Tóm tắt. Cửa sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre đang bị bồi lấp mạnh. Việc bồi lấp cửa sông này cùng cửa
Bassac trước đó đã biến Cửu Long thành “Thất Long”, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân
trong vùng cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bài này bước đầu phân tích sự biến độn g
cửa sông dưới tác động của các điều kiện thủy động lực, nhằm góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân
gây bồi lấp cửa, từ đó làm cơ sở khoa học cho các giải pháp khắc phục.
Từ khóa: cửa Ba Lai, bồi tụ, trầm tích kết dính, đường kính hạt.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu bồi lấp cửa Ba Lai, Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
211
Nghiên cứu bồi lấp cửa Ba Lai, Bến Tre
Nguyễn Thọ Sáo1,*, Nguyễn Minh Huấn1
1
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tóm tắt. Cửa sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre đang bị bồi lấp mạnh. Việc bồi lấp cửa sông này cùng cửa
Bassac trước đó đã biến Cửu Long thành “Thất Long”, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân
trong vùng cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bài này bước đầu phân tích sự biến động
cửa sông dưới tác động của các điều kiện thủy động lực, nhằm góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân
gây bồi lấp cửa, từ đó làm cơ sở khoa học cho các giải pháp khắc phục.
Từ khóa: cửa Ba Lai, bồi tụ, trầm tích kết dính, đường kính hạt.
1. Mở đầu
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2315 km2,
được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo,
cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu
Long bồi tụ mà thành gồm: sông Tiền dài 83
km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71
km, sông Cổ Chiên 82 km. Cửa Ba Lai có độ
sâu phổ biến từ 5-7 m, khu vực này đang trong
quá trình bồi tụ, mạnh nhất từ cửa ấp Thạnh
Phước đến Bảo Thuận (3 km) và khu vực từ
rạch Vũng Luông đến xóm Trên (1 km). Địa
hình các dãy tích tụ này phân bổ ở độ sâu trung
bình 6 m khi triều cường và phần lớn lộ ra khi
triều kém, nước ròng, tạo thành những bãi cát
ngầm rộng tới 500 m. Vùng này hiện là các sân
nghêu lớn của địa phương. Sự xâm thực chỉ
xuất hiện trên đoạn bờ trái dài khoảng 500-800
m, bắt đầu từ chỗ rạch Thị Diễm đến cửa rạch
Vũng Luông. Tại đây, đáy sông có lạch sâu từ
_______
Tác giả liên hệ. ĐT: 0912008553.
E-mail: saont@vnu edu vn
12-14 m [1]. Tuy nhiên, “dưới tác động của tự
nhiên và con người, sông Cửu Long hiện chỉ
còn 7 cửa đang hoạt động, 2 cửa sông chết dần
là cửa Ba Lai và cửa Bassac. Hai cửa sông này
đã ngừng chảy do bồi tụ và xây dựng công trình
giao thông thủy lợi”. Đây là kết luận của Viện
Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam). “Các cồn cát ở cửa sông này đã phát
triển mạnh, cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn
lụi của một cửa sông do tác động của con
người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa
sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho
quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay
thì cửa sông này đã ngừng chảy” (ĐH Cần
Thơ). “Một “con rồng” khác được con người
chuyển hoá thành...con đập là Ba Lai, với việc
xây dựng hệ thống cống đập hoành tráng từng
gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học và
nhà quản lý” (Đã chết mất "hai con rồng"?
24h.com.vn). “Tám năm hoạt động, cống đập
vẫn chưa phát huy hết những tác dụng đặt ra
ban đầu, ngược lại còn làm cho nhiều gia đình
lao đao, sản xuất nông nghiệp khốn khó vì đôi
N.T. Sáo, N.M. Huấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
212
dòng mặn ngọt” (Hệ lụy Ba Lai,
nongnghiep.vn).
Hầu như chưa có các nghiên cứu khoa học
về bồi lấp cửa sông Ba Lai một cách hệ thống,
mà chỉ là các nhận định dựa trên hiện tượng.
Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên
cứu tìm hiểu nguyên nhân bồi lấp cửa sông theo
quan điểm thủy thạch động lực, dựa trên sự
phân tích số liệu thu thập và kết quả tính toán
trên các mô hình toán.
Hình 1. Bản đồ tỉnh Bến Tre và khu vực đâp-cửa Ba Lai.
2. Phương pháp tiếp cận
Về lý thuyết các nguyên nhân gây bồi xói
bờ biển và cửa sông có thể thuộc về 3 nhóm:
nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh. Nội sinh bao
gồm các hoạt động tân kiến tạo và động lực
hiện đại, cũng như cấu trúc địa chất, địa mạo, sẽ
không được xem xét ở đây. Ngoại sinh gồm:
sóng và dòng chảy tổng hợp, đặc điểm trầm
tích, các dạng thời tiết đặc biệt và ở mức độ nào
đó có thể do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các
hoạt động nhân sinh gồm: xây dựng các công
trình và khai thác khoáng sản, sử dụng đất.
Chúng ta sẽ tập trung vào hai nhóm cuối, trong
đó phân tích đánh giá các điều kiện khí tượng
thủy văn và đặc điểm trầm tích, sau đó sẽ sử
dụng mô hình toán để làm rõ sự phân bố các
trường này.
3. Phân tích số liệu
Số liệu đã thu thập và khảo sát bao gồm:
- Tài liệu khảo sát địa hình khu vực, tài liệu
mặt cắt ngang sông Ba Lai từ đập Ba Lai đến
cửa biển, và tài liệu phân tích cấp hạt bùn cát
đáy Ba Lai do Viện Kỹ thuật Biển thực hiện
7/9-10/9 năm 2009; đồng thời là số liệu quan
trắc sóng và dòng chảy tại 2 trạm gần bờ.
N.T. Sáo, N.M. Huấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
213
- Ảnh trên Google Earth.
- Các thông tin trên trang web của tỉnh và
các phương tiện thông tin khác.
- Số liệu sóng, gió: Côn Đảo (1975-2008),
Phú Quý (1975- 2008).
- Số liệu sóng dùng cho thiết kế các công
trình biển từ đề tài khoa học cấp nhà nước KT-
06-05.
- Số liệu địa hình đáy biển Đông từ NOAA,
độ phân giải 0,5’.
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc từ tháng XII đến tháng IV năm sau và
gió mùa tây nam từ tháng V đến tháng XI, trùng
với mùa khô và mùa mưa. Ngoài ra còn gió
chướng, có ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, gây trở ngại cho trồng trọt nhất là các
huyện ven biển. Gió này chủ yếu là gió mùa
Đông Bắc, căn cứ vào thống kê gió chướng tại
Mỹ Tho, có thể coi mùa gió chướng trong
khoảng tháng I-IV, mạnh nhất vào tháng II.
Bảng 1. Tần suất gió chướng các tháng - Trạm Mỹ Tho (1979-1985)
Tháng XI XII I II III IV V
Tần suất xuất hiện (%) 31 33 61 74 73 57 23
Gió mùa ĐB (Gió chướng I-IV) Gió mùa TN
Hình 2a. Hoa gió và sóng tại Côn Đảo (I-VI).
Gió mùa TN Gió mùa ĐB
Hình 2b. Hoa gió và sóng tại Côn Đảo (VII-XII).
N.T. Sáo, N.M. Huấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
214
Nằm kề bên biển Đông, những con sông
Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ
Biển Hồ đổ về, mà còn nhận nguồn nước biển
do thủy triều đẩy vào. Vùng biển Bến Tre thuộc
khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các
ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống.
Chênh lệch giữa đỉnh-chân triều những ngày
triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m, những ngày
triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Mùa
cạn lưu lượng nước phân phối cho các sông như
sau: cửa Tiểu 236,8 m3/giây, cửa Đại 473,6
m
3/giây, cửa Ba Lai 59 m3/giây, cửa Hàm
Luông 828 m
3/giây. Về mùa lũ, lượng nước này
được chia: cửa Tiểu 960 m3/giây, cửa Đại 1920
m
3/giây, cửa Ba Lai 240 m3/giây, cửa Hàm
Luông 3360 m
3
/giây [1]. Trong thời gian quan
trắc của Viện Kỹ thuật Biển [2], vận tốc gió lớn
nhất chỉ 9,5m/s, chủ yếu là hướng Tây; về dòng
chảy: vận tốc lớn nhất Vmax = 115 cm/s xuất
hiện lúc 07 giờ 30 phút ngày 08 tháng 9 năm
2009 tại trạm II, chỉ tập trung vào khoảng 0 đến
50 cm/s, và chiếm trên 90% tổng số. Tại trạm I,
vận tốc lớn nhất xuất hiện lúc 08 giờ 17 phút
ngày 10 tháng 9 năm 2009 với độ lớn Vmax = 54
cm/s, chủ yếu trong khoảng từ 0 đến 30 cm/s,
chiếm trên 92% tổng số. Về hướng: tại trạm I
dòng chảy tập trung chủ yếu vào hai hướng
chính là Tây Bắc (NW) chiếm 32,526% và Tây
(W) chiếm 20,761%. Tại trạm II: hướng Đông
(E) chiếm 33,218% và hướng Đông Bắc (NE)
chiếm 19,723% là hai hướng dòng chảy chính,
chiếm trên 50% tổng số.
Sóng có độ cao H1/3max = 47 cm xuất hiện
lúc 16 giờ 10 phút ngày 08 tháng 10 năm 2009
với chu kỳ sóng là T = 2,6 s, hướng sóng α =
65
0
tại trạm I. Tại trạm II, sóng H1/3max = 33 cm
xuất hiện lúc 15 giờ 00 phút ngày 07 tháng 9
năm 2009, với chu kỳ sóng T = 6.4 s và hướng
sóng là α = 970. Độ cao sóng cao nhất tại 2 trạm
xấp xỉ nhau, độ cao sóng của trạm I lớn hơn và
số lần sóng có độ cao lớn cũng xuất hiện nhiều
hơn tại trạm II.
Bến Tre là một tỉnh châu thổ nằm sát biển,
bốn bề đều có sông nước bao bọc, có địa hình
tương đối bằng phẳng, độ cao từ 1-2 m, cục bộ
có nơi cao hơn địa hình chung quanh từ 3-5 m,
rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số
rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển
và ở các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến
Tre có hình quạt, đầu nhọn nằm ở thượng
nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt
xòe rộng ở phía đông. Bãi thủy triều có địa mạo
rất bằng phẳng, một đặc trưng cơ bản của khu
vực. Tuy vậy, mặt bên trên bao giờ cũng có dấu
vết của dòng nước và của sóng. Dòng nước tạo
những lượn sóng, nên bãi có chỗ lồi, chỗ lõm.
Một số nơi, rãnh nước cắt ngang cắt dọc bãi, tạo
thành lòng lạch chằng chịt. Bãi cũng có nếp
nhăn, đường cào, khe, lỗ. Sinh vật như ngao,
giun, cua, còng cũng tạo nên cấu trúc hang ổ rất
đặc sắc, ảnh hưởng lớn đến địa mạo của toàn
bãi. Bãi thủy triều gồm có hai loại. Một loại
chứa cát, nằm nơi biển có sóng gió to nên gọi là
bãi cát thủy triều. Ngược lại, nơi khuất sóng,
trong vũng kín hoặc nửa kín, có toàn bùn pha
sét và chất hữu cơ, nên được gọi là bãi bùn thủy
triều.
Ở các cửa sông của Bến Tre, quá trình bồi
tụ chiếm ưu thế, đặc biệt là khu vực sông cửa
Ba Lai và cửa Cổ Chiên. Hiện tượng xâm thực
các cửa sông diễn ra với qui mô nhỏ, liên quan
chủ yếu đến hoạt động thủy triều, sóng và do
tích tụ ở giữa sông, từ đó làm lệch dòng chảy.
Biến động ven biển mạnh mẽ với quá trình bồi
tụ chiếm ưu thế. Tài liệu qua ảnh chụp từ vệ
tinh (1968-1989) cho thấy tổng diện tích bồi tụ
là 61,170 km
2
trong 21 năm, tỉnh Bến Tre lấn ra
biển 68,9 km2, tốc độ bình quân mỗi năm là
2,33 km
2. Đất bồi tụ diễn ra liên tục, hình thành
N.T. Sáo, N.M. Huấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
215
dải hẹp ở phía bắc và phía nam cửa Đại, mạnh
nhất là cửa Ba Lai, phía nam cửa Hàm Luông
đến phía bắc cửa Cổ Chiên, tạo thành sân nghêu
lớn ở phía đông cồn Lớn, trải dài trên diện tích
từ Vàm Hồ đến cửa Cổ Chiên.
Kết quả phân tích 41 mẫu bùn cát tại M1-
M41 cho thấy đường kính trung vị trung bình
của hạt là d50 = 0,0047 mm, đôi khi dính cát,
như vậy đây là loại bùn sét á cát. Phía biển, có
thể là cát á sét tuy không có mẫu phân tích.
Trong mùa gió Đông Bắc dòng chảy sóng và
trầm tích dịch chuyển xuống phía Nam, tạo mũi
nhô dịch về phía Nam. Trong mùa gió Tây
Nam, dòng chảy và trầm tích lên phía Bắc, tạo
mũi nhô dịch về phía Bắc. Trầm tích lơ lửng
sông khoảng 980 mg/l, nhưng từ khi xây dựng
đập Ba Lai, dòng chảy sông không đủ sức đẩy
trầm tích ra xa. Các mũi nhô phía Bắc và phía
Nam cửa sông hình thành theo mùa, hai mũi
nhô hợp lại gây bồi lấp cửa sông.
4. Kết quả mô phỏng trên mô hình toán
Ba mô đun HD (thủy động lực), SW (phổ
sóng) và MT (vận chuyển bùn) được sử dụng
trong mô hình liên hợp FM [3]. Sóng được tính
với 3 hướng chính NE (mùa gió đông bắc), E
(mùa gió chướng) và SW (mùa gió tây nam) với
độ cao, chu kỳ và hướng sóng tại biên phía
biển, được trích xuất từ kết quả tính toán từ
miền lớn khống chế bởi 2 trạm Phú Quý và Côn
Đảo [4, 5] phía ngoài khơi. Trong tính toán đã
coi như đập Ba Lai đóng hoàn toàn, không có
nguồn nước chảy ra biển.
Do cửa sông Ba Lai có dạng hình phễu,
điều kiện để sóng thâm nhập từ biển vào khá dễ
dàng, tuy nhiên độ cao sóng đã giảm đáng kể
khi đi vào cửa sông. Trường sóng này sẽ được
kết hợp với trường dòng chảy để tính toán vận
chuyển trầm tích sau này.
Hình 3. Trường sóng trong mùa gió đông bắc, gió chướng và tây nam.
N.T. Sáo, N.M. Huấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
216
Hình 4. Trường dòng chảy đại biểu trong mùa gió đông bắc, gió chướng và tây nam.
Dòng chảy tổng hợp nói chung là kết quả tác
động đồng thời của thủy triều, gió và ứng suất
bức xạ sóng, cũng như điều kiện địa hình của
khu vực.
Trước hết thấy rằng khu vực cửa Ba Lai có
những nét tương đồng với các cửa sông miền
Trung khác của Việt Nam, đó là vùng biển hở
trực tiếp tiếp xúc với tác động sóng biển, trong
khi lưu lượng dòng chảy sông không quá lớn,
hình dạng cửa sông biến động thường xuyên
với 2 mũi cát dẹt ở cửa sông. Có thể coi đây là
trạng thái cân bằng tương đối tĩnh (lâu dài, hàng
chục năm) nếu thực hiện các biện pháp công
trình, chế độ thủy động lực sẽ thay đổi, hình
thái địa hình sẽ có phản ứng đối với chúng và sẽ
thích nghi dần (cân bằng động) trong một vài
năm. Vì vậy nói chung cơ chế vận chuyển trầm
tích tại các cửa sông và vùng biển kế cận là
tương tự nhau, cũng như giải pháp công trình sẽ
áp dụng sau này gần như nhau, chỉ có khác biệt
là trầm tích đáy ở cửa sông Ba Lai thuộc loại
bùn sét.
Hình 5. Biến đổi đáy sau 4 ngày trong mùa gió đông bắc, gió chướng và tây nam.
N.T. Sáo, N.M. Huấn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 211-217
217
Thấy rõ rằng trong mùa Đông Bắc, đáy cửa
sông được lắng đọng và hình thành mũi đất kéo
xuống phía Nam. Trong mùa gió chướng, cửa
sông rộng hình phễu tạo điều kiện cho trầm tích
thâm nhập vào sâu hơn trong sông, tạo ra các
khu vực lắng đọng cục bộ, đồng thời một phần
làm cho mũi nhô phía Bắc cửa cao thêm. Trong
mùa gió Tây Nam, trầm tích lắng đọng phía
Nam cửa sông và phía gần bờ hữu.
Bồi lấp là tình trạng chung của các cửa sông
ven biển đồng bằng sông Cửu Long với quy mô
không gian và thời gian khác nhau, và Ba Lai
không phải là ngoại lệ. Kết quả tính toán cho
thấy sự biến động mùa rõ rệt của 2 mũi nhô
phía Bắc và phía Nam cửa sông Ba Lai dưới tác
động tổng hợp của gió, dòng chảy thủy triều và
sóng. Nếu không có lưu lượng sông đủ lớn để
đẩy dòng chảy ra xa, dòng bùn cát sẽ thâm nhập
vào cứa sông hoặc xa hơn, gây bồi lấp cửa. Với
nguồn số liệu ít ỏi, đây là một nỗ lực lớn nhằm
tìm hiểu bản chất của hiện tượng.
Sự phân tích trên đây có thể chưa toàn diện
vì chỉ dựa trên nguồn số liệu hạn hẹp, nhưng
phần nào cho thấy sự biến động của trầm tích
và hình thái cửa sông và bờ biển theo không
gian và thời gian trong vùng. Qua phân tích tài
liệu và kết quả tính toán, trường thủy động lực
trong khu vực đã có những thay đổi mạnh mẽ
khi có sự xuất hiện của đập Ba Lai. Đây có thể
là nguyên nhân dẫn tới những biến đổi bất
thường về mặt hình thái trong khu vực. Nghiên
cứu này đặt cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất
các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi bảo
vệ các nguồn tài nguyên trong khu vực phục vụ
phát triển kinh tế xã hội bền vững. Điều này gợi
ý các giải pháp chống bồi lấp sau này.
5. Lời cảm ơn
Bài báo này được thực hiện với sự trợ giúp
của đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước
“Nghiên cứu những tác động của hệ thống thuỷ
lợi Bắc Bến Tre (tên cũ: hệ thống thuỷ lợi Ba
Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn
biến môi trường trong các vùng nhạy cảm của
tỉnh Bến Tre”. Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Cổng thông tin điện tử: www.bentre.gov.vn.
[2] Viện Kỹ thuật Biển, Viện Khoa học Thủy lợi
Việt Nam. “Báo cáo kết quả khảo sát hải văn”
(Đợt khảo sát từ ngày 07/9 đến 10/9/2009),
2009.
[3] Danish Hydraulics Institute (DHI). MIKE21.
User’s Mannual”. 2007.
[4] Trung tâm KTTVB. “Sổ tay tra cứu các đặc
trưng KTTV thềm lục địa Việt Nam”, Hà Nội,
2005.
[5] Đề tài khoa học cấp nhà nước KT-03-14. “Hiện
trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt
Nam. Đề xuất các biện pháp KHKT bảo vệ và
khai thác vùng đất ven biển”, 1995.
Study on deposition of Ba Lai estuary, Ben Tre province
Nguyen Tho Sao
1
, Nguyen Minh Huan
1
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
Ba Lai estuary of Ben Tre province is strongly deposited. The deposition of this estuary as well as
Bassac estuary is leading to the fact that, Mekong river with 9 river mouths becomes of 7 river mouths
affecting on peoples’ activities and social economical development of Ben Tre province. This paper
presents the analysis of deposition at Ba Lai river mouth under the hydrodynamic conditions, which
makes contribution to understand the deposition phenomena. The measures for deposition mitigation
may be based on this scientific study.
Keywords: northeast wind, cohesive sediment, grain diameter.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuy_van_89__7725.pdf