Nghèo đói và chính sách tác động

Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nhất trong vùng Đông nam bộvà cũng là tỉnh rất nghèo

nếu so với cảnước. Khoảng 3360 km

2

diện tích nơi đây bao gồm cả đồng bằng, đồi núi

và miền biển quanh năm chìm trong nắng nóng. Lượng mưa hằng năm thì rất ít nhưng

thường có mưa kèm theo bão lớn gây nên lũlụt. Chính kiểu thời tiết này đã ảnh hưởng

xấu đến khảnăng sản xuất và đời sống của các hộdân nơi này, đặc biệt là các hộsống

phụthuộc vào nông nghiệp.

Đời sống kinh tếNinh Thuận chủyếu dựa vào nông nghiệp (tỷtrọng nông, lâm và thủy

sản qua các năm thường ởmức xấp xỉ50% GDP) với hơn 70% lao động làm việc trong

khu vực này. Sản phẩm chủyếu vẫn là cây lương thực nhưlúa, bắp, đậu. Ngành nuôi tôm

ở2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kểsong lại

đang bước vào thời kỳkhó khăn do ô nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liên

miên. Tương tự, ngành chăn nuôi cừu và dê một năm trước còn được xem nhưcứu cánh

của vùng đất này thì nay đang có dấu hiệu chững lại khiến không ít hộchăn nuôi lâm vào

cảnh lao đao do không trả được nợvay ngân hàng. Công nghiệp sản xuất và dịch vụdu

lịch là những bước tiến mới trong chủtrương của tỉnh nhưng chỉ đang ởnhững bước khởi

đầu. Khảnăng tìm kiếm một việc làm ổn định ngoài nông nghiệp vì thếcũng rất nhỏ.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghèo đói và chính sách tác động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2006-2007 Học kỳ Thu Các Phương Pháp Phân Tích Nghiên cứu tình huống Nghèo đói và chính sách tác động Ngày phát: Thứ sáu, ngày 1 tháng 12 năm 2006 Thảo luận: 13g30 ngày 1 tháng 12 năm 2006 Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nhất trong vùng Đông nam bộ và cũng là tỉnh rất nghèo nếu so với cả nước. Khoảng 3360 km2 diện tích nơi đây bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và miền biển quanh năm chìm trong nắng nóng. Lượng mưa hằng năm thì rất ít nhưng thường có mưa kèm theo bão lớn gây nên lũ lụt. Chính kiểu thời tiết này đã ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất và đời sống của các hộ dân nơi này, đặc biệt là các hộ sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Đời sống kinh tế Ninh Thuận chủ yếu dựa vào nông nghiệp (tỷ trọng nông, lâm và thủy sản qua các năm thường ở mức xấp xỉ 50% GDP) với hơn 70% lao động làm việc trong khu vực này. Sản phẩm chủ yếu vẫn là cây lương thực như lúa, bắp, đậu. Ngành nuôi tôm ở 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kể song lại đang bước vào thời kỳ khó khăn do ô nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liên miên. Tương tự, ngành chăn nuôi cừu và dê một năm trước còn được xem như cứu cánh của vùng đất này thì nay đang có dấu hiệu chững lại khiến không ít hộ chăn nuôi lâm vào cảnh lao đao do không trả được nợ vay ngân hàng. Công nghiệp sản xuất và dịch vụ du lịch là những bước tiến mới trong chủ trương của tỉnh nhưng chỉ đang ở những bước khởi đầu. Khả năng tìm kiếm một việc làm ổn định ngoài nông nghiệp vì thế cũng rất nhỏ. Khung 1: Việc làm nông nghiệp và mức sống Ông Bi, 42 tuổi là chủ hộ của một gia đình có 6 thành viên ở Phước Khánh, Ninh Phước. Từ trước đến giờ gia đình ông chỉ biết làm nông, vất vả lắm mới có đủ cái ăn chứ chưa lúc nào có dư dả để dành dụm. Năm 2001, ông trồng đậu xanh và bắp trên mảnh ruộng của người anh ruột gần sông Quao. Vụ đầu tiên cho năng khá nên ông phấn khởi lắm. Thế mà cuối năm đó, lũ về quét sạch tất cả những gì ông có. Vậy là trắng tay! Ông và người con trai lớn đành phải xin đi làm thuê, công việc bữa có bữa không nên hoàn cảnh gia đình ngày caøng tồi tệ. Giữa năm 2004, ông Bi được ngân hàng chính sách xét cho vay 3 triệu đồng để mua một con cừu nái. Con này đẻ được 2 con đực nên 8 tháng sau ông bán được 800.000 ngàn. Chăn nuôi cừu đang lúc phát triển nhanh nên mang lại cho ông nhiều hy vọng. Tuy nhiên, giá cừu đột nhiên giảm nhanh đến nay chỉ còn 2 triệu/một con nái tốt nhưng cũng hiếm người mua. Khó khăn và nợ nần đang chất chồng lên vai gia đình người nông dân này. Do phụ thuộc vào các công việc trong nông nghiệp nên đất đai là thứ tài sản quý giá đối với các hộ gia đình ở đây. Trong một nghiên cứu năm 2004, số liệu cho biết ở Ninh Thuận có đến 42% hộ không có đất canh tác trong khi tỷ lệ chung cả nước là 19%. Trong số này, hơn một nửa (51%) các hộ thuộc nhóm 20% chi tiêu thấp nhất là không có đất, các nhóm hộ còn lại có tỷ lệ không có đất thấp hơn (khoảng 30%). Đáng lưu ý là các hộ thuộc nhóm chi tiêu thấp nhất thường sử dụng đất để trồng lúa trong khi các nhóm hộ khác còn trồng các loại cây hàng năm và cây lâu năm bên cạnh lúa. Nguyên nhân là do khả năng đầu tư và chất lượng đất khác nhau. Và chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong thu nhập từ đất đai giữa các nhóm chi tiêu: Bảng 1: Doanh thu từ đất và diện tích đất canh tác phân theo 2 nhóm chi tiêu Nghèo Không nghèo Doanh thu từ đất (1.000 đồng/năm) 1206 2848 Diện tích đất canh tác (m2) 2746 5604 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004 Người dân ở đây cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất đối với họ là thiếu vốn làm ăn. Ba năm trở lại đây, Ngân hàng chính sách Ninh Thuận đã hoạt động rất hiệu giúp cho nhiều hộ được vay vốn (67%). Tuy nhiên, các hộ nghèo cho rằng mức cho vay trung bình 3 triệu đồng/hộ của Ngân hàng chính sách là quá ít để họ có thể xoay xở làm ăn. Trong khi đó, Ngân hàng NN&PTNT có thể cho vay nhiều hơn (trung bình 12 triệu đồng/hộ) nhưng khó tiếp cận do buộc phải có thế chấp. Vay nóng thì đơn giản hơn nhiều nhưng lãi suất quá cao. Nhiều hộ vay được ít nên thường dùng tiền để chi tiêu thay vì đầu tư sản xuất nên không trả được nợ và không được vay nữa. Đồng thời một số hộ khác do không có kinh nghiệm làm ăn nên thua lỗ hoặc mất mùa cũng không có trả nợ. Thậm chí có hộ còn phải bỏ trốn khi chủ nợ đến tìm. Rõ ràng vòng nghèo đói đang dần xiết chặt những hộ này. Khung 2: Lún sâu vào nợ nần Chị Hồng ở phường Kinh Dinh, Phan Rang có 5 người con. Chồng chị làm thợ bánh mì. Mỗi tháng anh đưa cho chị khoảng 150.000-200.000 đồng cho tiền chợ. Vì nhà đông miệng ăn nên số tiền như vậy không thể đủ chi tiêu. Cách đây mấy năm, chị cần một khoản tiền 500.000 đồng để đóng tiền học cho các con và để trả số nợ chị vay trước đó của một người trong xóm. Vì thế chị đem cầm hộ khẩu của gia đình cho một chủ nợ để vay 500.000 nhưng đến nay vẫn chưa trả được. Tiền lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền nợ bây giờ đã là 1 triệu rưỡi. Lúc con gái xin đi làm, chị cần sổ hộ khẩu nhưng sổ hộ khẩu chủ vẫn giữ. Để lấy được sổ hộ khẩu về, chị Hồng phải trả hết số nợ cũ. Vì vậy chị mới đi mua một cái tivi trả góp trị giá 4,3 triệu và bán lại cho chủ nợ với giá 3 triệu. Giá thỏa thuận là 3 triệu nhưng chị chỉ được nhận về 1 triệu rưỡi bởi vì số còn lại đã được trừ vào tiền nợ. Mặc dù với số tiền 1 triệu rưỡi còn lại chị cũng đã trả được cho cửa hàng một chút nhưng vẫn không thể trả góp theo đúng hạn được. Số tiền lãi bị cộng lãi tổng cộng lên đến 7 triệu. Nợ nhiều quá nhưng không có tiền trả nên chị Lan Anh chỉ có cách duy nhất là đi trốn mỗi khi chủ nợ đến. Là kết quả của lịch sử, Ninh Thuận là nơi có nhiều nhóm dân tộc thiểu số sinh sống (khoảng 30% số hộ). Cùng với sự phát triển chung, những nhóm dân tộc này cũng có đã có nhiều thay đổi từ văn hóa truyền thống đến cách thức làm ăn. Các tập tục lạc hậu dần biến mất, thay vào đó là sự thu nạp lối sống hiện đại của người Kinh. Tuy nhiên, nhìn chung thì người thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế so với người Kinh: sinh sống ở vùng xa thị trường, ít khả năng tiếp cận đất đai canh tác một cách chính thức và công bằng, ít khả năng tiếp cận vốn vay và các tài sản phục vụ sản xuất, hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội... Tất cả phản ánh qua sự khác biệt về mức sống mà đáng lưu ý nhất là người thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao gấp đôi so với người Kinh. (Xem Bảng 2) Bảng 2: Đặc điểm mức sống ở Ninh Thuận theo thành phần dân tộc Số người trong hộ bình quân (người) Chi tiêu bình quân người/năm (1000đ) Tỷ lệ nghèo (%) Học vấn trung bình của chủ hộ (năm) Học vấn trung bình của người trưởng thành (năm) Chung 5,15 2800 30,2 Kinh 5,00 2974 22,1 5,1 6,0 Thiểu số 5,48 2403 48,9 3,3 3,1 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế Ninh Thuận, 2004 Ngoài ra, ở Ninh Thuận, các hộ có chủ hộ là nữ do góa bụa hay ly dị thường có mức sống thấp. Phụ nữ ở đây phần đông làm nông (39%) hoặc làm thuê (24%). Đây là hai loại ngành nghề đòi hỏi người phụ nữ phải tốn nhiều sức lực trong khi thu nhập lại quá ít ỏi và bấp bênh. Thêm vào đó ở đây còn có tình trạng không bình đẳng trong thù lao giữa nam và nữ. Thường thì người nữ có thu nhập thấp hơn người nam cho dù cùng làm một công việc như nhau. Cho nên, không gì lạ khi các hộ có chủ hộ là nữ có mức sống thấp. Ngoài ra, số liệu điều tra còn cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong số năm đi học trung bình giữa nam và nữ làm chủ hộ. Bình quân trình độ học vấn của nữ chủ hộ thấp hơn nam chủ hộ hơn 2 năm đi học. Trình độ học vấn của các hộ gia đình ở Ninh Thuận ở mức rất thấp, trung bình một người có khả năng lao động trong hộ chỉ có khoảng 5 năm đi học, tức còn chưa học hết bậc tiểu học. Số liệu điều tra ở Ninh Thuận cho thấy 94% chủ các hộ nghèo chỉ có trình độ trung học cơ sở hoặc thấp hơn. Trong đó, những hộ có chủ hộ chỉ có trình độ tiểu học trở xuống hay không đi học là có tỷ lệ nghèo vào loại cao nhất, lần lượt là 27,4% và 44,4%. Ở phía ngược lại, nếu hộ được khảo sát có chủ hộ có trình độ trung học phổ thông thì tỷ lệ nghèo thấp hơn. Và không có một hộ nào có trình độ đại học trở lên lại nghèo. Các tính toán sơ bộ ở Ninh Thuận cho thấy chi phí để người nghèo có thể cho con đi học lên đến 225.000 đồng/ 1 năm/ 1 học sinh đối với cấp tiểu học và 450.000 đồng đối với cấp trung học cơ sở. Đối với một gia đình nghèo có hai con đi học trở lên thì chi phí giáo dục thực sự là gánh nặng lớn với họ. Mặc dù ngành giáo dục đã có chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường nhưng đó không phải là chi phí lớn nhất. Người dân cho biết phần lớn chi phí liên quan đến việc cho con đi học thường phải đóng ngay trong tháng đầu tiên của năm học. Khoản chi lớn bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn khiến cho gia đình nghèo khó trang trải hơn. Không ít trẻ em đã phải bỏ học vì gia đình không có đủ tiền để nộp vào đầu năm. Ngoài ra, việc cho con đi học cũng gặp nhiều trở ngại khác. Chi phí cơ hội cao là một trong những trở ngại đó. Trẻ em ở Ninh Thuận có thể phải chia sẻ gánh nặng cuộc sống với gia đình. Từ 10 tuổi trở lên là các em có thể nhận được những công việc tương đối ổn định và có thu nhập cụ thể như đi ở, chăn gia súc, lượm củi, lượm phân bò để bán. Chính vì phải kiếm tiền mà các em không được đi học. Bên cạnh đó, nhận thức của cha mẹ về ý nghĩa của việc đi học còn nhiều lệch lạc. Nhiều gia đình cho con nghỉ học chỉ vì “biết đọc, biết tính là đủ rồi”, các em gái còn chịu thiệt thòi hơn với quan niệm “con gái học cao làm gì”. Nhà ở quá xa trường học cũng là yếu tố ngăn trở việc học tập của các em. Hậu quả là trẻ em nghèo ở Ninh Thuận thường không đi học, mà có đi học thì cũng chỉ học đến lớp 3 hoặc 4 mà thôi. Khung 3: Kiếm tiền thay vì đi học Với sự phát triển của ngành chăn nuôi việc các chủ trang trại, các chủ nuôi cừu hay bò quy mô lớn thuê người đi chăn cừu hay bò cho mình là chuyện phổ biến. Cháu Thuở, con thứ 3 trong số 6 người con của ông Dương Văn Luân (thôn Từ thiện, xã Phước Dinh) học chưa hết lớp 1 đã bỏ học và hiện đang trông một đàn gia súc 25 con cho một gia đình khác cùng thôn. Nhà chủ sau 1 năm sẽ trả 800,000đ cho bố mẹ, nhà chủ nuôi cơm và cho 1 bộ quần áo. Khi được hỏi tại sao lại cho cháu nghỉ học để đi chăn bò ông Luân cho biết là gia đình không đủ khả năng để nuôi cùng một lúc 4 con đi học. Đã vậy, các hộ gia đình ở Ninh Thuận lại rất đông con. Trung bình một hộ có 5,15 người, là tỷ lệ rất cao nếu biết rằng trung bình trong vùng Đông nam bộ chỉ có 4,02 người/hộ và nếu so với cả nước thì chỉ thấp hơn các tỉnh như Hà Giang 5,24, Lai Châu 5,85, Sơn La 5,33, Gia Lai 5,16, Đắc Lắc 5,18 (theo ĐTMSHGĐ2002). Nếu phân theo nhóm chi tiêu thì trung bình một gia đình thuộc nhóm nghèo có đến 5,7 người trong khi một gia đình thuộc nhóm giàu chỉ có 3,9 người, tức quy mô hộ cao hơn khoảng 1,8 người. Cần lưu ý là nhóm hộ nghèo chung ở cả vùng Đông Nam bộ có quy mô trung bình chỉ là 5,19. Nếu phân theo thành phần dân tộc thì người Kinh có quy mô hộ nhỏ hơn so với người thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Trung bình một hộ người Kinh có 5 nhân khẩu thì một hộ người thiểu số có 5,5 nhân khẩu. Đồng thời người dân tộc có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn người Kinh (40% so với 38%). Lý do hết sức đơn giản là trình độ nhận thức thấp khiến họ không nhận ra rằng việc sinh đẻ nhiều sẽ làm cho họ nghèo hơn hay con cái không được chăm sóc tốt hơn. “Trời sinh voi thì sinh cỏ” là quan niệm thường thấy ở nhóm người dân tộc thiểu số. Ở nhóm người này hầu như không có khái niệm về các biện pháp tránh thai. Nguồn thu nhập từ lao động trẻ em cũng là một lý do khiến họ sinh đẻ nhiều. Khung 4: Đông con và cuộc sống tạm bợ Thanh laáy choàng naêm 20 tuoåi vaø ñeán nay ôû tuoåi 28 chò ñaõ kòp cho ra ñôøi 5 ñöùa con. Caû gia ñình soáng trong moät tuùp leàu döïng taïm taïi ở ven đê phường Đạo Long, thị xã Phan Rang. Trong caùi goïi laø nhaø ñoù chaúng coù giöôøng, khoâng chieáu, khoâng ñieän cuõng chaúng nöôùc. Choàng Thanh laøm ngheà thôï hoà với đồng lương bữa có bữa không nên cũng chỉ đủ tiền cho anh “làm vài xị”. Ñöùa con gaùi lôùn naêm nay ñaõ leân 7 tuoåi nhöng chöa ñöôïc ñi hoïc bôûi vì phaûi ôû nhaø giuùp maù troâng caùc em. Chính quyền Ninh Thuận hiện đã đặt quyết tâm xóa đói giảm nghèo lên hàng ưu tiên và ra sức huy động các nguồn lực phục vụ cho chiến lược này. Tuy nhiên, vấn đề là họ không biết bắt đầu từ đâu khi mà xung quanh có quá nhiều yếu tố có thể gây nghèo. Các PPA thực hiện ở đây cũng chỉ nêu ra các lý do chung nhưng chưa nhấn mạnh đến các lựa chọn ưu tiên cho chiến lược. Đồng thời các nhận định này phản ánh quan điểm chung nhất (Average Opinion) về mặt định tính nhưng lại thiếu đi sự phân tích chiều sâu và các bằng chứng về mặt lượng. Do đó, rất cần một phân tích định lượng khẳng định tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở tỉnh Ninh Thuận. Câu hỏi thảo luận 1. Anh (chị) hãy lập luận rằng biến phụ thuộc (biến chính sách mà chính phủ muốn thay đổi hiện trạng của địa phương nói trên)và các biến độc lập (các nhân tố mà chính phủ có thể tác động làm thay đổi biến chính sách) trong tình huống này là các biến nào? 2. Thông thường để gợi ý chính sách làm thay đổi tình trạng của biến phụ thuộc mà anh (chị) nêu ra thì các dạng mô hình kinh tế lượng nào sẽ được đề nghị? 3. Hãy viết ra dạng hàm, định nghĩa chi tiết từng biến và giải thích tại sao các anh (chị) lại chọn dạng hàm như vậy?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_cac_phuong_phap_phan_tich.pdf