Nghẽn mạch phối : được chẩn đoán tốt hơn

TUẦN HOÀN. Một nghẽn mạch phổi (embolie pulmonaire) nói chung là

một biến chứng của viêm tĩnh mạch (phlébite), một cục máu đông được tạo

thành vì những lý do khác nhau trong các tĩnh mạch của bắp chân hay đùi

chân (nhưng không phải luôn luôn). Cục máu đông này có thể lên đến phổi

và làm bít tắc một nhánh huyết quản của phổi. Đứng trước một cơn đau ngực

dữ dội hay một khó thở bất thường, phản xạ tốt trong tất cả các trường hợp

là phải gọi cấp cứu 15.

MÁY BAY.Nguy cơ bị nghẽn mạch phổi do đi máy bay là thấp (1 trường

hợp trên 1 triệu hành trình) nhưng có thật, nhất là đối với những người có

nguy cơ. Vậy cần khuyến nghị tất cả mọi hành khách, một khi hành trình

kéo dài hơn 5giờ, cử động cẳng chân, đều đặn đứng dậy để bước và tránh

rượu có tác dụng làm cô đặc máu.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghẽn mạch phối : được chẩn đoán tốt hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHẼN MẠCH PHỐI : ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TỐT HƠN NHỮNG ĐIỂM MỐC TUẦN HOÀN. Một nghẽn mạch phổi (embolie pulmonaire) nói chung là một biến chứng của viêm tĩnh mạch (phlébite), một cục máu đông được tạo thành vì những lý do khác nhau trong các tĩnh mạch của bắp chân hay đùi chân (nhưng không phải luôn luôn). Cục máu đông này có thể lên đến phổi và làm bít tắc một nhánh huyết quản của phổi. Đứng trước một cơn đau ngực dữ dội hay một khó thở bất thường, phản xạ tốt trong tất cả các trường hợp là phải gọi cấp cứu 15. MÁY BAY. Nguy cơ bị nghẽn mạch phổi do đi máy bay là thấp (1 trường hợp trên 1 triệu hành trình) nhưng có thật, nhất là đối với những người có nguy cơ. Vậy cần khuyến nghị tất cả mọi hành khách, một khi hành trình kéo dài hơn 5giờ, cử động cẳng chân, đều đặn đứng dậy để bước và tránh rượu có tác dụng làm cô đặc máu. GIÃN TĨNH MẠCH (VARICES). Các varice là một giãn thấy được của các tĩnh mạch nông, phần lớn là ở chi dưới. Các varices là do bất túc của các van tĩnh mạch (valvules veineuses), gây nên một sự ứ đọng máu trong các huyết quản. Nếu cũng sự bất túc này ảnh hưởng lên các tĩnh mạch sâu, thì nguy cơ bị nghẽn mạch phổi có thể rất gia tăng. SINH ĐẺ. Nghẽn mạch phổi (embolie amniotique), khi dịch ối đi vào trong tuần hoàn máu của người mẹ, trong lúc sinh đẻ, xảy ra trong những trường hợp rất hiếm hoi (1 trường hợp trên 25.000 lần sinh). Trong vài trường hợp, nghẽn mạch phổi có thể gây tử vong cho bà mẹ và/ hoặc trẻ em. Nguy cơ này phải được xét đến bởi các kíp y tế. PLONGEE. Điều mà ta gọi là mal des caissons gây bệnh cho các thợ lặn khi họ không tôn trọng các nấc giảm áp lực (paliers de décompression) khi trồi lên trở lại mặt nước. Azote hòa tan trong máu được phóng thích quá đột ngột. Những tiến bộ của chụp hình ảnh cho phép phát hiện sớm hơn căn bệnh này và cải thiện sự điều trị. TUẦN HOÀN MÁU. “Sự phát triển những công cụ chẩn đoán mới và sự xuất hiện những loại thuốc điều trị mới đã cho phép cải thiện một cách đáng kể việc điều trị nghẽn mạch phổi”, GS Joseph Emmerich, nhà nghiên cứu Inserm và người phụ trách đơn vị y khoa mạch máu thuộc bệnh viện Georges-Pompidou, Paris, đã nhấn mạnh như vậy. Nước Pháp có 100.000 trường hợp nghẽn mạch phổi mỗi năm, bằng với nhồi máu cơ tim, với một tỷ lệ tử vong 8% khi được chẩn đoán và 30% khi không được chẩn đoán. Mặc dầu các điều trị có hiệu năng hơn, nhưng bệnh nghẽn mạch phổi thật ra vẫn đặc biệt khó chẩn đoán, bởi vì các triệu chứng ít đặc hiệu. Do đó phòng ngừa là phương tiện chống lại có hiệu quả nhất, đặc biệt khi các yếu tố nguy cơ có thể được nhận diện. Nghẽn mạch phổi là hậu quả trực tiếp của huyết khối tĩnh mạch sâu (TVP: thrombose veineuse profonde), gây nên sự tạo thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch, thường nhất là ở các cẳng chân. Khi một phần của một trong số những cục máu đông này bị tách ra, nó có thể lưu thông đến tận các động mạch tưới máu phổi và phong bế ở đó tuần hoàn máu. Nếu động mạch bị tắc quan trọng, một phần lớn của phổi không còn có thể đóng vai trò nữa : khi đó tim mệt vì phải bù tính hiệu quả bị mất và hô hấp trở nên cực nhọc hơn. Trong những trường hợp nặng này, phải nhanh chóng can thiệp để làm tan cục máu đông. CÁC TIỀN SỬ GIA ĐÌNH Trong phần lớn các trường hợp, nghẽn mạch phổi không được thể hiện một cách đột ngột, bởi vì các cục máu đông, có kích thước nhỏ, đến nằm trong những động mạch phổi rất nhỏ mà không gây các triệu chứng có thể được nhận diện dễ dàng. Một ngạn ngữ trong y khoa ngay cả nói rằng “nếu bệnh cảnh của một bệnh nhân không rõ ràng, đó là một nghẽn mạch phổi cho đến khi có bằng cớ ngược lại”. Chẩn đoán trước hết dựa trên sự đánh giá nguy cơ của bệnh huyết khối- nghẽn tĩnh mạch (maladie thromboembolique veineuse). Như thế những tiền sử gia đình của viêm tĩnh mạch (phlébite) hay nghẽn mạch phổi là một chỉ dẫn quan trọng, bởi vì một số biến dị di truyền nào đó liên quan đến sự đông máu làm gia tăng nguy cơ. Việc sử dụng các thuốc ngừa thai bằng đường miệng hay điều trị hormone thay thế (traitements hormonaux substitutifs) cũng làm gia tăng nguy cơ một cách đáng kể. Sau cùng, một số tình huống nào đó liên quan đến sự nhập viện cũng đóng vai trò : sự bất động kéo dài, một can thiệp ngoại khoa, sự hiện diện của một platre làm dễ sự xuất hiện của một nghẽn mạch phổi. Các nghẽn mạch phổi thường xảy ra hơn trong các khoa hồi sức và ngoại khoa chỉnh hình. Ung thư làm tăng gấp ba nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Thai nghén và sinh đẻ cũng làm dễ sự xuất hiện của nghẽn mạch phổi. Nhờ những yếu tố này, thầy thuốc có thể đánh giá xác suất hiện diện của một nghẽn mạch phổi. Nếu xác suất thấp hay ở mức trung gian, ông ta sẽ đòi hỏi định lượng nồng độ trong máu của D-dimères, chỉ sự hiện hiện của các cục máu đông trong máu. Nếu định lượng D-dimères dương tính hay nếu xác suất tăng cao, một angioscanner spiralé được thực hiện, để thấy những chỗ tắc trong hệ động mạch phổi. “Những máy thuộc thế hệ mới nhất khá mạnh để có thể loại bỏ chẩn đoán nghẽn mạch phổi nếu ta không thấy được chỗ tắc”, GS Nicolas Mansencal, trưởng khoa tim thuộc bệnh viện Ambroise-Paré (Paris) đã chỉ rõ như vậy. NHỮNG TÁI PHÁT HIẾM KHI XẢY RA Khi nghẽn mạch phối được phát hiện, bệnh nhân tức thời được điều trị bằng những thuốc kháng đông (anticoagulant), dưới dạng chích, trong vài ngày, rồi bằng thuốc uống. Khi cục máu đông gây tắc động mạch phổi với mức độ quan trọng, có thể sử dụng một điều trị bằng fibrinolyse (tan sợi huyết), tương tự với điều trị được sử dụng trong nhồi máu cơ tim. Liều lượng của các thuốc kháng đông phải được thích ứng tùy theo mỗi bệnh nhân. Sau một thời kỳ thích ứng điều trị, các thuốc kháng đông được duy trì trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng. Thời kỳ này còn đang được đánh giá, bởi vì nguy cơ tái phát phải được cân bằng với nguy cơ xuất huyết. Những thuốc kháng đông mới dùng bằng đường miệng, đã được sử dụng trong phòng ngừa đối với vài can thiệp ngoại khoa, có thể được kê đơn tức thì và không cần phải có thời kỳ điều chỉnh. Các tái phát vẫn hiếm xảy ra, và tiên lượng thuận lợi đối với đại đa số các bệnh nhân. Đối với 1% các bệnh nhân được điều trị, tắc động mạch phổi vẫn tồn tại mặc dầu được điều trị, điều này gây nên tăng áp động mạch phổi (hypertension artérielle pulmonaire), gây tử vong cho từ 3 đến 5% các bệnh nhân này. Trong một nửa các trường hợp tăng áp động mạch phổi sau nghẽn mạch phổi, có thể khai thông động mạch bị tắc bằng phương pháp cơ học, nhưng đôi khi vẫn cần phải ghép phổi hay ghép tim và phổi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_7506.pdf
Tài liệu liên quan