“Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập” là một cách tiếp cận đổi
mới nhà trường do giáo sư Manabu Sato (Đại học Gakushuin, Nhật Bản)
khởi xướng, dựa trên ba tầm nhìn, ba nguyên lí và ba hệ thống hoạt động.
Ứng dụng mô hình đổi mới này, từ tháng 9/2017, Trường THCS Nguyễn Trực
(Thanh Oai, Hà Nội) đã bước đầu thử nghiệm ở một số môn học, trong đó
có môn Ngữ văn. Bài viết này sẽ đánh giá lại toàn diện các mặt sau một năm
thực hiện nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập trong dạy học Ngữ văn ở
Trường THCS Nguyễn Trực, đồng thời đề xuất các biện pháp để mô hình đổi
mới này ngày càng phát triển bền vững.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập trong dạy học Ngữ văn ở trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trực, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ quan tâm tới một số HS khá, nổi trội trong giờ học mà quan tâm nhiều
hơn tới những HS cá biệt, còn gặp khó khăn trong giờ học. Bên cạnh đó, thông qua
việc thảo luận để xây dựng kế hoạch bài giảng chung cũng như thảo luận cùng nhóm
chuyên gia sau giờ học, các GV đã được nâng cao về kĩ năng sử dụng công nghệ thông
tin trong dạy học, biết cách ứng dụng công nghệ một cách phù hợp, hiệu quả với mục
tiêu bài học. Điều đó không chỉ góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho mỗi GV
mà còn hình thành ở họ tinh thần tự học, ý thức học hỏi lẫn nhau trong quá trình phát
triển chuyên môn cũng như hoàn thiện bản thân.
Thứ hai, về phía HS tham gia thực hành mô hình NCBH tại Trường THCS
Nguyễn Trực. Theo quan sát của chúng tôi, trong những giờ dạy minh hoạ đầu tiên
(Văn bản Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng), vẫn còn một số HS không chú ý,
quan tâm vào bài học. GV lại chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, ít nhận
xét câu trả lời của HS nên HS còn khá nhút nhát, e dè trong việc thể hiện ý kiến
cá nhân của mình. Hơn nữa, khi gọi HS trả lời câu hỏi, GV thường chỉ định đột
ngột, không quan sát thái độ, mong muốn của HS nên đôi khi khiến HS không bình
tĩnh, chủ động trong giờ học. Trong giờ học văn bản Nước Đại Việt ta (Nguyễn
Trãi), khi GV đổi cách trình bày bảng theo phương pháp vẽ sơ đồ khiến HS gặp
khó khăn trong việc ghi bài. Ngoài ra, trong mỗi giờ học, khi GV tổ chức làm việc
nhóm thường ít chú ý tới sự tương tác với HS nên HS còn khá lúng túng trong việc
tổ chức thảo luận nhóm, cách thuyết trình kết quả làm việc của nhóm. Tuy nhiên,
ở những giờ học tiếp theo, sự tương tác giữa người học đã được cải thiện hơn. HS
tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân của mình. Trong các lần
làm việc nhóm, HS được chủ động tổ chức cách làm việc và cách báo cáo kết quả
nhóm. Do vậy, HS đã có sự thay đổi tích cực, chủ động hơn trong giờ học. Theo kết
quả quan sát, phỏng vấn HS trong và sau giờ học, chúng tôi nhận thấy phần lớn HS
có hứng thú, cảm thấy được GV quan tâm, tháo gỡ những khó khăn trong giờ học.
Kết quả thực hiện mô hình NCBH tại Trường THCS Nguyễn Trực - Hà Nội cho
thấy mô hình này đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc cải tiến việc học của
HS cũng như phát triển năng lực nghề nghiệp GV. Thông qua đó hướng tới mục tiêu xây
dựng cộng đồng học tập tại Trường THCS Nguyễn Trực nói riêng và hướng tới nhân
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC VÌ CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
122
rộng ra các trường trong khu vực Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được, trong quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn
như tâm lí ngại thay đổi, thói quen cố hữu của GV trong việc tổ chức giờ học cũng như
các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại tổ bộ môn. Hơn nữa, để việc thực hiện mô hình
NCBH đạt được hiệu quả tốt nhất cũng cần có trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ như
máy chiếu, máy ảnh, máy quay phim...Do vậy, ở các trường phổ thông thuộc khu vực
ngoại ô, nông thôn vẫn còn khá khó khăn trong việc đáp ứng các trang thiết bị này.
Trong phạm vi bài báo, trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của mô
hình NCBH, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để mô hình này ngày càng phát
triển bền vững và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình triển khai tại các trường phổ
thông ở Việt Nam.
3.2. Một số biện pháp đề xuất
NCBHVCĐHT nhằm xây dựng những CĐHT ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung đưa ra một số biện pháp
để phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động của CĐHT cấp độ lớp học và cấp độ toàn
trường trong DH Ngữ văn ở Trường THCS Nguyễn Trực.
* Ở cấp độ lớp học: Mặc dù các GV đã cố gắng áp dụng một số kĩ thuật DH
hiện đại để tăng cường sự tích cực học tập của HS (nhóm nhỏ, tổ chức lớp học hình
chữ U), nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa sự thuần thục trong triển khai và đặc biệt cần
sự sâu sắc, tinh tế hơn nữa để thực sự phát triển hoạt động học tập cộng tác của HS.
Muốn thế, GV cần chú ý một số kĩ năng sau:
- Cần lựa chọn những thời điểm, thời lượng thích hợp cho hoạt động nhóm
cộng tác: GV cần có sự nhạy bén để biết điểm kiến thức nào cần sự thảo luận, trao
đổi, hỗ trợ lẫn nhau giữa các HS, và khi nào thì dừng hoạt động nhóm để chuyển
sang hoạt động tập thể, tránh thời gian “chết” khi HS đã làm xong nhiệm vụ.
- Cần tạo ra những nhiệm vụ mang tính thách thức để kích thích tư suy sáng
tạo của HS: đặc trưng của môn Ngữ văn là nghệ thuật ngôn từ, vì vậy những
nhiệm vụ giải mã nghĩa văn bản, giải mã ý nghĩa hình tượng, liên hệ với những trải
nghiệm cá nhân cần được chú ý.
- Cần kịp thời hỗ trợ, tương tác với những nhóm/cá nhân HS đang gặp khó
khăn hoặc có biểu hiện không tích cực: GV phải bao quát lớp học và quan sát kĩ
vẻ mặt, những giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của HS, nhận ra những đặc
điểm “bất thường” để kịp thời xử lý, hỗ trợ, đưa việc “học tập lẫn nhau” trở về
đúng quỹ đạo.
* Ở cấp độ toàn trường:
123
Khi tiến hành NCBHVCĐHT, các GV Trường THCS Nguyễn Trực có một thuận
lợi rất lớn là có sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, để thực
sự tạo nên một cộng đồng GV “chuyên nghiệp”, một số vấn đề cần được thực hiện:
- Việc đổi mới bài học theo NCBHVCĐHT và việc dự giờ theo khối cần tiến
hành thường xuyên để tạo nên một “văn hóa học tập” trong nhà trường.
- Trong thảo luận, cần tập trung hơn nữa vào những tình huống học tập cụ thể
của HS với những mô tả chi tiết, thay vì những nhận xét khái quát với những ý cố
định trong phiếu dự giờ.
- Người chủ trì các buổi thảo luận cần khuyến khích những GV còn e ngại
hoặc không phát biểu suy nghĩ của mình, tránh việc nêu ý kiến chỉ tập trung ở một
số GV được cho là giàu kinh nghiệm hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường nên đến thăm các lớp học thường xuyên để nắm
bắt và khuyến khích việc NCBHVCĐHT.
4. Kết luận
Như chính những học giả về NCBHVCĐHT đã nói, việc vận dụng mô hình
này vào đổi mới nhà trường không nên mong đợi kết quả tức thì trong vòng một
đến hai năm, bởi làm thay đổi những thói quen đã ăn sâu vào văn hóa nhà trường
thực sự không dễ dàng. Nhưng những “chuyển động” tích cực nhìn thấy trong việc
dạy học Ngữ văn ở Trường THCS Nguyễn Trực đã cho chúng ta có niềm tin vào
triết lí đằng sau NCBHVCĐHT. Chúng ta hi vọng với việc biến tầm nhìn và tinh
thần đằng sau NCBHVCĐHT thành hành động, sẽ có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
từ “cộng đồng người học” ở mọi cấp độ trong các trường học ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] Eisuke Saito và cộng sự (2015), Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Manabu Sato - Masaaki Sato (2015), Cộng đồng học tập: Mô hình đổi mới
toàn diện nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Nguyễn Văn Ninh - Lê Thị Thu (2015), “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng
“Nghiên cứu bài học”- phương thức để phát triển năng lực dạy học cho giáo
viên”, Tạp chí Giáo dục, số 353, tr.26-27&22.
[4] Trần Trung - Nguyễn Thị Hà (2015), “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho sinh
viên ngành giáo dục tiểu học thông qua nghiên cứu bài học”, Tạp chí Giáo
dục, số 355, tr.31-33.
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC VÌ CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN...
124
LESSON STUDY FOR LEARNING COMMUNITY
IN TEACHING PHILOLOGY
AT NGUYEN TRUC MIDDLE SCHOOL, HA NOI
Pham Thi Thanh Phuong1
La Phuong Thuy
Abstract: “Lesson study for learning community” launched by Professor
Manabu Sato (Gakushuin University, Japan) is an approach to reform
chool, based on three visions, three principles and three operating systems.
Applying this innovative model, since September 2017, Nguyen Truc Middle
school (Thanh Oai district, Hanoi) has started experimenting in a number of
subjects, including Philology. This article will evaluate all aspects of one-year
implementation of lesson study for learning community in teaching philology
at Nguyen Truc Middle school, and propose measures for sustainable
development of this innovative model.
Keywords: Lesson study for learning community; teaching philology;
education reform
1 Faculty of Educational Technology, University of Education, VNU Hanoi;
Tel: 0904660889;
Email: phamthanhphuong8383@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bai_hoc_vi_cong_dong_hoc_tap_trong_day_hoc_ngu_va.pdf