Bị chấn thương tâm lý
Bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp -trưởng khoa khám tâm
thần trẻ em Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TPHCM -cho biết trường hợp em Huỳnh Thị Ngọc Trâm (11
tuổi, Đồng Tháp) bị tâm thần sau khi bị công an xã
“hỏi cung” không phải là cá biệt. Có nhiều trẻ bị chấn
thương tâm lý rất nặng nề. Trẻ đang bình thường đột
nhiên có những biểu hiện bất thường: bỏ ăn, khó ngủ,
học tập sa sút, sợ hãi, khóc cười vô cớ Những bất
thường ấy báo hiệu trẻ đang bị khủng hoảng, chấn
thương tâm lý.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ngày càng nhiều trẻ em bị tâm thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày càng nhiều trẻ em
bị tâm thần
Lâu nay nhiều người cho rằng
bệnh tâm thần thường chỉ xảy ra
ở người lớn. Song thực tế, tại
khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh
viện Sức khỏe tâm thần TPHCM
hằng tuần tiếp nhận trung bình
400 - 500 lượt trẻ em đến khám và điều trị.
Bị chấn thương tâm lý
Bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp - trưởng khoa khám tâm
thần trẻ em Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TPHCM -
cho biết trường hợp em Huỳnh Thị Ngọc Trâm (11
tuổi, Đồng Tháp) bị tâm thần sau khi bị công an xã
“hỏi cung” không phải là cá biệt. Có nhiều trẻ bị chấn
thương tâm lý rất nặng nề. Trẻ đang bình thường đột
nhiên có những biểu hiện bất thường: bỏ ăn, khó ngủ,
học tập sa sút, sợ hãi, khóc cười vô cớ… Những bất
thường ấy báo hiệu trẻ đang bị khủng hoảng, chấn
thương tâm lý.
Tháng 1/2007, một bé gái 12 tuổi ở TPHCM được
người thân đưa đến khám bệnh vì bỏ học, suốt ngày
giấu mặt trong nhà, không tiếp xúc v ai, hay khóc lóc.
Thậm chí em có ý tưởng chết chóc, không muốn
sống… Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và nhiều
yếu tố khác, bác sĩ biết được em có thời gian dài
sống trong gia đình thường xuyên bất hòa. Bố mẹ em
hay cãi nhau và gần đây cha mẹ em đã ly dị.
Trước đó, một bé gái khác đang học lớp 6 ở TPHCM
sau khi bị một người hàng xóm “xâm hại” cũng đột
ngột không tiếp xúc với bất kỳ ai. Em không ngủ
được, lúc nào cũng sợ sệt, hoảng loạn, mỗi khi nghe
tiếng động lại co rúm người, khóc lóc kêu cứu... Bé
gái này cũng hay tấn công người khác, hay hoảng hốt
mỗi khi nhìn thấy đàn ông.
Nguyên nhân
Theo bác sĩ Quỳnh Diệp, nguyên nhân của các rối
loạn tâm thần ở trẻ em và trẻ vị thành niên rất phức
tạp. Ngoài yếu tố sinh học (bệnh lý do di truyền, tổn
thương não trước, trong hoặc sau sinh...), yếu tố môi
trường như gia đình, trường học, xã hội có tác động
rất lớn đến sức khỏe tâm thần của trẻ.
Về gia đình, những trẻ sống trong hoàn cảnh mà cha
mẹ thường xuyên xung đột, trẻ bị bạo hành, đối xử
bất công, bị xúc phạm, giáo dục lệch lạc (thiếu quan
tâm khuyến khích hoặc áp đặt thô bạo, thường xuyên
đánh mắng hoặc quá nuông chiều, phân biệt đối
xử...) dễ bị ảnh hưởng và có nguy cơ bị các rối loạn
tâm thần.
Ở nhà trường, nếu chương trình học quá tải, nặng về
nhồi nhét kiến thức, giáo viên không gương mẫu,
thiếu công bằng, thiếu sự cảm thông và nâng đỡ tâm
lý cho trẻ… cũng khiến trẻ chóng mệt mỏi, thiếu hứng
thú học tập dẫn đến chán học, bỏ trường lớp.
Bác sĩ Quỳnh Diệp cho biết tùy theo lứa tuổi mà trẻ
có những biểu hiện bất thường về sức khỏe tâm thần
khác nhau. Trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đi học thường
biểu hiện: không chơi; không biết nói hoặc ngừng nói
sau khi đã biết nói; không phát triển và tăng cân;
không quan hệ với người khác; không tỏ ra gắn bó
với cha mẹ… Ở trẻ tiểu học: thường xuyên khóc lóc
và nhút nhát; lo âu quá mức về việc bị ở một mình;
xáo trộn giấc ngủ; ác mộng dai dẳng; sa sút rõ rệt
trong học tập; cười hoặc khóc vô cớ; bướng bỉnh
hoặc gây hấn; quá lo sợ đến nỗi không thể làm được
các hoạt động thông thường; trạng thái mơ mộng vào
ban ngày quá nhiều đến nỗi ảnh hưởng đến các hoạt
động thông thường; thường xuyên nổi giận; tàn ác
với thú nuôi...
Ở trẻ lớn và trẻ vị thành niên: buồn rầu và dễ bị kích
thích, ăn không ngon, khó ngủ, hay nghĩ về cái chết;
trở nên cô độc; thay đổi rõ rệt trong học tập; lạm dụng
rượu, thuốc; thay đổi trong giấc ngủ, thói quen ăn
uống; trốn tránh đi học, trộm cắp, đi lang thang;
thường xuyên lo lắng, có những cơn giận dữ ...
Thương yêu, tôn trọng trẻ
Thực tế lâu nay không chỉ gia
đình, nhà trường mà ngay cả
ngành y tế cũng chỉ chú trọng đến
vấn đề chăm sóc sức khỏe thể
chất mà chưa chú ý quan tâm đến
sức khỏe tâm thần của trẻ. Trong
khi tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, mong manh thì
nhiều khi người lớn lại có những lời nói, hành động...
làm tổn thương đến tình cảm của trẻ.
Theo bác sĩ Quỳnh Diệp, chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe tâm thần cho trẻ em là một phần bắt buộc trong
chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện ở trẻ. Nếu
trẻ không được chăm sóc hợp lý có thể gây tổn
thương sức khỏe tâm thần, có thể dẫn đến các rối
loạn tâm thần.
Để trẻ luôn có sức khỏe tâm thần tốt, rất cần một tình
yêu từ gia đình. Trẻ phải được yêu thương, được bảo
vệ và được chấp nhận. Trẻ cũng rất cần được nuôi
dưỡng và phát triển sự tự tin, lòng tự trọng. Cha mẹ
Ảnh:
www.inmagine.com
có thể đặt ra cho trẻ những mục tiêu thực tế để phấn
đấu nhưng cũng phải biết động viên, khích lệ trẻ đúng
lúc, tránh mỉa mai châm chọc. Khuyến khích trẻ chơi
đùa, vì chơi sẽ giúp trẻ học được tính sáng tạo, phát
triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tự kiểm soát và học
được cách hòa hợp với người khác. Dù bận rộn thế
nào, hằng ngày cha mẹ cũng phải dành thời gian để
trao đổi, lắng nghe trẻ nói và trao đổi với trẻ những
điều đang xảy ra trong cuộc sống, chia sẻ cảm xúc và
cảm nhận cùng trẻ.
Đồng thời cung cấp cho trẻ môi trường sống an toàn;
chỉ dẫn trẻ thực hiện các qui tắc chuẩn mực thích hợp
để kiểm soát trẻ và cũng để giúp trẻ cách tự kiểm
soát bản thân.
Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường, không nên
vội vàng kết luận trẻ là lười biếng, ngu đần, điên
khùng... mà phải tự hỏi tại sao, vì lý do gì mà trẻ có
những biểu hiện như thế. Có tìm ra đúng những căn
nguyên sâu xa mới hy vọng việc xử lý có hiệu quả.
Một hành vi bất thường của trẻ có thể chỉ là một phản
ứng nhất thời, nếu được xử lý thích hợp sẽ ổn định
và trẻ sẽ tiếp tục phát triển bình thường. Cho nên thái
độ của cha mẹ cũng không nên quá bi quan, hoảng
sợ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngay_cang_nhieu_1931.pdf