- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra nửa cuối thế kỷ 18 đến
nửa đầu thế kỷ 19, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước, sau đó là động cơ
đốt trong. .lúc đầu diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau đó là toàn thế giới.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19 kéo
dài tới đâu thê kỷ 20. Dấu ấn quan trọng nhất của cuộc cách mạng này là phát minh
ra điện và mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu khoảng 1970, khi có các tiến bộ
về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất
bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980)
và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn
thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ngành thư viện Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH THƯ VIỆN VIỆT NAM VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
GS. TS. Nguyễn Duy Hoan
Đại học Thái Nguyên
1. Đặt vân đề. Hiếu biêt vê cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
C Á C H M Ạ N G C Ô N G N G H I Ệ P
Cơ khl hóa với máy Động cơ điện và Kỷ nguyên máy Các hệ thống lién
chạy bằng thủy lực dáy chuyổn láp ráp, tinh và tự động két thé giới thực
và hơi nước sản xuất hàng loạt hóa và ảo
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra nửa cuối thế kỷ 18 đến
nửa đầu thế kỷ 19, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước, sau đó là động cơ
đốt trong.. .lúc đầu diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau đó là toàn thế giới.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19 kéo
dài tới đâu thê kỷ 20. Dấu ấn quan trọng nhất của cuộc cách mạng này là phát minh
ra điện và mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt...
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu khoảng 1970, khi có các tiến bộ
về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất
bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980)
và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn
thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (kết hợp thành quả của 3 cuộc cách
mạng công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số) đang là xu thế lớn trên toàn cầu,
với động lực là sự phát triển về khoa học - công nghệ. Trung tâm của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin (CNTT) và Internet kết nối vạn
vật (IoT), không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người
giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Trên
phạm vi toàn câu, cuộc cách mạng công nghiệp này đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên
thế giới với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia phát triển dựa chủ yếu vào khai
thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công
nghệ và đối mới sáng tạo.
16
1. Kết nối
vạn vật (loT)
11. Tự động hóa
mm
\
/
5. Điện toán
▼ " đám mảy
8. Luu trữ ^ 7
nảng lư ọng '
7. Nầ _
tái tạo
6. Internet
di động
Nen tảng của CMCN4.0 gồm 3 lĩnh vực chính: Trí tuệ nhân tạo (artificial
intellect, viết tắt là: AI), Vạn vật kết nối (Internet of Things, viết tắt là: IoT) và siêu
dữ liệu (Big Data).
2. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với hệ thống
thư viện Việt Nam.
Trong số 3 lĩnh vực chính của CMCN 4.0 thì 2 lĩnh vực: IoT và Big Data
ảnh hưởng nhiều nhất đến thư viện
2.1. Cơ hội đối với ngành thư viện.
- Vị thế và vai trò của thư viện sẽ được cải thiện: với ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông lượng thông tin sẽ nhiều hơn, đa dạng
hơn, đáng tin cậy hơn và đặc biệt dễ sử dụng hơn, qua đó hấp dẫn và tăng số lượng
khách hàng của thư viện.
- Vai trò của thư viện sẽ quan trọng hơn đối với các nhà nghiên cứu tại các
trường đại học, viện nghiên cứu vì thư viện hỗ trợ cộng đồng hàn lâm bằng việc tạo
ra các kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành giúp tìm kiếm dữ liệu nghiên cứu thích hợp,
mặt khác thư viện sẽ lọc và đóng gói các bài báo được xuất bản, cho phép cung cấp
nền tảng tự lưu trữ và tự xuất bản cho nhà nghiên cứu.
- Thư viện sẽ thay thế từng phần và tiến tới thay thế hoàn toàn các nhà xuất
bản vì người đọc sẽ thích đọc tài liệu điện tử hơn.
- Thư viện có thêm cơ hội để phát triển bộ sưu tập số: Môi trường số được kết
nôi mạng là tương lai cho nẹành thư viện đa dạng hóa các sản phẩm thông qua hình
17
thức như: tài liệu mở, truy cập mở, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành... các thư viện
có thể lựa chọn, tập hợp và tạo chỉ dẫn giúp bạn đọc có thêm cơ hội tiếp cận thông
tin và tri thức.
- Thư viện có thế thực hiện việc truyên thông, cung cấp dịch vụ và truy cập
tài liệu cho bạn đọc mọi nơi mọi lúc không bị giới hạn về không gian và thời gian.
- Thư viện có thể phát triển số lượng bạn đọc trực tuyến, và tham gia vào việc
cung cấp các khóa e-learning không bị giới hạn về địa điểm sinh sống/học tập.
- Thư viện có thể hỗ trợ bạn đọc (cả người khuyết tật học tập suốt đời từ xa...)
2.2. Khó khăn và thách thức đối với ngành thư viện.
Bên cạnh những cơ hội kể trên, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho ngành thư viện
Việt Nam nhiều thách thức phải đối mặt.
- Thách thức về nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ trong ngành thư
viện: Do khoa học tiến quá nhanh trong khi nhận thức của một số lãnh đạo các cấp
chưa theo kịp, chưa hiểu đúng vai trò của ngành thư viện, chưa đánh giá hết ảnh
hưởng của CMCN 4.0 đến ngành TV. Đây có thể coi là thách thức đầu tiên, lớn nhất.
- Thách thức về cơ chế, chính sách: Hành lang pháp lý cho ngành thư viện còn
quá hạn hẹp nên gây khó khăn cho phát triển, đặc biệt là thời gian tới khi các thư
viện cần có sự chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số
nên cần sớm ban hành Luật Thư viện và các chính sách liên quan, trong đó có quy
định cụ thể về thư viện điện tử/thư viện số, liên thông trong hoạt động thư viện,
chính sách phát triển và truy cập m ở...
- v ề nguồn nhân lực: Môi trường thư viện hiện hiện đại đòi hỏi nhân viên thư
viện phải có thêm nhiều phẩm chất, trình độ và kỹ năng mới ngoài các nghiệp vụ thư
viện thông thường. Nguồn nhân lực hiện tại, đặc biệt là tại các thư viện công cộng
còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, trong khi chưa nhìn thấy
bất kỳ một chính sách nào để thay đổi thực trạng trên.
- Vấn đề tài chính: Đầu tư của Nhà nước cho thư viện còn quá ít, đặc biệt là
các TVCC. Đe áp dụng các công nghệ mới thì đỏi hỏi xuất đầu tư sẽ cao hơn nên
ngoài đầu tư của Nhà nước cần có chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực thư viện.
- Vấn đề tự đổi mới: Bản thân các thư viện cần nhận thứ rõ cần phải tự đổi
mới vì nếu không đối mới, các thư viện sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu vắng bạn
đọc, thư viện sẽ mất vị thế của mình trong con mắt các cấp lãnh đạo và bạn đọc,
nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách so với cộng đồng thư viện thế giới.
- Ngoài những khó khăn, thách thức vừa nêu, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều khó
khăn thách thức khác như: vân đề bản quyên, vấn đề an toàn thông tin và bảo mật,
độ tin cậy và sự trong sạch của dữ liệu...
18
2.3 Dụ báo mô hình thu’ viện trong tuong lai.
- Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang rút ngẳn tối khoảng cách
giữa thế giói thật và ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sẽ xuất hiện các thư viện
ảo (không đất đai, nhà cửa, sách vở)
- Thư viện trong thế kỷ 21 đã vượt ra ngoài bức tường vật lý để tiếp cận với
các không gian thông tin truy cập mở trực tuyến. Thư viện 4.0 là nơi mà ranh giới
giữa “thư viện vật lý” và “không gian số” bị xóa nhòa, cung cấp những tiện tích và
dịch vụ ngày càng tốt hơn cho bạn đọc.
- Các thư viện sẽ liên kết với nhau, cùng xây dựng bộ sư tập số, chia sẻ
nguồn thông tin, dữ liệu khổng lồ, vượt qua những rào cản về không gian địa lý.
- Phá vỡ và thay đổi cấu trúc, phương thức quản trị ngành TTTY. Xuất hiện
ngành học mới như ngành Quản trị thông tin, tích hợp nhiều ngành khoa học liên
quan như Xã hội học, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Khoa học quản lí, Thông tin thư
viện, Khoa học dữ liệu, Chính trị học, Báo chí, Truyền thông...
- Thay đối cách cung cấp thông tin: Theo Hiệp hội các thư viện đại học và
nghiên cứu (Association of College and Research Libraries-ACRL), trong tương lai,
thư viện tiếp tục hướng tới phát triển dịch vụ được cung cấp và khai thác trên các
thiết bị di động. Cụ thể như: thiết kế hỗ trợ hay tương thích mọi màn hình di động,
đảm bảo việc xem thông tin có thể được tối ưu hóa cho mọi kích cỡ màn hình.
- Đa dạng dịch vụ của thư viện: Hoạt động thông tin - thư viện sẽ phát triển
các dịch vụ truy cập mở và giáo dục mở, Eleaming....
- Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách mạnh
mẽ, các thư viện trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0 tạo nên thế giới phẳng,
giúp người dùng tin bình đẳng trước các cơ hội, điều kiện tiếp nhận, sử dụng thông
tin, kết nối lẫn nhau
3. Một số kinh nghiệm của Trung tâm học liệu và Công nghệ thông tin
Đại học Thái Nguyên.
- Xử lý vấn đề nhận thức: Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển 5 năm,
10 năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó nêu rõ tầm quan trọng của
thư viện, dự báo xu thế phát triển, những thuận lợi, khó khăn thách thức, những điều
kiện cần và đủ giúp Trung tâm phát triển...tích cực tuyên truyền để mọi người biết,
hiếu và ủng hộ.
- Xử lý vấn đề cơ chế, chính sách: Cho phép Trung tâm hoạt động độc lập,
có tài khoản con dấu riêng. Trung tâm đã xây dựng một loạt chính sách trình ĐHTN
phê duyệt, trong đó có chính sách đóng phí truy cập bắt buộc đối với sinh viên của
Đại học Thái nguyên.
- Xử lý vấn đề nguồn nhân lực: Giám đốc Trung tâm và Giám đốc dự án do
AP tài trọ' được quyết định tuyển chọn nhân sự theo cơ cấu định trước với tỷ lệ Va
19
cho mỗi nhóm ngành (Thư viện, CNTT, Ngoại ngữ và Chuyên ngành). Tất cả được
đào tạo trong và ngoài nước từ 1-3 năm trước khi mở cửa phục vụ.
- Xử lý vấn đê tài chính: Liên tục cải tiến, nâng cao và đa dạng các loại dịch
vụ đế giữ chân bạn đọc đóng phí. Phát triến mạnh các dự án trong nước, quốc tế để
lấy kinh phí từ dự án hỗ trợ hoạt động của thư viện, cải thiện đời sống để cán bộ yên
tâm phục vụ lâu dài (Mỗi năm triển khai 5-7 dự án với kinh phí 7-10 tỷ đồng)
- Xử lý vấn đề công nghệ: Làm việc chặt chẽ với các chuyên gia nước ngoài,
các tổ chức quốc tế để tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới. Dự báo đón đầu công
nghệ, tạo ra một số sản phẩm đăng ký bản quyền mang thương hiệu của TTHL.: Đã
phát triển tài liệu số từ 2007, là đơn vị chủ trì đào tạo E-leaming cho 11 trường đại
học; hỗ trợ nâng cấp thư viện điện tử cho 38 trường ĐH, thư viện tỉnh...
* Ket quả chính: Là một trong nhũng thư viện điện tử tiên tiến hàng đầu
trong nước với quy mô bạn đọc đóng phí khoảng 12.000 người. Đã phát triển tài liệu
số từ 2007, bộ tài liệu số phong phú với 16 cơ sở dữ liệu điện tử trong đó có 56.000
tài liệu, tương đương 2,1 triệu trang; số lượt truy cập, sử dụng tài liệu điện tử 3000
lượt/ngày. Đã xây dựng và đăng ký bản quyền phần mềm thư viện; hỗ trợ nâng cấp
thư viện điện tử cho 38 trường ĐH, thư viện tỉnh.. .là một trong những đơn vị đi đầu
trong đào tạo E-leaming, hiện chủ trì đào tạo e-learning cho 11 trường đại học trong
Đại học Thái nguyên.
4. Kết luận. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều cơ hội
và cũng không ít thách thức cho ngành thông tin thư viện, để tận dụng các cơ hội,
hạn chế các khó khăn thách thức, đòi hỏi toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc
biệt là cán bộ quản lý các cấp cần hiểu biết sâu, nhận thức rõ, quyết tâm tự đổi mới,
xây dựng, đề xuất các cấp có thẩm quyền kế hoạch và các giải pháp có tính khả thi
và phù hợp với mỗi đơn vị, địa phương, tiếp cận một cách chủ động, khai thác và
ứng dụng thành công thành tựu CMCN 4.0 mang lại./.
Tài liệu íham khảo
1. UNESCO (2015). Introduction to Open Acess truy cập tại:
2. Phan Xuân Dũng (2018). Cách mạng công nghiệp lân thứ 4-Cuộc các mạng
của sự hội tụ tụ và tiết kiệm, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Kỷ yếu hội thảo “Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến hoạt động thông tin -
thư viện ” tại Trường học Bách khoa - Đại học Đà Nằng 12/2017
4. Kỷ yêu hội thảo hội nghị thường niên lân thứ XVI Liên hợp thư viện Việt Nam
vê nguồn tin khoa học và công nghệ 6/2018, Cục Thông tin khoa học và công nghệ
Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ.
20
VNU-LIC 4.0: THU VIỆN THÔNG MINH ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
VỚI ĐỊNH HƯỚNG TRUNG TÂM TRI THỨC s ố HÓA TOÀN CẦU 4.Ò.
TS. Nguyễn Hoàng Sơn, ThS. Lê Bá Lâm, ThS. Hoàng Văn Dưỡng
Trung tăm Thông tin-Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, một thư viện thông minh
(Smart Library) với dạng thức Trung Tâm Trí Thức So Toàn cầu được ứng dụng tổ
họp các công nghệ như: Không gian mạng thực ảo, Mạng lưới vạn vật kết nối,
Công nghệ dữ liệu lớn, Công nghệ cảm biến tiên tiến, Trí tuệ nhân tạo tân tiến,
Công nghệ nhận thức V.V.... Các công nghệ 4.0 này đã và đang thay đổi dạng thức
hoạt động ở cả không gian vật lý và không gian so của các thư viện, khiến chúng
trở lên thông minh hơn, dễ dàng và tiện lợi sử dụng hơn và trên hết, đem lại sự kết
nối thông tin vô tận và chuyển giao tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất đến người sử
dụng thư viện.
2035: Thư viện đa điểm Hoà Lạc;
Trung tâm Tri thức số toàn cầu
2025: Thư viện đa điểm Hoà Lạc - Hà Nội;
Thư viện số nghiên cứu 4.0
2018: Thư viện số nghiên cứu 2.0
W
Xác định được hướng phát triển như vậy, Trung tâm Thông tin -Thư viện,
Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-LIC) đã xây dựng những lộ trình phát triển từ
năm 2018 đến năm 2035 như sau:
1./ Giai đoạn 2018-2025:
Thư viện đa điêm Hoà Lạc - Hà Nội và Thư viện số nghiên cứu 4.0. Đây là
giai đoạn ĐHQGHN đang chuyến dần các đơn vị lên Hoà Lạc trong bối cảnh các
ưng dụng công nshệ 4.0 đang rất phô biến và tác động mạnh mẽ đến ĐHQGHN
và thư viện. Do vậy, mô hình phát triến của Trung tâm như sau:
21
- Cơ sở vật chất : Thiết kế và xây dựng Toà nhà thư viện thông minh đa
năng bao gồm 3 phân khu: Khu thư viện; Khu các phòng đa phương tiện phục vụ
nghiên cứu - đào tạo - triến khai của ĐHQGHN; Khu tố họp dịch vụ: café thư
viện, minimart thư viện, rạp chiếu film...
- Sản phâm, dịch vụ thông tin tiện ích, hiện đại'. Tiếp tục nâng cao chất
lượng dịch vụ, sản phấm thông tin hiện có, đồng thời phát triển các dịch vụ, sản
phẩm thông tin hiện đại, tiện ích khác, đặc biệt là các dịch vụ cho nghiên cứu
(nhóm các nhà khoa học và nghiên cứu) đó là:
i) Dịch vụ tìm kiếm, khai thác và triển khai ý tưởng nghiên cứu; tạo lập,
quản lý và chia sẻ dữ liệu nghiên cứu; đánh giá kết quả nghiên cứu và tìm thị
trường đe cung cấp các kết quả nghiên cứu; công bố các kết quả nghiên cứu truy
cập mở; môi giới ý tưởng giữa các nhà nghiên cứu; cung cấp các công cụ và
phương pháp nghiên cứ u...
ii) Đặt mượn tài liệu trực tuyến; dịch vụ truy cập TNS qua thiết bị chuyên
dụng...
iii) Dịch vụ nộp luận án, luận văn trực tuyến; iv) Tổ chức không gian kết nối
tri thức - sáng tạo tại các khu vực DVTT; v) Phòng đọc/sản xuất đa phương tiện
với đầy đủ các thiết bị công nghệ tương tác 3D, 4D, mô phỏng... phục vụ học
ngoại ngữ, nghiên cứu đa chiều, thí nghiệm ảo....
- Hạ tầng công nghệ: Hệ thống máy chủ mạnh và mạng Internet tốc độ cao;
phần mềm Aleph quản trị hệ thống thư viện đa điểm: kết nối Hà Nội - Hoà Lạc và
các phòng đọc và kho tài liệu tại các đơn vị nghiên cứu - đào tạo; cổng thông tin
tìm kiếm URJD2 tích hợp hệ tri thức ĐHQGHN với toàn cầu; Hệ thống lưu trữ và
bảo quản tri thức so Rosetta; úng dụng di động sử dụng thư viện số trên các thiết
bị cầm tay; Mượn trả sách in 24/7; Các thiết bị máy móc vận hành thư viện thông
minh theo công nghệ 4.0 kết nối vạn vật, công nghệ sinh trắc học và người máy
giúp người dùng vận hành các trang thiết bị thư viện (quét mong mắt, nhận diện
khuân mặt, quét vân tay); ứng dụng máy học (machine learning) giúp người học
sử dụng và tương tác tài nguyên dữ liệu thư viện thân thiện, thông minh và sáng
tạo...
- Kho dữ liệu lớn (Big Data): Kho tri thức số nội sinh (thư viện số đại học
dùng chung) kết nối với hệ Dthống thư viện đại học ở Việt Nam và thế giới; 12 bộ
CSDL học thuật chất lượng cao bao phủ nhu cầu tin của 7 trường và 5 khoa..;
CSDL ] 00 ngành bao phủ các ngành học...
2. Giai đoạn 2025-2035:
Thư viện đa điếm Hoà Lạc và Trung tâm tri thức sô toàn cẩu. Đây là giai
đoạn toàn bộ ĐHQGHN đã chuyên lên Hoà Lạc và các công nghệ 4.0 đã phát
triên mức độ cao nhất chuyến dần sang thế hệ 5.0.
22
vn; |ệ!lie
D&ifc ởr
VNU-LIC 4.0: MỒ HỈNH PHÁT TRIẺN TRUNG TÁM TT-TV, ĐHQGHN
ĐẾN 2025 TẦM NHÌN 2035
fstCT, Irhi rá: Tcasdb
Exlibns A SFXPirno ỵ j Jxn «,«»'«»Blackboard
Với định hướng phát triển ứng dụng các công nghệ 4.0 tiên tiến như vậy, hy
vọng thư viện thông minh VNU-LIC 4.0 sẽ đem lại những tác động tích cực,
hiệu quả, thúc đấy nghiên cứu, công bố bài báo ISI/Scopus gia tăng và tăng vị trí
xếp hạng đại học thế giới của Đại học Quốc gia Hà Nội./.
23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nganh_thu_vien_viet_nam_voi_cach_mang_cong_nghiep_4_0.pdf