Nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến quyết định của nhà quản trị về chi phí quản lý môi trường tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam

Môi trường đã trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay. Kế toán môi trường tại Việt Nam

là một lĩnh vực mới, có vai trò quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp và các đối tượng có lợi ích

trực tiếp và gián tiếp bên ngoài đơn vị trong việc ra quyết định. Trong bài viết này, tác giả đã sử

dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp

phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương

pháp kiểm tra, đánh giá để hệ thống hóa những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải

pháp nhằm thỏa mãn mục tiêu đề tài. Kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phân tích, đánh giá

thực trạng công tác kế toán chi phí quản lý môi trườngng tại công ty TNHH sơn Seamster Việt Nam,

từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí môi trường của công ty này.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến quyết định của nhà quản trị về chi phí quản lý môi trường tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1169 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VỀ CHI PHÍ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN SEAMASTER VIỆT NAM Lê Thiện Quát, Phạm Khả Vy, Lê Vỉ Khan, Nguyễn Lý Thùy Trang, Nguyễn Minh Thế Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng TÓM TẮT Môi trường đã trở thành vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay. Kế toán môi trường tại Việt Nam là một lĩnh vực mới, có vai trò quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp và các đối tượng có lợi ích trực tiếp và gián tiếp bên ngoài đơn vị trong việc ra quyết định. Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp kiểm tra, đánh giá để hệ thống hóa những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm thỏa mãn mục tiêu đề tài. Kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí quản lý môi trườngng tại công ty TNHH sơn Seamster Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí môi trường của công ty này. Từ khóa: Các nhân tố ảnh hưởng, công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam, kế toán quản trị chi phí môi trường. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kế toán chi phí quản lý môi trường đã có từ lâu trên thế giới cụ thể: Xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1972 sau Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Stockkom- Thụy Điển vào năm 1972. Nhưng chỉ quan tâm đến hạch toán ở cấp quốc gia. Đến năm 1990 các Doanh nghiệp mới nghiên cứu về kế toán môi trường. Đến năm 1992 y ban Bảo vệ môi trường Mỹ tiến hành dự án về kế toán chi phí môi trường, khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về chi phí môi trường, mối quan hệ giữa chi phí môi trường và các yếu tố về môi trường trong quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu về kế toán môi trường do y ban Bảo vệ Môi trường Mỹ là tài liệu cơ sở để xây dựng khuôn mẫu về kế toán môi trường của y ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, Liên đoàn Kế toán quốc tế, Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ, các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc Còn ở Việt Nam qua nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy luật Môi trường lần đầu vào năm 1993 và luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm vào năm 2005. Cho đến nay, “Luật Bảo vệ môi trường” được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23-06-2014. Kế toán môi trường ra đời từ áp lực của công chúng và các phong trào bảo vệ môi trường. p lực này đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải quan tâm đến các vấn đề về môi trường, tác động đến chính sách về môi trường 1170 của Chính phủ. Chính sách này đòi các doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại khi gây ra sự cố về môi trường, phải hạn chế chất thải, phải làm sạch những chất thải mà doanh nghiệp gây ra. Tuy nhiên, kế toán chi phí quản lý môi trường cũng giúp ích cho doanh nghiệp thu được những lợi ích như thu nhập tăng lên từ tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên liệu sử dụng, giảm chất thải, giảm chi phí xử lý chất thải. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị về chi phí quản lý môi trường tại công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam”. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 T ng quan nghiên cứu 2.1.1 Kế toán chi phí quản lý môi trường trong nước Theo các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập về kế toán quản trị chi phí môi trường. Kế toán quản trị chi phí môi trường đã được nghiên cứu trong các công trình sau: UNDSD (2001); IFAC (2005) Nghiên cứu của Onishi et al (2008) về việc kết hợp kế toán chi phí theo dòng vật liệu và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đã tạo nên những thành công trong kiểm soát chi phí tại công ty dược Tanabe Seiyaku. Chang và Deegan (2010), kế toán quản trị môi trường trong cơ quan chính phủ địa phương của Qian et al (2011). Kết quả của những nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường ở các tổ chức này còn rất thấp. Các nghiên cứu tiêu biểu gồm: Jamil et al (2014); Wachira (2014), khảo sát các yếu tố và các rào cản ảnh hưởng đến việc thực hành kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia.Vì vậy kết quả chỉ ra rằng hầu hết các công ty đều phân bổ ngân sách cho các hoạt động môi trường và thực hành kế toán quản trị môi trường trên khía cạnh phi tiền tệ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tính cưỡng chế là nhân tố chủ đạo dẫn đến việc thực hành kế toán quản trị môi trường, hạn chế về tài chính và thiếu hướng dẫn là những rào cản chính ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp này. 2.1.2 Kế toán chi phí quản lý môi trường ngoài nước Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu kế toán quản trị về chi phí môi trường dựa trên khuôn mẫu kế toán quản trị môi trường của UNDSD (2001) và IF C (2005). Ví dụ như: Nguyễn Chí Quang (2003), Trọng Dương (2008), Trần Thị Hồng Mai (2009), Phạm Đức Hiếu (2010), Lê Thị Tâm và Phạm Thị Bích Chi (2016). Theo bài viết trong Hội thảo Quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức” của tác giả Lê Thị Tâm và Phạm Thị Bích Chi (2016) “Kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam” là nghiên cứu mới nhất về kế toán môi trường. Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng để thu thập, xử lý thông tin về mức độ ứng dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất gạch của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Mức độ áp dụng là tương đối thấp và có mối quan hệ mật thiết giữa mức độ thực hiện kế toán quản trị chi phí môi trường với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1171 2.2 Cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí môi trường Kế toán quản trị môi trường là một bộ phận của kế toán quản trị, tập trung vào các thông tin hiện vật bao gồm: nguyên vật liệu (NVL), sản phẩm (SP) và chất thải cũng như thông tin tiền tệ là chi phí và doanh thu môi trường. Việc thiết lập và đánh giá EM giúp tính toán đầy đủ và chính xác chi phí môi trường (CPMT). Qua đó giúp cho các nhà quản trị của doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn cho việc đánh giá dự án đầu tư, kinh doanh sản xuất những loại sản phẩm gì để mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, thân thiện với môi trường và được người tiêu dùng hưởng ứng. Kế toán phối hợp với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý môi trường nhằm cung cấp dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư, cơ quan thống kế, cơ quan thuế, cơ quan quản lý môi trường. Theo IF C (2005), chi phí môi trường chiếm 5% đến 20% trong toàn bộ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quản lý môi trường sẽ không hiệu quả nếu không có những kỹ thuật quản lý phù hợp để nhận diện và đo lường chi phí môi trường. Những kỹ thuật mà kế toán sử dụng để quản lý chi phí môi trường: kỹ thuật phân tích chu kỳ sống (LC ), kỹ thuật ước tính giá trị của chi phí môi trường ngoại sinh. Toàn bộ chi phí môi trường của một doanh nghiệp được chia thành hai nhóm cơ bản: Chi phí môi trường ngoại sinh và Chi phí môi trường nội sinh. Những thông tin này được cung cấp cho đối tượng có quan tâm thông qua các phương tiện sau: Báo cáo trách nhiệm xã hội; Báo cáo môi trường; Hệ thống báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài chính; và các phương tiện truyền thông khác: thư quản lý, video, CD Rom, website. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên cứu đề tài, cụ thể sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp kiểm tra, đánh giá để hệ thống hóa những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm thỏa mãn mục tiêu đề tài. Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị về chi phí quản lý môi trường tại công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức. Thảo luận nhóm gồm 5 thành viên, mục đích nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kế toán chi phí môi trường được công ty thực hiện theo quá trình tập hợp, phân bổ và xác định chi phí cho sản phẩm, nhóm sản phẩm theo khuôn mẫu của kế toán truyền thống. Mô hình xác định chi phí là mô hình thực tế. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Tùy theo đối tượng 1172 tập hợp chi phí là Nhà máy hay phân xưởng, kế toán căn các chứng từ kế toán (Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao) đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ vào các tài khoản chi phí sản xuất chung - chi tiết theo yêu cầu quản lý tại từng đơn vị. Bảng 1: Tài khoản kế toán chi phí môi trường tại công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam Stt Tài khoản sử dụng Nội dung chi ph môi trường 1 TK 6271 chi phí vật liệu chung Chi phí nhân viên dọn vệ sinh môi trường 2 TK 6274 chi phí khấu hao TSCD Chi phí khấu hao của bộ phận xử lý nước thải và thiết bị môi trường 3 TK 6277 chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí mua vật liệu 4 TK 6278 chi phí bằng tiềng khác Đồ dùng cho máy 5 TK 6418 chi phí nhân viên quản lý Chi phí bán hàng bằng tiền khác 6 TK 6428 chi phí nhân viên quản lý Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng tiền khác Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán chi phí môi trường của công ty được thể hiện qua: p lực của pháp luật từ các chính quyền địa phương, cơ quan chức năng; Yêu cầu chứng nhận về chi phí môi trường của ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm; Các cổ đông, các nhà đầu tư của công ty; Các văn bản cam kết với các tổ chức môi trường khi sản xuất kinh doanh; Các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng của công ty; Doanh nghiệp phát triển bền vững khi thực hiện chi phí môi trường. Kết quả phân tích cho thấy chênh lệch mức độ quan trọng giữa các nhân tố không quá cao. Tuy nhiên mức độ đồng thuận trong đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố khá chênh lệch giữa các đối tượng khảo sát này. Trong các nhân tố tác động đến chi phí quản lý môi trường tại công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam thì nhân tố nhận diện chi phí môi trường trong doanh nghiệp là cần thiết và nhân tố lập báo cáo chi phí môi trường theo từng tháng, từng quý và năm hoặc khi cần thiết được đánh giá là quan trọng nhất. Kế tiếp là nhân tố lên kế hoạch xử lý các phát sinh về môi trường; cách hạch toán và ghi nhận chi phí môi trường vào các tài khoản kế toán và lập dự toán chi phí môi trường trong doang nghiệp. Được xếp hạng cuối cùng là việc doanh nghiệp thực hiện và công bố thông tin kế toán quản trị chi phí môi trường sẽ tác động tích cực tới quyết định của nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kế toán quản trị chi phí môi trường mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà quản trị, nhà đầu tư khi ra quyết định đầu vào dự án nào, quyết định sản xuất những lại sản phẩm nào để giảm chi phí môi trường ở mức thấp nhất. Từ đó giúp cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư xác định ngành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như đầu tư trang thiết bị và công nghệ sản xuất kinh doanh. doanh nghiệp. Giúp cho mối quan hệ ngày càng phát triển tốt giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, chủ nợ ngân hàng, cổ đông và khách hàng do yếu tố môi trường đạt chuẩn quốc tế, tạo ra 1173 lợi thế thương mại, mở rộng thị trường quốc tế và nâng cao uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Để tổ chức kế toán chi phí môi trường hiệu quả, bộ phận kế toán quản trị môi trường của công ty cần tổ chức độc lập; nhận diện các loại chi phí môi trường một cách đầy đủ, toàn diện. Trên cơ sở đó bộ phận kế toán lựa chọn lại các tiêu thức phân bổ, mở thêm các tài khoản chi tiết cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này giúp cho khi tập hợp các loại chi phí quản lý môi trường khi làm báo cáo quản trị về môi trường nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hiệu quả. Giúp cho các nhà quản trị tìm ra nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục để cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc cung cấp các báo cáo quản trị chi phí môi trường cho các nhà đầu tư, khách hàng, ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cơ quan Nhà nước có liên quan để nâng cao hình ảnh của công ty về việc quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội cần phải được lãnh đạo công ty quan tâm và thực hiện đầy đủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài nguyên và MT, Chương trình công tác năm 2014, Hà Nội, 2014. [2] Đinh Phi Hổ, (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế Viết luận văn Thạc sĩ. Nhà xuất bản Phương Đông, TP. HCM. [3] Đinh Phi Hổ, (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế Viết luận văn Thạc sĩ. Nhà xuất bản Phương Đông, TP. HCM. [4] Phạm Quang Huy (2012). Lý thuyết về kế toán quản trị môi trường và kinh nghiệm áp dụng tại các quốc gia - Giá trị và lợi ích đối với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam. [5] Võ văn Nhị, Nguyễn Thị Đức Loan, “Kế toán môi trường trong mối quan hệ với tăng trưởng xanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Khoa học tài chính kế toán. [6] IFAC: International Guidance Document on OMA, New Iork, 2005 Guide to Corporate Environmental Cost Managemen.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_cua_nha_quan.pdf