Nghệ thuật đàm phán lương

Các câu hỏi về tuyển dụng thường theo một mẫu chung và không

khó trả lời. Chỉ duy nhất câu hỏi tương đối nhạy cảm về vấn đề lương

lậu sẽ khiến người được phỏng vấn mệt óc. Làm thế nào để đạt được

mức lương như ý muốn, đó là cả một nghệ thuật.

Điều gì chúng ta sẽ nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu công việc mới. Tất

nhiên đó là vấn đề về lương. Vậy phải làm điều gì để có được mức

lương như mong muốn ngay trong ngày đầu phỏng vấn. Hãy nghe theo

một số lời khuyên sau đây:

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghệ thuật đàm phán lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật đàm phán lương Các câu hỏi về tuyển dụng thường theo một mẫu chung và không khó trả lời. Chỉ duy nhất câu hỏi tương đối nhạy cảm về vấn đề lương lậu sẽ khiến người được phỏng vấn mệt óc. Làm thế nào để đạt được mức lương như ý muốn, đó là cả một nghệ thuật. Điều gì chúng ta sẽ nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu công việc mới. Tất nhiên đó là vấn đề về lương. Vậy phải làm điều gì để có được mức lương như mong muốn ngay trong ngày đầu phỏng vấn. Hãy nghe theo một số lời khuyên sau đây: 1. Chỉ ra những kinh nghiệm mà bạn đã có Hãy đưa ra những kinh nghiệm của bạn để cho người tuyển dụng biết được lý do chính xác tại sao bạn lại phù hợp với vị trí này. Nắm kinh nghiệm trong tay là một công cụ đắc lực cho việc thương lượng mức lương. 2. Đưa ra những con số Chỉ ra công việc của bạn vẫn chưa đủ. Bạn phải chỉ ra rõ những việc mà bạn đã hoàn thành. Hãy nói với nhà tuyển dụng rằng trong sáu tháng bạn đã góp phần làm tăng doanh thu lên 20% và tăng gấp đôi số lượng sản phẩm. 3. Đừng hỏi về lương lậu Hãy để nhà tuyển dụng mở đầu trước. Đây là bước đầu tiên để đẩy mức lương đi xa hơn sau khi bạn chắc chắn đã được nhận vào vị trí đó. Việc đàm phán sẽ trở nên dễ dàng hơn nhất nhiều khi bạn biết được công ty đã bắt đầu cần bạn. 4. Tỏ ra thích thú với vị trí mới Động lực chính là chìa khoá vàng cho năng suất lao động tốt. Thể hiện một tình cảm chân thành cùng một khuôn mặt hạnh phúc để cho người tuyển dụng thấy rằng chế độ tiền lương hợp lý là rất phù hợp với một người nhiệt huyết như bạn. 5. Hình dung ra bản thân bạn với công việc mới Đây là một mẹo nhỏ. Hình dung về công việc mới là cách tuyệt nhất để khiến mọi việc hoàn thành trôi chảy hơn. 6. Đừng mang cuộc sống cá nhân vào trong lời đàm phán Tiền lương chỉ phụ thuộc vào mục tiêu của công ty và tiềm năng của bạn trong mọi công việc. Vì vậy đừng mang những chuyện bộn bề, nhà cửa, con cái ra để đòi hỏi một mức lương cao, nó sẽ không hiệu quả đâu. 7. Nghiên cứu về vị trí công việc Khi bạn bước vào căn phòng, bạn phải biết từ A đến Z, những yêu cầu của công việc, kỹ năng, mức lương trung bình hay nhu cầu của thị trường. Sử dụng tất cả hiểu biết này để góp thêm vào tài sản hiểu biết của bạn để sẵn sàng đánh trả lại những quả bóng do bên tuyển dụng ném lại. 8. Biết về giá trị của bản thân Khi được hỏi về bản thân, hãy nói những gì bạn đã làm được ở công việc cũ, và những gì bạn được trang bị là hết sức cần thiết cho thời đại này. Chứng minh rằng mức lương được trả là phù hợp với kỹ năng của bạn, và hãy sử dụng khả năng của mình là công cụ để thoả thuận mức lương. 9. Biết được mức lương thấp nhất mà bạn mong muốn Nhà tuyển dụng hi vọng được đàm phán mức lương với nhân viên mới, nên đã chỉ ra mức lương thấp nhất có thể có. Nếu bạn biết là mức lương mong muốn của mình quá cao so với mặt bằng mức lương, đừng ngại và hỏi về ý kiến của người tuyển dụng hoặc giảm lời đề nghị xuống một chút. 10. Luôn chuẩn bị với những nguồn khác ngoài lương Tỉ lệ hoa hồng, thu nhập lợi tức có thể là những nguồn mà bạn có thể kiếm được ngoài những nguồn thu nhập chính. Vì vậy hãy cân nhắc để đưa ra mức lương hợp lý. 11. Không lo sợ để giành chiến thắng Hãy chỉ ra cho họ thấy bạn không lo sợ khi không được tuyển dụng vào vị trí này. Điều này chứng tỏ sẽ có nhiều nơi cần bạn. Hãy tỏ ra rằng bạn không cần việc làm này lắm, chính điều đó sẽ giữ bạn lại. 12. Rao bán mình Nhà tuyển dụng tìm kiếm để mua một nhân viên hoàn hảo cũng giống như bạn đi mua hoa quả. Bạn muốn mua đồ thật tốt ở cái giá thấp nhất. Hãy giúp họ hình dung về những khả năng của bạn, đó là những lý do chính mà họ nên tuyển bạn. 13. Thoải mái, tự nhiên trước nhà tuyển dụng Đừng đặt lời đàm phán vào vị trí “sống hay chết”. Hãy trao đổi như một người bạn. Điều đó có thể làm cho bạn ngạc nhiên vì sự tiếp thu ý kiến của nhà tuyển dụng. 14. Luôn bình tĩnh Điều cuối cùng mà giám đốc tương lai của bạn muốn là nhìn thấy thái độ của bạn khi không đạt được điều mong muốn. Hãy chứng minh để họ thấy những tiềm năng của bạn, dù có thể không đạt được điều này ngay lúc này nhưng chắc chắn họ sẽ cân nhắc cho lần tăng lương sắp tới. 15. Đừng quá coi trọng khi bác bỏ lời đề nghị ban đầu Lời đề nghị đầu tiên từ phía nhà tuyển dụng có thể là điều mà bạn đang tìm kiếm. Nhưng nếu nó không phải, hãy im lặng và thể hiện sự lưỡng lự, nhà tuyển dụng sẽ phải phá vỡ sự im lặng bằng mức lương cao hơn. 16. Hãy luôn linh động trong giờ giấc Có thể ông chủ mới không sẵn sàng tuyển dụng bạn cho vị trí này, hãy hỏi thêm về vị trí part-time, làm việc tại nhà, hay bất cứ một giờ giấc nào khác. 17. Đoán trước về lợi nhuận có thể có Nếu bạn không đạt được mức lương mong muốn, đừng vội thất vọng vì có thể công ty còn có những khoản thu nhập khác. Hãy hỏi thêm về việc thăng chức hay kỳ hạn tăng lương. 18. Chứng minh rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc này. Rút cục thì nhà tuyển dụng vẫn muốn nhìn thấy tương lai của nhân viên mới. Hãy chứng minh cho họ thấy việc tuyển dụng bạn là không hề sai lầm. Đạt được mức lương mong muốn không chỉ là việc có thêm thu nhập để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là sự khẳng định về khả năng của mình. Vì vậy, hãy hết sức cân nhắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_dam_phan_luong_7344.pdf