Nếu bạn có một (hay nhiều) cô con gái 14 tuổi có cái tật hay trợn tròn
mắt hoặc hay nói “whatever” mỗi lần bạn la rầy nó và nó ra sức cãi lại
thì bạn sẽ hiểu tại sao các nhà tâm lý cho là “cần cả một nghệ thuật để
đối phó với cơn bão nhỏ”.
Cái mà chúng ta thường thấy là “cãi bướng (back talking) thường được
xem là “nhẹ lo” đối với bậc cha mẹ khi con cái vị thành niên của họ có
thể có, so với việc hút sách rượu chè, lêu lỏng bỏ học chơi bời trác
táng mà một số bạn bè của chúng đang làm.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nghệ thuật đối xử với con cái cứng đầu “hay cãi lại cha mẹ” trong thời buổi ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật đối xử với con cái cứng đầu “hay cãi lại cha mẹ” trong
thời buổi ngày nay
Nếu bạn có một (hay nhiều) cô con gái 14 tuổi có… cái tật hay trợn tròn
mắt hoặc hay nói “whatever” mỗi lần bạn la rầy nó và nó ra sức cãi lại
thì bạn sẽ hiểu tại sao các nhà tâm lý cho là “cần cả một nghệ thuật để
đối phó với cơn bão nhỏ”.
Cái mà chúng ta thường thấy là “cãi bướng (back talking) thường được
xem là “nhẹ lo” đối với bậc cha mẹ khi con cái vị thành niên của họ có
thể có, so với việc hút sách rượu chè, lêu lỏng bỏ học chơi bời trác
táng… mà một số bạn bè của chúng đang làm.
Nhưng nóí như thế không có nghĩa là cha mẹ cứ nhắm mắt làm ngơ
trước thái độ “đụng là nổ” của con, vì chẳng bao lâu nó sẽ bước qua
ngưỡng cửa của người lớn và không thể thành công ở đời nếu cứ có tháí
dộ gây hấn kiểu “tui vậy đó, rồi sao?” khi có đụng chạm với ai.
Các nhà giáo dục và bậc phụ huynh đồng ý với hiện tượng là “cô cậu
của năm 2009” ngày càng có khuynh hướng cãi lại người lớn hơn rất
nhiều so với một thế hệ trước đây.
Có thể lối giáo dục thả lỏng của cha mẹ đã là lý do, nhưng ngày nay theo
tiến sĩ Kathryn Montgomery, một chuyên gia về tâm lý thanh thiếu niên
thì “môi trường tràn đầy TV, ca nhạc, phim ảnh và YouTube là những
tác nhân ảnh hưởng rất mạnh đến con cái”.
Bà nói: “Trẻ con ngày nay lớn lên trong một thế giới bị truyền thống
thẩm nhập 7 ngày trong tuần và 24 giờ mỗi ngày và trên đó có nhiều
“tấm gương quá xấu” về các siêu sao teens ăn nói chua như dấm như
Angelica của chương trình “The Rugrats”.
Bọn trẻ mới lớn có ý nghĩ là ăn nói “dao to búa lớn” với cha mẹ là một
cách chứng tỏ đã trưởng thảnh và độc lập. Theo tiến sĩ Maureen
O’Brien, cũng có 2 cậu con trai 15 tuổi, thì “bọn trẻ mới lớn đã từ bỏ thứ
ngôn ngữ thẳng thừng của tuổi thơ và tìm một thứ ngôn ngữ lắc léo,
châm chích và bóng bẩy khiến chúng tưởng mình thông minh lắm”.
Có vài bà mẹ cố tình bỏ qua “hiện tượng này”, cho là đó là điều tất nhiên
của tuổi mới lớn, nhưng Michele Borba, tác giả quyển sách “Don’t Give
Me That Attitude” cắt nghĩa: “Vâng, thì hiện tượng này có vẻ tự nhiên
nhưng tuổi 16 hình thành những thói quen và một kiểu bản lề ngôn ngữ
có thể kéo dài cả đời, nếu bạn không trả lời con cái, mặc nhiên bạn cho
chúng hiểu là “ăn nói dơ bẩn là OK” Sau đây là vài gợi ý cho cha mẹ:
1.Không chấp nhận:
Khi con cái có cử chỉ và lời nói “tràn bờ”, bạn phải có phản ứng ngay,
bắt chúng sửa lại thứ ngôn ngữ tối tăm đó và phải xin lỗi. Chuyện này
yêu cầu cha mẹ phải có cố gắng dạy dỗ con cái, không được buông lỏng.
2. Nhưng không phải mỗi lúc mỗi rầy:
Ann Douglas, tác giả quyển “The Mother of All Parenting Books”, cho
hay: “Bạn mà làm như thế chẳng mấy chốc bạn sẽ… phát khùng mà bọn
trẻ không còn sợ bạn nữa”. Nên bỏ qua vài lỗi không đáng, như trợn mắt
hay thở dài sườn sượt để phản đối. Nên tập trung vào những gì chúng
nói ra to và rõ rang không chấp nhận được. Douglas đề ra một định luật
rất hay: “Nếu bạn không muốn con cái ăn nói hỗn hào với ông bà ngoại
chúng thì bạn bắt chúng không được ăn nói như thế với cha mẹ, ngay lúc
này”.
3. Thiết lập biên giới:
Phải cho con cái biết khi nào chúng đã ăn nói hành xử chạm vào “các
vùng cấm đạo đức”. Carolina Fernandez có cách dạy con độc đáo: Hễ
bọn trẻ ăn nói lạng quang là tôi nghiêm giọng: “Nếu con nói năng kiểu
đó thì đừng hòng được đi chơi tuần này với gia đình” dĩ nhiên Fernandz
cho hay “không có đi chơi hay dạ tiệc hay quà cáp gì hết, nhưng thường
các cô cậu rất sợ bị cô lập kiểu đó nên nhanh chóng phục thiện”.
4. Đừng đốp chát trả lời và phải ra tay mạnh mẽ:
Con cái không phải là đồng nghiệp hay người hôn phối, sẽ rất sai lầm
nếu cha mẹ “ăn miếng trả miếng từng lời” với con. Có khi một lời nói
“quá đà” sẽ làm chúng tổn thương rất mạnh.
Nhưng cứng rắn là cần thiết. Chris Crytzer, cư dân Pittsbursg có 2 đứa
con 11 và 14 tuổi, cho hay: “Khi chúng ăn nói đáng bị phạt, tôi tịch thu
ngay lập tức computer, video games và cấm luôn TV, hiệu quả tức thì!’
Bọn trẻ rất thông minh, cho dù bạn trừng trị con nghiêm khắc, chúng
vẫn hiểu cha mẹ thương yêu chúng hết lòng và chẳng qua “tàn bạo trong
giây lát” chỉ là mong cho chúng nên người sau này. Vấn đề là bạn đừng
buông trôi trong giáo dục con cái…
Dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở.. bao giờ cũng đúng, ông bà chúng ta
từng dạy dỗ chúng ta như thế, có bao giờ sai đâu!
Nguồn: www.calitoday.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_doi_xu_voi_con_cai_cung_dau_2111.pdf