+ Quy luật chọn món: Buffet là tiệc tự chọn với nhiều đồ ăn khác nhau được đặt trên bàn theo hàng
dãy. Bạn có thể chọn những món bạn thích nhưng phải theo quy luật từ món khai vị đến món tráng
miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món nước, món nguội trước rồi món nóng sau,
nhưng cái hay của tiệc đứng là bạn không bị ép hay phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất bạn
nên dành một chút thời gian xem qua bàn tiệc để có thể lựa chọn những món bạn thích.
+ Bước thứ hai là chuẩn bị dụng cụ: bạn có thể chọn dao, nĩa hay thìa, còn phụ thuộc vào món bạn
chọn. Bạn chú ý một tay cầm đĩa thức ăn, một tay cầm dụng cụ để tránh làm rơi dao nĩa.
+ Một số lưu ý: Trong khi chọn thức ăn bạn không nên chen lấn, không nên đứng trước một món quá
lâu để để nhường chỗ cho ngừơi khác chọn, trong khi gắp thức ăn phải dùng dụng cụ gắp riêng
không được dùng thìa nĩa của mình. Khi ăn bạn không nên phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần
lượt từng món, không nên ngậm thìa hay dĩa. Khi ăn xong bạn hãy gác dao nĩa chéo theo hình chữ X
lên đĩa có nghĩa là bạn đã ăn xong để phục vụ đến thu dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý
thích.
+ Một điều tối kị trong tiệc buffet đó là bạn không nên để thừa thức ăn trên đĩa, như vậy sẽ bị coi là
lãng phí, bạn hãy lấy đủ lượng dùng thôi.
20 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc
2
Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc
Nghệ thuật ăn uống cũng là một điểm cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp.
Bạn được mời đi tham dự một bữa tiệc, và bạn thấy hơi lúng túng vì từ trước đến giờ bạn chỉ tham dự
các bữa cơm thân mật trong gia đình hay cũng chỉ dừng lại ở các bữa tiệc sinh nhật bạn bè, nơi mà
bạn có thể ăn uống thoải mái mà không cần câu nệ. Nhưng trong một buổi tiệc sang trọng, khung
cảnh lịch sự với nhiều người quan trọng , bên cạnh việc giao tiếp tốt, cử chỉ thân thiện thì bạn cũng
phải đặt sự quan tâm đến nghệ thuật ăn uống để gây ấn tượng tốt với người xung quanh.
Trước khi đến buổi tiệc bạn nên tìm hiểu đó là tiệc đứng hay tiệc ngồi để có cách ứng xử cho phù
hợp.
- Đối với tiệc đứng (buffet): bạn nên tìm hiểu kĩ các đặc điểm của nó để có cách ứng xử khéo léo.
Dưới đây là một vài đặc điểm bạn cần lưu ý.
+ Quy luật chọn món: Buffet là tiệc tự chọn với nhiều đồ ăn khác nhau được đặt trên bàn theo hàng
dãy. Bạn có thể chọn những món bạn thích nhưng phải theo quy luật từ món khai vị đến món tráng
miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món nước, món nguội trước rồi món nóng sau,
nhưng cái hay của tiệc đứng là bạn không bị ép hay phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất bạn
nên dành một chút thời gian xem qua bàn tiệc để có thể lựa chọn những món bạn thích.
+ Bước thứ hai là chuẩn bị dụng cụ: bạn có thể chọn dao, nĩa hay thìa, còn phụ thuộc vào món bạn
chọn. Bạn chú ý một tay cầm đĩa thức ăn, một tay cầm dụng cụ để tránh làm rơi dao nĩa.
+ Một số lưu ý: Trong khi chọn thức ăn bạn không nên chen lấn, không nên đứng trước một món quá
lâu để để nhường chỗ cho ngừơi khác chọn, trong khi gắp thức ăn phải dùng dụng cụ gắp riêng
không được dùng thìa nĩa của mình. Khi ăn bạn không nên phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần
lượt từng món, không nên ngậm thìa hay dĩa. Khi ăn xong bạn hãy gác dao nĩa chéo theo hình chữ X
lên đĩa có nghĩa là bạn đã ăn xong để phục vụ đến thu dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý
thích.
+ Một điều tối kị trong tiệc buffet đó là bạn không nên để thừa thức ăn trên đĩa, như vậy sẽ bị coi là
lãng phí, bạn hãy lấy đủ lượng dùng thôi.
+ Một lưu ý nhỏ là nếu bạn vẫn còn thấy lúng túng trong khi ăn uống thì hãy quan sát người khác rồi
3
“ bắt chước” theo. Cách này có thể khiến bạn ăn chậm hơn bạn bè nhưng chỉ số an toàn lại rất cao.
Hoặc nếu gặp khó khăn gì bạn có thể nhờ phục vụ giúp đỡ, họ sẽ luôn sẵn lòng phục vụ bạn.
- Đối với tiệc ngồi
Tiệc ngồi thường nguyên tắc và phức tạp hơn tiệc đứng, bạn sẽ được phục vụ những món theo thực
đơn vì thế hãy học cách ứng xử trong ăn uống sao cho bạn có thể thuần thục khi gặp bất cứ món ăn
nào.
+ Tư thế ngồi: bạn nên ngồi thẳng lưng, khoảng cách từ ghế tới mặt bàn khoảng một gang tay, tuy
nhiên khoảng cách này có thể thay đổi miễn sao bạn có tư thế ngồi thoải mái. Nếu có túi xách bạn
nên để phía sau lưng ghế, không được ngồi khoanh chân, hay rung đùi, không chống tay lên cằm.
- Cách dùng khăn ăn và dụng cụ ăn:
+ Khăn ăn: gấp gọn gàng và dùng bốn góc của khăn nhẹ nhàng lau quanh miệng, không nên dùng
khăn lau ngang miệng tránh gây phản cảm.
+ Dụng cụ ăn: đối với đồ ăn Tây cần dùng dao nĩa: tay phải cầm dao, tay trái cầm nĩa, vừa cắt vừa
ăn. Khi cắt thức ăn phải nhẹ nhàng tránh gây tiếng động, tránh bị rơi vãi lung tung. Nếu là món ăn
dùng đũa thì hãy gắp từng miếng nhỏ, không nâng bát để húp món canh, không được để dụng cụ
của mình lung tung tránh nhầm lẫn đối với người khác.
- Cách dùng đồ ăn và uống:
+ Món khai vị: thường là món súp. Món súp thường được đặt trong 1 bát nhỏ hoặc đĩa sâu lòng,
bạn sẽ dùng thìa để ăn, tránh cầm cán thìa xa quá hoặc gần quá gây mất thẩm mĩ. Nếu món súp còn
nóng bạn có thể khuấy qua cho nhanh nguội, nên múc từng thìa nhỏ để ăn, tránh cầm cả bát húp hay
để thìa va chạm vào thành bát gây tiếng động, không nên vét sạch đĩa súp.
+ Món ăn chính: tùy theo mỗi loại thức ăn mà có kiểu ăn cho phù hợp.
Đối với món cá, dùng dao nĩa xẻ cá dọc theo phần xương, ăn từ nửa dưới lên trên.
Đối với món thịt, cắt thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn, riêng thịt gà và các món hải sản như tôm cua
có thể dùng tay, nhưng chú ý phải rửa tay sau khi ăn xong. Bát rủa tay thường là 1 bát thủy tinh nhỏ,
nước trong có vài cánh hoa hồng rắc lên trên, khi rửa không nhúng cả bàn tay vào kì cọ mà chỉ nhẹ
nhàng chấm các đầu ngón tay vào nước.
- Đồ uống:
+ Ở các buổi tiệc ngồi người ta hay phục vụ rượu và nước ngọt. Bạn không nên uống rượu khi miệng
còn thức ăn, không nên uống quá nhiều sẽ mất tỉnh táo. Nếu bạn không uống được rượu hãy úp cốc
xuống bàn, khi nâng cốc có thể thay thế bằng nước ngọt, có thể nâng cốc bằng rượu nhưng bạn chỉ
cần chạm nhẹ môi rồi hạ cốc xuống.
+ Khi ăn xong bạn cũng nên để dụng cụ song song trong thành đĩa để phục vụ dọn đồ đi. Nếu chẳng
may bạn làm rơi vỡ đồ gì đó không nên hoảng hốt hãy ngồi yên sẽ có người đến dọn dẹp.
Trong lúc dự tiệc kĩ năng giao tiếp dường như không đủ mà cả cung cách ăn uống cũng sẽ thể hiện rõ
phong cách của bạn, vì vậy hãy ăn uống sao cho “đẹp” để gây cảm tình với mọi người.
4
“Món cay” xứ Hàn
2008 at 08.00 AM View (39) Add to My Stuff
Nghệ thuật ẩm thực của đất nước Hàn Quốc luôn gắn với vị cay và nóng
Dòng sự kiện: Văn hóa ẩm thực
Những món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc (04/12) Phong cách ẩm thực xứ sở Kim Chi (27/11)
Khi xem phim Hàn, bạn có thấy thích thú trước các món ăn đầy màu sắc của xứ sở kim chi này
không? Bạn có tò mò muốn học cách chế biến không? Trông thì có vẻ khó đấy, nhưng bạn hãy bắt
tay vào nấu thử vài món rất ngon và nổi tiếng của hàn Quốc dưới đây xem, đảm bảo bạn bè và gia
đình bạn sẽ ngạc nhiên đấy.
Một số lưu ý
- Các bạn có thể tìm mua các nguyên liệu làm món ăn tại các siêu thị lớn, hoặc có thể tự làm bột
bánh xèo theo công thức sau
Công Thức 1 : ( 1phần = có thể đong bằng chén, tô , hay cân lượng )
- 3 phần bột gạo , 1/2 phần bột mì , 4 phần nước lạnh , 165 ml nước cốt dừa lon , hành lá, cà ri
nghệ.
Công thức 2 :
- 600grs bột gạo, 200grs bột mì , 5 chén nước cốt dừa , hành lá, bột cà ri nghệ.
1. Bánh xèo Hàn Quốc
Nguyên liệu:
- Bột bánh xèo: 1,5 muỗng canh
- Nước: 50ml
- Trứng gà: 1/3 quả
- Mực + tôm: 20g
- Củ cải đỏ: 20g
- Bí ngòi: 20g
- Hành tây, hành lá
Cách làm
- Củ cải đỏ, hành tây thái sợi xào chín, nêm ít muối trong khi xào. Mực tôm cắt hạt nhỏ. Hành lá thái
nhỏ.
- Lấy 1,5 muỗng canh bột bánh xèo, cho vào khoảng 100ml nước, cho trứng vào trộn đều, sau đó cho
củ cải đỏ,hành tây, hành lá, mực tôm vào trộn đều.
- Cho dầu vào chảo, cho toàn bộ bột và thức ăn vào, chiên với lửa nhỏ để bột chín vàng đều trong
5
khoảng 7’.
Trình bày
Đặt bánh xèo vào đĩa. trang tri với rau xà lách, cà chua. Ăn kèm kim chi, dưa leo ngâm chua và súp
khoai tây hoặc súp nghêu mới đúng khẩu vị Hàn Quốc.
2. Mì Cha Chang
Nguyên liệu:
- Mì cọng to của Hàn Quốc: 300g
- Sốt tương đen: 1,5 muỗng canh
- Bột gia vị: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn: nửa muỗng cà phê
Cách làm:
- Cho 330ml nước vào nồi đun sôi, cho mì vào đảo trộn đều khoảng 5’.
- Cho sốt tương đen và gia vị vào nấu thêm khoảng 2-3’.
- Khi nước gần cạn, cho ít dầu ăn vào rồi tắt lửa.
Trình bày
- Cho mì ra đĩa, trang trí với rau xà lách, bắp cải thái sợi, cà chua.
- Cho ít sốt cà chua để lên trên mặt rau,
- Ăn kèm vơis kim chi, dưa leo ngâm chua và súp khoai tây.
3. Cơm cuộn Hàn Quốc ( Kim Bab)
6
Nguyên liệu:
- rong biển, trứng, thịt và rau (cà rốt và cải)
Cách làm:
Bước 1: rán trứng
Bước 2: xào rau và thịt
Bước 3: chuẩn bị cuộn kimbab, đặt miếng rong biển vào giữa giữa dụng cụ cuốn bằng tre
- Bắt đầu dàn mỏng cơm lên tấm rong biển
7
- Đặt trứng, rau, thịt vào giữa
- Từ từ cuộn rong biển lại cho chắc tay
- Cắt thành những khoanh nhỏ, daỳ khoảng 2 cm
- Cuối cùng, dọn ra đĩa và thưởng thức
Chúc các bạn thành công!
Hoàng Hà
Ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa lâu đời và đặc sắc của Hàn Quốc
Dòng sự kiện: Văn hóa ẩm thực
Những món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc (04/12) “Món cay” xứ Hàn (26/11)
Người Hàn Quốc rất coi trọng bữa ăn, mà mỗi món ăn lại có những nguyên liệu và phương pháp nấu
riêng không giống nhau. Họ thường chuẩn bị bữa sáng ở gia đình, không những thế bữa ăn sáng
thường có sáu món, bữa trưa là mười hai món và bữa tối lên tới gần hai mươi món, chưa kể khâu chế
biến, trình bày cũng rất công phu, tinh tế mang tính thẩm mĩ cao, điều này chứng tỏ tay nghề của
người nội trợ rất gỏi giang, và họ phải dành khá nhiều thời gian để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
Nét chung của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc
- Điểm nổi bật của ẩm thực Hàn Quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có
những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn rất đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con
trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu
8
xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm.... dường như người Hàn ăn
bằng mắt vậy. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi
thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn,
dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô... Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu
trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn.
- Một nét đặc trưng nổi bật nữa của ẩm thực Hàn Quốc là cách bày trí bàn ăn. Theo cách truyền
thống, tất cả chén đĩa đều được dọn ra cùng lúc, số lượng của các món ăn trong một bữa còn phụ
thuộc vào tầng lớp xã hội, ví dụ 3 món cho các tầng lớp thấp và tới 12 cho các gia đình quý tộc . Cách
bày biện bàn ăn có thể sắp xếp tùy thuộc vào có hay không món mì hay thịt được dọn ăn . Các quy
tắc trang trọng về việc sắp xếp bàn ăn vẫn tiếp tục phát triển, thể hiện sự chú trọng của con người tới
việc dọn thức ăn và bàn ăn . So sánh với người láng giềng là Trung Quốc và Nhật Bản, thìa được sử
dụng nhiều hơn ở Hàn Quốc, đặc biệt là khi các món soup được dọn .
Phong cách ẩm thực Hàn Quốc
Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm
đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ
tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt
bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món
ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn.
9
Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé...,
người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật
truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món
Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh
những vận xấu...
Người Hàn Quốc còn ăn uống theo mùa. Vào ngày đông chí (tháng 12 âm lịch), người ta nấu cháo
đậu đỏ ăn nhằm xua đuổi mọi tai ương; Tết âm lịch, món chủ đạo là bánh ttok, bánh mantu (bánh
bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng)...; Tết Đoan Ngọ (5tháng 5 âm lịch), người ta ăn các loại
bánh làm từ cây surichuynamu ở trên núi, mantu, cá diếc hấp
Nhìn chung mỗi nước đều có một nền văn hóa ẩm thực rất đặc trưng mà muốn khám phá hết sức hấp
dẫn của nó, bạn chỉ có cách thưởng thức mà thôi.
Hoàng Hà
Những món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc
2008 at 09.00 AM View (47) Add to My Stuff
Các món ăn của xứ sở Kim Chi có hương vị rất đặc biệt và hình thức hấp dẫn
Phong cách ẩm thực xứ sở Kim Chi (27/11) “Món cay” xứ Hàn (26/11)
Để làm nổi bật văn hóa ẩm thực của đất nước Hàn Quốc, hãy cùng tìm hiểu các món ăn nổi tiếng sau.
Cơm và kim chi
Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa
mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị
như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá,
rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi.
10
Có rất nhiều loại kim chi, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng
vùng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc,
người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn
với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác.
Thịt nướng
Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi) cũng là món ăn tiêu biểu của Hàn
Quốc. Trong chế biến món này, người ta dùng loại tương riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt,
khiến cho món ăn thêm đậm đà và mang một sắc thái riêng. Sườn, lòng, thịt mềm là loại được sử
dụng nhiều nhất. Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm,
tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu... Sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ. Món này cuốn
chung với rau sống để ăn.
Món “mộc tồn”
Người Hàn Quốc rất thích món “mộc tồn” ( thịt chó). Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải
nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được
chế biến thành một món súp có tên gọi là Boshintang. Dường như tất cả các vị của món súp truyền
thống xứ Hàn như súp bò, súp đậu tương, súp kim chi... đều có trong món súp này.
Jeon (bánh rán cỡ nhỏ) :
Jeon là một dạng bánh làm từ nấm, bí ngô, cá khô lát mỏng, hàu, tiêu đỏ chưa chín, thịt hoặc các
thành phần khác trộn đều với muối và tiêu đen, nhúng bột và trứng rồi chiên trong dầu .
Mandu (bánh hấp) :
11
Mandu là món hấp với thịt bò, nấm, zucchini chiên sơ, và giá . Lợn sữa, gà, hoặc cá đôi khi được thay
thế cho thịt bò.
Guk (soup) :
Soup là một món ăn chủ yếu khi mà cơm được dọn ăn . Thành phần của các loại soup khác nhau gồm
có rau củ, thịt, cá, sò, rong biển và xương bò.
Jigea (món hầm) :
12
Jigea tương tự như guk nhưng đậm đà và đặc hơn . Món hầm nổi tiếng nhất được chế biến từ tương
đậu nành lên men . Jjigea thường sử dụng gia vị và được dọn ăn nóng sôi trong một cái tô lẩu .
Jeotgal (hải sản lên men bằng cách ướp trong muối) :
Jeotgal là một món ăn rất mặn lên men tự nhiên từ cá, bào ngư, tôm, hàu, trứng cá, ruột cá, và các
thành phần khác.
Soju
Soju là loại đồ uống lâu đời và phổ biến tại Hàn Quốc. Thành phần chính của nó là gạo và hầu như
luôn luôn kết hợp với những thành phần khác, như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn hột.
Soju có màu trong và có nồng độ cồn từ khoảng 20% đến khoảng 45%, loại nồng độ 20% là loại phổ
biến nhất.
13
Cách uống rượu Soju của người Hàn Quốc cũng rất độc đáo. Họ thường uống rượu cùng nhau chứ
không uống một mình. Họ cũng không luôn luôn tự rót vào ly mà đợi người khác rót đầy ly cạn của
mình. Những người khác thì mong được rót rượu, và họ hăng hái làm như vậy ngay khi họ nhìn thấy
một ly cạn. Điều này được những người đàn ông Hàn Quốc giải thích rằng: nếu một người tự mình rót
rượu thì sẽ lấy phải một người vợ không xinh đẹp.
Nếu được người bề trên rót rượu, người có cấp bậc thấp hơn phải cầm ly bằng hai tay. Tương tự, khi
rót rượu cho người bề trên, người có địa vị thấp hơn phải cầm chai bằng hai tay.
Nếu một người lớn tuổi hơn trao một ly cạn (luôn luôn là ly của họ) đến cho bạn, có nghĩa là người đó
sắp rót đầy ly và muốn bạn uống. Bạn không phải uống cạn ly, nhưng ít nhất bạn phải làm như bạn
đang uống ("nhấp môi" cũng được chấp nhận). Và nếu bạn uống cạn ly, bạn phải trả ly lại cho người
đó. Bạn không cần phải trả lại ngay, nhưng giữ ly trong một thời gian dài thì bị xem như khiếm nhã.
Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng, trứng, rau tẩm gia vị, nước xốt làm
từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng lúa kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái
mỏng, hành tươi, củ cải, dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong
nước thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo (nhân thịt,
kim chi và được hấp trong chõ)... là những món ăn luôn được ưa thích ở Hàn Quốc.
Có thể nói, văn hoá ẩm thực Hàn Quốc rất đặc sắc và thú vị mà không thể nêu hết trong giới hạn bài
viết nhỏ này đuợc. Cách tốt nhất để bạn có thể cảm nhận đuợc là hãy tự thuởng thức các món ăn nổi
tiếng của xứ Hàn này, chắc chắn sẽ rất thú vị đấy!
Văn hóa dùng đũa ở các nước Á đông
2008 at 09.00 AM View (248) Add to My Stuff
Đũa là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người châu Á. Vì thế, việc dùng đũa đã trở thành nét văn hóa rất độc đáo!
Đũa tẩm thuốc độc (27/11)
Trung Quốc
Từ xa xưa, đũa được những người dân bên bờ sông Trường Giang gọi là Zhu có nghĩa là
14
“dừng lại”. Nhưng đối với những người thủy thủ đi trên tàu, “dừng lại” là một điều không
may mắn. Vì thế thay bằng gọi Zhu họ gọi là Kuai có nghĩa là nhanh nhẹn, hoạt bát. Từ
đó đến nay, người Trung Hoa gọi đôi đũa là Kuai.
Đôi đũa đóng vai trò quan trọng trong truyền thống
văn hóa của Trung Hoa.
Người Trung Quốc không dùng dao và dĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của học
thuyết Khổng Tử, đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó,
đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của
học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của
người Trung Quốc thích hợp với đũa hơn là dao và dĩa.
Do đó, đôi đũa đóng một vai trò quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Trung
Hoa. Ở một số nơi, trong lễ cưới, gia đình chú rể tặng 2 đôi đũa và 2 cái bát cho đôi vợ
chồng. Người ta cho rằng nó thể hiện lời cầu chúc cho cô dâu chú rể không chỉ có cuộc
sống hạnh phúc mà còn sớm sinh con đẻ cái vì “kuai” có nghĩa là “nhanh”.
15
Cách dùng đũa - Nét văn hoá ẩm thực độc đáo
Đặc biệt, trong đời sống hàng ngày của họ, người Trung Quốc cũng có những quan niệm
thú vị trong việc dùng đũa. FanzhengKuai là cầm đôi đũa trái đầu nhau. QiaoKuai là dùng
đũa để đánh lên bát, đĩa và bàn, điều này giống như một người ăn xin. GongKuai là cắm
đôi đũa thẳng đứng trong thức ăn, điều này gợi tới một lễ tang. CiKuai là dùng đôi đũa
như một chiếc dĩa, điều này thể hiện sự tham ăn.
MiKuai là tay cầm đũa lên và do dự, phân vân khi gắp thức ăn. YiKuai là gắp thức ăn lên
bát rồi gắp trả trở lại đĩa, điều này thể hiện bất lịch sự. TaoKuai là dùng đũa xới thức ăn
lên để tìm, điều này thể hiện thói quen xấu.
JiaochaKuai là gắp thức ăn cùng lúc với một người khác, điều này thể hiện sự vội vàng khi
ăn. TuipanKuai là việc dùng đũa để đẩy bát hoặc đĩa. Cuối cùng là TianKuai có nghĩa là
việc dùng lưỡi để mút đũa.
Điều mà không chỉ Trung Quốc mà một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc
hay Việt Nam kỵ nhất là chống đũa vào bát cơm, vì người ta chỉ làm điều này trong nghi
thức tang lễ (khi đơm cơm cúng cho người chết). Hơn nữa điều này đồng nghĩa với việc
thiếu tôn trọng chủ nhà hoặc những người lớn tuổi.
Việt Nam
16
Người Việt có những phong tục dùng đũa khá giống với người Trung Hoa
Khắp nơi, trên đất nước Việt Nam, đâu đâu người ta cũng ăn cơm bằng đũa.Thật là một
mối dây liên kết lạ kỳ! Và lâu dần, ăn cơm dùng đũa không còn là một thói quen cố hữu
hàng ngày, mà đã trở thành một nếp sinh hoạt, và còn tạo ra cả những cách cư xử mang
tính nhân văn sâu sắc.
Đôi đũa tre là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của tất cả các gia
đình người Việt. Một chiếc đũa riêng lẻ thì không nói lên điều gì nhưng nếu là một đôi đũa
hay một bó đũa thì lại khác. Trong đời sống dân gian, đôi đũa được xuất hiện nhiều trong
các bài hát, trong các câu thành ngữ, tục ngữ. Ông cha ta đã dùng đôi đũa để thể hiện
triết lý bình đẳng cân xứng trong hôn nhân như:
Hình ảnh đôi đũa đã đi vào kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam: “Vợ chồng như đũa
có đôi”. Hoặc để ví hai vợ chồng có chiều cao không cân xứng với nhau người ta dùng:
“Ví dầu chồng thấp vợ cao. Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”...
17
Người Việt cũng có các quan niệm về đũa tương tự người Trung Quốc. Khi ăn cơm, người
miền Bắc thường có thói quen so đũa đều, rồi chia từng đôi đũa cho mọi thành viên khác.
Nếu ai vô tình nhận được đôi đũa lệch thường có cảm giác không vui, giống như mình bị
người khác xem thường vậy. Và trong một số trường hợp còn gây tâm lý nặng nề, khó
chịu trong bữa ăn.
Trong lúc ngồi vào mâm cơm, vấn đề lịch sự là, đừng cầm đôi đũa chọc vào món ăn. Làm
như thế sẽ bị cho là kém văn hoá. Ngược lại, cũng không được dùng đũa đảo đều món ăn
để tìm lấy phần ngon nhất về cho mình. Phong cách ăn uống lịch sự nhất là, gắp thức ăn
vừa đủ cho vào bát, kế đó mới ăn. Khi nào hết thức ăn thì gắp tiếp .
Thêm vào đó, họ còn tránh việc trao đũa cho nhau, họ đặt đũa lên bàn chứ không đưa tới
tay mình. Đưa thẳng như vậy sẽ có xích mích với nhau. Họ còn tránh việc vừa cầm đũa
vừa chan canh vào cơm.
Một vấn đề tế nhị khác là trong khi ăn uống, không dùng đũa để chỉ trỏ hay chọc ghẹo
nhau, thể hiện hành vi thiếu văn hóa. Trong bất kỳ vấn đề nào cũng không nên dùng đũa
để làm một hành động phản cảm.
Theo tập quán của người Việt, khi cô dâu về nhà chồng hay chú rể về nhà bố mẹ vợ sẽ
được ưu tiên dành quyền chia đũa cho mọi người rồi mời ông bà, cha mẹ, anh chị em
dùng bữa. Đối với người miền Nam, khi ngồi vào bàn ăn, người lớn tuổi hơn sẽ cầm đũa
trước và chủ sẽ cầm đũa lên trước khách. Điều này thể hiện gia đình có tôn ti trật tự.
Nhật Bản
18
Người Nhật có những quan niệm đặc biệt trong cách dùng đũa.
Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các nước Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc... chủ
yếu sử dụng đũa làm công cụ và, gắp... trong các bữa ăn hàng ngày. Mặc dù vậy nhưng ở
mỗi nước đều có phong tục dùng đũa mang nét chung và riêng nằm trong phạm trù văn
hóa phương Đông.
So với đũa Trung Quốc, Việt Nam... đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn hơn và dễ sử dụng
hơn. Theo quan điểm của Richard Bowring (người Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn
hóa Nhật Bản cho rằng: "Đũa Trung Quốc dài và hơi to quá nên khó sử dụng".
Do đó, quan niệm của người Nhật về đôi đũa có sự thay đổi theo chiều dài. Đũa của
chồng dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn của con cái, đũa của anh dài hơn đũa của
em. Điều này ngược lại với thời xa xưa, những bậc đế vương dùng đũa ngắn, bậc càng
thấp dùng đũa càng dài.
Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn
nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món
Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như
dao, dĩa... theo kiểu người phương Tây.
19
Trên bàn ăn, người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình.
Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở
lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần với phong tục:
trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương người đã khuất sau khi hỏa
táng và truyền cho nhau.
Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi hoặc không cắm đũa vào bát cơm
vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất
thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng
những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác.
Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam ăn xong sẽ rửa sạch
đũa để dùng lại. Ở mỗi gia đình, mọi người có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi
dùng bữa thì đũa của họ ăn xong, gia chủ sẽ vứt đi - biểu hiện sự sạch sẽ của người dân
xứ sở Mặt trời mọc.
Hàn Quốc
20
Người Hàn Quốc thích dùng đũa bằng kim loại
Người Hàn lại “chuộng” dùng đũa bằng kim loại như nhôm hoặc inốc. Họ không thích
dùng đũa bằng tre, gỗ như người Hoa, người Việt và người Nhật vì nó nhẹ quá. Họ dùng
muỗng để ăn cơm và dùng đũa để gắp thức ăn.
Bàn về văn hoá dùng đũa để thấy rằng không chỉ đơn thuần là việc ăn sao cho ngon, nấu
món ăn sao cho hợp khẩu vị mà còn tìm hiểu cái yếu tố làm tăng giá trị của nền ẩm thực
Á đông.
Ngọc Minh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_an_uong_tren_ban_tiec.pdf