Động lực học tập là khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết trong
quá trình học tập. Vì thế, động lực học tập có ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập, từ đó dẫn đến kết quả
học tập của sinh viên. Kết quả học tập có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sau này của họ, qua đó chất
lượng giảng dạy hay chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo cũng được đánh giá phần nào. Động lực
học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong việc học tập. Động lực học tập
tạo nên một nguồn sức mạnh, một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành
động để đạt được kết quả. Kết quả học tập, những gì mà sinh viên học và ứng dụng được vào thực tiễn
có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của họ. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng động lực học tập
của sinh viên chịu tác động bởi các nhóm nhân tố thuộc về nhà trường, nhân tố thuộc về gia đình và nhân
tố thuộc về đặc tính cá nhân của sinh viên đó. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (KT-TC-NH), trường
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
326
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM (HUTECH)
Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thúy Kiều, Võ Thị Hiếu Thảo,
Trần Thanh Hiển, Nguyễn Ngọc Luyến
Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
TÓM TẮT
Động lực học tập là khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết trong
quá trình học tập. Vì thế, động lực học tập có ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập, từ đó dẫn đến kết quả
học tập của sinh viên. Kết quả học tập có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sau này của họ, qua đó chất
lượng giảng dạy hay chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo cũng được đánh giá phần nào. Động lực
học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong việc học tập. Động lực học tập
tạo nên một nguồn sức mạnh, một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành
động để đạt được kết quả. Kết quả học tập, những gì mà sinh viên học và ứng dụng được vào thực tiễn
có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của họ. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng động lực học tập
của sinh viên chịu tác động bởi các nhóm nhân tố thuộc về nhà trường, nhân tố thuộc về gia đình và nhân
tố thuộc về đặc tính cá nhân của sinh viên đó. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (KT-TC-NH), trường
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Từ khóa: Động lực học tập, sinh viên, các nhân tố ảnh hưởng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động lực là một hiện tượng tâm lí phức tạp, có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân. Động lực thúc đẩy
con người hoạt động, thúc đẩy con người có những hành vi ứng xử nhất định; gắn liền với việc thỏa mãn
các nhu cầu được phản ánh trong tâm lí con người, trở thành động lực thôi thúc con người hoạt động.
Động lực không chỉ định hướng, thúc đẩy hoạt động của con người mà còn làm cho hành vi, hoạt động
của con người mang một ý nghĩa chủ quan, cá nhân.
Động lực học tập (ĐLHT) là một phẩm chất đặc biệt quan trọng trong nhân cách sinh viên (SV). Nó quyết
định mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện của SV nhằm chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào
tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định. Trong hệ thống động lực của con người, ĐLHT giữ một
vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy con người nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh tri thức, hướng tới thành
công.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định: giáo dục đại học
phải “... tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự
học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng, đặt ra những yêu
cầu mới cho công tác GD-ĐT đại học.
Xuất phát từ quan điểm đó, có thể nói củng cố và phát triển ĐLHT cho SV ở các trường đại học là một
nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho
SV, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Vì vậy, việc tích cực hóa ĐLHT của SV hiện nay có vai trò hết
sức quan trọng trong việc hình thành một lớp người lao động có chuyên môn cao cho hiện tại và tương
lai. Bài viết trình bày kết quả điều tra thực trạng ĐLHT của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân
hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM, qua đó khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục
ĐLHT trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho SV, góp phần
327
nâng cao chất lượng GD- ĐT cho SV của Trường nói riêng và SV các trường cao đẳng, đại học nói
chung.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Động lực học tập của sinh viên
ĐLHT của SV là “sức mạnh tinh thần” nảy sinh từ nhu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn
luyện, nó thôi thúc tính tích cực hoạt động của SV trong quá trình học tập và nghiên cứu, giúp SV khắc
phục mọi khó khăn để đạt được kết quả cao nhất trong khả năng của mình. Những kết quả mà SV đạt
được phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội và được thừa nhận.
ĐLHT còn đòi hỏi cá nhân phải hoàn thành xuất sắc, vượt mức những mục tiêu đề ra và để hoàn thành
mục tiêu học tập đó thì cá nhân cần có sự cố gắng nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn.
ĐLHT của SV không phải là động lực chỉ phục vụ lợi ích cá nhân, mà còn phải phù hợp với những chuẩn
mực đạo đức xã hội; hay nói cách khác là lợi ích của việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập không
chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người học mà còn mang ý nghĩa xã hội.
ĐLHT của SV khi được hiện thực hóa bằng những thành tích xuất sắc trong học tập phải được sự đánh giá
và thừa nhận của xã hội. ĐLHT của SV là cái thúc đẩy, kích thích và hướng dẫn SV tích cực học tập nhằm
lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo mà loài người tích lũy được.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, ĐLHT của SV là động lực thúc đẩy SV học tập trên cơ sở nhu cầu
hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp
đang theo đuổi.
Theo A. N. Leonchiev, ĐLHT là một trong những thành tố chủ yếu của hoạt động học tập của SV hình thành tay
nghề chuyên môn và thể hiện quan hệ, thái độ của mình đối với xã hội, con người và chính bản thân.
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính-
Ngân hàng trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
ĐLHT của SV có tác động đến việc hình thành những mục đích học tập, từ đó ảnh hưởng đến những
hành động học tập tương ứng. ĐLHT cũng gián tiếp chi phối việc lựa chọn phương tiện cũng như thao tác
học tập để đạt kết quả.
Như vậy, động lực là yếu tố thường xuyên thúc đẩy, kích thích tính tích cực trong hoạt động học tập của
SV (đối với tri thức, phương pháp) nhằm lĩnh hội tri thức. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan và chủ quan đến ĐLHT của SV ở mức độ nào, trong năm học 2018-2019, nhóm chúng tôi đã tiến
hành khảo sát 300 SV năm thứ nhất và thứ hai Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (KT-TC-NH)
trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
2.2.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên Khoa (KT-TC-NH)
Bảng 2.1: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới ĐLHT của SV
TT Các yếu tố
Ảnh hưởng
nhiều
Ảnh hưởng bình
thường
Ảnh hưởng
ít
SL % SL % SL %
1 Tính cách của bản thân 111 52,1 36 16,9 66 31,0
2 Ý thức tự giác học tập 175 82,1 23 10,8 15 7,1
3 Niềm tin vào ngành đang theo học 172 80,8 30 14,1 11 5,1
4 Hứng thú học tập 128 60,1 49 23,0 36 16,9
5 Khả năng học tập của bản thân 120 56,3 51 23,9 42 19,8
6
Ý thức tự khẳng định năng lực học tập của
bản thân
142 66,7 48 22,5 23 10,8
Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát, tổng hợp 2019
328
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, ĐLHT của SV chịu tác động rất lớn bởi yếu tố tâm lí chủ quan. Tuy nhiên mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này là không giống nhau:
Ý thức tự giác học tập và niềm tin vào ngành đang theo học. Đây là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến
ĐLHT của SV, đa số SV cho rằng hai yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐLHT của họ lần lượt với tỷ lệ
là 82.1% và 80.8%. Kết quả này phản ánh thực tế xã hội hiện nay là SV ra trường đang gặp khó khăn khi xin
việc làm. Nhiều SV ra trường phải chi một khoản tiền không nhỏ cho quá trình xin việc, không những thế nếu
trong quá trình làm việc mà không có năng lực thì rất khó để giữ được vị trí của mình. Chính vì vậy, SV mong
muốn chuẩn bị tốt những gì cần thiết nhất ngay trong quá trình học để có thể làm tốt công việc sau này.
Ý thức tự khẳng định năng lực học tập của bản thân. Đây là yếu tố được SV đánh giá cao mức độ ảnh hưởng
của nó đối với ĐLHT với tỷ lệ là 66.7%, xếp vị trí thứ 3. Trong môi trường tập thể, sự đánh giá của người khác
đối với bản thân cá nhân là rất quan trọng. Vì thế cá nhân luôn có nhu cầu được thể hiện, được khẳng định năng
lực của mình trước tập thể, đặc biệt hoạt động học tập mang tính chất trí tuệ cao vì thế việc khẳng định năng lực
học tập sẽ là động lực thôi thúc SV vươn tới sự thành công.
Hứng thú học tập cũng được nhiều SV cho rằng ảnh hưởng nhiều tới ĐLHT của họ. Hứng thú đối với học
tập sẽ giúp SV khắc phục được những khó khăn, trở ngại để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đề ra. Nếu
có thái độ thờ ơ, chán nản đối với học tập thì không thể đạt được thành tích gì. Vì vậy, yếu tố này cũng
được đa số SV lựa chọn.
Hai yếu tố còn lại là: tính cách của bản thân và khả năng học tập của bản thân cũng được SV đánh giá là có
ảnh hưởng nhiều tới ĐLHT với tỷ lệ lần lượt là 52.1% và 56.3%.
2.2.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên Khoa (KT-TC-NH)
Bảng 2.2: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới ĐLHT của SV
TT
Các yếu tố
Ảnh hưởng
nhiều
Ảnh hưởng bình
thường
Ảnh hưởng
ít
SL % SL % SL %
1 Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ 122 57,3 65 30,5 26 12,2
2 Định hướng nghề nghiệp của gia đình 75 35,2 102 47,9 36 16,9
3 Sự trách phạt của cha mẹ 58 27,2 96 45,0 59 27,8
4 Truyền thống học tập của gia đình, dòng họ 20 9,4 68 32,0 125 58,6
5 Cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường 40 18,8 95 44,6 78 36,6
6 Uy tín của khoa, ngành, trường đào tạo 47 22,1 80 37,5 86 40,4
7
Phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ việc làm,
tổ chức Đoàn - Hội SV
80 37,5 75 35,2 58 27,3
8 Trình độ, năng lực của giảng viên 130 61,0 69 32,4 14 6,6
9 Đạo đức, uy tín, tác phong của giảng viên 122 57,3 64 30,0 27 12,7
10 Sự động viên, giúp đỡ của bạn bè 80 37,5 78 36,6 56 26,2
11 Sự cạnh tranh của các cá nhân trong lớp 60 28,2 118 55,4 35 16,4
12
Sự đòi hỏi của xã hội về trình độ, năng lực, kĩ
năng,... đáp ứng yêu cầu công việc
152 71,3 40 18,8 21 9,9
Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát, tổng hợp 2019
Bảng 2.2 cho thấy, các yếu tố tâm lí khách quan ảnh hưởng rất nhiều tới ĐLHT của SV. Cụ thể: Yếu tố sự
đòi hỏi của xã hội về trình độ, năng lực, kĩ năng,... đáp ứng yêu cầu công việc là yếu tố khách quan ảnh
hưởng mạnh nhất tới ĐLHT của SV, với tỷ lệ là 71.3%, xếp vị trí số 1. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng
329
của nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện nay đã và đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với SV.
Kết quả này cho thấy, SV đã ý thức được những đòi hỏi, yêu cầu mới của xã hội về nguồn nhân lực. Để
có được việc làm đúng chuyên ngành, lương cao là mong muốn của SV và nó cũng là động lực để SV cố
gắng phấn đấu. Vì vậy, yếu tố này được SV đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến ĐLHT của
họ.
Nhóm các yếu tố từ Nhà trường (trình độ, năng lực của giảng viên; đạo đức, uy tín, tác phong của giảng
viên; cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà trường; uy tín của khoa, ngành, trường đào tạo và phong trào
nghiên cứu khoa học, hỗ trợ việc làm, tổ chức Đoàn - Hội SV) cũng có ảnh hưởng nhiều tới ĐLHT của SV
bởi nhà trường chính là môi trường gần gũi với SV nhất trong quá trình học tập, phần lớn thời gian và
hoạt động của SV diễn ra ở đây. Trong nhóm này, có hai yếu tố là: trình độ, năng lực của giảng viên và
đạo đức, uy tín, tác phong của giảng viên được SV đánh giá ở các mức ảnh hưởng nhiều, xếp vị trí thứ 2
và thứ 4, với tỷ lệ lần lượt là 61% và 57.3% Các yếu tố còn lại chỉ ở mức độ bình thường. Nhóm các yếu
tố từ gia đình bao gồm: sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ; định hướng nghề nghiệp của gia đình; sự
trách phạt của cha mẹ và truyền thống học tập của gia đình, dòng họ. Mặc dù gia đình được coi là môi
trường giáo dục đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, nhưng đối với SV (thường học xa nhà, có sự
độc lập nhất định) thì sự ảnh hưởng của gia đình đối với ĐLHT của họ lại không được đánh giá cao, chỉ ở
mức bình thường hoặc ít. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
này đến ĐLHT của SV là khác nhau; trong đó, sự quan tâm, chăm sóc, động viên của cha mẹ có ý nghĩa
đặc biệt đối với họ. Yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất trong nhóm yếu tố gia đình và xếp thứ 3 trong tất
cả các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới ĐLHT của SV với tỷ lệ là 57.3%. Các yếu tố khác như: định
hướng nghề nghiệp của gia đình; sự trách phạt của cha mẹ có mức ảnh hưởng bình thường tới ĐLHT
của SV. Đặc biệt, yếu tố truyền thống học tập của gia đình, dòng họ được SV cho rằng hầu như không
ảnh hưởng đến ĐLHT của họ. Yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè là: sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và sự
cạnh tranh của các cá nhân trong lớp cũng có ảnh hưởng nhất định đối với ĐLHT của SV và xếp hạng ở
vị trí trung bình. Trong hai yếu tố trên thì sự động viên, giúp đỡ của bạn bè (37.5%) có ảnh hưởng lớn
hơn đối với sự cạnh tranh của các cá nhân trong lớp (27.2%). Như vậy, có thể thấy, ĐLHT của sinh viên
Khoa KT-TC-NH HUTECH chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lí chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí này là không giống nhau. Theo kết quả khảo sát, các yếu tố tâm lí
chủ quan có tác động mạnh mẽ đến ĐLHT của SV hơn các yếu tố khách quan.
3. KẾT LUẬN
Trên cơ sở xác định được vai trò, thực trạng ĐLHT, các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLHT hiện nay của SV,
vấn đề giáo dục ĐLHT cho SV là việc làm vô cùng quan trọng. Theo chúng tôi, ba biện pháp chính để
giáo dục ĐLHT cho SV cần được quan tâm là: giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của SV về mục tiêu, ý
nghĩa, yêu cầu ngành học, ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và nhà trường; nâng cao năng
lực chuyên môn, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy của giảng viên; hoàn thiện cơ sở vật chất phục
vụ việc dạy và học.
Từ đó, giải pháp được đặt ra có liên quan đến các nhân tố tác động như: Xây dựng bầu không khí học tập
tích cực, nâng cao chất lượng giảng viên, cải tiến cơ sở vật chất, sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng
thực tế trong chương trình đào tạo và tăng cường các hoạt động phong trào Hội, Đoàn, Đảng. Tuy nhiên,
nghiên cứu này còn có những hạn chế riêng là mới chỉ cho thấy những nhân tố tác động đến động lực
học tập của sinh viên trong phạm vi nhà trường. Để có được động lực học tập của sinh viên thì nhân tố
quan trọng tiếp theo cần nghiên cứu đó là nhân tố gia đình như thái độ của cha mẹ đối với việc học của
con cái, phương pháp dạy dỗ con cái. Ngoài ra, các đặc tính cá nhân khác như tính cách và năng lực của
sinh viên cũng có tác động mạnh đến động lực học tập của họ.
330
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[2] Lê Phước Lượng (2012). Định hướng, lựa chọn ngành nghề đào tạo, thúc đẩy động cơ học tập của
sinh viên thông qua chuẩn đầu ra ở các trường đại học. Tạp chí Giáo dục, số 279, tr 13-15.
[3] Phạm Quang Tiệp (2012). Một số vấn đề lí luận về tạo động cơ học tập cho người học. Tạp chí
Giáo dục, số 292, tr 20-21; 62.
[4] Phan Thị Tố Oanh (2016). Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 135-139.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_dong_luc_hoc_tap_cua_si.pdf