Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh doanh rất
tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học. Nhưng chắc hẳn có đến
99,99% trong sốhọkhông biết đến chiến lược lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa
nói đến phải làm thếnào đểmột chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến
lược kinh doanh.
Nếu coi chiến lược kinh doanh là một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là động
cơgiữcho con tàu thăng bằng khi chuyển động. Không có chiến lược lãnh đạo, các
chiến lược kinh doanh rất dễbịchìm xuống sông, xuống biển.
Trong thếchiến lần thứ2, Winston Churchill - một trong những nhà lãnh đạo
quan trọng nhất trong lịch sửnước Anh và lịch sửthếgiới, đã khắc một câu lên mặt
bàn của ông có ý rằng: không thểnói chúng ta đang làm những điều tốt nhất cho
mình, mà chỉcó thểnói chúng ta phải thực hiện thành công những gì chúng ta cho là
cần thiết.
Vạn vật trên thếgiới đều đòi hỏi được đơm hoa kết trái. Nếu chỉcó những ý
định, mục đích hay những lời hứa hẹn suông thì chẳng có tác dụng gì cả. Và một trong
những cách tốt nhất đối với bất cứmột nhà lãnh đạo nào nếu muốn đạt được thành quả
là phải thực thi một chiến lược kinh doanh. Chiến lược ở đây là một kếhoạch, một
phương pháp hoặc là tổng hợp của rất nhiều hành động liên hoàn để đạt được mục đích
cụthể. Không quan trọng là bạn đang làm công việc gì, hay đang lãnh đạo bao nhiêu
người, chỉbiết rằng nếu nhưbạn không tận dụng được các cơhội và thách thức để
triển khai và thực thi chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, tức là bạn đang tự
đánh mất khảnăng đểcó thểgặt hái được những thành quảnhưmong đợi.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nghệ thuật xây dựng chiến lược lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật xây dựng chiến lược lãnh đạo
Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh doanh rất
tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học. Nhưng chắc hẳn có đến
99,99% trong số họ không biết đến chiến lược lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa
nói đến phải làm thế nào để một chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến
lược kinh doanh.
Nếu coi chiến lược kinh doanh là một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là động
cơ giữ cho con tàu thăng bằng khi chuyển động. Không có chiến lược lãnh đạo, các
chiến lược kinh doanh rất dễ bị chìm xuống sông, xuống biển.
Trong thế chiến lần thứ 2, Winston Churchill - một trong những nhà lãnh đạo
quan trọng nhất trong lịch sử nước Anh và lịch sử thế giới, đã khắc một câu lên mặt
bàn của ông có ý rằng: không thể nói chúng ta đang làm những điều tốt nhất cho
mình, mà chỉ có thể nói chúng ta phải thực hiện thành công những gì chúng ta cho là
cần thiết.
Vạn vật trên thế giới đều đòi hỏi được đơm hoa kết trái. Nếu chỉ có những ý
định, mục đích hay những lời hứa hẹn suông thì chẳng có tác dụng gì cả. Và một trong
những cách tốt nhất đối với bất cứ một nhà lãnh đạo nào nếu muốn đạt được thành quả
là phải thực thi một chiến lược kinh doanh. Chiến lược ở đây là một kế hoạch, một
phương pháp hoặc là tổng hợp của rất nhiều hành động liên hoàn để đạt được mục đích
cụ thể. Không quan trọng là bạn đang làm công việc gì, hay đang lãnh đạo bao nhiêu
người, chỉ biết rằng nếu như bạn không tận dụng được các cơ hội và thách thức để
triển khai và thực thi chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, tức là bạn đang tự
đánh mất khả năng để có thể gặt hái được những thành quả như mong đợi.
Ở một ý nghĩa nào đó, các chiến lược kinh doanh có thể hiểu như một tờ giấy
hẹn trả tiền, đến hạn thì phải thanh toán các khoản nợ khi được yêu cầu. Và một trong
những lý do khiến cho những chiến lược kinh doanh trở nên kém giá trị bởi vì chúng
không được hỗ trợ bởi một chiến lược lãnh đạo.
Vậy chiến lược lãnh đạo là gì? Bạn đã bao giờ từng được nghe đến điều này
chưa? Lâu nay, chiến lược lãnh đạo không được nói đến, bởi vì đơn giản nó chưa từng
được giảng dạy trong các trường đào tạo kinh doanh. Nếu coi chiến lược kinh doanh là
một con tàu, thì chiến lược lãnh đạo là động cơ giữ cho con tàu thăng bằng khi chuyển
động. Không có chiến lược lãnh đạo, các chiến lược kinh doanh rất dễ bị chìm xuống
sông, xuống biển.
Để hiểu một chiến lược lãnh đạo là gì, trước hết bạn hãy xem xét các hoạt động
lãnh đạo trong quá khứ của mình đã diễn ra như thế nào.
Bạn hãy lấy ra một tờ giấy trắng, chia thành 2 cột, đặt tên là cột A và cột B. Ở
đầu cột A, bạn viết “Chiến lược kinh doanh”; cột B bạn ghi “ Chiến lược lãnh đạo” –
hay có thể còn được hiểu là các chiến lược khác đã được bạn sử dụng để kích thích
lòng nhiệt huyết của nhân viên khi thực thi các chiến lược kinh doanh.
Hãy suy nghĩ về các chiến lược mà công ty của bạn đã thực hiện trong nhiều
năm vừa qua. Chúng có thể là các chiến lược sản phẩm; chiến lược dịch vụ; chiến lược
tăng trưởng; chiến lược bạn hàng; hoặc chiến lược marketing. Bạn không cần mô tả
chi tiết các chiến lược, chỉ ghi tên là đủ.
Mỗi một chiến lược ở cột A liệu có chiến lược tương ứng ở cột B không?
Khoảng trống từ cột A chiếu sang cột B có thể coi là khoảng trống chết người. Có
nghĩa là chiến lược kinh doanh đó đã không được gia cố thêm bởi một chiến lược lãnh
đạo.
Không quan trọng là bạn đang lãnh đạo 3 người, 300 người hay 3.000 người,
thậm chí nhiều hơn thế. Cũng không quan trọng bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bán
hàng, bạn là giám sát viên thực thi kế hoạch, bạn là nhà quản lý marketing hay là một
COO, CFO hay CEO, thì bạn đều cần có một chiến lược lãnh đạo. Trên thực tế, bất kỳ
những gì mà bạn làm đều cần phải có những suy nghĩ chiến lược. Việc có được một
thói quen xem xét tất cả những gì mà mình làm dưới dạng thuật ngữ chiến lược sẽ
mang đến cho bạn một lợi thế lớn để thăng tiến nghề nghiệp.
Nguồn gốc của từ “chiến lược” xuất phát từ hai từ tiếng Đức, nghĩa của từ đầu
tiên là “đóng quân” hoặc “trải quân”, và từ thứ hai có nghĩa là “chèo lái”. Ở một nghĩa
khác, chiến lược có nghĩa đưa ra phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các tổ
chức nằm rải rác thành một khối thống nhất.
Các nhà lãnh đạo thường thiết lập và triển khai các chiến lược kinh doanh rất
tốt, bởi vì họ đã được học điều này trong các trường đại học. Nhưng chắc hẳn có đến
99,99% trong số họ không biết đến chiến lược lãnh đạo nghĩa là gì, đấy là còn chưa
nói đến phải làm thế nào để một chiến lược lãnh đạo có thể ăn khớp với một chiến
lược kinh doanh.
Các chiến lược lãnh đạo không được đưa vào giảng dạy trong các trường kinh
doanh bởi vì người ta nhận ra rằng rất khó có thể đưa ra một công thức chung vì nó
quá trừu tượng, hơn nữa lại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ và kinh nghiệm
được đúc kết và tích luỹ trong quá trình làm việc.
Các nhà lãnh đạo khi thiết lập và thực hiện chiến lược thường chỉ lưu tâm đến
bản thân chiến lược đó, mà ít khi suy nghĩ đến những con người sẽ trực tiếp triển khai
chiến lược này. Mặc dù không cố ý, nhưng như vậy họ đã bị rơi vào cái “bẫy” gọi là
“ảo tưởng của sự tự tương tác” – có nghĩa là họ tin chắc rằng nếu mình tận tâm với
công việc, thì các nhân viên dưới quyền cũng tự động tận tâm với công việc được giao
phó. Đó thực sự là một suy nghĩ hàm hồ. Sự tận tâm không thể có được bằng các mệnh
lệnh, mà phải biết cách gieo trồng mới mong gặt hái được kết quả.
Và bây giờ là bốn bước bạn cần quan tâm đến khi thiết lập một chiến lược lãnh
đạo:
1. Hiểu rõ cách thức triển khai các chiến lược kinh doanh
Có rất nhiều sách vở cũng như các khóa đào tạo về cách triển khai và thực thi
các chiến lược kinh doanh. Do vậy, nếu bạn là một nhà lãnh đạo, cũng không cần phải
phát minh ra một phương thức nào mới, chỉ cần nắm vững và hiểu rõ những kiến thức
đó cũng đủ để bạn có thể thực thi thành công các chiến lược kinh doanh.
2. Hãy nhận biết chính xác thế nào là ước mơ của một nhà lãnh đạo chân
chính
Tại sao lại nói đến các mơ ước? Chắc chắn nó không được mềm mại, ấm áp và
dễ vươn tới như trong đời thường, những mơ ước này là một thứ chất liệu rất thô cứng
và không dễ đạt được. Hãy nhìn từ góc độ sau: công việc lãnh đạo có động cơ thúc đẩy
từ nội tâm bên trong hay đơn thuần chỉ là ý muốn phải dẹp những chướng ngại vật
trên đường đi. Ở những nhà lãnh đạo tài ba, họ thường không đưa ra các mệnh lệnh
buộc các nhân viên phải làm việc, mà họ biết cách khuyến khích nhân viên, khiến cho
nhân viên muốn được làm việc.
Sai lầm của phần đông các nhà lãnh đạo nằm ở chỗ: họ đã không nghiên cứu
sâu về lĩnh vực động cơ của con người. Vì vậy, họ đã không thể khuyến khích được
nhân viên làm việc có hiệu quả. Nếu như bạn nghiên cứu kỹ về mục tiêu, mục đích,
khát vọng và tham vọng của con người dưới góc độ tâm lý học, bạn sẽ tìm ra được
căn nguyên của động cơ. Đó chính là những mơ ước, khát khao. Rất nhiều nhà lãnh
đạo đã thất bại vì đã không coi trọng điều này.
Những mơ ước này không phải là mục tiêu hay mục đích. Mục tiêu là kết quả
mà bằng nỗ lực chúng ta sẽ đạt được. Một ước mơ có thể chứa đựng trong nó rất nhiều
mục tiêu. Và để một mơ ước biến thành hiện thực, bạn phải đạt được các mục tiêu đã
đề ra, giống như cách chúng ta vượt qua những viên đá chắn trên đường để đi đến
đích. Nhưng bạn đạt được các mục tiêu cũng chưa chắc đã đạt được ước mơ.
Ví dụ, Martin Luther King – nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh giành quyền bình
đẳng cho người da đen ở Mỹ - đã không nói: “Tôi có một mục tiêu…” hay “Tôi có
một mục đích…”. Sự tài tình trong cách diễn thuyết của ông thể hiện ở chỗ: “Tôi có
một ước mơ…”.
Ước mơ cũng không phải là những khát vọng hay tham vọng. Khát vọng và
tham vọng chỉ là những khao khát mạnh mẽ để đạt được điều gì đó. Vì vậy, Martin
Luther King cũng đã không nói rằng ông có một khát vọng và tham vọng mà rằng:
“…Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con
của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ”. Ông
đã nói “Ngày hôm nay tôi có một ước mơ...”.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo đang nói đến những khát vọng và tham vọng, tức
là bạn đang nói đến những động cơ thúc đẩy/khuyến khích con người. Nhưng liệu bạn
đã đi sâu vào cái cốt yếu bên trong của những động cơ đó chưa? Có thể nói, một người
rất khát khao và có tham vọng để đạt được một mơ ước, hay những khát khao và tham
vọng đó nằm ở một tầng nông hơn có tầm quan trọng ít hơn một ước mơ trong tâm
hồn con người.
Một ước mơ bao gồm tất cả những ước ao, mong mỏi, khát khao được ấp ủ
trong lòng chúng ta. Nó là hiện thân cho cá tính riêng của mỗi người. Chúng ta chưa
thể cảm nhận mình trọn vẹn là một con người cho đến khi chưa nhận ra được những
ước mơ của mình. Nếu các nhà lãnh đạo đang “đánh cắp” những mơ ước của các nhân
viên, nếu họ chỉ đơn giản đưa ra các mục tiêu phải đạt được, thì họ đang bỏ lỡ cơ hội
tốt nhất có thể các giúp nhân viên của mình trở nên hăng hái, sôi nổi làm việc để đạt
được những thành quả lớn lao.
Tóm lại, nếu các nhà lãnh đạo muốn công ty của mình liên tục đạt được những
thành quả vang dội, thì điều đầu tiên mà họ cần phải quan tâm chính là các mơ ước
của những nhân viên dưới quyền mình.
3. Tạo ra một "ước mơ được chia sẻ"
Để cái đích đến của công ty và những mơ ước của các nhân viên được hòa
quyện làm một, thì bạn phải tạo ra một “ước mơ được chia sẻ”. Bạn không thể sang
bước tiếp theo trừ phi bạn đã có được một “ước mơ được chia sẻ”.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải có động cơ. Nếu bạn không có động cơ,
bạn không thể lãnh đạo được. Nhưng bạn phải hiểu rằng: vấn đề quan trọng của một
chiến lược lãnh đạo không nằm trong động cơ của nhà lãnh đạo, mà nằm ở chỗ bạn có
thể truyền được động cơ và lòng nhiệt huyết, tận tâm của mình với công việc đến các
nhân viên để cho họ cũng có lòng nhiệt huyết và động cơ giống như bạn.
Bằng cách này, với một “ước mơ được chia sẻ”, bạn sẽ thấy mọi việc không chỉ
đơn giản là “Chiến thắng, chiến thắng bằng mọi cách”, mà khi đó mối quan hệ giữa
bạn với nhân viên sẽ giầu có và sâu sắc hơn nhiều hai chữ “chiến thắng”.
Một “ước mơ được chia sẻ” là một quan hệ bắt nguồn từ những suy tính và lời
giải có lợi cho nhau. Có lợi cho cả công ty và cho cả đội ngũ nhân viên của công ty.
4. Chuyển “mơ ước được chia sẻ” thành một chiến lược lãnh đạo
Bạn có được chiến lược lãnh đạo là khi “ước mơ được chia sẻ” biểu thị thành
một kế hoạch hành động. Trong kế hoạch hành động, bạn phải vạch ra được các mốc
quan trọng để đưa bạn đến “ước mơ được chia sẻ”. Mốc quan trọng đầu tiên có lẽ là
một sự nhận biết chính xác, dễ hiểu những việc cần thiết của một nhà lãnh đạo chân
chính và những việc cần thiết này phải ăn khớp chặt chẽ với chiến lược kinh doanh.
***
Churchill đã đúng khi nói rằng “…chúng ta phải thực hiện thành công những gì
mà mình cho là cần thiết”. Và một trong những cách tốt nhất đối với bất kỳ nhà lãnh
đạo nào muốn nhân viên của mình thực hiện thành công những gì mình cho là cần thiết
là biết cách kết nối ăn khớp một chiến lược kinh doanh với một chiến lược lãnh đạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_xay_dung_chien_luoc_lanh_dao_2056.pdf