Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành Kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam Bộ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, lực lượng lao động chất lượng cao là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội của Việt Nam và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đặc biệt là đào tạo đại học chưa thực sự làm hài lòng các doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nội dung bài viết này tập trung làm rõ đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp là: (1) Kỹ năng cá nhân, (2) Nghiệp vụ chuyên môn, (3) Kiến thức tin học, ngoại ngữ và (4) Phẩm chất cá nhân. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để các trường đại học tham khảo, vận dụng vào thực tiễn nhằm làm hài lòng doanh nghiệp

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành Kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) 457 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CỬ NHÂN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ RESEARCH OF FACTORS AFFECTING ENTERPRISE SATISFACTION TOWARDS BACHELORS IN ECONOMICS FROM NON-PUBLIC UNIVERSITIES: A CASE STUDY IN THE SOUTH-EASTERN REGION OF VIETNAM ThS. Nguyễn Hoàng Hải1, Nguyễn Hán Khanh2 1Trường Đại học Lạc Hồng, 2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, lực lượng lao động chất lượng cao là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đặc biệt là đào tạo đại học chưa thực sự làm hài lòng các doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nội dung bài viết này tập trung làm rõ đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp là: (1) Kỹ năng cá nhân, (2) Nghiệp vụ chuyên môn, (3) Kiến thức tin học, ngoại ngữ và (4) Phẩm chất cá nhân. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để các trường đại học tham khảo, vận dụng vào thực tiễn nhằm làm hài lòng doanh nghiệp. Từ khóa: Khoa học quản trị; Sự hài lòng; Đại học ngoài công lập; Việt Nam; Miền Đông Nam bộ. ABSTRACT In the present context of international economic integration, a high quality labour force is one of the significant resources for social – economic development of Viet Nam and the South-Eastern Region. However, the quality of education in general and higher education in specific do not really meet the requirements of enterprises. Based on qualitative and quantitative research methods, the research aims to clarify factors that affect the enterprises’ satisfactions towards bachelors in economics from private universities in the area of South- Eastern Vietnam. The research commitments indicated that the factors affecting the satisfaction of enterprises are: (1) Personal skills (2) Professional (3) Application Abilities of information technology and English and (4) Personal qualities. There for, the research also gives some recommendations to improve the quality of teaching and learning at the universities in order to better meet the requirement of enterprises. Keywords: Scientific research in management; Satisfaction; Non-public University; Vietnam; South-Eastern Region. 1. Đặt vấn đề Hệ thống các trường đại học ngoài công lập được hình thành cách đây khoảng 20 năm, đã trải qua biết bao thăng trầm khi mà giai đoạn hình thành vấp phải những rào cản về mặt pháp lý, thời kỳ hoàng kim nhất khi được xã hội đón nhận và giành nhiều ưu ái thì trong giai đoạn hiện nay lại đứng trước những khó khăn, thử thách khi không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của một số cơ quan truyền thông, kể cả Bộ giáo dục và đào tạo (một số trường bị đình chỉ vì chưa đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên; một số trường khác thì không tuyển được sinh viên). Bên cạnh những yếu kém còn tồn tại, cũng có một số trường đại học ngoài công lập đã không ngừng khẳng định mình qua những kỳ thi mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, có thể xem là những “vết son” trong hệ thống các trường đại học ngoài công lập đã có đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 458 Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt được xem là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và miền Đông nam bộ nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học chưa thực sự làm hài lòng các doanh nghiệp dẫn đến cung thừa nhưng cầu vẫn thiếu do các đơn vị đào tạo những ngành doanh nghiệp không cần và ngược lại, hoặc đơn vị đào tạo chưa nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp. Để khắc phục được sự khập khiểng đó, các đơn vị đào tạo cần thường xuyên nghiên cứu sự hài lòng của doanh nghiệp đối với họ và đương nhiên cần có sự phản hồi tích cực từ phía doanh nghiệp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng hoặc không hài lòng đối với nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các trường đại học, đặc biệt là trường đại học ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mực, nhất là định lượng các yếu tố ảnh hưởng. Do đó, việc nhận diện một cách khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam bộ thông qua mô hình định lượng là thách thức đối với nhóm nghiên cứu. 2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Đào tạo đại học có được xem là một dịch vụ hay không? Đó là câu hỏi luôn nhận được câu trả lời là “có” đối với hầu hết các nước trên thế giới và đang dần được nhìn nhận tại Việt Nam, bằng chứng là sự hình thành của các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trường đại học ngoài công lập. Sự thỏa mãn (hài lòng) của khách hàng (doanh nghiệp) và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân biệt nhưng có mối quan hệ với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách quan, mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và xúc giác (Shemwell et al., 1998, dẫn theo Thongsamark, 2001). Một số nhà nghiên cứu như Parasuman, Zeithaml, Berry, Bitner, Bolton ủng hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá tổng thể dài hạn trong khi đó sự hài lòng của khách hàng chỉ là sự đánh giá trong một giao dịch cụ thể. Còn một số nhà nghiên cứu khác như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy, Oliver lại cho rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố cho sự hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, quan điểm nào đúng thì vẫn chưa khẳng định được vì cả hai quan điểm đều có cơ sở lý luận cũng như kết quả nghiên cứu chứng minh (Thongsamark, 2001). Với luận điểm đại học là một đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ và khách hàng ở đây chính là doanh nghiệp. Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhận diện các tác động đến sự hài lòng đối với nhiều đối tượng dưới những góc độ khác nhau, tuy nhiên sự hài lòng của doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đối với trường đại học ngoài công lập là chưa có. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến sự hài lòng khách hàng của đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ; cụ thể, việc đo lường chất lượng của sản phẩm, dịch vụ thật sự là một điều rất khó khăn và phức tạp bởi những đặc tính của sản phẩm/dịch vụ đào tạo khác hẳn và trừu tượng hơn nhiều so với các sản phẩm hữu hình (Thongsamark, 2001). Để xác định được đâu là các nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích lý thuyết về sự hài lòng, chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo cử nhân khối ngành kinh tế, tiêu chuẩn CDIO về chương trình đào tạo đại học, kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo (ABET) để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Tổng hợp các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp được mô tả qua hình 1 như sau: HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) 459 Hình 1: Mô hình nghiên cứu 2.2. Phương pháp định lượng lựa chọn Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra các doanh nghiệp tại các địa bàn sau: Khu công nghiệp Long Thành, Amata, Biên Hòa 1&2 (Đồng Nai), Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Sóng Thần (Bình Dương), Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, khu công nghệ cao (Tp.HCM), Cụm công nghiệp Long Hương, Phú Mỹ, Mỹ Xuân (Bà Rịa – Vũng Tàu), Khu công nghiệp Trảng Bàng, Cụm công nghiệp Chà Là (Tây Ninh), Khu công nghiệp Đồng Xoài 1-2-3-4 (Bình Phước). Với qui mô mẫu điều tra 450 mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác xuất) và quá trình quản lý khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp những cá nhân là ban lãnh đạo các doanh nghiệp bằng bảng câu hỏi được thiết kế theo 20 biến quan sát qua thang điểm Likert 5 điểm. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thử nghiệm với 10 doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu. Thông qua đó, các biến quan sát được điều chỉnh lại và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. Sau đó, tiến hành điều tra đại trà chính thức trên địa bàn nghiên cứu. Cuộc điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 03/2013 đến tháng 05/2013. Cỡ mẫu được chọn là 450 và đối tượng được phỏng vấn là các doanh nghiệp có sử dụng lao động là cử nhân khối ngành kinh tế của các trường đại học ngoài công lập trên cùng địa bàn (miền Đông Nam bộ có 18 trường Đại học ngoài công lập). Thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS for Window 20.0 quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước: Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá của các doanh nghiệp được cho là phù hợp. Sử dụng mô hình hồi qui bội (Regression Analysis): Được ứng dụng trong việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và đảm bảo có ý nghĩa thống kê và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của các doanh nghiệp. 2.3. Kết quả và thảo luận Sau khi tiến hành kiểm tra, đánh số thứ tự phiếu khảo sát, mã hóa và nhập liệu trên phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 20.0, cho thấy có 33% các doanh nghiệp sử dụng lao động là cử nhân khối ngành kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn nghiên cứu. Điều này cho thấy các trường đại học có đóng góp không nhỏ đối với. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 460 Để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cùng với phân tích hồi quy bội, nhận diện và xác định vài trò của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình. Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp bao gồm 20 biến quan sát. Sau 2 vòng kiểm định, giá trị Cronbach’s Alpha tổng là 0.700 (theo qui ước thì tập hợp các biến quan sát dùng để đo lường có Alpha lớn hơn 0.6 là đạt yêu cầu). Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy hệ số KMO đạt 0.714 (yêu cầu 0.5 < KMO < 1) và hệ số Barlett’s có mức ý nghĩa là 0.000 < 0.01 (yêu cầu bé hơn 0.05) cho thấy phương pháp phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phù hợp và có tương quan chặt chẽ. Kết quả phân tích qua ma trận thành tố xoay ta được 5 nhân tố được đặt tên như sau: (X1) Phẩm chất cá nhân, (X2) Khả năng phân tích môi trường kinh doanh, (X3) Nghiệp vụ chuyên môn, (X4) Kỹ năng cá nhân và (X5) Kiến thức tin học, ngoại ngữ. Bảng 1: Ma trận thành tố xoay (Rotated Component Matrixa) Các biến quan sát Thành tố (Component) 1 2 3 4 5 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .889 Tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng .888 Trách nhiệm trong công việc .791 Ý chí cầu tiến .597 Phân tích nguyên nhân của các hiện tượng kinh tế .833 Kỹ năng trình bày .800 Các quyết định về tiêu dùng, sản xuất .683 Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh .607 Phương pháp làm việc khoa học .826 Tác phong chuyên nghiệp .796 Lập kế hoạch quản lý các yếu tố SX trong doanh nghiệp .580 Kỹ năng thuyết trình .663 Kỹ năng làm việc .642 Kỹ năng thực hành .637 HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) 461 Kỹ năng giao tiếp .592 Kỹ năng nghiên cứu .539 Vi tính văn phòng .808 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) .691 Kiến thức pháp luật và thuế trong kinh doanh .686 Bảng 2 cho thấy có 4 biến đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa Sig. < 0.05), biến “(X2) Khả năng phân tích môi trường kinh doanh” không có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.930 > 0.05). Mô hình có R2 điều chỉnh là 0.421 cho biết có 42.1% sự hài lòng của doanh nghiệp được giải thích bởi các biến trong mô hình hồi quy. Các kiểm định tính phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến và tính ổn định phương sai của sai số đã thực hiện không có hiện tượng vi phạm. Phương trình hồi quy dự đoán mức độ tác động của nhân tố đến sự hài lòng chung của doanh nghiệp được xác định như sau: Hài lòng chung = 0.883*X4 + 0.480*X3 + 0.299*X5 + 0.232*X1 – 6.074 Bảng 2: Kết quả hồi quy Qua kết quả phân tích hồi qui ta thấy, Khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “(X4) Kỹ năng cá nhân” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng của doanh nghiệp tăng thêm 0.883 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0.883). Khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “(X3) Nghiệp vụ chuyên môn” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng của doanh nghiệp tăng thêm 0.480 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0.480). Khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “(X5) Kiến thức ngoại ngữ, tin học” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng của doanh nghiệp tăng thêm 0.299 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0.299). Khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “(X1) Phẩm chất cá nhân” tăng thêm 1 điểm thì sự hài lòng của doanh nghiệp tăng thêm 0.232 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0.232) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng có 4 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến sự TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 462 hài lòng của doanh nghiệp trên địa bàn theo thứ tự tầm quan trọng, đó là: * Kỹ năng cá nhân: các kỹ năng giúp giải quyết các tình huống, vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. * Nghiệp vụ chuyên môn: giúp hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất. * Kiến thức ngoại ngữ, tin học: yếu tố không thể thiếu để thực hiện công việc. * Phẩm chất cá nhân: có đầu óc, sắc sảo, nhạy bén, có ý chí cầu tiến, ý thức cộng đồng, có tinh thần trách trách nhiệm trong công việc. Kết luận: Như vậy, kết quả nghiên cứu đã củng cố và làm rõ thêm những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đặt ra cho miền Đông Nam Bộ. Các tỉnh, các vùng, miền và quốc gia cứ ra sức kêu gọi đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài) nhưng cái mà các nhà đầu tư quan tâm không chỉ là những ưu đãi về vật chất, hành lang pháp lý mà các yếu tố về con người cũng được đặc biệt coi trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các địa phương. Trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng hoặc không hài lòng với nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với trường đại học ngoài công lập chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mực. Thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA), nhóm nghiên cứu đã kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá của các doanh nghiệp được cho là phù hợp kết hợp sử dụng mô hình hồi qui bội (Regression Analysis) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của các doanh nghiệp. Nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về những yêu cầu đối với đội ngũ nhân lực chất lượng cao, các nhà làm giáo dục có thể tham khảo, xem xét vận dụng vào thực tiễn tại đơn vị và là tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. 3. Gợi ý chính sách Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm nghiên cứu đề xuất một số chính sách như sau: Thứ nhất, Thay đổi triết lý “kinh doanh”: Nếu tính chung cả nước, chúng ta có gần 60 trường đại học ngoài công lập, nếu chỉ tính riêng cho khu vực miền Đông Nam Bộ cũng đã có tới 18 trường, tính ra trung bình cứ một tỉnh sẽ có 3 trường đại học. Nhưng liệu trong số 18 trường này sẽ có bao nhiêu trường thực sự là trường đại học hay chỉ là những vỏ bọc của một hình thức kinh doanh hợp pháp và cao cấp khi dựa trên chất xám của đội ngũ giảng viên “đánh thuê” mà phần lớn là từ các trường Đại học công lập trên địa bàn. Với xu hướng mở cửa “thị trường” đào tạo đại học như hiện nay, thêm nữa, chất lượng đào tạo đối với các trường này cũng vẫn là khái niệm khá xa xỉ, thì có lẽ một kết cục không mấy tốt đẹp sau năm 2015 là điều dễ thấy. Do vậy, cần thiết phải có sự thay đổi triết lý kinh doanh từ chỗ chuyển từ chiều rộng theo lợi nhuận sang chiều sâu lấy người học làm trung tâm dựa trên nội lực của các trường, sự kết hợp giữa đội ngũ giảng viên cơ hữu được đầu tư, nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư giáo dục góp phần nâng tầm, thay đổi hình ảnh cố hữu của khối trường ngoài công lập xưa nay trong “thị trường” giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, “Đi tắt, đón đầu” theo hướng bền vững: Bên cạnh những thành tựu đáng kể các trường đại học ngoài công lập đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước trong thời gian qua, một số trường đã không phát triển còn có xu hướng tụt hậu. Sở dĩ như vậy là do một số trường đã vội vàng tuyển sinh khi yếu kém về HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) 463 cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo trình, bài giảng,, dẫn đến nhiều trường không tuyển sinh được hoặc bị Bộ giáo dục và đào tạo đình chỉ tuyển sinh trong một hoặc nhiều năm. Các trường nên tận dụng những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước và kêu gọi những nhà đầu tư “có tâm", bởi sự phát triển của một cơ sở giáo dục nói chung và đại học ngoài công lập nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: cơ sở vật chất (diện tích đất, phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, ký túc xá, thư viện, nhà thi đấu thể thao, máy móc, trang thiết bị,), đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, , và quan trọng hơn nữa là tầm nhìn chiến lược – điều mà phần lớn các trường đại học ngoài công lập hiện nay đều thiếu. Có thể nói đại học Tân Tạo (Long An) là một ví dụ điển hình, “điểm son” đối với các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nói riêng. Thứ ba, Thay đổi chất để phát triển bền vững: Người làm giáo dục cần đổi mới triệt để tư duy giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, cần quán triệt quan điểm, triết lý giáo dục của Đảng và Nhà nước hướng tới. Quan tâm đặc biệt và đầu tư cho đội ngũ giảng viên, tận dụng và khai thác tối đa trí tuệ, chất xám của các nhà khoa học, các giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư sẵn có tại đơn vị hoặc địa phương để nghiên cứu, xây dựng giáo trình, giáo án, tài liệu học tập mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tăng cường đầu tư, đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, giảm thời lượng nhưng vẫn đảm bảo về mặt lý thuyết nâng cao hoạt động thực hành thực tập, nâng cao khả năng tự học và sáng tạo của người học. Để thỏa mãn lợi ích giữa nhà trường và doanh nghiệp cần có sự hợp tác giữa người dạy – người học, nhà trường – doanh nghiệp trong công tác đào tạo và hỗ trợ đào tạo. Bên cạnh đó, người học cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập trên ghế nhà trường thông qua các hoạt động học thuật, các câu lạc bộ đội nhóm, các hoạt động thanh niên, hoạt động Đoàn – Hội, 4. Kết luận Việt Nam ta đang trong quá trình hội nhập, mở cửa, các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội to lớn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với các nguy cơ không nhỏ. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có được những chiến lược đúng đắn, phù hợp về công tác nhân sự. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu công việc, có tính thích nghi, hội nhập sâu và rộng trong bối cảnh mới. Trên cơ sơ lý thuyết về sự hài lòng của Parasuman kết hợp với chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn CDIO và ABET, nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân khối ngành kinh tế các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn miền Đông Nam bộ. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình hổi quy bội, nhóm nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp theo thứ tự quan trọng như sau: Kỹ năng cá nhân, Nghiệp vụ chuyên môn, Kiến thức ngoại ngữ, tin học và Phẩm chất cá nhân và đề xuất các chính sách nhằm thỏa mãn doanh nghiệp. Nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về những yêu cầu đối với đội ngũ nhân lực chất lượng cao, các nhà làm giáo dục có thể tham khảo, xem xét vận dụng vào thực tiễn tại đơn vị và là tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu tiếp theo./. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 464 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Khắc Chương (2012), Những suy nghĩ về hệ thống giáo dục ngoài công lập, Trường Cao đẳng VHNT&DL Sài Gòn. [2] Nguyễn Hoàng Hải (2013), Khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về đào tạo sinh viên Khoa Quản trị Kinh tế quốc tế, NCKH-GV Đại học Lạc Hồng. [3] Đinh Phi Hổ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế - Luật [4] Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Kinh tế và kinh doanh 25. [5] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội. [6] Thongsamark, S. (2001), Service Quality: Its measurement and relationship with customer satisfaction, ISE 5016 March 1st 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_doanh_ng.pdf
Tài liệu liên quan