam. NXB Thông tin và Truyền thông.
Lopez-Martinez, R.E., Medellin, E., Scanlon, A.P. and Solleiro, J.L. (1994). Motivations and Obstacles to
University-Industry Cooperation (UIC) : A Mexican Case. R&D Management, 24(1), 17-31.
Martin, M., Vigdor, M., Satter, M.A., Pumwa, J., Kaynak, O., Plonsky, G.A., Tibarimbasa, A.M. and Lagujjo, E.
eds. (2000). The Management of University-Industry Relations. Paris, IIEP, UNESCO.
Martino, J. (1996). The Role of University Research Institutes in Technology Transfer. Industry and Higher
Education, 10, 316-320.
Mora-Valentin, E.M. (2000). University-Industry Cooperation: A Framework of Benefit and Analysis. Industry and
Higher Education, 14(3), 165-172.
Nguyễn Đức Trọng (2018). Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kĩ thuật với doanh nghiệp tại Việt
Nam. Luận án tiến sĩ Quản lí Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Quỳnh Mai (2014). Đánh giá liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển Khoa học và
Công nghệ, số Quý 4/2014, tr 36-45.
Nguyễn Thị Huyền Trân, Hà Hiền Minh, Trần Hải Phú (2017). Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định hợp tác của
doanh nghiệp với cơ sở II, Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 93, tr
25-34.
Nguyễn Thị Thu Hằng (2010). Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: Một nghiên
cứu tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh.
Peters, L. and Fusfeld, H. (1982). Current US University-Industry Research Connections. Washington, National
Science Foundation.
Scott, N. (1998). Strategy for Activating University Research. Technological Forecasting and Social Change, 57,
217-231.
Van Dierdonck, R. and Debackere, K. (1988). Academic entrepreneurship at Belgian Universities. R&D
Management, 18: 341-353. DOI:10.1111/j.1467-9310.1988.tb00609.x.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_toi_muc_do_san_sang_tham_gia.pdf