Bằng việc phân tích các nội dung điển hình liên quan đến việc hình thành năm nguy cơ đe dọa
tính độc lập của kiểm toán viên (KTV) (trong nhiệm kỳ ngắn và nhiệm kỳ mở rộng) khi đưa ra kết luận về
báo cáo tài chính (BCTC), nhóm Tác giả đã tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng giữa nhiệm kỳ kiểm toán
(Audit firm Tenure) mở rộng (kéo dài) và tính độc lập của KTV. Một bảng hỏi được thiết kế và gửi qua mạng
internet đến các KTV đang làm việc tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam để thu thập thông tin và thu
về 121 phiếu trả lời hợp lệ. Phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 tổng thể (Paired
Samples T-test) được thực hiện nhằm so sánh các tình huống tương tự trong cả hai nhiệm kỳ kiểm toán
ngắn và dài để xem xét mối liên hệ giữa tính độc lập với nhiệm kỳ kiểm toán mở rộng hay không. Kết quả
kiểm định cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Từ đó, nhóm Tác giả đã hình thành đề xuất
đối với KTV và cơ quan quản lý Nhà nước trong việc duy trì tính độc lập của kiểm toán viên khi kiểm toán
BCTC cho các đơn vị có lợi ích công chúng.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệm kỳ kiểm toán đến tính độc lập của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5.5 1,95
Cặp thứ sáu
BC6.3 2,32
3,105 0,002
BC6.5 2,20
Nguy cơ về sự đe dọa
Cặp thứ bảy
ĐD7.3 2,33
4,276 0,000
ĐD7.5 2,20
Cặp thứ tám
ĐD8.3 2,16
3,288 0,001
ĐD8.5 2,07
Cặp thứ chín
ĐD9.3 2,54
6,290 0,000
ĐD9.5 2,29
Nguy cơ về sự quen
thuộc
Cặp thứ mười
QT10.3 2,00
4,121 0,000
QT10.5 1,88
Cặp thứ mười
một
QT11.3 1,92
3,288 0,001
QT11.5 1,83
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA202
Nguồn: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định t (thông qua phần mềm SPSS 20
Kết quả kiểm định cho thấy, tất cả các cặp tình huống được kiểm định đều có ý nghĩa thống
kê (t>1,96 và sig.<0,05) (Bảng 2). Như vậy, giả thuyết “Nhiệm kỳ kiểm toán mở rộng không ảnh
hưởng đến 5 nguy cơ đe dọa tính độc lập của KTV khi thực hiện kiểm toán BCTC” bị bác bỏ. Từ
kết quả này, có thể khẳng định rằng khi nhiệm kỳ kiểm toán mở rộng thì những người tham gia
khảo sát cho rằng:
Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ nguy cơ do tư lợi so với nhiệm kỳ kiểm
toán ngắn (giá trị trung bình của tổng thể giảm từ 3,02 xuống 2,40 với tình huống TL1 và giảm từ
2,92 xuống 2,63 ở tình huống TL2) nếu: Tổng mức phí dịch vụ thu được từ khách hàng này và các
đơn vị có liên quan của khách hàng trong hai năm liên tiếp chiếm hơn mức 15% tổng doanh thu
của doanh nghiệp kiểm toán và Khách hàng có phí kiểm toán chưa thanh toán;
Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ nguy cơ tự kiểm tra so với nhiệm kỳ kiểm
toán ngắn (giá trị trung bình của tổng thể giảm từ 2,67 xuống 2,42 với tình huống KT3 và giảm
từ 3,00 xuống 2,75 ở tình huống KT4) nếu: Một KTV tham gia cung cấp cả dịch vụ kiểm toán và
phi kiểm toán. Giá trị của phí phi kiểm toán bằng hoặc lớn hơn 100% phí kiểm toán và Một KTV
tham gia cung cấp cả dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán. Giá trị của phí phi kiểm toán bằng hoặc
lớn hơn 25% phí kiểm toán;
Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ nguy cơ về sự bào chữa so với nhiệm kỳ
kiểm toán ngắn (giá trị trung bình của tổng thể giảm từ 2,20 xuống 1,95 với tình huống BC5 và
giảm từ 2,32 xuống 2,20 ở tình huống BC6) nếu: KTV hành nghề là người bào chữa bí mật, đại
diện cho khách hàng kiểm toán trong các vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ
ba và KTV giới thiệu người bạn thân của mình tham gia giao dịch cổ phiếu hoặc chứng khoán tài
chính của một khách hàng;
Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ nguy cơ về sự đe dọa so với nhiệm kỳ kiểm
toán ngắn (giá trị trung bình của tổng thể giảm từ 2,33 xuống 2,20 với tình huống ĐD7; giảm từ
2,16 xuống 2,07 ở tình huống ĐD8 và giảm từ 2,54 xuống 2,29 ở tình huống ĐD9) nếu: KTV bị đe
dọa bởi những biện pháp của bộ máy quản lý của khách hàng mà họ đã kiểm toán; KTV bị khách
hàng đe dọa khởi tố và Một khách hàng đe dọa sẽ thay thế KTV bằng một KTV khác do có sự bất
đồng giữa hai bên;
Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng nhiều hơn từ nguy cơ về sự quen thuộc so với nhiệm
kỳ kiểm toán ngắn (giá trị trung bình của tổng thể giảm từ 2,00 xuống 1,88 với tình huống QT10
và giảm từ 1,92 xuống 1,83 ở tình huống QT11) nếu: KTV thực hiện hợp đồng dịch vụ có quan
hệ gia đình với nhân sự cấp cao của khách hàng và KTV nhận quà biếu (có giá trị đáng kể) từ một
khách hàng.
Có 2/5 loại nguy cơ có kết quả kiểm định trong nghiên cứu này khác so với kết quả nghiên
cứu của Chia-Ah và Karlsson (2010). Chia-Ah và Karlsson (2010) đã tìm ra bằng chứng chứng tỏ
không có sự ảnh hưởng nào rõ rệt của nhiệm kỳ kiểm toán được mở rộng đến nguy cơ bị đe dọa (t
= - 0,541 và sig. = 0,589) và nguy cơ từ sự quen thuộc (t = - 0,518 và sig. = 0,605). Hơn nữa, giá trị
trung bình của tổng thể tăng từ 1,617 đến 1,631 với tình huống đánh giá nguy cơ bị đe dọa; giá trị
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 203
trung bình của tổng thể tăng từ 1,557 đến 1,568 với tình huống đánh giá nguy cơ từ sự quen thuộc.
Mặc dù mức tăng của các giá trị trung bình không đáng kể nhưng đây là dấu hiệu thể hiện sự khác
biệt so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
6. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa nhiệm kỳ kiểm toán mở rộng đến tính độc
lập của KTV thông qua kết quả kiểm định các cặp giả thuyết liên quan đến 5 mối nguy cơ không
tuân thủ tính độc lập (nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ về sự bào chữa, nguy cơ từ sự
quen thuộc, nguy cơ bị đe dọa) khi kiểm toán BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng. Ngoài
ra, kết quả kiểm định t một mẫu được áp dụng cho nhiệm kỳ kiểm toán dưới 3 năm và nhiệm kỳ
kiểm toán từ 5 năm trở lên xác nhận rằng bất kỳ độ dài của nhiệm kỳ nào cũng có thể là nguồn gốc
tạo ra mối đe dọa đến sự độc lập của KTV.
Trên thực tế, đối với công ty kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán kéo dài có thể giúp cho cuộc
kiểm toán được tổ chức hiệu quả hơn, tuy nhiên, theo qui định trong Chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán và kiểm toán, Kiểm toán viên hành nghề không được tham gia thực hiện kiểm toán
cho một đơn vị có lợi ích công chúng trong 5 năm tài chính liên tục (Bộ Tài chính, 2015). Kết
hợp với kết quả nghiên cứu trên, nhóm Tác giả cho rằng tính độc lập là một khái niệm tương đối,
nó phụ thuộc nhiều vào bản thân KTV khi hành nghề. Trước khi nhận nhiệm vụ kiểm toán từ cấp
trên, các KTV cần phải tự phân tích sự độc lập của họ về mặt hình thức, tư tưởng và xác nhận rằng
họ có đủ xứng đáng để thực hiện cuộc kiểm toán với tính chính trực và khách quan cao nhất hay
không. Nếu kết quả của các phân tích khẳng định tính độc lập có thể bị suy giảm thì họ cần xem
xét các biện pháp bảo vệ phù hợp hoặc xem xét lại quyết định có nên tham gia vào cuộc kiểm toán.
Kết quả kiểm định cho thấy, tính độc lập bị suy giảm khi nhiệm kỳ kiểm toán kéo dài, tuy
nhiên, sự suy giảm này là không đáng kể. Kết hợp kết quả nghiên cứu của chúng tôi với phát hiện
của Nguyễn Anh Hiền (2017): nếu cùng một KTV thực hiện kiểm toán BCTC thì chất lượng kiểm
toán sẽ tăng dần theo từng năm và đạt cao nhất ở năm thứ 5, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cơ
quan quản lý Nhà nước nên cân nhắc về nhiệm kỳ kiểm toán trong thời hạn 5 năm thay bằng thời
hạn đang áp dụng hiện nay, đồng thời có hình phạt xử lý mạnh và kịp thời đối với trường hợp vi
phạm về tính độc lập.
Mặc dù nghiên cứu đã có được kết quả cụ thể, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và nguồn
lực nên Tác giả chưa thực hiện nghiên cứu với toàn bộ các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả khảo sát chỉ đại diện được trên 90% hiện tượng nghiên cứu; các phần tử được
chọn vào mẫu kiểm toán bằng phương pháp thuận tiện dựa trên mối quan hệ của nhóm Tác giả và
các đồng nghiệp. Do đó, trong tương lai, nhóm Tác giả sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu này và
khắc phục các nhược điểm trên để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, D., Sweney, D. & William, T. (2011), Essentials of Statistics for Business and
Economics, 6th edition, South-Western, USA.
2. Berenson, M., Levine, D. & Krehbiel, T. (2012), Basis Business Statistics: Concepts ans
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA204
Applications, 12th edition, Prentice Hall, USA.
3. Bộ Tài chính (2015), Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, Ban hành kèm
theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính (2019), Danh sách kiểm toán viên được chấp thuận thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng năm 2019 (cập nhật đến ngày 15/10/2019), truy cập tại
https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/ktkt/ckdsktvhnvdnkt/ckdsktvhnvdnkt_
chitiet?dDocName=MOFUCM165018&_afrLoop=50082942076494697#!%40%40%3F_
afrLoop%3D50082942076494697%26dDocName%3DMOFUCM165018%26_adf.ctrl-
state%3Deb41oeed3_50 ngày 30/10/2019.
5. Brody, R. G. & Moscove, S. A. (1998), Mandatory auditor rotation, National Public
Accountant (May), 32-36.
6. Chia-Ah, E. và Karlsson, J. (2010), The impact of extended audit tenure on auditor
independence, Master thesis.
7. Craswell, A. T. (1999), ‘Does the provision of non-audit services impair auditor
independence’, International Journal of Auditing, vol. 3, pp. 29-40.
8. Deangelo, L. E. (1981), Auditor independence, ‘low balling’, and disclosure regulation,
Journal of accounting and economics, 3, 113-127.
9. Dopuch, N., King, R. R. & Schwartz, R. (2001), An experimental investigation of retention
and rotation requirements, Journal of Accounting Research, 39(1), 93-117.
10. Eilifsen, A., Messier Jr., W. F., Glover, S. M., & Prawitt, D. F. (2006), Auditing and
Assurance Services, International Edition. Glasgow: McGraw Hill Education.
11. Hayes R., Dassen R., Schilder A., Wallage P. (2004), Principle of auditing: An Introduction
to International Standards on Auditing, Second Edition, Prentice Hall.
12. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976), Theory of the firm: Management behaviour,
agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3(October), 305-360.
13. Geiger, M. A., & Raghunandan, K. (2002), Auditor tenure and audit reporting failures.
Auditing: A Journal of Practice and Theory, 21(1): 67-78.
14. Makadmh, A. (2006), Factors influencing the auditor’s response to the desire of the
customer accounting services, Journal of Accounting and Management and Insurance.
15. Miller, T. (1992), ‘Do we need to consider the individual auditor when discussing auditor
independence?’, Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol. 5, No. 2, p.74
16. Nguyễn Anh Hiền (2017), Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng
kiểm toán, truy cập tại
moi-quan-he-giua-luan-chuyen-kiem-toan-vien-va-chat-luong-kiem-toan-132530.html ngày
02/12/2018
17. Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ (2014), Giáo trình kiểm toán tài chính, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 205
18. Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa (2016), Giáo trình Lý thuyết kiểm
toán, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
19. Okolie, A. O. (2014), Accrual - Based earnings Management, Corporate Policies
and Managerial Decisions of Quoted Companies in Nigeria, Research Journal of Finance and
Accounting, 5 (2), 1-14.
20. Ouyang, B., Wan, H. (2013), “Does Audit Tenure Impair Auditor Independence? Evidence
from Option Backdating Scandals”, International Journal of Business and Social Science, Vol 4
(14), pages 23-33.
21. Petty, R. & Cuganesan, S. (1996), Auditor rotation: Framing the debate, Australian
Accountant, 66(4), 40-41.
22. Quick, R. and Ben-Rasmussen, W. (2005), ‘The impact of MAS on perceived auditor
independence - some evidence from Denmark’, Accounting Forum, vol. 29, pp. 137-168.
23. Schmidt, J. J. (2012), Perceived Auditor Independence and Audit Litigation: The Role of
Nonaudit Services Fees, The Accounting Review: May 2012, Vol. 87, No. 3, pp. 1033-1065.
24. Shafie, R., Hussin, W. N. W., Yusof, M. A., Hussain, M. H. M (2009), Audit Firm Tenure
and Auditor Reporting Quality: Evidence in Malaysia, Vol.2, No. 2, 99-109.
25. Swanger, S.L.; Chewning, E. G. (2001), The effect of internal audit outsourcing on
financial analysts’ perceptions of external auditor independence, Auditing: a Journal of Practice
& Theory, Vol. 20(2): 115-129.
26. Teoh, H. Y. & Lim C. C. (1996), An empirical study of the effects of audit committees,
disclosure of non-audit fees, and other issues on audit independence: Malaysian evidence, Journal
of International Accounting, Auditing & Taxation, 5(2), 231-248.
27. Tepalagul, N., & Lin, L. (2015), Auditor independence and audit quality: a literature
review, Journal of accounting, auditing & finance, 30(i), 101-121.
28. Trần Thị Kim Thu (2012), Điều tra xã hội học, NXB Đại học kinh tế quốc dân
29. Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), Giáo trình kiểm toán, NXB Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
30. Vanstraelen, A. (2000), Impact of renewable long - term audit mandates on audit quality,
The European Accounting Review, 9 (3)
31. Weiss, N. (2012), Elementary Statistics, 8th edition, Pearson Education, USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_nhiem_ky_kiem_toan_den_tinh_doc_lap.pdf